SKKN Tạo hứng thú học môn Tin học 11 cho học sinh trung học phổ thông

SKKN Tạo hứng thú học môn Tin học 11 cho học sinh trung học phổ thông

Sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của tin học đã làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động. Nhiều quốc gia trên thế giới ý thức được rất rõ tầm quan trọng của tin học và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này, đặc biệt trong giáo dục nâng cao dân trí về tin học và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Người Việt Nam có nhiều tố chất thích hợp với ngành khoa học này, vì thế chúng ta hi vọng có thể sớm hoà nhập với khu vực và trên thế giới.

 - Tin học là bộ môn không còn mới trong các trường trung học phổ thông ngày nay. Tuy nhiên, thực tế tình trạng học môn Tin trong các trường lại không tốt. Đầu tiên là với tâm lí coi nó là môn phụ, sau đó là có những phần trong chương trình học lại khô khan, khó hiểu (đặc biệt là chương trình Tin học 11) khiến nhiều học sinh không hứng thú, rơi vào tình trạng học cho có học.

 - Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức, giáo viên là người hướng dẫn điều khiển. Từ thực tế kinh nghiệm giảng dạy môn Tin trong các năm qua tôi nhận thấy việc taọ hứng thú trong học tập môn Tin là vô cùng cần thiết, nó góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt là nội dung lập trình lớp 11 là một nội dung mới lạ, nhiều khái niệm, thuật ngữ, cấu trúc dữ liệu mà học sinh mới được tiếp xúc lần đầu. Đây chính là động lực khiến tôi đã chọn đề tài " Tạo hứng thú học môn Tin học 11 cho học sinh trung học phổ thông".

 

docx 11 trang thuychi01 16915
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tạo hứng thú học môn Tin học 11 cho học sinh trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
TẠO HỨNG THÚ HỌC MÔN TIN HỌC 11 CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
Người thực hiện: Nguyễn Cẩm Ngọc
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tin
THANH HOÁ NĂM 2018
-3
MỤgiản.﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽ cung = xô (1 XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXC LỤC
A. PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:.................................................................................................3
1.2. Mục đích nghiên cứu:..........................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu:.........................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................3
B. PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:...........................................................4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:............................4
2.3. Sáng kiến kinh nghiệm và các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:........5
	1. Tạo hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học...........................5
	2. Kết hợp sử dụng giáo án điện tử với viết bảng............................................6
	3. Tận dụng tối đa các giờ học tại phòng thực hành.......................................6
	4. Yêu cầu đưa ra phải vừa sức với học sinh...................................................7
	5. Gây hứng thú bằng các trò chơi..................................................................7
	6. Khuyến khích xây dựng bài bằng những lời khen ngợi...............................8
 7. Tạo không khí vui vẻ bằng những câu chuyện hài hước..............................8
	8. Không nhất thiết tiết nào cũng dạy đúng lộ trình của giáo án....................8
	9. Tích cực dự giờ............................................................................................9
	10. Thường xuyên củng cố và phát triển húng thú của học sinh.....................9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, với đồng nghiệp và nhà trường..................................................................................9
C. PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.............................................................................................................10
3.2. Kiến nghị...........................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:.............................................................11
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
 - Sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của tin học đã làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động. Nhiều quốc gia trên thế giới ý thức được rất rõ tầm quan trọng của tin học và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này, đặc biệt trong giáo dục nâng cao dân trí về tin học và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Người Việt Nam có nhiều tố chất thích hợp với ngành khoa học này, vì thế chúng ta hi vọng có thể sớm hoà nhập với khu vực và trên thế giới. 
 - Tin học là bộ môn không còn mới trong các trường trung học phổ thông ngày nay. Tuy nhiên, thực tế tình trạng học môn Tin trong các trường lại không tốt. Đầu tiên là với tâm lí coi nó là môn phụ, sau đó là có những phần trong chương trình học lại khô khan, khó hiểu (đặc biệt là chương trình Tin học 11) khiến nhiều học sinh không hứng thú, rơi vào tình trạng học cho có học.
 - Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức, giáo viên là người hướng dẫn điều khiển. Từ thực tế kinh nghiệm giảng dạy môn Tin trong các năm qua tôi nhận thấy việc taọ hứng thú trong học tập môn Tin là vô cùng cần thiết, nó góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt là nội dung lập trình lớp 11 là một nội dung mới lạ, nhiều khái niệm, thuật ngữ, cấu trúc dữ liệu mà học sinh mới được tiếp xúc lần đầu. Đây chính là động lực khiến tôi đã chọn đề tài " Tạo hứng thú học môn Tin học 11 cho học sinh trung học phổ thông".
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 - Do gặp phải những khó khăn nhất định trong công tác giảng dạy môn Tin trong trường trung học phổ thông. Khó khăn lớn nhất là học sinh không hứng thú với môn học. Qua tìm hiểu về mặt tâm lí thì mục đích các em học môn Tin để không thua kém bạn bè, làm vui lòng gia đình chiếm tỉ lệ cao. Rất ít các em nghĩ được học môn Tin để rèn luyện tư duy và giúp ích cho tương lai.
 - Mục đích học tập chủ yếu của học sinh THPT hiện nay rất thực tế, các em học để thi đỗ đại học nên cũng chỉ học những môn liên quan đến việc thi tốt nghiệp và đại học. Các bộ môn như Tin học được xem nhẹ, nhưng hiểu xa hơn thì tầm quan trọng của nó lại được xét vào diện hàng đầu. Nên để giúp các em hứng thú với môn học đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp cụ thể.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Học sinh các lớp 11A2, 11A6, 11A7, 11A8 XXXtrường THPT Nông Cống I.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Trực tiếp qua các bài dạy.
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 - Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của ngành Tin học và đã đưa môn học này vào nhà trường phổ thông như những môn khoa học khác bắt đầu từ năm học 2006-2007. Thành quả to lớn của ngành công nghệ này ngày ngay không chỉ vận dụng riêng trong giáo dục và rộng rãi khắp các lĩnh vực trong xã hội. 
 - Riêng trong trường phổ thông Tin học cũng được vận dụng triệt để, đặc biệt là với cơ sở vật chất tương đối đầy đủ như trường THPT Nông Cống I, tất cả các môn học đều khả năng áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Chính vì vậy đây cũng là một lợi thế to lớn cho riêng môn Tin học, đặc biệt là trong chương trình Tin học 11 các em bước đầu làm quen với việc lập trình. Kỹ năng của môn học này là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Mục tiêu của giáo viên là làm thế nào sau khi kết thúc chương trình lớp 11 các em hiểu và nắm được như thế nào là ngôn ngữ lập trình, cụ thể là ngôn ngữ lập trình Pascal. Tuy nhiên, trong thực tế thì lại rất khó để tạo hứng thú với môn học cho các em (bởi nhiều nguyên nhân sẽ trình bày ở phần 2.2).
 - Hứng thú là biểu hiện của sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc. Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực và sáng tạo hơn vào hoạt động đó. Ngược lại, nếu không có hứng thú, dù là hành động gì cũng không đem lại hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập, khi không có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực.
 - Với một số nội dung trong đề tài này sẽ phần nào giúp các em học sinh hứng thú hơn, yêu thích môn học hơn không chỉ áp dụng với môn Tin học mà thậm chí với cả một số môn học khác nói chung nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh THPT.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 - Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT Nông Công I các năm qua, tôi nhận thấy không phải hiện nay mà đã từ lâu sự thay đổi về mặt tâm sinh lí lứa tuổi và một số học sinh còn xem môn Tin học là môn phụ. Các em chỉ quan tâm đến các môn học mà các em đã định hướng cho nghề nghiệp tương lai sau này nên một số học sinh chưa thực sự hứng thú với môn học, tạo nên tâm lí coi thường trong môn học.
 - Qua tìm hiểu tôi nhận thấy nguyên nhân chủ yếu của sự chán, lười học môn Tin của học sinh lớp 11 trường THPT Nông Cống I:
	+ Môn Tin không nằm trong chương trình thi tốt nghiệp THPT và cũng không nằm trong chương trình thi Đại học, Cao đẳng.
