SKKN Tăng cường hứng thú và tập trung của học sinh trong các tiết luyện tập môn Hóa học 11 THPT bằng các trò chơi

SKKN Tăng cường hứng thú và tập trung của học sinh trong các tiết luyện tập môn Hóa học 11 THPT bằng các trò chơi

Mục đích dạy học ngày nay ở nước ta và trên thế giới không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh những tri thức, kỹ năng mà loài người đã tích lũy được trước đây, mà còn đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới phù hợp với hoàn cảnh của mỗi đất nước, mỗi dân tộc. Vì lẽ đó, người giáo viên cần phải nghiên cứu cải thiện chất lượng dạy học.

Để học sinh học tập tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức trong giờ học thì đòi hỏi phải có sự tập trung và hứng thú. Đối tượng học sinh THPT ngày nay, với sự bùng nổ của thông tin truyền hình, tâm lí lứa tuổi, các em thường bị tri phối rất nhiều trong việc học. Nhiều em thấy việc học không hấp dẫn, lí thú, dẫn đến chán nản, kết quả học tập không cao.Riêng với môn hóa học, được đánh giá là môn học khó, thì sự tập trung còn khó khăn hơn. Đặc biệt ở các tiết luyện tập cuối chương thường là giáo viên ôn tập cũng cố lí thuyết sau đó hướng dẫn học sinh làm bài tập theo mô tuýp dễ dẫn đến nhàm chán cho học sinh.

Theo Comenxki – ông tổ của nền sư phạm cận đại, “Muốn người học tiếp thu nhanh chóng và hứng thú, tốt nhất là người dạy phải biết dùng ngôn ngữ càng vui nhộn, hài hước càng tốt. Quá trình học sinh tự mình khám phá, vận dụng kiến thức không phải lúc nào cũng thuận lợi và dễ dàng”.

 

docx 21 trang thuychi01 18584
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tăng cường hứng thú và tập trung của học sinh trong các tiết luyện tập môn Hóa học 11 THPT bằng các trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
TĂNG CƯỜNG HỨNG THÚ VÀ TẬP TRUNG CỦA HỌC SINH TRONG CÁC TIẾT LUYỆN TẬP MÔN HÓA HỌC 11 THPT BẰNG CÁC TRÒ CHƠI
Người thực hiện: Lưu Thị Thu Quyên
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học
THANH HÓA NĂM 2018
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Mục đích dạy học ngày nay ở nước ta và trên thế giới không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh những tri thức, kỹ năng mà loài người đã tích lũy được trước đây, mà còn đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới phù hợp với hoàn cảnh của mỗi đất nước, mỗi dân tộc. Vì lẽ đó, người giáo viên cần phải nghiên cứu cải thiện chất lượng dạy học.
Để học sinh học tập tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức trong giờ học thì đòi hỏi phải có sự tập trung và hứng thú. Đối tượng học sinh THPT ngày nay, với sự bùng nổ của thông tin truyền hình, tâm lí lứa tuổi, các em thường bị tri phối rất nhiều trong việc học. Nhiều em thấy việc học không hấp dẫn, lí thú, dẫn đến chán nản, kết quả học tập không cao.Riêng với môn hóa học, được đánh giá là môn học khó, thì sự tập trung còn khó khăn hơn. Đặc biệt ở các tiết luyện tập cuối chương thường là giáo viên ôn tập cũng cố lí thuyết sau đó hướng dẫn học sinh làm bài tập theo mô tuýp dễ dẫn đến nhàm chán cho học sinh.
Theo Comenxki – ông tổ của nền sư phạm cận đại, “Muốn người học tiếp thu nhanh chóng và hứng thú, tốt nhất là người dạy phải biết dùng ngôn ngữ càng vui nhộn, hài hước càng tốt. Quá trình học sinh tự mình khám phá, vận dụng kiến thức không phải lúc nào cũng thuận lợi và dễ dàng”.
