SKKN Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin 11 thông qua dạy học tích hợp, liên môn

SKKN Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin 11 thông qua dạy học tích hợp, liên môn

Đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện

tư duy sáng tạo và tích cực để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức được coi là

nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này,

trước hết, mỗi giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh để các em say mê,

hứng thú và sau đó là tự giác học tập. Những năm gần đây, dạy học theo hướng

tích hợp kiến thức liên môn được đề cập và vận dụng nhiều đem lại hiệu quả cho

việc giảng dạy trong đó có việc giảng dạy Tin học. Qua tìm hiểu, nghiên cứu tôi

thấy cách dạy này có nhiều ưu điểm, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng

tạo của học sinh. Bởi vậy, tôi quyết định áp dụng hình thức này vào quá trình

giảng dạy Tin học 11 và đã đạt hiệu quả nhất định

 Đó cũng chính là lý do để tôi viết đề tài “Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin 11 thông qua dạy học tích hợp, liên môn”

 

doc 19 trang thuychi01 8211
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin 11 thông qua dạy học tích hợp, liên môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện 
tư duy sáng tạo và tích cực để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức được coi là 
nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, 
trước hết, mỗi giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh để các em say mê, 
hứng thú và sau đó là tự giác học tập. Những năm gần đây, dạy học theo hướng 
tích hợp kiến thức liên môn được đề cập và vận dụng nhiều đem lại hiệu quả cho 
việc giảng dạy trong đó có việc giảng dạy Tin học. Qua tìm hiểu, nghiên cứu tôi 
thấy cách dạy này có nhiều ưu điểm, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng 
tạo của học sinh. Bởi vậy, tôi quyết định áp dụng hình thức này vào quá trình 
giảng dạy Tin học 11 và đã đạt hiệu quả nhất định
 Đó cũng chính là lý do để tôi viết đề tài “Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin 11 thông qua dạy học tích hợp, liên môn”
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu về đề tài này tôi muốn cùng đồng nghiệp nhận thấy được rõ ý nghĩa, vai trò của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Tin học 11. 
- Tạo không khí hứng thú, phấn khích cho học sinh THPT- lứa tuổi hiếu động thích khám phá, tìm tòi và thể hiện, khiến cho các tiết học không bị đơn điệu, nhàm chán mà trong một tiết học, các em có thể củng cố được nhiều kiến thức ở các bộ môn khác nhau.
- Rèn luyện tư duy suy luận nhanh nhạy, kĩ năng liên hệ, tổng hợp, đánh giá, nhận xét, so sánh, đối chiếu và nhiều kĩ năng khác cho học sinh. 
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng học sinh: Là các em học sinh khối 11 trường THPT Cẩm Thủy 1.
- Phạm vi: Tập trung đi sâu tìm hiểu các ý nghĩa, tầm quan trọng và cách tích hợp 
kiến thức liên môn thuộc các lĩnh vực toán học, vật lý, sinh học,..vào tin học để giải quyết các bài toán thực tiễn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.
Phương pháp định hướng hoạt động.
Phương pháp liên hệ thực tế.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp giải quyết tình huống.
Phương pháp thuyết trình
II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm dạy học tích hợp, liên môn
 - Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
 - Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... [9.1]
 - Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác.[9.1]
 Dạy học “tích hợp liên môn” là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. [8]
 1.2 Sự khác nhau giữa chủ đề "đơn môn" và chủ đề "liên môn"? [9.4]