	+ Do cảm thấy môn học khó và không có khả năng đối với môn học (Nội dung lập trình ở lớp 11 thì mới mẻ, khó và đòi hỏi tư duy cao)
	+ Do môn học không đủ sức hấp dẫn đối với học sinh.
	+ Không tập trung học tập do nhiều yếu tố bên ngoài tác động.
 - Một tiết học sẽ đem lại hiệu quả cao khi hội tụ đầy đủ các yếu tố sau:
	+ Giáo viên tạo được không khí học tập vui vẻ, hấp dẫn.
	+ Do các em có niềm đam mê với môn học
	+ Học để tìm tòi những điều mới mẻ, tư duy logic, sáng tạo hơn.
	+ Do ý thức của bản thân thấy được tầm quan trọng của việc học, ...
Các yếu tố này quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng theo tôi với một môn học xưa nay được xem là môn phụ thì yếu tố đầu tiên là yếu tố tiên quyết để giải quyết vấn đề tạo hứng thú học tập cho các em, đó là: Giáo viên phải tạo được không khí học tập vui vẻ, hấp dẫn.
 - Khi đã tạo được hứng thú học tập cho các em thì:
	+ Học sinh đi học đầy đủ.
	+ Học sinh thuộc bài khi kiểm tra bài cũ.
	+ Học sinh hào hứng phát biểu xây dựng bài.
	+ Học sinh tập trung chú ý cao, học bài và làm bài đạt kết quả tốt.
Từ đây ta hoàn toàn có thể xây dựng các biện pháp để giải quyết vấn đề đặt ra.
2.3. Sáng kiến kinh nghiệm và các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
Từ kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi đi đến những kết luận sau:
	1) Để tạo hứng thú với học sinh thì trước hết phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới thiệu đề mục mới.
	Một tác phong lên lớp chỉn chu, gọn gàng, thần thái tươi tắn luôn chiếm được cảm tình của học sinh từ đó đã tạo nên không khí chung của cả lớp để chuẩn bị bước vào bài học mới. Sự hứng thú học tập chỉ thực sự bắt đầu với phần giới thiệu gây hấp dẫn đối với học sinh.
	Ví dụ, để bắt đầu tiết học "Cấu trúc lặp (tiết 1)" giáo viên vào lớp sẽ xách theo 1 cái 2 cái xô (1 to, 1 nhỏ lưu ý là xô đồ chơi thôi tránh cồng kềnh) và 1 cái ca nhỏ. Yêu cầu một học sinh đi lấy nước đầy xô to. Sau đó yêu cầu học sinh múc 10 ca nước sang xô nhỏ, đến đây giải thích luôn quá trình múc nước lặp đi lặp lại đúng 10 lần thì dừng cách làm như vậy mô phỏng hoạt động lặp với số lần biết trước (10 lần).
	Tiếp, đổ lại nước từ xô nhỏ sang xô to, bây giờ lại yêu cầu các em múc nước từ xô to sang xô nhỏ khi nào đầy xô nhỏ thì dừng lại. Hỏi "các em có để ý bạn múc bao nhiêu ca nước không?". Giải thích luôn là không cần quan tâm điều đó, điều quan tâm là cứ múc khi nào đầy xô nhỏ thì dừng lại. Hoạt động như vậy mô phỏng việc lặp với số lần chưa biết trước (không cần quan tâm việc múc nước lặp đi lặp lại bao nhiêu lần, chỉ khi nào thảo mãn điều kiện xô nhỏ đầy thì dừng)
	Như vậy, lặp chia làm 2 dạng: - Lặp với số lần biết trước.
	 - Lặp với số lân chưa biết trước.
	Hay ví dụ như tiết "Cấu trúc rẽ nhánh (tiết1)" vừa vào lớp giáo viên đã pha trò "Chiều nay được nghỉ học bồi dưỡng các em sẽ làm gì?". Lớp tự nhiên sẽ hào hứng, mỗi bạn sẽ nói kế hoạch của mình. Sau đó tuỳ vào thời tiết hôm học giáo viên sẽ đưa ra 2 trường hợp Trời mưa và Trời không mưa ví dụ: Nếu trời mưa tôi sẽ ở nhà. Nếu trời không mưa tôi sẽ đi đá bóng. Cứ như thế dần dần dẫn dắt các em đến khái niệm Nếu... thì...
