SKKN Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ ôn tập văn học dân gian (Tiết 30 ) tại trường THPT Lam Kinh

SKKN Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ ôn tập văn học dân gian (Tiết 30 ) tại trường THPT Lam Kinh

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là một trong những yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng dạy học. Cơ sở tâm lý của định hướng này là: “Con người làm ra chính bản thân mình bằng hoạt động tâm lý, ý thức con người được hình thành và biểu hiện qua hành động” (1). Như vậy, muốn có hiệu quả thực sự trong công tác dạy học phải tổ chức sao cho học sinh thực sự được hoạt động trong môi trường có sự tương tác giữa thầy và trò, cá nhân – cá nhân, cá nhân – tập thể . và học sinh phải thực sự có hứng thú trong việc học tập. Khi có hứng thú, họ sẽ tự đặt mình vào trạng thái sẵn sàng hành động, sẽ say mê với công việc, tự tin, chủ động lĩnh hội kiến thức, tích cực và sáng tạo khi giải quyết các nhiệm vụ học tập.

Việc đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết, nhưng không hề dễ dàng, đặc biệt là trong các giờ ôn tập Ngữ Văn. Đây là những tiết học giúp học sinh củng cố, nắm vũng những kiến thức đã học về tác giả, tác phẩm, đặc trưng của từng thời kỳ. Do chưa tìm được hướng đi mới nên nhiều giáo viên thường máy móc dạy theo hướng dẫn của sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo. Vì hình thức ôn tập nhàm chám, tẻ nhạt nên không thể gây cho học sinh sự hứng thú, không phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh mà ngược lại.

Khổng Tử nói: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng say mà học”(2). Cảm xúc say mê chính là động lực thúc đẩy, nuôi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của con người. Có thể nói, cốt lõi của việc tạo hứng thú cho học sinh học tập nói chung, học môn Ngữ Văn và giờ ôn tập Ngữ Văn nói riêng là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa, lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung tâm. Học sinh chủ động khám phá, lĩnh hội tri thức, người thầy đóng vai trò tổ chức, chỉ đạo. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm khơi dậy hứng thú học tập cho học sinh trong giờ ôn tập Ngữ Văn là một đòi hỏi cần thiết trong lý luận và thực tiễn.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp một phần nhỏ bé, giúp học sinh có hứng thú tìm tòi, tích cực, say mê học tập góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ ôn tập văn học dân gian (Tiết 30 ) tại trường THPT Lam Kinh”.

 

docx 19 trang thuychi01 6980
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ ôn tập văn học dân gian (Tiết 30 ) tại trường THPT Lam Kinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài: 
 	Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là một trong những yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng dạy học. Cơ sở tâm lý của định hướng này là: “Con người làm ra chính bản thân mình bằng hoạt động tâm lý, ý thức con người được hình thành và biểu hiện qua hành động” (1). Như vậy, muốn có hiệu quả thực sự trong công tác dạy học phải tổ chức sao cho học sinh thực sự được hoạt động trong môi trường có sự tương tác giữa thầy và trò, cá nhân – cá nhân, cá nhân – tập thể ... và học sinh phải thực sự có hứng thú trong việc học tập. Khi có hứng thú, họ sẽ tự đặt mình vào trạng thái sẵn sàng hành động, sẽ say mê với công việc, tự tin, chủ động lĩnh hội kiến thức, tích cực và sáng tạo khi giải quyết các nhiệm vụ học tập...
Việc đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết, nhưng không hề dễ dàng, đặc biệt là trong các giờ ôn tập Ngữ Văn. Đây là những tiết học giúp học sinh củng cố, nắm vũng những kiến thức đã học về tác giả, tác phẩm, đặc trưng của từng thời kỳ... Do chưa tìm được hướng đi mới nên nhiều giáo viên thường máy móc dạy theo hướng dẫn của sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo... Vì hình thức ôn tập nhàm chám, tẻ nhạt nên không thể gây cho học sinh sự hứng thú, không phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh mà ngược lại.