 - Chủ đề đơn môn đề cập đến kiến thức thuộc về một môn học nào đó còn chủ đề liên môn đề cập đến kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học.
 - Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thì không có gì khác biệt. Đối với một chủ đề, dù đơn môn hay liên môn, thì vẫn phải chú trọng việc ứng dụng kiến thức của chủ đề ấy, bao gồm ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng dụng trong các môn học khác. Do vậy, về mặt phương pháp dạy học thì không có phân biệt giữa dạy học một chủ đề đơn môn hay dạy học một chủ đề liên môn, tích hợp.
 - Điều quan trọng là dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh đòi hỏi phải tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
1.3. Ưu điểm của dạy học tích hợp, liên môn [9.1]
* Đối với học sinh
 Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng
ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
* Đối với giáo viên
 Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do:
 Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó.
 Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
 Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
 2.1. Thực trạng chung. 
 Môn Tin học là môn học mới được đưa vào trường THPT trong nhưng năm gần đây. Là một môn không được chọn làm môn thi tốt nghiệp hay thi đại học. Do đó học sinh còn xem nhẹ môn học này, coi đó là môn học không quan trọng và không cần phải đầu tư học nhiều. Chính vì vậy mà gây khó khăn cho việc dạy học bộ môn
Môn Tin học được tích hợp vào các môn học khác trực tiếp hoặc gián tiếp khá nhiều nhưng ngược lại việc tích hợp kiến thức các môn học khác vào môn Tin học lại chưa được sử dụng hiệu quả nên đây là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa để thể hiện vai trò bộ môn và nâng cao hiểu quả dạy học bộ môn.
 2.2. Thực trạng đối với giáo viên. 
 Học sinh ở các lớp cơ bản và các lớp xã hội vốn đã học kém các môn tự nhiên, vì vậy mà khi học Tin học 11 các em cảm thấy kiến thức khó cho nên không mấy hứng thú với bài dạy. Các giáo viên cũng vì thế mà chỉ dạy qua loa và không đầu tư nhiều vào bài dạy, do đó không gây được hứng thú cho học sinh.
 - Khi dạy học tích hợp kiên thức liên môn dược triễn khai áp dụng ở các trường THPT, nhiều giáo viên không mấy hào hứng với chủ đề này và chỉ thực hiện mang tính đối phó bởi vì họ cho rằng cách dạy này không mang lại hiệu quả mà còn làm mất khá nhiều thời gian cho việc đi sâu tìm hiểu các môn học khác, không tập trung cho chuyên môn được. 
 2.3. Thực trạng đối với học sinh.
 Trừ một vài lớp theo học khối tự nhiên như A1, A2 thì đại đa số học sinh các lớp khác, đặc biệt các lớp xã hội khả năng tiếp thu còn rất kém. Nguyên nhân thứ nhất là do các em chưa chú tâm vào môn học vì coi đó là một phụ không cần đầu tư nhiều. Nguyên nhân tứ hai là các em cảm thấy kiến thức khó, kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các bài toán còn hạn chế đối với bộ phận không nhỏ học sinh.Vì vậy đa số các em đều học chưa tốt phần kiến thức trong chương trình Tin học 11.
3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để đạt được mục đích dạy học của mỗi bài học đó là niềm trăn trở của mỗi người làm nghề dạy học: để làm được điều đó mỗi giáo viên đều có một cách truyền thụ phương pháp riêng, nhưng điều quan trọng đầu tiên là làm thế nào để học sinh hào hứng trong mỗi tiết giảng, từ đó yêu thích môn học của mình, say mê học tập nghiên cứu, sáng tạo.... Dưới đây là một số biện pháp dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đối với bộ môn Tin học:
 Bước 1.Xác định chủ đề dạy học tích hợp kiến thức liên môn.
 Rà soát và phân tích nội dung chương trình của từng môn để tìm ra những nội dung có liên quan với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhưng lại được trình bày riêng biệt ở mỗi bộ môn. Từ đó xác định tên chủ đề cần tích hợp kiến thức liên môn và lên kế hoạch xây dựng bài dạy.