Một câu hỏi đặt ra, tại sao không lợi dụng khả năng “gây nghiện” trò chơi để truyền đạt nội dung học? Các trò chơi này có sự lồng nghép kiến thức liên quan đến môn học sẽ có tác dụng tốt cho học sinh trong việc tích cực học tập. Đặc biệt trong độ tuổi này các em luôn muốn được thể hiện sự hiểu biết của mình trước bạn bè. 
Để tạo ra những trò chơi mang tính giáo dục và gây được động cơ hứng thú, người dạy không chỉ cần chú ý đến nội dung khoa học mà quan trọng hơn là việc ứng dụng CNTT để thiết kế nên các thể thức trò chơi hay, hấp dẫn. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào trong dạy học hóa học còn nhiều hạn chế. Đặt biệt là sử dụng CNTT để thiết kế các trò chơi trong dạy học hóa học chưa được chú trọng do còn gặp nhiều khó khăn, như hạn chế về ý tưởng các trò chơi, kỹ năng sử dụng các phần mềm để thiết kế trò chơi,
Với các lí do trên, tôi chọn đề tài “Tăng cường hứng thú và tập trung của học sinh trong các tiết luyện tập môn hóa học 11 THPT bằng các trò chơi” để áp dụng trong năm học 2017- 218 tại trường THPT Yên Định 3. Tôi mong muốn sẽ đem đến nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế đóng góp vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh, tạo tiền đề để học sinh được vững bước vào cuộc sống lao động trong tương lai.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	- Về lý thuyết: Đưa ra nguyên tắc thiết kế một số trò chơi hóa học, qui trình thiết kế và hướng dẫn sử dụng một số lệnh trong Powerpoint để hỗ trợ cho thiết kế.
	- Về thực nghiệm: Tổ chức được các tiết dạy có lồng ghép trò chơi vào bài giảng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Thiết kế và sử dụng một số trò chơi trong một số bài thuộc chương trình hóa hoc 11 THPT
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	1.4.1.Nghiên cứu lý thuyết:
	- Nghiên cứu các trò chơi qua tài liệu, trên internet và trên truyền hình.
	- Tổng hợp và lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc thù của môn học.
	- Xây dựng nguyên tắc trò chơi dựa trên lý thuyết đã nghiên cứu.
	- Nghiên cứu một số công cụ hỗ trợ cho việc thiết kế trò chơi trên phầm mềm powerpoint 2007.
	1.4.2. Nghiên cứu thực nghiệm: 
- Thiết kế trên phần mềm powerpoint một số trò chơi hóa học ở các bài luyện tập thuộc chương trình hóa học 11 – THPT.
- Bước đầu tổ chức thực nghiệm ở các lớp mà tôi đang giảng dạy.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1.Hứng thú học tập 
Theo các nhà tâm lí học hứng thú học tập là sự yêu thích, ham học, có cảm giác phấn trấn khi tiếp xúc môn học, phát triển tối đa trí tuệ, sức sáng tạo, tích cực tự nghiên cứu, tìm tòi, dưới sự hướng dẫn của giáo viên giảng dạy, làm cho kết quả day học có chất lượng, không gây căng thẳng.
 - Biểu hiện của hứng thú học tập là ở sự tập trung cao độ. Biểu hiện ở cả trong và ngoài giờ học:
+ Trong giờ học: chăm chỉ nghe giảng, xây dựng bài, phát biểu ý kiến.
+ ngoài giờ học: các em tìm đọc thêm các sách tham khảo, tìm hiểu các hiện tượng hóa học trong đời sống và giải thích theo những kiến thức đã học.
-Có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn hóa học
+ Nhóm các yếu tố chủ quan: trình độ nhận thức của học sinh, động cơ và thái độ học tập, nhu cầu nhận thức ham hiểu biết của học sinh.
+ Nhóm các yếu tố khách quan: sự hấp dẫn của môn học, phương pháp và năng lực của giáo viên, điều kiện vật chất, tran thiết bị của môn học và bầu không khí của lớp học.
Như vậy để tăng cường hứng thú học tập cho các em học sinh việc tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên là vô cùng quan trọng.
2.1.2. Vai trò của trò chơi hóa học trong dạy học môn hóa học
Đối với bộ môn hóa học các khái niệm, công thức, hiện tượng, bản chất hóa học nhiều khi rất trìu tượng, khó hiểu, khô cứng làm học sinh khó tiếp thu, dễ nhàm chán, đặc biệt các học sinh có tư duy không tốt sẽ có xu hướng sợ bộ môn hóa học. 
Để học sinh có thể tiếp nhận kiến thức nhanh và dễ nhớ nhất thì chúng ta nên lồng ghép nhiều phương pháp và phương tiện dạy học, nhằm thu hút học sinh cả lớp tham gia hoạt động, trong đó có hình thức dạy học thông qua trò chơi hóa học. Tức là từ trò chơi mà lồng ghép kiến thức hóa học vào, làm cho học sinh có những giây phút thoải mái hoạt động, làm giảm bớt căng thẳng nhưng vẫn đảm bảo học tốt.
2.1.3. Những yêu cầu của một trò chơi hóa học
Muốn trò chơi đem đến hiệu quả giáo dục cao thì cần phải thiết kế trò chơi với các yêu cầu như sau:
- Trò chơi phải có mục đích giáo dục rõ rệt. 
- Trò chơi phải có nội dung phong phú, dựa trên kiến thức chuyên môn, mang tính khoa học và phải gắn liền với các yêu cầu giáo dục trong trường và ngoài xã hội ở từng thời điểm cụ thể.
- Hình thức tổ chức phải gọn nhẹ, dễ hiểu, dễ nhớ, hấp dẫn, vui tươi, lành mạnh và thời lượng vừa phải hợp lý. 
- Trò chơi phải thu hút đông đảo học sinh tham gia, nhằm phát huy sự ham hiểu biết, giàu trí tưởng tượng, biết suy luận, nhanh trí, khéo léo, sôi nổi nhưng không ồn ào, tư duy sâu sắc nhưng không quá trầm lặng.
- Trong trò chơi, người làm chủ là học sinh. Song giáo viên có vai trò rất quan trọng, là người hướng dẫn học sinh tổ chức trò chơi, khéo léo dẫn dắt các em học sinh tự giác tham gia.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Nhiều học sinh ít học bài, làm bài tập ở nhà, giành nhiều thời gian cho việc giải trí: chơi game, xem phim, cùng nhau tụ tập...nguyên nhân cũng là vì học tập không có hứng thú.
- Nhiều tiết dạy của thầy cô vẫn mang tính đọc chép, truyền thụ một chiều, ít có sự tương tác của thầy với trò, các em không biểu đạt được ý kiến của mình nên trở nên thụ động.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy, từ khả năng vận dụng và khả năng xử lí tình huống của học sinh tôi đã lựa chọn từng trò chơi và lồng ghép phù hợp vào từng nội dung bài giảng. Tôi thường lồng ghép vào tiết ôn tập cuối chương để rèn luyện cho học sinh biết tổng hợp kiến thức đã học, phát hiện ra mối tương quan của toàn chương trình học để khắc sâu hơn nữa kiến thức hóa học. Thời gian có thể khoảng 15 phút.Tôi phải phối hợp nhiều trò chơi để tăng sức hấp dẫn và thu hút được nhiều học sinh tham gia. Ngoài ra cũng có thể lồng ghép vào đầu tiết học với mục đích kiểm tra bài cũ và cuối tiết học để củng cố bài. Thời gian tối đa cho việc tổ chức trò chơi dạng này thường là khoảng 5 -10 phút.
2.3.1. Tìm hiểu các bước để thiết kế một trò chơi hóa học
Để thực hiện một trò chơi hóa học, người giáo viên cần phải thực hiện theo một qui trình cụ thể như sau:
	- Bước 1: Xây dựng thể lệ trò chơi. Thể lệ có thể dựa trên nguyên tắc đã nêu, cũng có thể bỏ bớt hay bổ sung thêm tùy điều kiện thực tế.
	- Bước 2: Lựa chọn nội dung, chủ đề cần tuyên truyền. Muốn xác định được chủ đề thì phải trả lời câu hỏi: “Trò chơi đem đến cho học sinh kiến thức mới gì? Hay khắc sâu nội dung gì mà giáo viên cần truyền tải, nhấn mạnh?”
	- Bước 3: Xây dựng hình thức và kết cấu câu hỏi.
	- Bước 4: Thiết kế trò chơi trên phần mềm. Lựa chọn phần mềm thích hợp, sao cho đảm bảo dễ thiết kế, dễ sửa chữa, hiệu chỉnh, giao diện đẹp. Phải thiết kế sao cho thí sinh lựa chọn từ câu hỏi một cách ngẫu nhiên. Mỗi lần thí sinh chọn câu hỏi nào thì câu đó đổi màu hoặc nhấp nháy đồng thời xuất hiện nội dung gợi ý. Nếu học sinh trả lời đúng, đáp án sẽ được mở ra, ngược lại, câu hỏi đó vẫn là bí mật nhưng màu sắc phải khác để thông báo với người chơi rằng câu hỏi này đã được chọn. Nên thiết kế trên một trang màn hình. Cần thiết lập hiệu ứng thời gian, chuông đồng hồ, chấm điểm để trò chơi thêm sinh động, gay cấn và hấp dẫn hơn [1].
	- Bước 5: Tổ chức trò chơi.
	- Bước 6: Tổng kết và rút kinh nghiệm.
2.3.2. Tìm kiếm một số công cụ hỗ trợ thiết kế trò chơi trong Powerpoint 2007
	- Tạo liên kết trang: 
	+ Vào Insert\Shapes, lựa chọn đối tượng, vẽ lên slide.
	+ Click phải lên đối tượng, chọn Hyperlink.
	+ Trong hộp thoại Insert Hyperlink chọn , sau đó vào và chọn trang cần liên kết đến.
	+ Mở đến trang đã liên kết, cũng thực hiện các bước tương tự để tạo liên kết ngược lại vị trí ban đầu. Chú ý nên chọn hình mũi tên quay ngược trở lại để dễ dàng lựa chọn khi trình chiếu.
	- Tạo hiệu ứng đổi màu: Chọn đối tượng cần đổi màu, vào Animations\ Custom Animation\Add effect\Emplasic\Complementary Color 2.
	- Tạo hiệu ứng biến mất: Chọn đối tượng cần biến mất, vào Animations\ Custom Animation\Add effect\exit, sau đó có thể lựa chọn kiểu biến mất tùy ý.
	- Tạo hiệu ứng gỡ đối tượng: Tức là khi nhấp chuột vào đối tượng thì đối tượng đổi màu (xem phần hiệu ứng đổi màu), sau đó biến mất (xem phần hiệu ứng biến mất), khuất bên dưới là thông tin cần cung cấp sau câu trả lời đúng của học sinh. 
+ Xếp hiệu ứng theo thứ tự là đổi màu trước khi biến mất.
+ Vào dấu mũi tên bên phải hiệu ứng chọn Effect options.
+ Trong hộp thoại Diamond chọn Timing, sau đó đánh dấu check vào Start effect on click of . Tiếp theo vào danh sách chọn đối tượng muốn nhấp chuột vào và chọn Ok.
	- Tạo âm thanh: Cũng vào Effect options\Sound và chọn âm thanh cần trình diễn. 
2.3.3. Tìm hiểu một số trò chơi hóa học
2.3.3. 1.Trắc nghiệm hóa học
Nguyên tắc: Các câu trắc nghiệm được lựa chọn trong chương trình học sách giáo khoa hoặc các hiện tượng liên quan đến kiến thức bài học, mỗi câu có một lựa chọn đúng nhất trong 4 lựa chọn A, B, C, D. Các đội sẽ được chuẩn bị trước các bảng trả lời với các chữ cái “A, B, C, D”. Mỗi đội sẽ thảo luận trong thời gian qui định và đưa ra đáp án đúng nhất bằng cách giơ đáp án trả lời theo yêu cầu của ban tổ chức (có thể là 10 giây sau khi nghe ban tổ chức đọc xong câu hỏi). Đội nào có số câu trả đúng nhiều hơn sẽ chiến thắng.
Phương tiện tổ chức: Thiết kế các câu trắc nghiệm, quy định thời gian trả lời câu hỏi trên powerpoint và trình chiếu trên máy tính. 
Hình thức chơi: Chia đội.
Chú ý: Trò chơi này có thể có một vài học sinh yếu gần như không tham gia. Để khắc phục tình trạng này giáo viên cần quan sát nhanh để yêu cầu các em này giải thích sự lựa chọn của đội mình. Có thể lần đầu em học sinh này không trả lời được, nhưng lần chơi sau em đó sẽ chú ý và tham gia nhiều hơn.
2.3.3.2. Trò chơi lật hình
Nguyên tắc: Khuất sau các câu hỏi là một hình ảnh của một chất hoặc một thí nghiệm hoặc nội dung mà chúng ta cần truyền tải kiến thức tới học sinh. Chia bức tranh thành nhiều mảnh nhỏ tùy theo số câu hỏi, mỗi mảnh sẽ mang nội dung của một câu hỏi đố vui. Nếu học sinh trả lời đúng thì phần khuất sau câu hỏi đó sẽ hiện ra và các em có thể đoán nội dung của bức tranh. Khi đã đoán đúng nội dung bức ảnh thì trò chơi kết thúc (xem phụ lục 1). 
Phương tiện tổ chức: Thiết kế trò chơi trên powerpoint và trình chiếu trên máy tính hoặc in trên giấy khổ lớn, hay có thể sử dụng bảng dính.
Hình thức chơi: Chia đội. Các đội chọn câu hỏi và trả lời theo lượt. Đội nào không trả lời được sẽ chuyển câu hỏi cho khán giả. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng sẽ chiến thắng. 
Chú ý: Các câu hỏi ở các mảnh ghép nên có liên quan đến hình ảnh cần truyền tải để rèn cho học sinh sự liên hệ, xâu chuỗi các vấn đề. Trò chơi này được áp dụng giống một trong các lần chơi của trương trình đuổi hình bắt chữ rất nổi tiếng trên truyền hình.
2.3.3.3. Trò chơi miêu tả hóa học
- Nguyên tắc: Người chơi sẽ cầm trên tay danh sách từ (hay khái niệm hóa học) mà ban tổ chức yêu cầu miêu tả. Khi đó, người miêu tả có nhiệm vụ dùng bất kì từ ngữ hoặc hành động nào (có thể là dùng định nghĩa, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, , liệt kê các từ cùng nhóm hoặc có liên quan đến từ trong danh sách) để diễn đạt cho đồng đội mình đoán đúng từ trong danh sách. Người miêu tả không được nói bất kì từ nào trong danh sách với đồng đội của mình. Đội nào đoán đúng nhiều từ hơn trong khoảng thời gian qui định sẽ chiến thắng .
- Phương tiện tổ chức: Viết các từ cần miêu tả vào các tờ giấy và xếp lại để người chơi bốc thăm ngẫu nhiên.
- Hình thức chơi: Chia đội. Có thể chia mỗi lớp học thành 2 đội. 
2.3.3.4. Đố vui ô chữ hóa học
- Nguyên tắc: + Cách tạo ô chữ thường: Để có ô chữ hóa học có ý nghĩa và hay thì chúng ta nên chọn chủ đề cho ô chữ. Chủ đề đó chính là nội dung của ô chữ hàng dọc. Từ ô chữ hàng dọc này, chúng ta đặt từ khóa cho các ô hàng ngang. Dựa vào từ khóa để đặt câu hỏi cho từng hàng ngang.
+ Ô chữ ở mức độ khó hơn: Tương tự như trên nhưng chủ đề của ô chữ không nhất thiết phải đặt trong ô hàng dọc mà đặt trong từng ô riêng rẽ của ô hàng ngang. Mỗi câu hỏi trả lời đúng ở ô hàng ngang sẽ cung cấp một từ khóa cho chủ đề. Khi các từ khóa từ từ hiện ra thì chúng được xếp theo trình tự giải đáp, sau đó người chơi phải sắp xếp lại tất cả các từ khóa và dự đoán chủ đề của ô chữ. Chú ý, người chơi không nhất thiết phải trả lời hết các câu hỏi, khi đoán đúng chủ đề thì trò chơi kết thúc. Đội nào có số câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng . 
- Phương tiện tổ chức: Sử dụng phần mềm powerpoint để thiết kế trò chơi và trình chiếu trên máy tính.
- Hình thức chơi: Chia đội hoặc sử dụng chơi cho cả lớp vào cuối tiết học để củng cố bài.
2.3.3.5. Đố vui ba dữ kiện hóa học:
- Nguyên tắc: Đầu tiên ta đưa ra câu hỏi ở dạng khái niệm hoặc về chất, tính chất, hiện tượng hóa học,.. Ví dụ như: Đây là nguyên tố hóa học nào? Hiện tượng gì? Sau đó đưa ra từng dữ kiện (thông thường là ba dữ kiện) gợi ý dần dần cho câu trả lời đúng. Dữ kiện thứ nhất ở mức độ khó nhất (hầu như chưa gợi ý gì), dữ kiện thứ hai ở mức độ trung bình (có gợi ý) và dữ kiện thứ ba ở mức độ dễ nhất (gợi ý gần tới câu trả lời đúng) (xem phụ lục 4). Nếu học sinh trả lời đúng ở dữ kiện thứ nhất sẽ được 30 điểm/câu, dữ kiện thứ hai là 20 điểm/câu, dữ kiện thứ ba là 10 điểm/câu. Mỗi dữ kiện cách nhau 10 giây. 
- Phương tiện tổ chức: Dùng phần mềm powerpoint để thiết kế trò chơi và trình chiếu trên máy tính và học sinh dành quyền ưu tiên trả lời bằng cách giơ tay hoặc bấm chuông (nếu có). Hoặc đơn giản hơn là viết các câu hỏi theo thứ tự rồi cho học sinh bốc thăm, khi bốc được số nào thì ban giảm khảo đọc từng dữ kiện theo thời gian qui định. Thực hiện theo cách này dễ làm và không mất nhiều thời gian cho việc thiết kế trên máy tính.
- Hình thức chơi: Chia đội. Thực hiện ngay trên lớp học hoặc vào các buổi sinh hoạt dưới cờ.
2.3.3.6. Hoa thơm tặng thầy:
- Nguyên tắc: Sử dụng một cây (hay nhánh cây) có nhiều cành, chuẩn bị một số bông hoa (số loại hoa phụ thuộc vào số đội tham gia trò chơi). Mỗi đội lần lượt lên hái hoa, ẩn dưới mỗi búp hoa là một câu hỏi, nếu trả lời đúng thì hoa sẽ nở và dùng để tặng thầy cô. Trả lời sai thì bỏ qua câu hỏi đó và nhường quyền hái hoa cho đội còn lại.
- Phương tiện tổ chức: Dùng cành cây trong tự nhiên hoặc tự làm theo ý thích nhưng phải có thẩm mỹ. Hoặc có thể thiết kế trên powerpoint.
- Hình thức chơi: Chia đội. Mỗi đội sẽ chọn một loài hoa mà ban tổ chức đưa ra. Đội nào trả lời nhiều câu hỏi nhất ứng với nhiều hoa nở trên cành sẽ chiến thắng.
2.3.4. Thực nghiệm 
Dưới đây là các trò chơi tôi đã áp dụng tại các lớp tôi được giao dạy trong năm học 2017 – 2018.
TRÒ CHƠI 1: ĐỐ VUI Ô CHỮ HÓA HỌC
- Thể lệ: Xem phần 2.2.1.4.
- Nội dung cần ôn tập: Chương 1: sự điện li hóa học 11.
- Mục đích giáo dục:
	+ Ôn tập kiến thức chương.
	+ Tạo cho học sinh khả nảng phản ứng linh hoạt trước các câu hỏi mình gặp phải đối mặt.
 + Tạo hứng thú học tập khi chuyển sang chương mới
 +Tạo tinh thần đoàn kết 
- Phương tiện sử dụng: Máy chiếu đa năng, máy tính, loa.
- Giáo viên chuẩn bị : 10 cây bút làm phần thưởng.
1
S
Ư
Đ
I
Ê
N
L
I
2
I
Ô
N
3
N
Ô
N
G
Đ
Ô
I
Ô
N
4
M
U
Ô
I
5
M
U
Ô
I
A
X
I
T
6
L
Ư
Ơ
N
G
T
I
N
H
7
O
H
8
K
I
Ê
M
9
T
H
U
Â
N
10
T
R
Ă
N
G
11
Q
U
Y
T
I
M
12
H
2
S
O
4
Chủ đề
S
Ư
T
R
A
O
Đ
Ô
I
I
Ô
N
NỘI DUNG CÂU HỎI
STT
 CÂU HỎI
ĐÁP ÁN
1
Quá trình phân li của các chất thành khi tan trong nước được gọi là 
Sự điện li.
2
Dung dịch chất điện li có khả năng dẫn điện là do có chứa các......
Ion
3
Khả năng dẫn điện của các dung dịch chất điện li phụ thuộc vào ....
Nồng độ ion
4
Loại hợp chất hóa học nào khi tan trong nước sẽ điện li thành cation kim loại và anion gốc
Muối
5
Các chất : NaHCO3, NaHS, KHSO4, đều thuộc loại hợp chất hóa học nào?
Muối axit
6
Các chất Al(OH)3, Zn(OH)2, Zn(OH)2 đều có tính chất hóa học chung là tính....
Lưỡng tính
7
Bazơ là những chất khi tan trong nước phân li ra anion....
OH-
8
Dung dịch X có [ OH- ] = 1,2 . 10-5M có môi trường gì?
Kiềm
9
Cho cân bằng H2S HS- + H+
Khi thêm H2S vào hệ thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nào?
Thuận
10
Dung dịch X chứa Ca2+, NO3-, Cl-
Dung dịch Y chứa K+, Na+, CO32-. Khi trộn dung dịch X với dung dịch Y thu được kết tủa màu gì?
Trắng
11
Có thể phân biệt 4 dung dịch NaOH, H2SO4, BaCl2, NaCl bằng một hóa chất nào?
Quỳ tím
12
Để phân biệt các dung dịch BaCl2, Na2CO3,NaNO3 có thể dùng một hóa chất nào?
Axitsunfuric
Hàng ngang
Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là gì?
Sự trao đổi ion
TRÒ CHƠI 2: ĐỐ VUI BA DỮ KIỆN HÓA HỌC
- Thể lệ: Xem phần 2.2.1.5.
- Nội dung ôn tập: Chương 2 :Nitơ – Phốtpho
- Mục đích giáo dục: 
	+ Giúp học sinh phát hiện mối tương quan giữa toàn bộ chương trình Hóa học trung học phổ thông.
	+ Cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích của các nhà khoa học, cũng như các thí nghiệm hóa học,... thông qua các câu hỏi.
 + Tạo không khí thi đua học tập trong lớp theo đúng tinh thần “ thua thầy một vạn không bằng kém bạn một li ”
 + Tạo hứng thú để học sinh học tập chương mới tốt hơn.
- Phương tiện sử dụng: Máy chiếu đa năng, máy tính, loa.
- Giáo viên chuẩn bị : 1 hộp kẹo làm phần thưởng.
STT
Câu hỏi
Ba dữ kiện
Đáp án
1
Đây là nguyên tố hóa học nào?
Dữ kiện 1: Nhà hóa học người Anh đã tìm ra nó vào năm 1772.
Dữ kiện 2: Tên của nó có nghĩa là không có sự sống.
Dữ kiện 3: Nguyên tố này chiếm 78,16% thể tích không khí.
Nitơ
2
Đây là nguyên tố hóa học nào?
Dữ kiện 1: Đây là một nguyên tố đầu tiên được phát hiện từ nước tiểu.
Dữ kiện 2: Trong công nghiệp được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng Apatit , cát, than cốc ở 12000C.
Dữ kiện 3: Có 2 dạng thù hình quan trọng 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_tang_cuong_hung_thu_va_tap_trung_cua_hoc_sinh_trong_cac.docx