Khổng Tử nói: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng say mà học”(2). Cảm xúc say mê chính là động lực thúc đẩy, nuôi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của con người. Có thể nói, cốt lõi của việc tạo hứng thú cho học sinh học tập nói chung, học môn Ngữ Văn và giờ ôn tập Ngữ Văn nói riêng là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa, lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung tâm. Học sinh chủ động khám phá, lĩnh hội tri thức, người thầy đóng vai trò tổ chức, chỉ đạo. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm khơi dậy hứng thú học tập cho học sinh trong giờ ôn tập Ngữ Văn là một đòi hỏi cần thiết trong lý luận và thực tiễn. 
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp một phần nhỏ bé, giúp học sinh có hứng thú tìm tòi, tích cực, say mê học tập góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ ôn tập văn học dân gian (Tiết 30 ) tại trường THPT Lam Kinh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Thông qua khảo sát các giờ ôn tập của học sinh, thấy được thực trạng của việc dạy các giờ ôn tập nói chung và ôn tập VHDG nói riêng. Tôi nghiên cứu đề tài này với mong muốn góp phần vào việc giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy có hiệu quả hơn. Giúp học sinh hệ thống hóa những kiến thức về văn học dân gian Việt Nam đã học: Đặc trưng và các thể loại của văn học dân gian, giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm (hoặc đoạn trích).
Giúp học sinh biết vận dụng đặc trưng của thể loại văn học dân gian để có thể làm tốt các bài văn thuyết minh, nghị luận.
Giúp học sinh yêu thích, hứng thú với môn Ngữ Văn, giờ ôn tập. Và đặc biệt, giúp các em tích cực, chủ động tổng hợp khái quát kiến thức về văn học dân gian, từ đó, hiểu biết hơn về những di sản tinh thần của cha ông để lại, từ đó, thêm yêu quý, tự hào về tổ quốc, dân tộc mình.
. Đối tượng nghiên cứu: 
Những tác phẩm văn học dân gian trong chương trình sách giáo khoa hiện hành của Bộ giáo dục.
Bài: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam (Tiết 30 ) – Lớp 10 – Ban cơ bản.
Học sinh lớp 10A5, 10A8 Trường THPT Lam Kinh. Năm học 2017 – 2018.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu của Bộ Giáo dục, các tài liệu về giáo dục học và lý luận dạy học môn Ngữ văn có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu SGK, SGV, sách bài tập, các sách tham khảo hiện hành.
- Quan sát, dự giờ: Quan sát biểu hiện của học sinh về hứng thú học tập trong các giờ ôn tập; Quan sát những biểu hiện của giáo viên về hứng thú đối với hoạt động dạy trong giờ.
- Sử dụng phiếu điều tra về thực trạng hứng thú học tập của học sinh trong các giờ ôn tập.
Thử nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lý luận: 
2.1.1. Khái niệm hứng thú và vai trò của hứng thú trong học tập.
Luật giáo dục điều 28 đã ghi; “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Hứng thú” là biểu hiện của một nhu cầu làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn, thích thú và huy động sinh lực để cố gắng thực hiện. Hiểu đơn giản, “Hứng thú” là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.
Hứng thú trong giờ học là sự yêu thích, ham học, có cảm giác phấn chấn khi tiếp xúc với môn học, phát huy tối đa trí tuệ, sức sáng tạo, tích cực tự nghiên cứu, tìm tòi dưới sự hướng dẫn cuae giáo viên. Khi có hứng thú, học sinh sẽ có tâm thế làm việc tự nguyện, say mê, không có cảm giác nhàm chán, căng thẳng, vì vậy mà kết quả học tập sẽ tốt hơn.
