SKKN Sưu tầm, vận dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học các chủ đề đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 9 ở trường THCS

SKKN Sưu tầm, vận dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học các chủ đề đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 9 ở trường THCS

 Giáo dục công dân (GDCD) là môn khoa học xã hội - nhân văn mang tính đặc thù Việt Nam rất cao vì nó phản ánh những yêu cầu của xã hội Việt Nam và hình thành ở học sinh những chuẩn mực giá trị của xã hội Việt Nam, góp phần vào việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.

 Cùng với những môn học khác, môn GDCD góp phần đào tạo những người công dân mới vừa có tri thức khoa học vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước. Từ đó các em thấy rõ trách nhiệm của mình: Luôn luôn có ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp, Pháp luật, biết tự rèn luyện bản thân để trở thành người công dân hữu ích cho quê hương, đất nước. Môn GDCD là một môn học phục vụ cho công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức cho học sinh những tri thức cần thiết để trở thành công dân tốt. Dạy học môn GDCD không chỉ đơn giản là truyền thụ tri thức mà là tổ chức hoạt động, chỉ có thông qua hoạt động mới hình thành tình cảm, niềm tin đạo đức và nhất là hình thành thói quen đạo đức ở mỗi học sinh. Vì vậy những lối dạy lí thuyết khô khan, xa rời thực tiễn không phù hợp sẽ làm cho giờ dạy không cuốn hút, học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán không còn hứng thú động cơ học tập nữa từ đó mà ảnh hưởng đến kết quả học tập. Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên phần nhiều là kiêm nhiệm nên có nhiều khó khăn lúng túng trong phương pháp, với những giáo viên này việc truyền thụ kiến thức cơ bản đã là cả một vấn đề nói gì đến việc đầu tư, tham khảo, tìm tòi để tạo hiệu quả giờ dạy. Dạy môn GDCD là phải khai thác chất liệu cuộc sống và vốn kinh nghiệm ở mỗi bản thân học sinh trong cuộc sống. Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn, với sự trăn trở tìm giải pháp khơi dậy sự hứng thú học tập ở học sinh, ®Ó trong qu¸ tr×nh häc, häc sinh dÔ n¾m ®­îc néi dung bµi häc, dÔ nhí bµi vµ ghi nhí s©u s¾c h¬n néi dung bµi häc, t«i mạnh dạn nghiên cứu và sử dụng kinh nghiệm của bản thân trong việc “Sưu tầm, vận dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học các chủ đề đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 9 ở trường THCS"

 

doc 17 trang thuychi01 28446
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sưu tầm, vận dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học các chủ đề đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 9 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
2
2
I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2
3
II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2
4
III-ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2
5
IV - CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2
6
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
7
I- CƠ SỞ LÍ LUẬN 
3
8
II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4
9
III- CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
5
10
1. Sưu tầm; lựa chọn ca dao, tục ngữ để giảng dạy các chủ đề đạo đức lớp 9:
5
11
2. Sử dụng ca dao tục ngữ trong các hoạt động dạy học 
8
12
VI - HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
14
13
C- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 
15
14
I- KẾT LUẬN
15
15
II- KIẾN NGHỊ. 
15
A - PHẦN MỞ ĐẦU
I - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Giáo dục công dân (GDCD) là môn khoa học xã hội - nhân văn mang tính đặc thù Việt Nam rất cao vì nó phản ánh những yêu cầu của xã hội Việt Nam và hình thành ở học sinh những chuẩn mực giá trị của xã hội Việt Nam, góp phần vào việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.