	Tiết học sẽ trở nên vui hẳn lên, học sinh hào hứng.
	2) Kết hợp sử dụng giáo án điện tử phù hợp với viết bảng.
	Giáo án điện tử là phương tiện hỗ trợ cho giáo viên, giúp bài giảng sinh động hơn, để kích thích nguồn cảm hứng học tập khi giảng dạy giáo viên cần phải kết hợp hài hoà gữa màn hình với lời giảng và giữa màn hình với ghi bảng sao cho linh hoạt. Tuy nhiên không lạm dụng để tránh xa vào trình trạng chiếu - chép.
	Trong các slide nên chèn các hình ảnh, đoạn video, đoạn nhạc sinh động liên quan đến nội dung kiến thức.
	Ví dụ, ở bài 4 Một số kiểu dữ liệu chuẩn sẽ có các kiểu dữ liệu mà tên đọc bằng tiếng anh. Dạy bài này bằng powerpoint khi kẻ bảng ta sẽ chạy lần lượt từng kiểu. Ví dụ Kiểu nguyên. Giáo viên vừa giới thiệu vừa trình chiếu (chạy lần lượt theo hàng)
Tên kiểu
Bộ nhớ lưu trữ 1 giá trị
Phạm vi giá trị
Byte {chèn âm thanh phát âm từ byte}
1 byte
0..255
Word {chèn âm thanh phát âm từ word}
2 byte
0..65535
Integer {chèn âm thanh phát âm từ integer}
2 byte
-32768..32767
longint {chèn âm thanh phát âm từ longint}
4 byte
-2147483648..21474833647
	Tương tự các kiểu khác cũng như thế.
	Nên sử dụng tối đa các hình ảnh, màu sắc mang tính chất minh hoạ rõ nét để học sinh dễ hiểu. Tránh tình trạng nghe giảng chay các em có thể chỉ mang máng chứ không thực sự hiểu. Ví dụ, khi dạy các bài cấu trúc lặp quá trình lặp đi lặp lại mới tiếp xúc các em có thể rối. Khi thiết kế bài giảng quá trình duyệt mảng (xâu) thì nên chèn màu sắc để các em trực quan nhìn thấy đang duyệt đến phần tử nào (màu phần tử đấy khác các phần tử còn lại đồng thời có thể chèn hình ảnh vui nhộn đang chỉ đến phần tử đó), khi nào hết dãy, hay khi nào quay lại duyệt tiếp....
	3) Tận dụng tối đa các giờ học tại phòng thực hành.
	Qua thực tế giảng dạy tôi thấy hầu hết các em đều rất thích được lên phòng máy để thực hành. Nhất là với những bài học lập trình của lớp 11. Phòng máy trường tôi ngoài máy tính bàn để các em thực hành thì vẫn có máy chiếu, nên những tiết thực hành trên phòng máy thực sự hiệu quả. Giáo viên sẽ hướng dẫn chi tiết bài lập trình trên phần mềm và trình chiếu, học sinh quan sát và làm theo. Các em sẽ rất hứng thú khi tự tay mình đánh được một chương trình và chạy ra kết quả. Tuy nhiên không nhất thiết chương trình giáo viên gõ mẫu phải chính xác, thậm chí còn cố tình làm sai vài chỗ, để khi hiệu chỉnh kích thích các em chủ động tìm ra lỗi để sửa, để tìm ra được lỗi đòi hỏi các em phải nắm được lí thuyết. Một vài lần như thế các em sẽ nắm được cái cốt lõi của vấn đề, sẽ kích thích các em suy luận và tìm tòi, sẽ tạo thành một kỹ năng làm bài trên máy của các em. Sau đó mới giao bài tập tương tự để các em tự làm hoàn toàn, giáo viên quan sát và hỗ trợ quá trình các em thực hành.