Vai trò của giờ ôn tập trong quá trình dạy học:
Trong quá trình dạy học, hoạt động ôn tập, hệ thống hóa kiến thức và rèn luyện các kỹ năng là hết sức quan trọng. Đây là một trong những hoạt động có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình hình thành các phẩm chất tư duy tốt cho học sinh. Thông qua ôn tập, hệ thống hóa kiến thức và kỹ năng, học sinh có được được một cái nhìn tổng quan về một vấn đề, biết xem xét vấn đề trong các mối quan hệ có tính logic, biết suy xét, tìm tòi, lập luận để giải quyết các vấn đề có tính mới mẻ.
Bài: Ôn tập Văn học dân gian củng cố, hệ thống hóa các tri thức về văn học dân gian Việt Nam đã học: Đặc trưng cơ bản; Các thể loại văn học dân gian; Giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm... Thông qua việc khái quát, tổng hợp, học sinh biết vận dụng đặc trưng các thể loại để phân tích các tác phẩm, từ đó, hình thành thái độ, tình yêu mến, tự hào đối với những giá trị tinh thần của cha ông. 
Cấu trúc của bài Ôn tập văn học dân gian (Tiết 30) Lớp 10 – THPT.
Bài: Ôn tập văn học dân gian có cấu trúc 3 phần.
- Phần lý thuyết: Hệ thống hóa các kiến thức về kiến thức về Đặc trưng, thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật của văn học dân gian.
- Phần bài tập vận dụng: Yêu cầu học sinh vận dụng những hiểu biết về thể loại, nội dung, nghệ thuật của văn học dân gian nói chung vào từng bài cụ thể để có sự hiểu biết sâu rộng hơn và toàn diện hơn. Từ đó rèn luyện cho các em cách tư duy mạch lạc, logic để áp dụng vào làm bài văn thuyết minh, nghị luận.
- Phần ngoại khóa : Giáo viên linh hoạt chuyển thể nội dung bài học thành hoạt động ngoại khóa để học sinh chủ động tìm hiểu, tiếp cận, nhập vai, từ đó mà khắc sâu những ấn tượng, hiểu biết về văn học dân gian.
Những phương pháp chung để gây hứng thú trong giờ học văn:
Để tạo hứng thú, tích tích cực chủ động học tập của học sinh, người giáo viến dạy văn cần biết: 
 Tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn từ giọng điệu đọc bài, giảng bài.
Thuyết phục học sinh bằng kiến thức vững vàng, phong phú.
Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực.
Sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ bài giảng.
Tạo điểm nhấn bằng lời bình hay, ý nghĩa.
Trình bày bảng sạch đẹp, thoát ly giáo án khi giảng bài.
Truyền lửa từ say mê, hứng thú của bản thân.
Lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động dạy học. 
Đưa văn học về gần hơn với cuộc sống.(3)
2.2 Thực trạng vấn đề: 
Xuất phát từ những khó khăn trong quá trình dạy học môn Ngữ Văn và tiết ôn tập.
Môn Ngữ văn có vị trí rất quan trọng. Môn học này không chỉ là phương tiện nhận thức mà còn là đối tượng thẩm mỹ, đồng thời là một cơ sở hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội, lại vừa là một công cụ giáo dục đặc biệt giúp học sinh phát triển toàn diện và cân đối cả về trí tuệ, tâm hồn.
Môn học quan trọng là vậy, nhưng thực tế xã hội và ở trường THPT Lam Kinh, số lượng học sinh yêu thích môn học này không nhiều, đa số học sinh cảm thấy gò bó, chán ngán khi phải học văn. Tâm lý của học sinh là “phải học” (chứ không phải là “được học”) vì đó là môn thi bắt buộc trong kỳ thi THPTQG.
Do đặc trưng và yêu cầu của giờ ôn tập: Trong tiết học này, học sinh không chỉ nắm được những kiến thức riêng lẻ mà là hệ thống tri thức của toàn chương, toàn phần vừa sâu, vừa rộng. 