 Bước 2. Xác định mục tiêu tích hợp: Đảm bảo đúng mục tiêu trong chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học và các môn học liên quan khác.
 Bước 3. Tìm các nội dung tích hợp: Lựa chọn các nội dung gắn với thực tiễn đời sống và phù hợp với năng lực học sinh, đồng thời đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng cho từng môn học.
 Bước 4. Xác định mức độ tích hợp như: Cần đạt được những nội dung gì? Thời lượng bao nhiêu? Phù hợp với hoàn cảnh nhà trường, địa phương và năng lực của học sinh
 Bước 5. Chuẩn bị bài dạy:
 * Đối với giáo viên: 
Xây dựng bài dạy: Giáo án, bài giảng điện tử, tư liệu về bài dạy.
Xác định các kiến thức của các bộ môn khác có thể tích hợp với bài dạy.
Giao nhiệm vụ cho HS: Giáo viên thực hiện việc phân chia nhóm, mỗi nhóm được giao cho một nhiệm vụ nhất định, yêu cầu học sinh chuẩn bị bài, sưu tầm, tìm hiểu kiến thức liên môn cần có trong bài học
Chuẩn bị máy tính, máy chiếu, dụng cụ học tập để thực hiện tốt bài dạy.
 * Đối với học sinh: 
Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập.
 Chuẩn bị bài, sưu tầm, tìm hiểu kiến thức liên môn có trong bài học và các kiến thức có liên quan đến thực tiễn đời sống.
 Bước 6. Tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp đã xây dựng. Dự giờ rút kinh nghiệm. Sau đó có thể điều chỉnh chủ đề sau khi thực nghiệm 
 Và đây là một tiết dạy mà tôi đã xây dựng trong chương trình Tin học 11 và đã tổ chức thành công trong một giờ thao giảng tại trường THPT Cẩm Thủy 1: 
 Tiết học mà tôi đã thực hiện là “tiết 38 - Ví dụ về làm việc với tệp” phần chương 5. [4] 
Nội dung của tiết học đã được tôi xây dựng và tổ chức thông qua giáo án và bài giảng điện tử sau đây:
Giáo án: BÀI 16: VÍ DỤ VỀ LÀM VIỆC VỚI TỆP 
 	 Tiết theo PPCT: 38
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
1. Về kiến thức: 
 -Học sinh hiểu được các thao tác làm việc với tệp: gắn tên tệp, mở và đóng tệp, đọc và ghi tệp.
 -Biết vận dụng kiến thức các môn toán học, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý và hiểu biết xã hội để giải các bài toán cụ thể.
2. Về kĩ năng: 
- Học sinh biết sử dụng các kiến thức về kiểu dữ liệu tệp để giải các bài tập cụ thể .
- Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo các kiến thức liên môn để giải các bài toán có tính thực tiễn.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn học 
- Hiểu biết thêm về kiến thức các môn học,hiểu biết về bãi biển Sầm Sơn, về tình trạng dân số Việt nam.
 II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Bài soạn, máy chiếu, máy vi tính. 
	 - Sưu tầm nội dung các bài toán sử dụng kiến thức liên môn và hiểu biết xã hội.
 - Sưu tầm các hình ảnh về bãi biển Sầm Sơn; dân số, diện tích Việt nam.
 - Thiết kế chương trình cho từng bài toán.	
2. Học sinh: - Ôn lại các kiến thức về kiểu dữ liệu tệp.
	 - Ôn lại các công thức về tính mật độ dân số, tính khoảng cách, tính động năng của vật, tính khối lượng, số mol,.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 	1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số. (2p) 
 	2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài học. 
 	3. Bài mới : 
Đặt vấn đề : Các em đã biết các thao tác làm việc với tệp và đã biết vận dụng để lập trình giải một số bài toán cơ bản. Tiết này cô sẽ tiếp tục hướng dẫn các em vận dụng các kiến thức đó để giải các bài toán thực tế trong cuộc sống, cũng như trong các môn học khác.
Hoạt động 1 (10p): GV tích hợp kiến thức môn vật lý giúp HS vận dụng kiến thức giải bài toán về vận tốc của vật rơi tự do . (Vật lí 10)
Bài toán 1: Lập trình tính vận tốc v khi chạm đất của một vật rơi từ độ cao h, biết rằng v = ,trong đó g là gia tốc rơi tự do và g=9.8m/s2
Dữ liệu vào: Tệp VANTOC.INP gồm một số dương là độ cao h.