	Tuy nhiên cũng có một số vấn đề bất cập, phòng máy như trường tôi là quá tải, cần có sự chuẩn bị trước phần mềm, bài thực hành để tiết kiệm thời gian. Nhiều học sinh cùng thực hành chung một máy, cần chia nhóm trước, lưu ý là trong mỗi nhóm cần có học sinh khá để giúp đỡ các em học yếu hơn.
	Bên cạnh đó, việc giao bài tập về nhà môn Tin học cho học sinh lớp 11 cũng gặp nhiều bất cập. Học sinh như trường Nông Cống I thuộc vùng nông thôn nên rất ít học sinh có máy tính ở nhà, nên giao bài tập về nhà cũng mang tính chất chỉ giải bài toán trên giấy. Một số học sinh có máy tính ở nhà sẽ lợi thế hơn, còn lại phải tận dụng tối đa các giờ thực hành trên lớp.
	4) Yêu cầu đưa ra của giáo viên phải vừa sức với học sinh.
	Do những kiến thức về lập trình Pascal đòi hỏi tư duy cao nên phù hợp với đối tượng học sinh giỏi môn tự nhiên, nhưng những đối tượng đấy trong trường như trường THPT Nông Cống I chiếm tỉ lệ không cao. Vì vậy, tiếp thu được lí thuyết đã khó nên phần bài tập đưa ra phải thực sự cơ bản. Theo tôi, bài tập yêu cầu đến các em chỉ dừng lại ở mức hiểu cơ chế hoạt động của câu lệnh một cách đơn giản nhất là được. Nếu yêu cầu cao hơn sẽ dẫn đến đại đa số các em bị nhiễu, hiểu mơ màng hoặc không hiểu gì. Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy tại trường tôi thấy, bài tập trong sách giáo khoa có nhiều bài tương đối khó chỉ phù hợp đưa ra với những lớp chọn khối A của trường. Đối với những đối tượng học sinh kém hơn tôi đã mạnh dạn tiết bài tập chỉ yêu cầu các em làm những bài đơn giản nhất, mục tiêu đối với những học sinh đó chỉ làm sao các em nắm được cách viết một chương trình, biết khai báo, biết sử dụng các câu lệnh vừa học, biết cách chạy chương trình, không đưa phần bài tập có thuật toán phức tạp vào. Như thế khi các em hiểu bài sẽ hứng thú với môn học.
	5) Gây hứng thú cho học sinh trong các tiết học bằng các trò chơi đơn giản.
	Học sinh bao giờ cũng thích vừa học vừa chơi, chơi nhưng để lĩnh hội tri thức mới từ trò chơi, chơi để làm cho không khí lớp trở nên vui vẻ , tạo sự đoàn kết giữa các em, giảm căng thẳng trong các giờ học.
	Ví dụ, ở tiết Kiểu mảng, mục 1b, ví dụ 2. Để bước vào tìm hiểu sắp xếp một dãy số nguyên bằng thuật toán tráo đổi, để các em hiểu ý tưởng của thuật toán giáo viên có thể cho 5 đến 7 học sinh lên bảng chơi trò xếp hàng. Ví dụ yêu cầu của bài toán là sắp xếp theo thứ tự tăng dần thì giáo viên cố tình sẽ sắp xếp các em cao thấp lộn xộn (có thể để bạn cao nhất lên dầu hàng). Sau đó sẽ bắt đầu quá trình so sánh hai bạn gần nhau theo thứ tự từ đầu đến cuối, cứ bạn nào cao hơn thì đổi chỗ 2 bạn cho nhau (không cao hơn thì không đổi chỗ), cứ như thế đến khi bạn cao nhất xuống đứng cuối hàng. Đến đây, giáo viên giải thích luôn đã duyệt hết dãy nhưng các em nhìn thấy vẫn chưa thoả mãn yêu cầu bài toán. Ta lại lặp lại công việc như vừa làm lần 2 (nhưng lần này chỉ so sánh đến bạn sát cuối cùng, bạn cuối cùng đã là cao nhất nên không cần so sánh). Quá trình lặp đi lặp lại như thế cho đến khi hàng được sắp xếp theo đúng yêu cầu. 