Tiết ôn tập có nhiều kiến thức xoay quanh thể loại tác phẩm, đặc trưng thể loại – Đó là những kiến thức đã học nên đa phần học sinh không tập trung đầu tư, không chủ động tư duy để giải quyết vấn đề mà bài học yêu cầu.
Và đây là kết quả khảo sát ý kiến học sinh về hứng thú học giờ ôn tập và kết quả làm bài thu hoạch sau ôn tập của học sinh lớp 10C5, 10 A5 Trường THPT Lam Kinh trong năm học 2016- 2017
Về hứng thú đối với giờ ôn tập VHDG.
Lớp
Sĩ số
Hứng thú
Không hứng thú
10C5
45
20 – 44,4%
25 – 55,6%
10C8
46
24 – 52,2%
22 – 47,8%
 - Về chất lượng bài tập vận dụng” :
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
 T. Bình
Yếu
10C5
45
02 – 4,4%
14 – 31,1%
22 – 48,9%
07 – 15,6%
10C8
46
04 – 8,7%
14 – 30,4%
20 – 43,5%
08 – 17,4%
	Từ thực tế giảng dạy, ta thấy niềm vui và sự ham thích sẽ là một động lực lớn giúp học sinh vượt qua khó khăn để vươn lên trong học tập. Xuất phát từ những cơ sở đó, người giáo viên dạy văn có những nỗ lực nhất định để phát huy khả năng của mình. Trong mỗi giờ chuẩn bị bài, lên lớp tôi không ngừng tự học tập, nghiên cứu để tìm ra những giải pháp nhằm gây hứng thú cho học sinh để các em yêu thích, say mê môn học.
2.3. Các giải pháp: 
2.3.1 Giải pháp chung: 
	Xuất phát từ đặc trưng môn học. Ngữ văn là một môn khoa học xã hội có tính đặc thù, vừa là một môn nghệ thuật mang tính nhân văn. Thông qua môn học, giúp HS phát triển năng lực giao tiếp ngôn ngữ ở tất cả các hình thức: Đọc, viết, nói và nghe...
	Xuất phát từ đặc trưng của giờ ôn tập là hệ thống hóa kiến thưc đã học, mở rộng, nâng cao những vấn đề trọng yếu của chương trình. Giúp học sinh có cái nhìn khái quát nhất về những kiến thức mình đã học (Đặc trưng của VHDG, các thể loại cơ bản, giá trị nội dung và nghệ thuật...)
Các giải pháp để thực hiện mục tiêu: Áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống và hiên đại: Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, vẽ bản đồ tư duy, thuyết trình ... Đặc biệt, tạo hứng thú cho HS thông qua những trò chơi kiến thức, tổ chức các hoạt cảnh dân gian hài hước, sinh động để giờ học không nhàm chán, tẻ nhạt. Đó cũng là cách “lôi kéo” cả lớp tham gia vào hoạt động tập thể, cùng chơi, cùng học, cùng sáng tạo.
2.3.2 Giải pháp cụ thể: 
2.3.2.1. Bước 1: Xác định đúng yêu cầu của bài ôn tập: 
Theo phân phối chương trình Ngữ Văn 10, bài Ôn tập văn học dân gian được thực hiện trong 1 tiết. Trong khoảng thời gian hạn hẹp đó phải khái quát và hệ thống dung lượng lớn kiến thức về đặc trưng, thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm (trích đoạn) tiêu biểu.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng: Về thời lượng ôn tập thì phân phối chương trình đã quy định, nhưng người giáo viên cũng cần linh hoạt bổ sung thêm thời gian một cách hợp lý để đạt được mục tiêu ôn tập đã đề ra.
Giờ ôn tập cũng không nên chỉ đơn thuần là nhắc lại các kiến thức cũ đã học. Quan trọng là giáo viên phải tìm ra các liên kết các kiến thức ấy lại với nhau. Vì thế nên chọn những bài học có nội dung tổng hợp liên quan đến nhiều kiến thức cần ôn tập, qua đó khắc sâu, hệ thống và nâng cao kiến thức cần ôn tập.