Kết quả: Ghi vào tệp VANTOC.OUT là vậ tốc v cần tìm.
Mục đích: Giúp HS nhớ lại cách tính vận tốc của vật rơi tự do và vận dụng kiến thức để rèn luyện kỹ năng đọc và ghi dữ liệu tệp.
Phương pháp : Thuyết trình vấn đáp gợi mở..
Hình thức tổ chức : Tổ chức theo nhóm (chia lớp làm 2 nhóm)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
+ GV: Đưa ra các câu hỏi:
+ GV: hướng dẫn HS viết chương trình
-Gắn tên tệp: asign(f1,'VANTOC.INP');
asign(f2,'VANTOC.OUT');
- Mở tệp để đọc: Reset(f1);
- Mở tệp để ghi: Rewrite(f2);
 - Đọc dữ liệu từ tệp : Readln(f1,h);
 - Tính vận tốc: 
 V:=sqrt(2*g*h);
 - Ghi dữ liệu vào tệp: write(f2,v:0:2);
 - Đóng tệp.
+ GV: Yêu cầu HS các nhóm hoàn chỉnh chương trình vào giấy A4.
+ HS: Thảo luận và hoàn thành chương trình trên giấy A4.
+ GV: Yêu cầu đại diện nhóm 1 lên trình bày bài làm của nhóm mình.
+ HS lên bảng viết chương trình.
+ GV: Yêu cầu HS nhóm 2 nhận xét bài làm của bạn.
+ HS: Nhận xét bài.
+ GV: Chiếu chương trình mẫu đã chuẩn bị sẵn, nhận xét bài làm của nhóm 1 đồng thời chạy chương trình để các em thấy kết quả.
* Công thức tính vận tốc rơi tự do:
 v = 
Trong đó: - v: vận tốc của vật.
 - g: Gia tốc rơi tự do
 - h: độ cao từ lúc bắt đầu rơi cho tới khi chạm đất.
* Chương trình
* Kết quả thực hiện
Dữ liệu vào
Kết quả ra
Hoạt động 2 (15p): GV tích hợp kiến thức môn toán giúp HS vận dụng kiến thức giải bài toán thức tiễn về khoảng cách. (toán lớp 10)
Bài toán 2: Bãi biển Sầm Sơn là một trong những địa danh nổi tiếng của quê hương Thanh Hóa. Vào dịp nghỉ hè này trường THPT cẩm Thủy 1 quyết định tổ chức cho giáo viên và HS cắm trại tại bãi biển này. Để lên lịch đến thăm khu trại các lớp, thầy hiệu trưởng cần biết khoảng cách từ trại của mình ( có tọa độ (0,0)) đến trại của các lớp. Mỗi lớp có một khu trại có tọa độ (x,y).Tính khoảng cách từ trại của hiệu trưởng tới trại của mỗi lớp.
Dữ liệu vào: Tệp TRAI.TXT gồm một số dòng mỗi dòng ghi các cặp số nguyên x,y.
Kết quả: Ghi ra màn hình khoảng cách tương ứng từ trại của các lớp tới trại của hiệu trưởng.
Mục đích : Giúp HS nhớ lại cách tính khoảng cách giữa 2 điểm đồng thời HS vận dụng kiến thức để rèn luyện kỹ năng đọc dữ liệu từ tệp và ghi dữ liệu ra màn hình.
Phương pháp : Thuyết trình vấn đáp gợi mở.
Hình thức tổ chức : Tổ chức theo đơn vị lớp.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
-Hoạt động thành phần 1:
+ GV: giới thiệu một số hình ảnh và thông tin về bãi biển Sầm Sơn .
+ HS: Nghe và xem hình ảnh
-Hoạt động thành phần 2: Phân tích bài toán
+ GV: Yêu cầu học sinh nêu cách tính khoảng cách từ điểm có tọa độ (x,y) tới tọa độ (0,0):
+ HS: d= .
+ GV: Chiếu chương trình đã chuẩn bị sẵn và đưa ra câu hỏi:
CH1: Chức năng của lệnh: 
 assign(f,'TRAI.TXT');
CH2: Chức năng của câu lệnh: reset(f);
CH3. Ý nghĩa của câu lệnh 
 while not eof(f) do
CH4. Ý nghĩa của đoạn lệnh: 
while not eof(f) do
 begin
 read(f,x,y);
 d :=sqrt(x*x + y*y );
 writeln('khoang cach',d:10,2);
 end;
+ HS: Trả lời câu hỏi
TL1: Gắn tên tệp 'TRAI.TXT' cho biến tệp f
TL2: Mở tệp để đọc.
TL3: Trong khi con trỏ văn bản chưa ở cuối tệp.
TL4: Trong khi con trỏ văn bản chưa ở cuối tệp:
 - Đọc dữ liệu
 - Tính khoảng cách.
 - In kết quả ra màn hình
+ GV: chạy chương trình để HS quan sát.
Nội dung1: Giới thiệu về bãi biển Sầm Sơn
 Thanh Hóa quê ta có bãi biển nổi tiếng Sầm Sơn. Thiên nhiên đã ưu ái cho Sầm Sơn một bãi biển kỳ thú, nên thơ cùng với nhiều tích sử - một tài sản vô giá của Sầm Sơn từ ngàn xưa để lại. 
 Nằm trên bờ Vịnh Bắc Bộ, địa hình Sầm Sơn tương đối bằng phẳng, là vùng sơn thuỷ hữu tình với khí hậu trong lành, dải bờ biển cát vàng thoai thoải, nước trong xanh soi bóng núi Trường Lệ với những di tích văn hoá đã được xếp hạng quốc gia (Ðền Ðộc Cước, Ðền Cô Tiên, Hòn Trống Mái...).Với những lợi thế này, Sầm Sơn có nhiều ưu thế trong sự phát triển của ngành du lịch và thuỷ sản, là niềm tự hào của ngành du lịch Thanh Hoá và cũng là của ngành du lịch Việt Nam.