	Như thế học sinh sẽ dễ dàng hình dung ra thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi và thậm chí hiểu luôn tại sao thuật toán này phải dùng 2 vòng For. 
	Những tiết bài tập thì có thể chia nhóm để các em làm việc, và tạo thành một trò chơi giữa các nhóm. Giáo viên có thể đặt câu hỏi và bấm thời gian để các đội trả lời, các em sẽ đua nhau, không khí học tập sẽ sôi nổi...
	6) Trong mỗi giờ học, sau mỗi thành quả đạt được của học sinh nên kèm theo lời khen ngợi, biểu dương của giáo viên nữa càng khuyến khích các em mạnh dạn hơn trong việc xây dựng bài.
	7) Tạo không khí vui vẻ bằng những lời nói, câu chuyện hài hước.
	Việc học tập ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí và sức khoẻ của học sinh, có những tiết học thực sự tập trung căng thẳng. Nếu như giáo viên không có một chút hài hước đúng thời điểm sẽ dẫn đến tiết học rất căng thẳng, chưa nói đến học sinh cũng đã tập trung mà vẫn chưa thực sự hiểu bài sẽ dễ dẫn đến mệt mỏi, chán nản. Những lúc như thế giáo viên có thể pha trò hoặc động viên các em bằng những câu nói dí dỏm, ví dụ: "Ngày trước cô (thầy) học đến phần này cũng chẳng hiểu gì, nhưng đến lúc hiểu thì lại thấy cực kì đơn giản", học sinh sẽ phấn chấn hơn vì nghĩ "à chắc cũng không khó như mình nghĩ". 
	8) Không nhất thiết tiết dạy nào cũng theo đúng lộ trình của giáo án.
	Lộ trình của giáo án là kiểm tra bài cũ, học bài mới, củng cố... nhưng cá nhân tôi thấy đôi khi không nhất thiết tiết nào cũng như thế. Có những tiết giáo viên do tình trạng sức khoẻ cảm thấy mệt, học sinh cũng vậy. Nếu vào lớp thấy tinh thần các em có vẻ uể oải giáo viên có thể dành 5 đến 7 phút trò chuyện để tạo không khí thân mật, cởi mở, lấy lại tinh thần tỉnh táo để bắt đầu tiết học. Kể cả tiết đấy dạy không hết bài cũng không sao, quá trình dạy học là lâu dài không phải cứ nhất nhất ép mình ép học sinh phải theo một khuôn khổ nào. Cái quan trọng nhất là bước vào lớp học sinh biết hôm nay mình sẽ học cái gì (điều đó là thành công lớn nhất của riêng bộ môn Tin 11). Điều đó chứng tỏ các em học bài cũ và hứng thú với tiết học tiếp theo của môn học. Hơn nữa đặc trưng của môn học là môn Tin nên rất dễ để cô (thầy) gợi mở một vấn đề từ thực tế để trò chuyện cùng các em. Học sinh ngày nay rất thành thạo máy tính nhất là những vấn đề liên quan đến mạng, dù tại nhà có thể không có máy nhưng đối với lứa tuổi cấp 3 em nào cũng đã sử dụng thành thạo các dịch vụ của mạng Internet như: Xem phim, nghe nhạc, đọc báo, chơi game, facebook, email, mua sắm online.... Với kinh nghiệm của bản thân thì học sinh rất hào hứng khi nói chuyện về các chủ đề ngoài bài học, môn Tin có lợi thế là môn học gắn liền với thực tế nên rất nhiều thắc mắc học sinh muốn hỏi nhưng chỉ khi nào giáo viên cởi mở. Lưu ý không lạm dụng tránh việc học sinh xao nhãng vấn đề chính là bài học, ta chỉ đưa chủ đề này vào một thời điểm xen kẽ phù hợp.
	9) Tích cực dự giờ.
	Dự giờ sẽ giúp giáo viên chủ động, tích cực hơn trong bài giảng của mình. Khi đồng nghiệp đến dự giờ, giáo viên sẽ chuẩn bị cài kĩ hơn, sẵn sàng trao đổi về

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_tao_hung_thu_hoc_mon_tin_hoc_11_cho_hoc_sinh_trung_hoc.docx