2.3.2.1.Bước 2: Lập kế hoạch và gia công chuẩn bị:
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của giờ ôn tập, tôi thường trăn trở, suy nghĩ để lập ra kế hoạch ôn tập có tính khả thi và hiệu quả nhất.
Công việc đầu tiên là nắm vững toàn bộ nội dung cần ôn tập, xác định những vấn đề trọng tâm, định ra mức độ ôn tập và những đơn vị kiến thức cụ thể.
 Ôn tập văn học dân gian: Cần chú trọng khắc sâu cho HS nhớ được hai đặc trưng cơ bản: Tính tập thể và tính truyền miệng của văn học dân gian.
Về thể loại: Dựa vào cách phân loại khái quát mà Sách giáo khoa gợi ý, có thể nhóm các thể loại có chung một vài đặc điểm nào đó lại với nhau: 
Thần thoại, Truyền thuyết, Sử thi: Thuộc thể tự sự dân gian mang nhiều yếu tố hoang đường kỳ ảo. Nội dung đề cập đến những vấn đề lớn lao trọng đại của cộng đồng, những con người có vẻ đẹp phi phàm, có ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng
Truyện cổ tích, Truyện thơ: Thể tự sự dân gian, nội dung đề cập đến những câu chuyện của đời thường, những con người lao động bình thường trong xã hội.
Truyện cười, Truyện ngụ ngôn: Những tác phẩm tự dân gian ngắn, chứa đựng những yếu tố bất ngờ, kịch tính. Qua đó người xưa gửi gắm những bài học nhân sinh.
Câu đố, tục ngữ, vè: Thể tự sự bằng văn vần, có kết cấu ngắn gọn, nội dung hàm súc. Có tác động lớn đến trí tuệ, tình cảm và cách ứng xử của con người.
Ca dao, dân ca: Thể loại trữ tình dân gian, là tiếng nói của tâm tư, cảm xúc khát vọng của người bình dân.
Sân khấu dân gian: Loại hình nghệ thuật tổng hợp của người bình dân.
Công tác chuẩn bị: là khâu quan trọng bậc nhất quyết định thành công của tiết ôn tập:
Giáo viên: Chuẩn bị bài thật kỹ trên giáo án, giáo án điện tử.
Định hướng các đơn vị kiến thức: Kiến thức có thể lướt qua: Hai đặc trưng cơ bản của VHDG; Nội dung của các bài ca dao than thân; Nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi...
Kiến thức khắc sâu: Các cách phân loại các thể loại VHDG. Vẻ đẹp và những giá trị nhân văn mà VHDG mang đến cho chúng ta.
Phương pháp ôn tập linh hoạt: Không nhất nhất phải tuân thủ cách cách đàm thoại, gợi mở, phát vấn mà tổ chức cho HS được tham gia vào các hoạt động văn nghệ dân gian ngay trong lớp học, tiết học.
Chia đội chơi. Tương ứng với 3 tổ là ba đội chơi.
 	Dặn dò học sinh chuẩn bị: 
+ Mỗi tổ một bảng đen, phấn trắng viết bảng.
+ Tất cả học sinh đều phải bảng hệ thống hóa kiến thức đã học từ ở nhà.
+ Sưu tầm những câu thơ hiện đại có sử dụng chất liệu dân gian.
+ Lập bảng chung theo tổ vào khổ giấy to (Mỗi tổ 01 sản phẩm).
Tổ 1: Hệ thống hóa kiến thức tổng hợp về thể loại theo mẫu (Câu 2) – SGK trang 100, hoặc vẽ sơ đồ tư duy và có người thuyết trình.
Chuẩn bị chuyển thể truyện cười “Tam đại con gà” thành kịch nói và diễn.