Nội dung 2: Bài toán
* Công thức tính khoảng cách từ điểm có tọa độ (x,y) tới tọa độ (0,0):
 d= .
* Chương trình:
* Kết quả thực hiện:
Dữ liệu vào
Kết quả ra
Hoạt động 3 (12p): GV tích hợp kiến thức môn Địa lí giúp HS vận dụng kiến thức giải bài toán thực tiễn về mật độ dân số (địa lý 10)
Bài toán 3: Tính mật độ dân số của nước Việt Nam (người/ km2) biết diện tích là 310060 km2.và số dân được thống kê theo các năm gần đây như sau:
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2010
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
80,285,563
84.203,817
88,357,775
93,447,601
94,444,200
95,414,640
 Dữ liệu vào: Từ tệp MATDO.INP gồm các dòng, mối dòng ghi 2 số là số năm và dân số tương ứng với năm đó, mối số ghi cách nhau một dấu cách.
 Dữ liệu ra: Tệp MATDO.OUT là mật độ dân số tương ứng với các năm đó
Mục đích: Giúp HS nhớ lại cách tính mật độ dân số và biết được tình trạng dân số nước ta hiện nay, đồng thời giúp HS vận dụng kiến thức để rèn luyện kỹ năng đọc và ghi dữ liệu từ tệp.
Phương pháp : Thuyết trình giới thiệu, đàm thoại, vấn đáp. 
Hình thức tổ chức : Tổ chức theo nhóm (chia lớp làm 2 nhóm
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
-Hoạt động thành phần 1:
 + GV: giới thiệu một số hình ảnh và thông tin về đất nước việt Nam, dân số và diện tích .
Hình ảnh về lãnh thổ đất nước Việt Nam
Hình ảnh về dân số Việt Nam: 
 +HS: nghe và xem hình minh hoạ
- Hoạt động thành phần 2: Bài toán.
+ GV: Nêu công thức tính mật độ dân số? 
Số dân
Diện tích 
HS: Trả lời
 Mật độ = 
+ GV: Chia lớp làm 2 nhóm, yêu cầu 2 nhóm thảo luận và viết chương trình vào giấy A4.
+ HS: Thảo luận và làm bài.
+ GV: Thu bài làm của HS sau đó chiếu chương trình mẫu đã chuẩn bị sẵn, chạy chương trình để HS quan sát kết quả. 
+ HS: Quan sát kết quả thực hiện chương trình.
Nội dung1: Giới thiệu đất nước Việt Nam
 Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Với diện tích khoảng 310.060km2.
 Việt nam có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, non nước hữu tình, tài nguyên thiên nhiên phong phú .
 Tuy nhiên Việt Nam lại là một trong những nước có số dân cao, đứng thứ 14 thế giới,
chiếm 1,27% dân số thế giới. Đây là những con số đáng báo động về tình trạng gia tăng dấn số hiện nay.
Nội dung 2: Bài toán
* Công thức tính mật độ dân số Việt Nam:
Số dân
Diện tích 
Mật độ = 
Trong đó: - Mật độ ( triệu người/ km2)
Dân số (triệu người)
Diện tích (km2)
* Chương trình
* Kết quả thực hiện
Dữ liệu vào
Kết quả ra
IV.TỔNG KẾT BÀI HỌC (6p)
 1. Củng cố kiến thức
	1.Học sinh nắm vững các thao tác cơ bản trên tệp. 
	2.Biết vận dụng các thao tác trên kiểu tệp để giải các bài toán thuộc các môn học khác.
	3.Hiểu biết thêm về tình hình gia tăng dân số ở Việt nam
 2. Bài tập về nhà:
 Bài toán 4: Lập trình giải bài toán sau: (Hóa học 11)
Tính số mol của nhôm có trong m (g) nhôm.
Tính khối lượng của V lít khí CO2 (đktc)
Dữ liệu vào: Nhập m, V từ bàn phím.
Dữ liệu ra: Tệp DL.TXT gồm 2 số là kết quả của bài toán tương ứng với 2 câu a, b. Mỗi số ghi trên một dòng.
 Kết Bài: Các em ạ. Máy tính điện tử ra đời có nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội. Trong lập trình, máy tính không chỉ giúp con người giải các bài toán trong Tin học mà còn có thể giải các bài toán trong thực tiễn xã hội cũng như các bài toán thuộc các môn học khác. Việc vận dụng kiến thức liên môn và hiểu bi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_gio_hoc_tin_11_thong_qu.doc
  • docbìa.doc
  • docdanh mục các đề tài đã được xếp loại cấp tỉnh.doc
  • pptgiáo án điện tử.ppt
  • docMỤC LỤC.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc