SKKN Tăng cường công tác giáo dục để nâng cao nhận thức và kĩ năng của học sinh về văn hóa giao tiếp - Ứng xử ở trường THPT Lê Lợi
Văn hoá học đường là một môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, vấn đề xây dựng văn hoá học đường phải được coi là trọng tâm và quan trọng nhất trong từng trường học. Nếu môi trường học đường thiếu văn hoá thì không thể làm được chức năng truyền tải những giá trị kiến thức nhân văn cho thế hệ trẻ.
Vậy thực trạng văn hoá học đường ngày nay như thế nào? Phần lớn thế hệ trẻ trong nhà trường hiện nay có kiến thức rất rộng, nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin có sức khoẻ tốt, tinh thần cầu thị trong học tập, khả năng ứng dụng những kiến thức học vào thực tiễn cao, quý trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bè sống có kỷ cương, không ngừng phấn đấu vươn nên trong học tập và trong cuộc sống. Nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ đang ứng xử một cách vô văn hoá. Nhà tư vấn tâm lý Phạm Thị Thuý cho rằng: Văn hoá ứng xử học đường Việt Nam đã ở vào cấp độ báo động đỏ. Quá nhiều hành vi thiếu văn hoá của học sinh . Văn hoá học đường đang xuống cấp nghiêm trọng, là sự xuống cấp đáng sợ nhất của một nền giáo dục.Hiện có rất nhiều người đồng tình với ý kiến này khi cho rằng văn hoá ứng xử học đường đang bị xem nhẹ. Nhà trường chỉ tập trung vào việc dạy kiến thức tự nhiên xã hội mà quên đi giáo dục nhân cách sống cho học sinh. Thực tế cho thấy trong môi trường học đường, nơi văn hoá được coi trọng, đượcxây dựng và phát huy lại đang diễn ra những điều thiếu văn hoá. Trong môi trường giáo dục hai mối quan hệ chính là quan hệ giữa thầy và trò và quan hệ giữa các trò với nhau. Trong đó mối quan hệ giữa thầy và trò là mối quan hệ cốt lõi nhất để xây dựng môi trường giáo dục. Theo thống kê của Bộ giáo dục đào tạo, từ đầu năm học 2009-2010 đến nay cả nước đã xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học, trong đó có các vụ án hình sự ngày càng gia tăng. Học sinh đánh nhau không chỉ dùng chân tay hay cặp sách nữa mà là những hình ảnh các học em sinh mặc đồng phục tuổi từ 10 đến 18 cầm dao, phớ, kiếm và cả súng tự chế hay súng mua chui trên thị trường để “Xử nhau” chỉ vì những lí do rất trẻ con như “nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông hoặc chỉ đơn giản là đánh cho bõ ghét. Không dừng lại ở việc đánh lộn lẫn nhau học trò hiện nay yêu quá sớm, yêu nhiều và quan niệm yêu gắn liền với tình dục đã để lại những hậu quả khó lường. Có những bạn trẻ đứng trước nguy cơ vô sinh hoặc đã bị vô sinh do nạo hút thai ở tuổi dậy thì, sức khoẻ giảm sút, tâm lý tổn thương .Đã có rất nhiều bậc phụ huynh khi đưa con gái vào bệnh viện vì con đau bụng dữ dội mới tá hoả khi nhận được tin dữ con gái họ đã mang thai. Không ít những cô cậu đã phải làm cha, làm mẹ ở độ tuổi “ăn chưa no lo chưa tới” do quan niệm quá thoáng về tình yêu.Văn hoá ứng xử giữa học trò với nhau ngày nay mang nhiều màu sắc biến tướng. Tình trạng kết bè, kết phái tạo thành băng, hội cũng là vấn đề nhức nhối nó không những làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục mà còn làm cho xã hội quan tâm lo lắng. Hiện tượng lập băng nhóm rồi đi cướp, trấn lột, dằn mặt lẫn nhau, thanh toán ân oán cá nhân của học trò làm gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với các nhà làm công tác giáo dục và quản lí giáo dục.
Mục lục Mở đầu Trang 1 Mở đầu 3 2 Lí do chọn đề tài 3 Mục đích nghiên cứu 3 4 Đối tượng nghiên cứu 3 Phương pháp nghiên cứu 3 5 Nội dung 4 6 Cơ sở lí luận 4 7 Các giải pháp để giải quyết vấn đề 5 8 9 Nội dung 1: Tổ chức ngoại khóa theo chủ đề : “ Cùng bàn luận về những chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử ở môi trường giáo dục ” 6 10 Nội dung 2: Tổ chức ngoại khóa theo chủ đề : “ Tìm hiểu những tình huống giao tiếp ứng xử với bạn bè trong trường ” 8 11 Nội dung 3: Tổ chức hoạt động ngoại khóa “ Thảo luận về cách hòa giải khi 2 người bạn thân đang xích mích- Cách ứng xử với những người bạn không tốt – nghệ thuật xin lỗi trong tình bạn ” 10 12 Nội dung 4: Tổ chức ngoại khóa: “ Văn minh học đường ” 12 13 Kết luận và kiến nghị: 14 Kết luận 19 15 Kiến nghị 19 I. Mở đầu 1.Lí do chọn đề tài Văn hoá học đường là một môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, vấn đề xây dựng văn hoá học đường phải được coi là trọng tâm và quan trọng nhất trong từng trường học. Nếu môi trường học đường thiếu văn hoá thì không thể làm được chức năng truyền tải những giá trị kiến thức nhân văn cho thế hệ trẻ. Vậy thực trạng văn hoá học đường ngày nay như thế nào? Phần lớn thế hệ trẻ trong nhà trường hiện nay có kiến thức rất rộng, nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin có sức khoẻ tốt, tinh thần cầu thị trong học tập, khả năng ứng dụng những kiến thức học vào thực tiễn cao, quý trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bè sống có kỷ cương, không ngừng phấn đấu vươn nên trong học tập và trong cuộc sống. Nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ đang ứng xử một cách vô văn hoá. Nhà tư vấn tâm lý Phạm Thị Thuý cho rằng: Văn hoá ứng xử học đường Việt Nam đã ở vào cấp độ báo động đỏ. Quá nhiều hành vi thiếu văn hoá của học sinh . Văn hoá học đường đang xuống cấp nghiêm trọng, là sự xuống cấp đáng sợ nhất của một nền giáo dục.Hiện có rất nhiều người đồng tình với ý kiến này khi cho rằng văn hoá ứng xử học đường đang bị xem nhẹ. Nhà trường chỉ tập trung vào việc dạy kiến thức tự nhiên xã hội mà quên đi giáo dục nhân cách sống cho học sinh. Thực tế cho thấy trong môi trường học đường, nơi văn hoá được coi trọng, đượcxây dựng và phát huy lại đang diễn ra những điều thiếu văn hoá. Trong môi trường giáo dục hai mối quan hệ chính là quan hệ giữa thầy và trò và quan hệ giữa các trò với nhau. Trong đó mối quan hệ giữa thầy và trò là mối quan hệ cốt lõi nhất để xây dựng môi trường giáo dục. Theo thống kê của Bộ giáo dục đào tạo, từ đầu năm học 2009-2010 đến nay cả nước đã xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học, trong đó có các vụ án hình sự ngày càng gia tăng. Học sinh đánh nhau không chỉ dùng chân tay hay cặp sách nữa mà là những hình ảnh các học em sinh mặc đồng phục tuổi từ 10 đến 18 cầm dao, phớ, kiếm và cả súng tự chế hay súng mua chui trên thị trường để “Xử nhau” chỉ vì những lí do rất trẻ con như “nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông hoặc chỉ đơn giản là đánh cho bõ ghét. Không dừng lại ở việc đánh lộn lẫn nhau học trò hiện nay yêu quá sớm, yêu nhiều và quan niệm yêu gắn liền với tình dục đã để lại những hậu quả khó lường. Có những bạn trẻ đứng trước nguy cơ vô sinh hoặc đã bị vô sinh do nạo hút thai ở tuổi dậy thì, sức khoẻ giảm sút, tâm lý tổn thương.Đã có rất nhiều bậc phụ huynh khi đưa con gái vào bệnh viện vì con đau bụng dữ dội mới tá hoả khi nhận được tin dữ con gái họ đã mang thai. Không ít những cô cậu đã phải làm cha, làm mẹ ở độ tuổi “ăn chưa no lo chưa tới” do quan niệm quá thoáng về tình yêu.Văn hoá ứng xử giữa học trò với nhau ngày nay mang nhiều màu sắc biến tướng. Tình trạng kết bè, kết phái tạo thành băng, hội cũng là vấn đề nhức nhối nó không những làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục mà còn làm cho xã hội quan tâm lo lắng. Hiện tượng lập băng nhóm rồi đi cướp, trấn lột, dằn mặt lẫn nhau, thanh toán ân oán cá nhân của học trò làm gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với các nhà làm công tác giáo dục và quản lí giáo dục. Như vậy có thể thấy thực trạng văn hoá giao tiếp- ứng xử của thế hệ trẻ trong nhà trường đang xuống cấp một cách nghiêm trọng .Văn hoá giao tiếp,ứng xử là một yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, vấn đề xây dựng văn hoá học đường phải được coi là trọng tâm và quan trọng nhất trong từng trường học. Nếu môi trường học đường thiếu văn hoá thì không thể làm được chức năng truyền tải những giá trị kiến thức nhân văn cho thế hệ trẻ. Là một giáo viên thường xuyên được phân công làm công tác chủ nhiệm bản thân tôi nhận thấy việc giáo dục tư tưởng đạo đức và lối giao tiếp, ứng xử có văn hoá cho thế hệ trẻ hiện nay là một việc làm hết sức cần thiết do đó tôi lựa chọn đề tài: “ Tăng cường công tác giáo dục để nâng cao nhận thức và kĩ năng của học sinh về văn hóa giao tiếp- ứng xử ở trường THPT Lê Lợi ”. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của công tác giáo dục để nâng cao nhận thức và hành động của học sinh về văn hóa giao tiếp- ứng xử trong nhà trường là để xây dựng một thế hệ trẻ có sức khoẻ, có trí lực, lòng nhiệt huyết, kính thầy, mến bạn, luôn trau dồi về lý tưởng và đạo đức cách mạng. Ngoài ra trong cuộc sống luôn chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của người công dân đối với Tổ Quốc. 3. Đối tượng nghiên cứu: Trong quá trình hình thành con người và phát triển xã hội, nhân loại đã tích lũy một kho tàng phong phú những công cụ giao tiếp từ đơn giản đến phức tạp, những qui tắc ứng xử, xã giao trong đời sống hàng ngày cũng như trong nghi lễ. Đó là văn hóa giao tiếp của một cộng đồng hay của xã hội. Mỗi cá nhân lớn lên, muốn tồn tại và phát triển phải nắm được những công cụ, qui tắc ấy, hay nói cách khác - phải hiểu được “ngôn ngữ” giao tiếp của cộng đồng. Mức độ nắm bắt và sử dụng thành thạo những công cụ và qui tắc giúp phản ánh trình độ văn hóa giao tiếp hay tính chất văn hóa trong hành động giao tiếp của mỗi cá nhân. Giáo dục văn hóa giao tiếp là việc cần thiết và cấp bách, nhất là trong xã hội và môi trường giáo dục của chúng ta hiện nay. Nhìn xa hơn và xét trong một bối cảnh rộng hơn, văn hóa giao tiếp chỉ là một phương diện trong toàn bộ hoạt động giao tiếp của con người. Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là hình thành con người - giao tiếp, tức con người có năng lực giao tiếp bao gồm giao tiếp với người khác và giao tiếp với chính mình. Cái gốc trong văn hóa giao tiếp của con người – giao tiếp ấy chính là sự phong phú của đời sống tinh thần và những giá trị đạo đức mà mỗi cá nhân có được. 4. Phương pháp nghiên cứu: - PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. - PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. - PP thống kê, xử lý số liệu. II. Nội dung Cơ sở lí luận: Cách đây hơn 150 năm, nhà triết học Đức nổi tiếng Ludwig Feuerbach (1804 - 1872) đã viết:“Con người riêng lẻ, như một thứ gì đó biệt lập, không chứa đựng trong nó bản chất người. Bản chất người chỉ tồn tại trong giao tiếp, trong sự thống nhất của con người với con người, trong sự thống nhất chỉ dựa trên hiện thực của sự khác nhau giữa Tôi và Bạn. Con người cho mình là con người trong nghĩa bình thường: con người trong giao tiếp với con người, sự thống nhất của Tôi và Bạn là Thượng đế” Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại mà sự giao tiếp, thông cảm của con người với nhau đang đứng trước những thử thách rất lớn.Ở Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với sự xuống cấp của những giá trị tinh thần và nếp sống văn hóa, sự sa sút của văn hóa giao tiếp trong đời sống xã hội cũng như trong nhà trường đang đặt ra cho giáo dục những câu hỏi lớn. Nhiều hiện tượng tiêu cực liên tiếp xảy ra làm xôn xao dư luận. Nhiều điều tai nghe mắt thấy hàng ngày làm đau lòng những người có tâm, đau lòng những người làm cha mẹ, đau lòng thầy cô giáo. Giao tiếp, ứng xử có quan hệ chặt chẽ với giáo dục. Xét trên phương diện nào đó, giáo dục chính là giao tiếp. Không có giao tiếp thì không có giáo dục. Trong giáo dục ít nhất phải có hai cá thể khác nhau, trước khi muốn tác động hay giáo dục, hai cá thể này phải giao tiếp với nhau. Mức độ và hiệu quả giao tiếp, ứng xử tùy thuộc vào từng hình thức giáo dục và tính chất của sự giao tiếp. 2.Thực trạng: Từ trước đến nay, chúng ta vẫn nghe nhiều về đạo thầy - trò (Đạo làm thầy và đạo làm trò). Quan hệ thầy trò xưa kia là mối quan hệ đáng kính và đáng chân trọng. Người xưa có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là dạy một chữ cũng là thầy mình mà dạy nửa chữ cũng là thầy và lấy ông thầy làm trung tâm, học trò nhất nhất phải nghe theo, coi thầy là tấm gương để học theo. Cách đây hơn hai nghìn năm Khổng Tử bàn đến mối quan hệ Quân - Sư - Phụ (Vua - thầy - cha) tức là học trò kính thầy như kính vua, kính cha. Những quan niệm coi thầy là cha còn ăn sâu tới nỗi khi thầy chết học trò để tang như để tang cha mẹ. Mỗi khi muốn hỏi thầy hoặc trao đổi vấn đề gì phải thưa gửi lễ phép đàng hoàng. Đứng trước mặt thầy phải chỉnh tề, nhã nhặn, gặp thầy phải cúi chào từ xa, khoanh hai tay trước ngực khi nào thầy trả lời mới được ngửng lên. Nhưng ngày nay học trò của chúng ta đã không thể làm đủ lễ nghi với thầy cô họ lại còn xuyên tạc, làm biến tướng các nghi lễ, thiếu sự tôn trọng với thầy cô, coi thường việc học. Ví dụ như: Cách chào của học trò khi gặp thầy cô, họ vừa đi thậm chí là chạy ù ù qua thầy cô vừa chào “cô ạ”, “thầy ạ” để tiết kiệm từ và nói cho nhanh hơn nữa học trò chào thầy cô (nếu là cô giáo) “Quạ! Quạ!”, (nếu là thầy) “Thạ! Thạ!” rồi cười hô hố rất phản cảm làm cho giáo viên chẳng thể hiểu học trò chào mình hay chào cái gì?. Sau lưng học trò gọi thầy cô mình là ông nọ, bà kia tệ hại hơn là gọi bằng đại từ nhân xưng “nó”. Khi làm bài kiểm tra không tốt bị thầy cho điểm kém không vừa ý mình học trò sẵn sàng lôi bài kiểm tra ra xé trước mặt thầy cô để tỏ thái độ. Có trường hợp trò vì mâu thuẫn nhỏ, xung đột ý kiến hoặc bị giáo viên phạt mà quay ra thù thầy cô, tạt a-xít vào thầy cô, cả kể việc thuê người giết chết thầy cô mình. Nhìn lại xem đây là lối ứng xử gì? Có thể thấy: chửi thề, nói tục, vô lễ với giáo viên, bạo lực với bạn bè, trốn giờ học, không có ý thức trong lớp là những hành vi thể hiện văn hóa giao tiếp- ứng xử ngày càng xuống cấp của một bộ phận học sinh hiện nay. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THPT Lê Lợi nói riêng từ đó gây nên những hệ lụy khó lường cho tương lai của Đất Nước. Khảo sát bằng những tình huống giao tiếp, ứng xử và một số câu hỏi liên quan đến văn hóa giao tếp ứng xử học đường ở lớp chủ nhiệm 10A4 đầu năm học 2015- 2016 thu được kết quả như sau: + Kĩ năng giao tiếp tốt: 10/ 44 em chiếm tỉ lệ: 22,8% + Kĩ năng giao tiếp khá: 19/ 44 em chiếm tỉ lệ: 43,2% + Còn rụt rè, chưa biết giao tiếp: 15/ 44 em chiếm tỉ lệ: 34% 3.Các giải pháp để giải quyết vấn đề trên: Giáo dục văn hóa giao tiếp - ứng xử cho học sinh THPT hiểu theo nghĩa hẹp thì đây là hoạt động không nhằm mục đích truyền thụ kiến thức mà hướng vào việc hình thành nhân cách, thế giới quan và nhân sinh quan, ý thức về giá trị, tình cảm yêu ghét của người học sinh. Ở đây, quá trình dạy phức tạp hơn rất nhiều và hoạt động giao tiếp cũng đa dạng hơn, nhiều chiều hơn, tính chất đối thoại cũng bộc lộ đầy đủ và rõ nét hơn. Để giúp học sinh có nền tảng tâm lí và những đức tính cần thiết, ngoài việc giảng giải, thuyết phục, giáo dục thì mỗi ngày, trong mỗi bài học, trong từng việc làm, chúng ta cần phải tạo ra môi trường giao tiếp thuận lợi giúp học sinh tự tin bày tỏ suy nghĩ, tâm tư của mình, từ đó có thể giao tiếp với bè bạn, thầy cô giáo một cách có văn hóa. Một không khí bình đẳng, dân chủ, đầy tình thương và bao dung, một thái độ thân thiện, không áp đặt sẽ là môi trường giao tiếp tốt đồng thời cũng là môi trường giáo dục lí tưởng, trong đó học sinh sẽ tự nguyện đến với thầy giáo; thầy giáo sẽ tiếp cận được tới từng cá thể học trò và như vậy, mọi nỗ lực giáo dục của nhà trường sẽ dễ đạt kết quả mong muốn.Vì vậy theo bản thân tôi, việc giáo dục văn hóa giao tiếp - ứng xử với thầy cô , bạn bè cho học sinh cần tổ chức thông qua các buổi hoạt động ngoại khóa dưới những hình thức khác nhau để tránh nhàm chán cho các em. 3.1. Nội dung 1: Tổ chức ngoại khóa theo chủ đề : “ Cùng bàn luận về những chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử ở môi trường giáo dục ” Mục tiêu: Thông qua hoạt động này giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về lối giao tiếp- ứng xử có văn hóa. Hình thành kĩ năng cần thiết để có thể tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh để xứng đáng là con ngoan, trò giỏi và trở thành một công dân văn minh, lịch sự, có văn hóa sau này. Phương pháp: Thảo luận nhóm Thuyết trình Cách tiến hành: GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo nội dung các câu hỏi sau đây: * Nhóm 1 chuẩn bị nội dung : Đối với thầy cô giáo và nhân viên nhà trường, mỗi học sinh cần có thái độ giao tiếp - ứng xử như thế nào cho đúng chuẩn mực? - Chào hỏi lễ phép khi gặp mặt. Không lẫn tránh hoặc tỏ thái độ dửng dưng: - Khi giao tiếp luôn giữ lễ, không vì quá gần gũi mà có những cử chỉ, lời nói vượt quá mối quan hệ thầy trò. -Luôn vâng lời dạy bảo, tuân theo sự hướng dẫn của thầy cô và nhân viên. -Khi lầm lỗi, được thầy cô chỉ bảo, hãy thành khẩn nhận lỗi và sửa chữa, điều chỉnh hành vi của mình, không vì thế mà đặt điều nói xấu sau lưng thầy cô. -Trường hợp bị oan, đến gặp thầy cô lễ phép giải bày không nên về báo phụ huynh đến đôi co làm mất đi mối quan hệ tốt đẹp giữa gia đình và nhà trường. -Khi thầy cô vào hay rời lớp, hãy đứng dậy trong tư thế nghiêm trang để chào. Cử chỉ miễn cưỡng đứng chào được xem là vô lễ. * Nhóm 2 chuẩn bị nội dung: Khi gặp quan khách đến trường (bao gồm các vị lãnh đạo trong ngành, trong chính quyền, đơn vị, đoàn thể, tổ chức có liên quan, các bậc phụ huynh ) để liên hệ công việc , là học sinh chúng ta cần thể hiện thái độ và hành vi giao tiếp - ứng xử như thế nào cho đúng chuẩn mực? -Lễ phép chào hỏi khi gặp mặt. Chỉ dẫn nơi khách cần liên hệ với thái độ niềm nở, trân trọng. -Không nhìn soi mói hoặc bàn tán, cợt nhã. -Không đến gần phương tiện đi lại của khách để ngắm nghía, sờ soạng. -Khi khách vào thăm lớp hay liên hệ với thầy cô, hãy đứng dậy nghiêm trang chào. Hành động đó cũng đựơc thực hiện khi khách rời lớp. -Trong khi thầy cô trao đổi với khách ở ngoài lớp, hãy ngồi im lặng trong lớp chờ thầy cô vào. Việc gây ôn ào sẽ khiến khách đánh giá thấp về lớp và trường của mình. * Nhóm 3 chuẩn bị nội dung: Đối với các anh chị lớp trên, bạn bè và các em lớp dưới cần thể hiện cách giao tiếp- ứng xử như thế nào cho có văn hóa. + Với anh chị lớp trên : - Cần thể hiện sự tôn trọng, xem như là anh chị trong gia đình, không được ỷ thân ỷ thế hỗn láo. -Khi có chuyện bất bình, hãy đến trình bày với giám thị, thầy cố giải quyết, không tự ý gọi bạn bè, anh chị đến gây sự làm ảnh hưởng nền nếp của nhà trường. + Với bạn bè cùng trang lứa và các em lớp dưới : - Luôn ôn hoà, nhã nhặn, đoàn kết tương thân tương trợ khi có bất hoà hãy dùng lời nói để giải quyết, không dùng hành vi bạo lực khiến sự việc càng thêm mâu thuẫn. -Cùng nhau chia sẻ, giải quyết những trở ngại trong cuộc sống, trong học tập. -Tránh sự đố kị, đặt điều nói xấu nhau, chia bè kéo cánh, lập băng nhóm gây hiềm khích trong tập thể. * Nhóm 4 chuẩn bị nội dung: Chỉ ra những hành động và lời nói thông dụng khi giao tiếp - ứng xử thể hiện nét văn hóa? a. Cách chào hỏi, xưng hô: + Với thầy cô giáo, nhân viên nhà trường, khách đến thăm trường: - Cúi đầu chào kết hợp với lời nói lễ phép:Thưa (...) tuỳ theo mối quan hệ và giới tính để xưng hô cho phù hợp. Nếu dùng từ “Chào” thì sau từ xưng hô phải có từ “ạ” - Trường hợp bắt tay, phải để người lớn đưa tay trước. Khi bắt phải nắm tay chặt để thể hiện sự thân mật. Không nên chặt quá gây cảm giác đau cho người khác hoặc buông lỏng mang tính chiếu lệ tạo cảm tưởng hờ hững. + Với nguời bạn bè, các em lớp dưới: - Có thể dùng lời thân thiện: Chào (bạn /em) hoặc mỉm cười, đưa tay chào, hoặc dùng những câu nói xã giao “ Bạn đi đâu đó, đang làm gì vậy, có khoẻ không”. - Có thể dùng cử chỉ vỗ vai nhẹ nhàng hoặc bắt tay để tạo sự thân mật. Trường hợp bắt tay với nữ giới hãy chờ họ đưa tay trước và tránh những lời nói suồng sã. b) Cách nói lời xin lỗi và nhận lời xin lỗi: + Trường hợp xin lỗi: - Khi làm người khác khó chịu hoặc thiệt hại về vật chất hay tinh thần dù là nhỏ nhất, hãy mạnh dạn nói lời xin lỗi với thái độ hối tiếc. - Khi xin lỗi đừng cho đó là việc tự hạ mình, ngược lại hành động đó khiến cho người được xin lỗi không chỉ dễ chịu mà còn đánh giá mình là người có văn hóa. + Nhận lời xin lỗi: - Khi được người khác xin lỗi hãy vui vẻ trả lời: “không sao” hoặc “không có gì”. Nếu đối tượng có vai vế lớn hơn hãy thêm từ “ạ!” - Tránh im lặng ra dấu cho qua hoặc quay người bỏ đi. Làm thế không giải toả được sự hối tiếc của người đã xin lỗi, có khi gây ra hiềm khích. c) Yêu cầu được giúp đỡ và lời cảm ơn khi được giúp đỡ: + Yêu cầu được giúp đỡ: Hãy nói với một thái độ nhã nhặn, thân thiện: - “ Xin vui lòng giúp đỡ” - Bạn có thể giúp tôi .. được không? - “ Xin lỗi, có thể cho tôi biết ” + Sau khi được giúp đỡ: Hãy nói “ cám ơn” hoặc “cảm ơn nhiều” với một nụ cười tươi tắn và thái độ biết ơn. + Đề nghị giúp đỡ bạn: Khi thấy bạn bè hoặc các em lớp dưới gặp khó khăn hay đang đau đớn, cần sự giúp đỡ dìu dắt ta nên đến đề nghị được giúp đỡ họ. Trước khi thực hiện cần vui vẽ nói: “ Tôi có thể giúp một tay được không ?” ,“ Tôi làm gì để có thể giúp ?” d. Trả lời khi được cảm ơn: -Khi được người khác bày tỏ sự cảm ơn nên đáp lại bằng thái độ vui vẻ, cởi mở cùng câu nói: “Không có gì”; nếu đối tượng giao tiếp là thầy cô giáo, cán bộ nhan viên nhà trường hãy thêm từ “ạ” ở cuối lời nói hoặc từ”dạ” ở trước câu nói. 3.2 Nội dung 2: Tổ chức ngoại khóa theo chủ đề : “ Tìm hiểu những tình huống giao tiếp ứng xử với bạn bè trong trường ” Mục tiêu: Thông qua hoạt động này giúp học sinh có thể xác định được những tình huống nảy sinh trong giao tiếp- ứng xử với bạn bè. Hình thành kĩ năng cần thiết để có thể tự tin giao tiếp với bạn bè và giải quyết tốt các tình huống tránh xảy ra những xung đột, mâu thuẫn đáng tiếc. Phương pháp: Thảo luận nhóm Thuyết trình Cách tiến hành: Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở: Trong quá trình giao tiếp với bạn bè thực tế sẽ xảy ra những tình huống khiến chúng ta phải khéo léo xử lí để tránh xảy ra những mâu thuẫn đáng tiếc . Theo em ta có thể vận dụng những cách giải quyết tình huống thế nào cho hợp lí để giữ tình bạn tốt đẹp. Học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời Giáo viên gọi học sinh trả lời, các nhóm bổ sung. Giáo viên kết luận các tình huống: * Tình huống đối đáp theo kiểu: “ Lạt mềm buộc chặt ” Dân gian có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Đối với nhiều ý kiến phê bình, phản đối của bạn bè, không nên đáp lại bằng những lời nói hằn học, nặng nề mà nhiều khi nên dùng lời nói nhẹ nhàng nhưng chứa đựng những ý nghĩa sâu xa. * Tình huống cần phải “ Chuyển bại thành thắng ” Trong cuộc sống đời thường nhiều khi ta bị đẩy vào tình huống bất lợi, có nguy cơ thất bại, lúc đó đòi hỏi chúng ta phải bình tĩnh, suy nghĩ ngay đến những hậu quả xấu nhất có thể xảy ra (chuẩn bị tâm thế sẵn sàng chấp nhận). Tìm xem có cách gì để hạn chế mức thấp nhất những thiệt hại (ví dụ: điều gì đã đẩy ta vào tình thế bất lợi, có cách nào tạo được kế hoãn binh có vẻ ít liên quan, nhưng nếu được “địch thủ” sẵn sàng chấp nhận thì chính điều có vẻ không liên quan đó có thể thay đổi tình thế). * Tình huống cần phải hài hước: “Khi bạn nổi cáu ta hãy đùa lại một câu” (Laphôngten). Hài hước là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong ngôn ngữ giao tiếp. Đó là cách an toàn nhất cho mọi cuộc xung đột, là chìa khóa để mở “cánh cửa lòng”. Lời đối đáp khôn ngoan, thông minh, dùng ngôn ngữ hài hước để phê phán thường mang lại hiệu quả lớn hơn nhiều. Bởi thế khi kể một câu chuyện cười
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tang_cuong_cong_tac_giao_duc_de_nang_cao_nhan_thuc_va_k.doc