SKKN Tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng cách liên hệ thực tế khi giảng dạy môn Hóa học

SKKN Tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng cách liên hệ thực tế khi giảng dạy môn Hóa học

 Với xu hướng đổi mới giáo dục nói chung và môn hóa học nói riêng, việc kiểm tra , đánh giá học sinh tăng cường các câu hỏi gắn với thực tiễn, ứng dụng vào cuộc sống ngày càng nhiều thì việc thay đổi cách dạy, cách học là vô cùng cần thiết và cấp bách. Ngoài ra môn Hóa học ở trường phổ thông nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lí phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận.Trước tình hình đó, Hóa học phải đổi mới phương pháp dạy học đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phát huy tính thực tế.

Có những vấn đề Hóa học giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hóa học trong những câu ca dao – tục ngữ mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ; lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học.

Trong việc dạy môn hoá học ở trường trung học, người giáo viên phải có vốn kiến thức về thực tế sâu, rộng, có khả năng gắn bài giảng với thực tế, tạo ra được những giờ học sinh động, nâng cao sự hiểu biết và kích thích sự ham mê học tập của học sinh cũng như giúp học sinh đạt kết quả cao hơn trong các kì thi.

 Chính vì vậy, tôi xin đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng cách liên hệ thực tế khi giảng dạy môn Hóa học”

 

doc 22 trang thuychi01 13453
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng cách liên hệ thực tế khi giảng dạy môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1 - MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Với xu hướng đổi mới giáo dục nói chung và môn hóa học nói riêng, việc kiểm tra , đánh giá học sinh tăng cường các câu hỏi gắn với thực tiễn, ứng dụng vào cuộc sống ngày càng nhiều thì việc thay đổi cách dạy, cách học là vô cùng cần thiết và cấp bách. Ngoài ra môn Hóa học ở trường phổ thông nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lí phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận.Trước tình hình đó, Hóa học phải đổi mới phương pháp dạy học đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phát huy tính thực tế. 
Có những vấn đề Hóa học giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hóa học trong những câu ca dao – tục ngữ mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ; lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học.
Trong việc dạy môn hoá học ở trường trung học, người giáo viên phải có vốn kiến thức về thực tế sâu, rộng, có khả năng gắn bài giảng với thực tế, tạo ra được những giờ học sinh động, nâng cao sự hiểu biết và kích thích sự ham mê học tập của học sinh cũng như giúp học sinh đạt kết quả cao hơn trong các kì thi.
 Chính vì vậy, tôi xin đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng cách liên hệ thực tế khi giảng dạy môn Hóa học”
 1.2. Mục đích nghiên cứu
Giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn gần gủi hơn về bộ môn, nâng cao tri thức, hiểu biết các hiện tượng tự nhiên, hiểu được vai trò to lớn của hóa học trong đời sống và trong sanrn xuất, hiểu được những tác động xấu từ việc lạm dụng các chất hóa học trong cuộc sống, có niềm đam mê nghiên cứu khoa học và củng cố kiến thức lý thuyết bộ môn sâu sắc hơn.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2017 – 2018 ở hai lớp A14(1), A14(2). 
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Các tiết học lý thuyết về các chất, hợp chất điển hình ( thuộc chương trình SGK hóa học 10, 11 và 12 ban cơ bản ).
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 	Phương pháp thống kê: Phân loại các chất thường gặp trong đời sống có trong trương trình học phổ thông, các câu hỏi có liên quan thực tế theo từng chương, từng bài. 
Phương pháp phân tích: Các ứng dụng của mỗi chất cho từng bài học sẽ được giáo viên đưa ra, cho học sinh nghiên cứu, tham khảo trên tài liệu, trên mạng internet, phân tích, rồi sau đó giải thích, tổng hợp kiến thức. Đây là phương pháp chủ đạo trong đề tài. 
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
	Trên lớp học để tạo hứng thú học tập cho học sinh thì có nhiều cách như lồng ghép các thí nghiệm, kể các mẫu chuyện vui về hóa học, các tiểu sử nhà khoa học hóa học hoặc những phát minh hóa học nổi tiếng...Thì liên hệ thực tế các ứng dụng của các chất trong đời sống là một cách tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh tìm tòi, say mê hơn trong học tập bộ môn. 
Các câu hỏi liên quan đến đời sống thực tiễn sẽ giúp học sinh tái hiện lại kiến thức đã học, tăng thêm khả năng tư duy suy luận logic, phân tích tổng hợp vấn đề và để khắc sâu lại lần nữa kiến thức đã được học.
Như vậy, việc sử dụng các câu hỏi hay liên quan đến thực tiễn, đến ứng dụng của các chất hóa học sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh, học sinh sẽ chủ động lĩnh hội kiến thức từ giáo viên, sách vở, từ các kênh thông tin khác để hiểu được vì sao một chất nào đó lại được dùng với một mục đích trông cuộc sống, vì sao nó lại là chất tối ưu nhất, có thể thay thế bằng chất khác hay không. Từ đó, các em còn biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày, đồng thời bắt kịp xu hướng thi THPTQG, để giúp học sinh có thể trả lời tốt các câu hỏi thực tiễn trong đề thi.
PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1.1.Hóa học với thực tiễn cuộc sống
a) Tác động của hóa học đến đời sống con người
	Không có môn khoa học nào lại có nhiều ứng dụng như môn Hóa học
- Trong tự nhiên, nhờ có hóa học mà chúng ta có thể khám phá thiên nhiên, nắm được tính chất, quy luật của thiên nhiên và con người ngày càng thành công trong ngành khoa học khám phá vũ trụ, trái đất,
- Trong đời sống, sản xuất : Hóa học được ứng dụng trong việc nghiên cứu thành phần, tác dụng, chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm, các quy trình sản xuất (sản xuất, chế biến các nguồn nguyên liệu thô thành các nguyên liệu có thể sử dụng trong đời sống sản xuất, chế biến các loại nông sản, chế tạo ra các đồ dùng, vật dụng hằng ngày).
b) Tác dụng của các kiến thức thực tế về hóa học
- Giúp học sinh nắm được cơ sở hóa học, nắm vững và củng cố kiến thức cơ bản về hóa học.
- Nắm nhanh và kĩ các kiến thức đã học trong bài
- Các kiến thức hóa học thực tế làm cho học sinh hiểu được vai trò to lớn của hóa học trong đời sống : kinh tế, quốc phòng, sinh hoạt, thúc đẩy sự ham hỏi của học sinh.
- Giúp học sinh hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng trong đời sống hằng ngày một cách đúng đắn. Các em sẽ nhận thức được những gì có ích, những gì có hại để điều chỉnh hành vi của mình.
2.1.2. Tác dụng của việc liên hệ thực tế trong giảng dạy
a) Với người thầy
- Phát huy khả năng truyền thụ kiến thức của người thầy. Khi mở rộng kiến thức hóa học thực tế trong bài giảng sẽ nâng cao hiệu quả giảng dạy. 
- Mở rộng kiến thức hóa học thực tế rèn luyện một số kỹ năng dạy học
+ Kỹ năng diễn đạt.
+ Kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học.
+ Kỹ năng tiến hành thí nghiệm. 
+ Kỹ năng phân bố thời gian.
+ Kỹ năng giao tiếp
- Kích thích lòng ham thích học tập của học sinh
- Tạo ra giờ học lý thú bổ ích. Khi mở rộng kiến thức hóa học thực tế sẽ có rất nhiều câu hỏi đặt ra kích thích học sinh tư duy trả lời, bầu không khí của lớp sẽ trở nên sôi động, tạo điều kiện cho các học sinh còn nhút nhát tham gia vào bài giảng.
- Gần gũi với học sinh. Khi giáo viên thực hành các kỹ năng nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên sẽ có nhiều cơ hội giao tiếp với học sinh. Nhờ đó mà sẽ tạo được ấn tượng tốt với học sinh
b) Với học sinh
- Các em trở nên yêu thích môn hóa. Khi học sinh được hiểu thấu đáo các vấn đề hóa học, được tham gia vào các hoạt động thực tế Các em sẽ có hứng thú với môn học vì các em đã nắm được tầm quan trọng của môn học, từ đó nâng cao thành tích học tập.
- Nắm được các kiến thức cơ bản của hóa học. Các kiến thức hóa học thực tế lấy nền tảng là các kiến thức hóa học mà học sinh đã học ở nhà trường, tác dụng của các kiến thức này là giải thích các bản chất của sự vật, hiện tượng do đó các em sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc các kiến thức hóa học, các em sẽ nắm rõ các kiến thức hơn.
- Hình thành kỹ năng tư duy, sử dụng sách Các kiến thức mới luôn thúc đẩy học sinh tìm tòi phát hiện kiến thức trong sách báo.
- Phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập
2.1.3. Liên hệ thực tế là một biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh
	Cái mới luôn là cái kích thích chúng ta tìm hiểu nhất. Việc liên hệ thực tế sẽ thúc đẩy học sinh tìm tòi khám phá trong học tập. Hiểu và giải thích được các hiện tượng tự nhiên là một động cơ thúc đẩy học sinh học tập. Các kiến thức hóa học sẽ thu hút sự chú ý lắng nghe trong giờ học và ham thích học hỏi, tìm kiếm sách vở, rèn luyện khả năng sử dụng sách Qua đó, các em sẽ thấy được những lý thú của các kiến thức đã học, tăng thêm lòng yêu thích môn học.
	Hứng thú học tập là một trong những yếu tố quyết định kết quả học tập của học sinh. Học sinh có khả năng mà không có hứng thú thì cũng không đạt kết quả, giáo viên giỏi chuyên môn mà không có kỹ năng tạo hứng thú học tập cho học sinh thì chưa thành công. Do đó đòi hỏi người giáo viên phải hội tụ kiến thức và tất cả các yếu tố phục vụ cho công việc dạy học. Kỹ năng tạo hứng thú là kỹ năng quan trọng nhất, mà để có được kỹ năng này thì đầu tiên người giáo viên phải có kiến thức sâu, rộng, phải luôn cung cấp cho học sinh lượng kiến thức: ĐỦ, ĐÚNG, MỚI, THIẾT THỰC.
	Với giáo viên bộ môn Hóa học, kiến thức hóa học thực tế sẽ đáp ứng mặt thiết thực của kiến thức.
2.2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PT TRIỆU SƠN
2.2.1. Thuận lợi
- 100% giáo viên đã đạt chuẩn.
- Trong quá trình giảng dạy môn hóa, giáo viên đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp như : phương pháp trực quan, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp, phương pháp liên hệ thực tế trong bài giảng.
- Các thiết bị phục vụ việc dạy học được trang bị đầy đủ như máy chiếu, phòng thí nghiệm, hóa chất...
- Giáo viên đã có sử dụng các đồ dùng và phương tiện dạy học như thí nghiệm, mô hình, tranh . và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học.
- Học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung quan sát thí nghiệm, giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống và suy nghĩ trả lời các câu hỏi do giáo viên đặt ra.
- Học sinh tích cực thảo luận nhóm và đã đem lại hiệu quả trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
2.2.2. Khó khăn 
Hiện nay ở trường, một số học sinh chưa biết tác dụng của môn hóa học, do việc giảng dạy ở trường còn mắc phải một số khuyết điểm 
- Còn thiên về lý thuyết thiếu thực tế.
- Chưa cung cấp cho học sinh các kiến thức hóa học có ứng dụng nhiều trong thực tiễn.
- Do đầu vào lớp A14(2) còn thấp, cho nên khả năng vận dụng kiến thức để lý giải các tượng liên quan đến hóa học đối với học sinh còn khó khăn.
* Do đó, để khắc phục các nhược điểm trên và để nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, để tạo hứng thú trong việc học môn Hóa học thì việc liên hệ thực tế trong quá trình giảng dạy là cần thiết.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Các giải pháp thực hiện
2.3.1.1. Luôn nâng cao rèn luyện trình độ chuyên môn nghiệp vụ 
Luôn tìm hiểu các kiến thức mới, hiểu sâu, rõ các vấn đề nghiên cứu. Không ngừng học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp.
Rèn luyện các kỹ năng dạy học: Kỹ năng diễn đạt, kỹ năng tiến hành thí nghiệm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân bố thời gian.
	Để có phương pháp dạy học hiệu quả cho HS không chỉ có kiến thức vững mà cần nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, những khúc mắc hoặc phân vân của các em về bộ môn. Trao cho các em niềm tin thông qua mỗi bài học.	
2.3.1.2. Tổ chức cho học sinh học và tự học trên lớp và ở nhà
Trong quá trình học tập, không nên thường xuyên gọi một hoặc một vài cá nhân tích cực học tập mà cần gọi tất cả các em trong vài tiết dạy, tạo điều kiện tối đa cho các học sinh nhút nhát tham gia vào bài giảng.
Khi nhận xét về câu trả lời của học sinh, bằng mọi cách phải thật chính xác quan điểm khoa học nhưng phải có tính khích lệ, động viên.
Những thí nghiệm vui, đơn giản, thiết thực với đời sống, giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị trước ở nhà hoặc về nhà thử nghiệm, báo cáo kết quả. 
Yêu cầu học sinh ôn tập, đọc và nhớ kĩ các tính chất của các hợp chất hoặc chất trong chương trình sách giáo khoa. Ngoài ra, để tăng cường sự hiểu biết phong phú về kiến thức hóa học cần tìm hiểu các kênh như: sách, báo, mạng internet...
Có kế hoạch bồi dưỡng cho các HS khá, giỏi, phụ đạo cho những học sinh yếu, kém. Lập nhóm tự học có HS học khá giỏi và yếu kém để giúp đỡ nhau học tập.
Cho các em tham gia các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp với mục đích giúp các em có cái nhìn thân thiện hơn về thế giới xung quanh, biết bảo vệ môi trường và có kiến thức phong phú.
2.3.1.3. Phối hợp tốt giữa gia đình – nhà trường – xã hội
Giáo viên bộ môn cần thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm hoặc phụ huynh để kịp thời khen thưởng, động viên con em khi có thành tích học tập tốt hay có thái độ cứng rắn, cương quyết và đốc thúc với các học sinh còn yếu, kém.
Phối hợp với địa phương giáo dục học sinh trong khu vực nhất là những học sinh đi học xa trường. 
2.3.2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện
2.3.2.1. Chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết cho tiết dạy
Chuẩn bị nội dung bài mới cẩn thận, các thí nghiệm hoặc câu hỏi về thí nghiệm vui phải rõ ràng, dễ nhìn nhận, đánh giá và lôi cuốn học sinh tham gia.
	Phân định rõ các thí nghiệm, câu hỏi về thí nghiệm vui ở bài nào, dạy vào khoảng thời gian nào và thời lượng kết thúc hợp lí để đảm bảo được nội dung chương trình. Tránh xa đà vào việc chỉ tập trung giải quyết các thí nghiệm này trong một tiết học.
Tham khảo nhiều tài liệu liên quan đến các thí nghiệm vui, có nhiều ứng dụng thực tiễn hoặc giải thích các hiện tượng tự nhiên.
2.3.2.2. Truyền đạt kiến thức cơ bản, lồng ghép nội dung thí nghiệm, đố vui thí nghiệm vào bài học
- Bước 1: Kiểm tra bài cũ, 
- Bước 2: Liên hệ thực tế khi giới thiệu bài học.
- Bước 3: Liên hệ kiến thức thực tế hoặc làm các thí nghiệm vui trong quá trình triển khai kiến thức mới.
- Bước 4: Cho học sinh nghiên cứu, quan sát, nhận xét và giải thích, viết PTPƯ xảy ra.
- Bước 5: Giáo viên nhận xét, kết luận vấn đề. Giáo dục ý thức cho các em nếu nội dung thực tiễn hoặc thí nghiệm vui có liên quan đến thực tiễn.
2.3.3. Nội dung thực hiện vào bài giảng 
 NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
2.3.31. Liên hệ thực tế khi giới thiệu bài giảng mới
	Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập.
Ví dụ 1 : Khi dạy về bài CLO (ở lớp 10), giáo viên có thể mở bài như sau
- GV : Mỗi khi mở vòi nước máy chúng ta thường ngửi thấy có mùi xốc rất khó chịu. Đó là vì tại nhà máy nước người ta đã sục vào đó một chất khí có tác dụng diệt khuẩn. Các em có biết khí đó là khí gì không ?
- HS có thể biết sẽ trả lời đó là khí clo.
- GV : Đây cũng là tên bài học của chúng ta hôm nay.
	* Cách giới thiệu này sẽ tạo cho học sinh chú ý hơn để tìm hiểu tại sao clo lại có tính chất như vậy. Và trong quá trình học về tính chất của khí Clo các em sẽ giải thích được như sau
Khi sục vào nước một lượng nhỏ clo, nước có tác dụng sát trùng do clo tan một phần (gây mùi) và một phần với nước
	H2O + Cl2 HCl + HClO
Hợp chất HClO không bền có tính oxi hóa mạnh
	HClO ® HCl + O	
Oxi nguyên tử có khả năng diệt khuẩn.
Ví dụ 2 : Khi dạy về bài Amoniac và muối amoni (ở lớp 11), giáo viên có thể mở bài như sau
- GV : Khi aên baùnh bao ta thöôøng thaáy coù nhöõng loå xoáp. Ñoù laø do nhöõng boït khí thoaùt ra ñeå laïi caùc loå hoång treân boät. Ñoù laø khí gì vaäy ?
- HS suy nghó traû lôøi
- GV : Thaønh phaàn ñeå laøm baùnh bao laø boät nở NH4HCO3 . khi nhieät phaân seõ giaûi phoùng ra khí CO2 vaø 1 chaát khí coù muøi khai. Khí muøi khai naøy coù tính chaát gì? Noù coù ñoäc khoâng, aên baùnh bao coù nguy hieåm khoâng ? Baây giôø chuùng ta seõ tìm hieåu tính chaát cuûa chaát khí treân qua baøi : Amoniac vaø muoái amoni
* Trong quá trình học về tính chất của muối amoni, học sinh sẽ hiểu được hiện tượng trên là do
 NH4HCO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm vào bột mì, lúc hấp bánh thì NH4HCO3 sẽ bị phân hủy dưới tác dụng của nhiệt
	NH4HCO3 NH3 ­ + CO2 ­ + H2O­
Như vậy, khi hấp bánh bao khí CO2, NH3 thoát ra để lại vô số lỗ nhỏ trong bánh bao làm cho bánh bao vừa to lại vừa xốp và có mùi khai là mùi đặc trưng của amoniac.
Ví dụ 3 : Khi dạy về bài PHOTPHO (ở lớp 11), giáo viên có thể liên hệ thực tế khi mở bài như sau
- GV : Trong “Văn tế thập loại chúng sinh”, thi hào Nguyễn Du đã viết : 
“Lập lòe ngọn lửa ma trơi
Tiếng oan văng vẵng tối trời còn thương”
 Thế “ma trơi” là cái gì vậy ? Các nhà văn tưởng tượng ra chăng ? Không phải, “ma trơi” quả là có thật. Nếu các em có dịp đi qua các nghĩa trang vào ban đêm thì các em sẽ thấy tại một số ngôi mộ tỏa ra những ngọn lửa màu xanh lãng đãng lập lòe mà dân gian thường gọi là “ma trơi”. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu được hiện tượng này. Đó là bài PHOT PHO.
* Sau khi học xong bài Photpho giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu được hiện tượng trên là do
	Trong cơ thể (xương động vật) có chứa một hàm lượng photpho khi chết phân hủy tạo một phần thành khí PH3 (photphin), khi có lẫn một chút khí P2H4 (diphotphin), khí PH3 tự bốc cháy ngay trong điều kiện thường tạo thành khối cầu khí (lửa “ma trơi”)bay trong không khí. Bất kể ngày hay đêm đều có PH3 bay ra ở các nghĩa trang, chỉ có điều là ban ngày ánh sáng mặt trời quá mạnh nên ta không thấy được ma trơi.
	2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O 
	Điều trùng lặp ngẫu nhiên là: Người ta thường gặp “Ma trơi” ở các nghĩa địa càng tăng thêm sự mê tính dị đoan.
Ví dụ 4 : Khi học bài OZON (ở lớp 10), giáo viên có thể mở bài như sau
- GV : Sau mỗi trận mưa, các em cảm thấy bầu trời, khí hậu như thế nào ?
- HS : Bầu trời quang đãng hơn, khí hậu mát mẻ hơn.