 Cùng với những môn học khác, môn GDCD góp phần đào tạo những người công dân mới vừa có tri thức khoa học vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước. Từ đó các em thấy rõ trách nhiệm của mình: Luôn luôn có ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp, Pháp luật, biết tự rèn luyện bản thân để trở thành người công dân hữu ích cho quê hương, đất nước. Môn GDCD là một môn học phục vụ cho công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức cho học sinh những tri thức cần thiết để trở thành công dân tốt. Dạy học môn GDCD không chỉ đơn giản là truyền thụ tri thức mà là tổ chức hoạt động, chỉ có thông qua hoạt động mới hình thành tình cảm, niềm tin đạo đức và nhất là hình thành thói quen đạo đức ở mỗi học sinh. Vì vậy những lối dạy lí thuyết khô khan, xa rời thực tiễn không phù hợp sẽ làm cho giờ dạy không cuốn hút, học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán không còn hứng thú động cơ học tập nữa từ đó mà ảnh hưởng đến kết quả học tập. Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên phần nhiều là kiêm nhiệm nên có nhiều khó khăn lúng túng trong phương pháp, với những giáo viên này việc truyền thụ kiến thức cơ bản đã là cả một vấn đề nói gì đến việc đầu tư, tham khảo, tìm tòi để tạo hiệu quả giờ dạy. Dạy môn GDCD là phải khai thác chất liệu cuộc sống và vốn kinh nghiệm ở mỗi bản thân học sinh trong cuộc sống. Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn, với sự trăn trở tìm giải pháp khơi dậy sự hứng thú học tập ở học sinh, ®Ó trong qu¸ tr×nh häc, häc sinh dÔ n¾m ®­îc néi dung bµi häc, dÔ nhí bµi vµ ghi nhí s©u s¾c h¬n néi dung bµi häc, t«i mạnh dạn nghiên cứu và sử dụng kinh nghiệm của bản thân trong việc “Sưu tầm, vận dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học các chủ đề đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 9 ở trường THCS"
II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Môn GDCD không đơn giản là chỉ truyền thụ tri thức, giúp học sinh nhận thức đúng, mà qua đó hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn đối với các vấn đề, các sự kiện dạo đức, pháp luật cụ thể là yêu cái tốt, ghét cái xấu, cái sai, có tình cảm trong sáng, lành mạnh, có niềm tin vào tính dúng đắn và sự cần thiết của các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Chính vì vậy làm thế nào để con đường đến với tâm hồn, tình cảm của học sinh là ngắn nhất, đơn giản và hiệu quả nhất. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu chính là việc sử dụng kết hợp kiến thức văn học mà cụ thể là ca dao, tục ngữ vào giảng dạy để tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh dễ nhớ bài, dễ thuộc bài hơn từ đó nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học, 
III- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các bài học thuộc chủ đề đạo đức trong chương trình GDCD 9
- Ca dao, tục ngữ Việt Nam
- Học sinh khối 9 Trường THCS Thạch Quảng
IV - CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; 
- PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; 
- PP thống kê, xử lý số liệu.
B-NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I- CƠ SỞ LÍ LUẬN 
 Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người ủng hộ và tự giác thực hiện. 
 Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách của mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp cho học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình.
 Từ xưa cha ông ta đã rất coi trọng việc giáo dục đạo đức cho con, cháu qua sinh hoạt, cuộc sống hằng ngày bằng những lời dạy, lời khuyên nhẹ nhàng, thấm thía. Những lời dạy, lời khuyên đó được thể hiện bằng những câu ca dao, tục ngữ cô đọng, hàm xúc giàu hình ảnh, thấm đượm tình cảm, dễ đi vào lòng người. Nhân dân ta đã từng coi ca dao, tục ngữ như là những luật tục, những khuôn phép nề nếp, những thuần phong mỹ tục, ca ngợi cái tốt cái thiện, phê phán cái xấu, cái ác. Những tình cảm đạo đức được mô tả chân thực vì được rút ra từ chính cuộc sống của những người sáng tạo. vì vậy nó trở thành chân lí vĩnh cửu, được nhân dân yêu mến và luôn ghi nhớ. Ca dao, tục ngữ đã gần gũi như là máu thịt, như hơi thở, nếp nghĩ của người dân ta vậy. Tục ngữ, ca dao vốn là hình thức văn học dân gian có vần điệu, dễ thuộc, dễ nhớ lại giàu triết lý nhân sinh, ra đời từ rất lâu trong lịch sử, phản ánh đời sống tinh thần của người dân Việt Nam và vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc. 
 Trong tục ngữ, ca dao chứa đựng nhiều quan điểm nhân sinh sâu sắc đồng thời ẩn chứa nhiều giá trị đạo đức nổi bật. Mặc dù đạo đức là hệ thống giá trị chuẩn mực đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người dựa trên niềm tin cá nhân, dư luận xã hội nhưng giữa tục ngữ ca dao và đạo đức có thể lồng ghép vào nhau vì cùng dựa trên cơ sở khuyến khích tinh thần tự giác, tự thẩm thấu của mỗi người với các chuẩn mực tốt đẹp. Vấn đề đặt ra là nên khai thác như thế nào để phát huy được lợi thế của tục ngữ và ca dao trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng và người Việt Nam nói chung đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Do đó một trong những việc đổi mới phương pháp dạy học chính là cách mà người thầy giúp cho học sinh hiểu và thẩm thấu được sự gắn kết giữa kiến thức bác học (nghiên cứu) với kiến thức dân gian (truyền miệng). Bởi GDCD là gắn với thực tiễn phạm trù đạo đức xã hội. Dạy GDCD là nhằm giáo dục cho học sinh các chuẩn mực đạo đức xã hội. Điều đó đòi hỏi đơn vị kiến thức dạy học phải phù hợp với lứa tuổi học sinh, với xu thế thời đại, trên cơ sở đó góp phần hình thành nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Do đó nếu giáo viên biết vận dụng những câu ca dao, tục ngữ, vào quá trình dạy - học bài học sẽ hay hơn, sinh động tạo hứng thú học tập cho học sinh, học sinh dễ nắm bài, dễ nhớ dễ thuộc và hiểu một cách sâu sắc hơn nội dung bài học . Thông qua giờ học, học sinh được ôn lại những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, những bài học kinh nghiệm sống cho mọi thời đại. Hơn thế nữa nó lại là một vấn đề hết sức gần gũi với cuộc sống thường ngày của học sinh nên việc tiếp nhận sẽ rất dễ dàng.
II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 Giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách học sinh. Để phát triển toàn diện nhân cách häc sinh, các môn học, các hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa, vai trò nhất định, trong đó môn GDCD có vị trí đặc biệt quan trọng trong giáo dục tư tưởng tình cảm, lí tưởng, niềm tin đạo đức, thẩm mĩ, văn hoá lối sống, mà chính những c¸i đó làm nền tảng, động lực cho sự phát triuển đúng đắn của thế hệ trẻ. Nhưng trong thực tế, môn GDCD ở trường THCS từ trước đến nay được xem là môn phụ, có vai trò thứ yếu và mờ nhạt trong nhà trường. Việc dạy và học thường diễn ra một cách khô khan nặng nề, ít gây hứng thú cho học sinh, do đó hiệu quả giáo dục thấp, chưa đem lại cho các em những điều bổ ích rõ rệt. Việc học tập còn tách rời với cuộc sống của học sinh. Thực tế đó cụ thể như sau:
1. Đôi với học sinh: 
 Thực tế giảng dạy ở trường THCS Thạch Quảng trước đây cho thấy học sinh nhà trường là học sinh miền núi tư duy tổng hợp của các em cßn yếu.vốn từ và kiến thức về ca dao tục ngữ còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó do ảnh hưởng của các luồng văn hoá ngoại lai, các em không mặn mà với việc tìm hiểu, học tập văn hoá dân tộc, đặc biệt là các phạm trù đạo đức nên chất lượng của các bài dạy của môn GDCD ít nhiều bị tác động, các em không hứng thú với môn học. Phần lớn học sinh khi học bộ môn này thường chưa tự giác học tập, chưa chịu khó tìm hiểu khám phá, tiếp thu bài một cách thụ động, học trên lớp hay khi chuẩn bị bài ở nhà đều mang tính đối phó vì vậy mà kết quả học tập chủ yếu chỉ ở mức bình thường, mức khá. Trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hội nhập của nền kinh tế mở cửa bên cạnh những mặt tích cực thì nó cũng tác động tiêu cực đến sự hình thành giáo dục đạo đức nhân cách học sinh.Vì vậy nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên đặc biệt là giáo viên dạy môn GDCD. Việc quan trọng đặt ra là làm thế nào để tạo được hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh chủ động trong học tập hướng học sinh vào những việc làm, hành vi đúng đắn một cách tích cực, chủ động, tự nhiên, nhẹ nhàng.