Tổ 2: Lập bảng so sánh các thể loại theo mẫu (Câu 3) – SGK trang 100, hoặc vẽ sơ đồ tư duy và có người thuyết trình.
Tập và hát dân ca: Đi cấy – Dân ca Đông Anh – Thanh Hóa.
Tổ 3: Lập bảng theo mẫu (Câu 2- BT vận dụng). SGK trang 101, hoặc vẽ sơ đồ tư duy và có người thuyết trình.
Chuẩn bị chuyển thể truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” thành kịch nói và diễn.
Giáo viên động viên học sinh chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. Có hình thức động viên, khuyến khích kịp thời để phát huy tính năng động sáng tạo, tinh thần hợp tác tích cực của học sinh trong suốt giờ ôn tập. Bên cạnh đó cũng phải có hình thức phê bình những học sinh không chuẩn bị bài, chuẩn bị qua loa, đối phó.
Học sinh: 
Tự phân công vẽ sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức đã học. Phân công người thuyết trình.
Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên: Hệ thống hóa kiến thức theo hướng dẫn trong SGK, hoặc làm theo sơ đồ tư duy của mình.
 Sưu tầm ca dao tình yêu đôi lứa. Tập hát dân ca, tập kịch theo yêu cầu.
2.3.2.1.Bước 3: tổ chức các hoạt động dạy học linh hoạt:
Hoạt động 1: Khởi động, giới thiệu bài:
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học, đưa các em bước vào không gian sinh hoạt văn hóa dân gian để từ đó có thể nắm bắt khái quát những kiến thức về văn học dân gian Việt Nam.
Cách thức tiến hành: tôi đã bắt đầu bài dạy bằng việc giới thiệu đội văn nghệ của lớp (Tổ 2) trình diễn tổ khúc dân ca “Đi cấy”. “Lý cây bông”.
Thời gian tiến hành: 5 phút.
Sau khi hát xong, GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học chính.
Hoạt động 2: Tiến hành nội dung ôn tập:
Để học sinh hào hứng, sôi nổi, tích cực tham gia vào hoạt động học, thay vì phương pháp phát vấn đàm thoại theo đúng tiến trình SGK, SGV gợi ý, giáo viên có thể tổ chức ôn tập bằng các hoạt động chơi trò chơi mà nội dung của trò chơi là những kiến thức VHDG.
Phần thi nhận biết: 
Mục tiêu: Ôn tập kiến thức thể loại VHDG, đặc trưng cơ bản và những yếu tố nổi bật của một số thể loại.
Nội dung: Tôi hướng dẫn cho HS cả lớp tham gia trò chơi giải ô chữ. Để bao quát nội dung toàn phần VHDG Việt Nam trong cả chương trình, tôi lập ra ô chữ lớn gồm 13 hàng ngang. 
Cách thức tiến hành: Học sinh trả lời bằng cách ghi ra bảng của tổ. Mỗi câu trả lời đúng tính 10 điểm.
 Thời gian chơi: 7 phút.
Hàng ngang thứ 1: Hai chữ cái - Tác phẩm tự sự DG bằng văn vần, lối kể mộc mạc, nói về các sự việc, sự kiện của làng, của nước.
Hàng ngang thứ 2: Bốn chữ cái – Một vật dụng quen thuộc của người con gái, thường xuất hiện trong ca dao tình yêu.
Hàng ngang thứ 3: 12 chữ - Thể loại tự sự dân gian kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lý tưởng hóa...
Hàng ngang thứ 4: 4 chữ cái – Tác phẩm sân khấu dân gian, kết hợp yếu tố trữ tình và trào lộng để phê phán đả kích cái xấu, ngợi ca những tấm gương đạo đức trong xã hội.
Hàng ngang thứ 5: 10 chữ cái – Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của truyện dân gian.
Hàng ngang thứ 6: 12 chữ cái – “Tấm Cám” thuộc thể loại văn học dân gian nào?
Hàng ngang thứ 7: 5 chữ cái – Thơ trữ tình của người bình dân.
Hàng ngang thứ 8: 5 chữ cái – Bài văn vần hoặc câu nói thường có vần, mô tả hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải, nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy.
Hàng ngang thứ 9: 10 chữ - Tác phẩm tự sự dân gian có quy mô ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ, kể về những điều trái với lẽ tự nhiên, nhằm mục đích giải trí, phê phán.
Hàng ngang thứ 10: 6 chữ cái – Thể loại tự sự DG có quy mô ngắn, thường kể về các con vật từ đó nêu lên những bài học, những triết lý nhân sinh.
Hàng ngang thứ 11: 5 chữ cái – Thể loại tự sự có quy mô lớn, có vần nhịp, kể về những biến cố lớn lao trong đời sống cộng đồng.
Hàng ngang thứ 12: 9 chữ cái – Tác phẩm tự sự dân gian kể về các vị thần, nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của con người cổ đại.
Hàng ngang thứ 13: Hình thức lưu truyền của VHDG là gì?
V
È
K
H
Ă
N
T
R
U
Y
Ê
N
T
H
U
Y
Ế
T
C
H
E
O
H
O
A
N
G
Đ
Ư
Ờ
N
G
T
R
U
Y
Ệ
N
C
Ô
T
Í
C
H
C
A
D
A
O
C
Â
U
Đ
Ố
T
R
U
Y
Ệ
N
C
Ư
Ờ
I
N
G
Ụ
N
G
Ô
N
S
Ử
T
H
I
T
H
Ầ
N
T
H
O
Ạ
I
T
R
U
Y
Ề
N
M`
I
Ệ
N
G
Phần thi thông hiểu:
Mục tiêu: Khắc sâu những kiến thức đã học về VHDG thông qua những bảng biểu, sơ đồ tư duy; Thể hiện kết quả làm việc của nhóm tổ, đồng thời tạo điều kiện cho những em học sinh có khả năng diễn thuyết được phát huy thế mạnh của mình. 
Nội dung: Khái quát kiến thức về thể loại, những đặc trưng cơ bản của từng thể loại cơ bản. những đặc trưng cơ bản của từng thể loại cơ bản.
Cách thức tiến hành: Trên cơ sở những kiến thức đã học, những nội dung đã chuẩn bị ở nhà, và cả phần ôn tập, hệ thống trong phần chơi nhận biết. Tôi cử đại diện tổ lên thuyết trình về sản phẩn ôn tập đã được chuẩn bị trước từ nhà. 
Thời gian thực hiện: Mỗi tổ trình bày trong khoảng 4 phút. 
Trình bày xong, các thành viên của tổ khác nhận xét, góp ý.
Giáo viên kết luận, bổ sung, cho điểm từng đội.
Phần thi vận dụng: 
Mục tiêu: tạo không khí học tập vui vẻ để học sinh chủ động, hứng thú khi tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng dân gian.
Nội dung: Sưu tầm và thể hiện những câu thơ hiện đại có sử dụng chất liệu dân gian.
Cách thức thực hiện: Mỗi tổ cử đại diện 2-3 học sinh tham gia diễn xướng. Những người còn lại làm nhiệm vụ sưu tầm, tiếp sức và cổ vũ cuộc chơi. Mỗi câu trả lời đúng nhận 10 điểm.
Thời gian tiến hành: Trong 10 phút.
Phần thi sáng tạo: 
 Mục tiêu: Mang đến cho HS cơ hội được trải nghiệm khi được hóa thân vào các nhân vật VHDG. Đây cũng là cơ hội để các em được thể hiện tài năng và cái duyên của mình. 
Nội dung: Chuyển thể truyện cười dân gian thành những vở kịch ngắn vui nhộn, giàu ý nghĩa.
Cách thức thực hiện: Đại di

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_gio_on_tap_van_hoc_dan.docx