- GV : Thật vậy, sau cơn mưa to sấm nổ đùng đùng, khi mưa tạnh, nắng lên, mọi người thường cảm thấy như căn phòng, đường xá, khu phố thậm chí cả bầu trời xanh kia mát mẻ trong lành hẳn lên. Hít thở cũng thật dễ chịu. Đó là nguyên nhân gì nhỉ ? Để hiểu được điều này, hôm nay chúng ta sẽ học bài : OXI – OZON.
* Trong khi học về phần Ozon, học sinh sẽ hiểu được hiện tượng trên là do: Khi có những tia chớp điện thì một phần oxi trong không khí sẽ biến thành ozon:
 3O2 → 2O3
Ozon khi rất loãng không có mùi hôi, ngược lại còn cho con người ta có cảm giác tươi mát, thanh sạch dễ chịu. Nó còn có tác dụng sát trùng, làm sạch không khí, rất có lợi cho cơ thể con người.
2.3.3.2. Liên hệ thực tế qua các phản ứng hóa học cụ thể trong bài học
	 Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh.
Ví dụ 1 : Khi dạy bài ANKIN, sau khi học xong phần điều chế axetilen, giáo viên có thề liên hệ thực tế như sau:
- GV : Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết ? Trong nông nghiệp, đất đèn dùng để làm gì ?
	- HS : Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua, khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và canxi hydroxit.
	CaC2 + 2H2O ® C2H2 ­ + Ca(OH)2 
	Các chất này làm tổn thương đến các hoạt động hô hấp của cá, vì vậy có thể làm cá chết.
	 Trong nông nghiệp, từ lâu người ta đã dùng đất đèn để làm kích thích quả xanh mau chín và chín đồng loạt ở các kho, thường dùng để dú chuối, cà chua 
Ví dụ 2 : Khi dạy về bài FLO (lớp 10), sau khi học xong tính chất của axit HF, giáo viên có thể liên hệ thực tế như sau
- GV : Tại sao không đựng dung dịch HF trong bình thủy tinh.
- HS : Dung dịch HF, tuy là axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt là ăn mòn thủy tinh. Do thành phần của thủy tinh chính là SiO2, khi cho dung dịch HF vào thì có phản ứng
 SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
Ví dụ 3 : Khi dạy về bài LƯU HUỲNH (ở lớp 10), sau khi học xong tính chất hóa học của lưu huỳnh tác dụng với kim loại, giáo viên có thể liên hệ thực tế như sau:
- GV : Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân thì không được dùng chổi quét mà nên rắc bột S lên trên?
- HS : Thủy ngân là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay hơi và hơi thủy ngân là một chất độc. Vì vậy, khi làm rơi nhiệt kế thủy ngân nếu như ta dùng chổi quét thì thủy ngân sẽ bị phân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay hơi làm cho quá trình thu gom khó khăn. Ta phải rắc bột S lên những chỗ có thủy ngân, vì S có thể tác dụng với thủy ngân tạo thành HgS dạng rắn và không bay hơi.
	Hg + S ® HgS↓
Quá trình thu gom thủy ngân cũng đơn giản hơn.
Ví dụ 4 : Khi dạy bài MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM, sau khi học xong tính chất của NaHCO3, giáo viên có thể liên hệ như sau:
- GV : Vì sao muối NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày ?
- HS : Trong dạ dày, có chứa dung dịch HCl. Người bị đau dạ dày là người có nồng độ dung dịch HCl cao làm dạ dày bị bào mòn. NaHCO3 dùng để chế thuốc đau dạ dày vì nó làm giảm hàm lượng dung dịch HCl có trong dạ dày nhờ phản ứng : 
	NaHCO3 + HCl ® NaCl + CO2 + H2O
Ví dụ 5 : Khi dạy về bài PEPTIT VÀ PROTEIN (ở lớp 12), sau khi học xong phần tính chất của protein, giáo viên có thể liên hệ thực tế như sau
- GV : Giải thích vì sao khi nấu canh cua thì có gạch cua nổi lên ? Khi nấu trứng thì lòng trắng trứng kết tủa lại?
- HS : Vì trong những trường hợ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tao_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sinh_bang_cach_lien_he_thu.doc
  • docbia SKKN.doc
  • docMuc luc skkn.doc