2. Đối với giáo viên
 Quá trình công tác giảng dạy ở trường THCS Thạch Quảng, bản thân người viết nhận thấy ngoài những khó khăn mang tính khách quan nói trên, bản thân còn gặp phải những khó khăn chủ quan đó là bản thân không được đào tạo chuyên sâu về bộ môn GDCD vì vậy cũng gặp không ít trở ngại trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên vì là một giáo viên dạy bộ môn chính là môn Ngữ văn nên ít nhiều cũng có vốn kiến thức văn học để có thể áp dụng, hỗ trợ phÇn nào trong dạy học bộ môn GDCD 
 Thông qua việc dự giờ các lớp và tình hình giảng dạy chung của khối lớp 9, người viết nhận thấy điểm hạn chế tồn tại tập trung ở phương pháp truyền thụ kiến thức của giáo viên cho học sinh. Trước hết là sự đầu tư cho giờ dạy còn hạn chế dẫn đến giờ học khô khan, không đọng lại trong tâm trí học sinh một hình ảnh hoặc một ấn tượng sâu sắc, mặc dù trong những năm gần đây môn GDCD đã phần nào được chú trọng , quan tâm nhiều hơn nhằm khẳng định đúng vị trí, vai trò giáo dục vốn có của môn học, điều đó được thể hiện bằng việc thay sách giáo khoa, đào tạo, giảng dạy đúng chuyên môn hay cả việc kết hợp môn học trong đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh. Tuy nhiên vấn đề là vẫn chưa phát huy hết được khả năng giáo dục đạo đức cho học sinh qua môn học một cách nhẹ nhàng, tự nhiªn mà thấm thía. 	
 Những mặt hạn chế trên dẫn đến kết quả bộ môn GDCD chưa cao. Để kiểm nghiệm tính hiệu quả của quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh ( khối 9) và thu được kết quả như sau: 
- Tỉ lệ học sinh cảm thấy cần, thích học môn GDCD: 25%
- Tỉ lệ học sinh không thích học môn GDCD: 40%
- Tỉ lệ học sinh không có sự lựa chọn rõ ràng ( học cũng được, không học cũng được): 35%
 Kết quả cụ thể minh chứng cho việc khảo sát trên:
TT
Khối (Lớp)
Tổng
số HS
Đánh giá, xếp loại 
Giỏi
(9-10 điểm)
Khá
(7-8.5 điểm)
TB
(5-6.5 điểm)
Yếu
(3-4.5 điểm)
Kém
(< 3 điểm)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
9
96
4
4.16
19
19.8
67
69.84
6
6.2
0
0
 Các chủ đề đạo đức trong chương trình GDCD ở THCS gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn của học sinh trong các mối quan hệ với những người xung quanh, với bản thân, với môi trường sống. Nội dung cụ thể của từng bài học môn GDCD ở THCS là những yêu cầu thiết thực của xã hội hiện đại đối với mỗi công dân, gắn bó với cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân, với sự kiện đạo đức của địa phương, đất nước, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Chính vì vậy bản thân tôi thấy, học sinh có thể vận dụng ca dao, tục ngữ để học và nhớ các chủ đề đạo đức cần lĩnh hội.
III - CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 	
1. Sưu tầm; lựa chọn ca dao, tục ngữ để giảng dạy các chủ đề đạo đức lớp 9:
 Dân tộc Việt Nam từ ngàn năm lịch sử đã sáng tạo ra cả kho tàng ca dao, tục ngữ đồ sộ. Có thể coi đó như pho sách giáo khoa có giá trị vào bậc nhất về luân lý đạo đức. Đã từ rất lâu người Việt Nam đã khéo léo lồng ghép việc răn giảng đạo đức vào tục ngữ, ca dao nhằm góp phần rèn giũa nhân cách cho con người. Trong tục ngữ, ca dao có thể khai thác nhiều khía cạnh giá trị đạo đức sâu sắc có tác dụng khuyên răn và giáo dục đến các đối tượng lĩnh hội. Học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước cần được giáo dục một cách toàn diện. Nhiệm vụ của giáo dục Việt Nam là đào tạo những học sinh ấy trở thành những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Trong nhà trường ngoài việc giúp học sinh lĩnh hội tri thức thì giáo dục còn có nhiệm vụ hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách cho người học. Vì vậy việc lồng ghép tục ngữ, ca dao vào trong quá trình giảng dạy chính là góp phần bồi đắp và phát triển những tư tưởng đạo đức tốt đẹp cho các em học sinh. 
 Tuy nhiên chúng ta đều biết rằng ca dao, tục ngữ Việt Nam vô cùng phong phú đa dạng về nội dung sâu sắc về ý nghĩa vì vậy lựa chọn những câu ca dao tục ngữ có nội dung phù hợp cho từng chủ đề từng bài dạy là một việc không dễ. Giáo viên cần đầu tư thời gian để nghiên cứu tìm tòi các câu ca dao, tục ngữ phù hợp với từng chủ đề, từng bài dạy. 
 Một lưu ý vô cùng quan trọng đối với người dạy học là: không phải bất cứ bài nào cũng có thể vận dụng ca dao, tục ngữ để giảng dạy, có những bài, khó có thể tìm được những câu ca dao, tục ngữ phù hợp, hoặc có bài không cần thiết phải sử dụng ca dao tục ngữ trong giảng dạy. Nếu người dạy không chú ý đến điều này sẽ dẫn đến việc lạm dụng ca dao, tục ngữ, hoặc sử dụng ca dao, tục ngữ chỉ mang tính hình thức mà không mang lại hiệu quả dạy học. Bởi vì vận dụng ca dao, tục ngữ trong quá trình dạy chỉ mang tính hỗ trợ góp phần đem lại hiệu quả cho hoạt động dạy học. 
 Bên cạnh đó người dạy học cũng cần phải lưu tâm một vấn đề đó là: khi sưu tầm ca dao, tục ngữ không chỉ lựa chọn những câu có nội dung mang tính ca ngợi, biểu dương mà cũng cần lựa chọn những câu ca dao, tục ngữ có nội dung phê phán, lên án.
 Trong quá trình giảng dạy các chủ đề đạo đức để mang lại hiệu quả cao giáo viên cần sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ có nội dung liên quan, phù hợp đến nội dung bài học. Sẽ hiệu quả hơn nếu người giáo viên kết hợp các hình ảnh minh họa cho câu ca dao tục ngữ đang đề cập đến. Trong thời gian giảng dạy ở trường THCS Thạch Quảng bản thân tôi đã sưu tầm được một số câu ca dao, tục ngữ và sử dụng chúng trong giảng dạy các chủ đề đạo đức GDCD lớp 9, bước đầu đã mang lại hiệu quả. Tôi mạnh dạn trình bày ra đây để trao đổi với đồng nghiệp. 
a) Sưu tầm ca dao, tục ngữ phục vụ cho chủ đề: Quan hệ với bản thân
(Bài: Tự chủ)
 Trong chủ đề này chỉ có duy nhÊt một bài nên sưu tầm ca dao, tục ngữ phù hợp cũng không quá khó khăn. Quá trình sưu tầm tôi lựa chọn những câu sau:
 + Dù ai nói ngả nói nghiêng
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
 + Ai ơi giữ chí cho bền
 Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai 
	+ Gió chiều nào che chiều ấy.
	+ Cây ngay không sợ chết đứng.
 + Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
b) Sưu tầm ca dao, tục ngữ phục vụ cho chủ đề: Quan hệ với công việc:
(Các bài: Chí công vô tư; Năng động sáng tạo; Làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả; Dân chủ và kỉ luật)
 Đây là một chủ đề rộng với nhiều bài cụ thể sẽ có nhiều câu ca dao, tục ngữ để phục vụ cho từng bài, có cả những câu ca dao tục ngữ có thể phục vụ cho nhiều bài khác nhau. Tuy nhiên chúng ta chỉ nên lựa chọn vừa đủ những câu tục ngữ ca dao phù hợp. Trong chủ đề này các câu ca dao tục ngữ tôi lựa chọn cụ thể cho từng bài như sau
* Bài Chí công vô tư, sử dụng những câu ca dao, tục ngữ sau:
+ Luật pháp bất vị thân 
+ Trống chùa ai vỗ thì thùng
Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng
+ Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công anh làm
+ Nhất bên trọng, nhất bên khinh
+ Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu
* Bài Dân chủ và kỉ luật, sử dụng những câu ca dao, tục ngữ sau:
+ Bề trên ở chẳng kỉ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa
+ Muốn tròn phải có khuôn
Muốn vuông phải có thước
+ Nước có vua, chùa có bụt
* Bài Năng động sáng tạo, sử dụng những câu ca dao, tục ngữ sau:
+ Miệng nói tay làm
+ Siêng làm thì có
Siêng học thì hay
+ Non cao cũng có đường trèo
Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi
+ Ai ơi đã quyết thì hành
Đã đan thì lặn, tròn vành mới thôi
* Bài Làm việc năng suất chất lượng hiệu quả, sử dụng những câu ca dao, tục ngữ sau:
+ Bởi anh chăm việc canh nông
Nên anh mới có bồ trong, bịch ngoài
+ Một người lo bằng kho người làm
c) Sưu tầm ca dao, tục ngữ phục vụ cho chủ đề: Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại (Các bài: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, Hợp tác cùng phát triển, Bảo vệ hòa bình, Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc) 
* Bài Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, sử dụng những câu ca dao, tục ngữ sau:
+ Thêm bạn bớt thù.
+ Lá lành đùm lá rách
+ Thương người như thể thương thân
+ Tứ hải giai huynh đệ
* Bài Hợp tác cùng phát triển, sử dụng những câu ca dao, tục ngữ sau:
+ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
+ Buôn có bạn, bán có phường
* Bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, sử dụng những câu ca dao, tục ngữ sau:
+ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
+ Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
+ Thương người như thể thương thân
+ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
+ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh
+ Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông
+ Ai về Hậu Lộc Phú Điền
Nơi đây Bà Triệu trận tiền xung phong
2. Sử dụng ca dao, tục ngữ trong các hoạt động dạy học các chủ đề đạo đức lớp 9:
 Như ở trên đã trình bày, ca dao, tục ngữ Việt Nam vô cùng đa dạng, phong phú. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, người dạy học cần lựa chọn các câu ca dao tục ngữ phù hợp với từng hoạt động dạy học để đạt hiệu quả cao nhất. Các hoạt động dạy học bao gồm: 
- Hoạt động giới thiệu bài mới
- Hoạt động hình thành kiến thức mới
- Hoạt động luyện tập, củng cố, đánh giá
- Hoạt động tiếp nối
a) Sử dụng ca dao, tục ngữ trong hoạt động giới thiệu bài mới:
 Giới thiệu bài mới tuy không phải là hoạt động trọng tâm trong quá trình dạy học, nhưng như vậy không có nghĩa là không quan trọng. Hoạt động giới thiệu bài mới có thể xem như việc chúng ta mở cánh cổng của ngôi nhà: mở ra bao điều kì thú, hấp dẫn chờ chúng ta khám phá, tìm hiểu. Trong thực tế giảng dạy nhiều giáo viên thường không thực hiện khâu này, hoặc nếu có thực hiện cũng thực hiện qua loa, đại khái, có lẽ họ chưa thấy hết được vai trò quan trọng của hoạt động này. Thực hiện hoạt động giới thiệu bài mới sao cho cuốn hút, tạo ấn tượng tốt cho người học không phải là việc làm dễ dàng. Tuy nhiên kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm tôi thấy rằng sử dụng ca dao tục ngữ trong hoạt động giới thiệu bài mới sẽ tạo cho học sinh ấn tượng, kích thích sự tò mò, ham hiểu biết, tìm tòi của học sinh, tạo cho học sinh hứng thú ban đầu, hình thành tâm thế tiếp nhận bài học mới. 
 Khi sử dụng ca dao, tục ngữ trong hoạt động giới thiệu bài mới, người dạy có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị trước những câu ca dao, tục ngữ theo chủ đề bài học. Khi dạy bài mới giáo viên kết hợp kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, từ đó dẫn vào giới thiệu bài mới. Hoặc giáo viên có thể cung cấp, tung ra những câu ca dao, tục ngữ mà mình đã sưu tầm chuẩn bị trên bảng phụ hoặc máy chiếu 
 Khi dạy bài Chí công vô tư, tôi viết lên bảng phụ những câu sau:
	 + Thương em anh để trong lòng
 Việc quan anh cứ phép công anh làm
	Sau đó giáo viên đặt câu hỏi:
	Theo em câu ca dao trên có ý nghĩa như thế nào?
	- HS: Phát biểu cá nhân.
 + Câu ca dao khẳng định: trong công việc phải đăt lợi ích của tập thể lên trên mối quan hệ cá nhân.
- GV: Nhận xét, giới thiệu bài mới: Ý nghĩa của câu câu ca dao trên là một trong những nội dung thể hiện phẩm chất Chí công vô tư, một phẩm chất đạo đức cần thiết của con người. Vậy để hiểu rõ thế nào là chí công vô tư, ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
 Như vậy tùy từng bài giảng mà chúng ta sẽ có những lựa chọn, vận dụn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_suu_tam_van_dung_ca_dao_tuc_ngu_trong_day_hoc_cac_chu_d.doc