SKKN Sưu tầm và vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong dạy học sinh học ở trường THCS Phúc Thành

SKKN Sưu tầm và vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong dạy học sinh học ở trường THCS Phúc Thành

Từ trước đến nay, đa phần học sinh đều cho rằng các bộ môn thuộc Khoa học tự nhiên trong đó có bộ môn Sinh học thường là khô khan, khó hiểu. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. Một thực trạng dễ thấy là ở học sinh, đặc biệt là những em có học lực từ trung bình trở xuống thường rất khó tập trung trong giờ học bộ môn. Vấn đề đặt ra là giáo viên phải không ngừng tìm tòi mọi phương pháp, cách thức để khơi dậy sự hứng thú, nhiệt tình học tập của học sinh nếu không tiết dạy sẽ trở nên nhàm chán, khó có được sự thành công. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy phần lớn giáo viên bộ môn khi dạy chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức mà ít chú trọng đến khâu liên hệ thực tế tạo cảm hứng cho học sinh, nếu có thì cũng chỉ là đưa ra những ví dụ mang tính hàn lâm. Chúng ta đều biết rằng ngoài hệ thống tri thức mang tính khoa học được thể hiện trong sách giáo khoa, các tài liệu khác, tri thức bộ môn còn được thể hiện rất nhiều ở hệ thống kinh nghiệm mà cha ông chúng ta qua các thế hệ đã đúc kết qua kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ...Thế nhưng trên thực tế việc vận dụng hệ thống kinh nghiệm này trong dạy và học bộ môn còn ít được quan tâm. Vì thế khi học sinh tiếp xúc với những vấn đề mang tính thực tế học sinh thường gặp khó khăn trong việc giải thích, liên hệ và đặc biệt, mức độ hứng thú đối với bộ môn là không cao.

Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn, với sự trăn trở tìm giải pháp khơi dậy sự hứng thú học tập ở học sinh tôi mạnh dạn trình bày ra đây một số kinh nghiệm của bản thân trong việc vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ vào dạy học ở bộ môn.

doc 13 trang Mai Loan 30/04/2025 560
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sưu tầm và vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong dạy học sinh học ở trường THCS Phúc Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN I :NHẬN THỨC CŨ VÀ TÌNH TRẠNG CŨ.
 Từ trước đến nay, đa phần học sinh đều cho rằng các bộ môn thuộc Khoa học tự 
nhiên trong đó có bộ môn Sinh học thường là khô khan, khó hiểu. Điều này gây 
ảnh hưởng không nhỏ tới việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và 
học bộ môn. Một thực trạng dễ thấy là ở học sinh, đặc biệt là những em có học lực 
từ trung bình trở xuống thường rất khó tập trung trong giờ học bộ môn. Vấn đề đặt 
ra là giáo viên phải không ngừng tìm tòi mọi phương pháp, cách thức để khơi dậy 
sự hứng thú, nhiệt tình học tập của học sinh nếu không tiết dạy sẽ trở nên nhàm 
chán, khó có được sự thành công. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy phần 
lớn giáo viên bộ môn khi dạy chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức mà ít chú 
trọng đến khâu liên hệ thực tế tạo cảm hứng cho học sinh, nếu có thì cũng chỉ là 
đưa ra những ví dụ mang tính hàn lâm. Chúng ta đều biết rằng ngoài hệ thống tri 
thức mang tính khoa học được thể hiện trong sách giáo khoa, các tài liệu khác, tri 
thức bộ môn còn được thể hiện rất nhiều ở hệ thống kinh nghiệm mà cha ông 
chúng ta qua các thế hệ đã đúc kết qua kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ...Thế 
nhưng trên thực tế việc vận dụng hệ thống kinh nghiệm này trong dạy và học bộ 
môn còn ít được quan tâm. Vì thế khi học sinh tiếp xúc với những vấn đề mang 
tính thực tế học sinh thường gặp khó khăn trong việc giải thích, liên hệ và đặc biệt, 
mức độ hứng thú đối với bộ môn là không cao.
 Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn, với sự trăn trở tìm giải pháp khơi 
dậy sự hứng thú học tập ở học sinh tôi mạnh dạn trình bày ra đây một số kinh 
nghiệm của bản thân trong việc vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ vào dạy học ở 
bộ môn.
PHẦNII. NHẬN THỨC MỚI VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP MỚI.
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 Về mặt khoa học,giáo viên chúng ta ai cũng biết rằng tất cả các môn học 
trong nhà trường ít nhiều đều liên quan với nhau, cùng hổ trợ nhau trong việc phát 
triển kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục 
đang hướng tới việc đào tạo ra những con người toàn diện, hiểu biết về nhiều mặt 
do đó việc khai thác mối liên hệ giữa các bộ môn càng cần phải được phát huy. 
Cần nhắc lại rằng sinh học không chỉ liên quan mật thiết với các bộ môn thuộc 
khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa... mà còn gắn bó với các bộ môn thuộc khoa 
học xã hội như Văn, Giáo dục công dân...Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác 
mối liên hệ đó như thế nào, đảm bảo tính tích hợp trong quá trình dạy học ra làm 
sao để nâng cao hiệu quả của từng tiết dạy. Qua thực tế giảng dạy ở đơn vị tôi thấy, 
nếu giáo viên biết kết hợp giữa kiến thức bộ môn với những câu ca dao, tục ngữ, 
thành ngữ thì bài học sẽ hay hơn, sinh động hơn rất nhiều. Lý do giải thích cho vấn 
đề này đó là những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ...ngoài việc ôn lại cho học sinh 
 1 lân, không có vôi thì thôi trồng lạc? Lưu ý, đây là câu hỏi khó đối với học sinh nên 
giáo viên cần phải gợi ý. Chẳng hạn: Vì sao người ta không nói là không đạm? 
Phải chăng cây lạc có khả năng cố định đạm? Từ đó dẫn dắt học sinh đến vai trò 
của vi khuẩn cố định đạm cộng sinh với rễ cây họ đậu nên lượng đạm cần bón ít 
hơn nhưng lân và vôi thì không thể thiếu được. Với câu tục ngữ này chúng ta cũng 
có thể đưa vào phần cũng cố bài học.
 4) “ Tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm”
 Đây là câu tục ngữ nói về kinh nghiệm bắt rươi của người dân vùng sông 
nước lợ. Khi dạy bài 17(Một số giun đất khác và đặc điểm chung của ngành giun 
đất. Sinh học 7), trong mục I- Một số giun đất thường gặp- SGK có đưa đại diện là 
rươi. Để sinh động hơn cho bài dạy, khi dạy đến mục này giáo viên có thể sử dụng 
câu tục ngữ này với câu hỏi: Câu tục ngữ đề cập đến vấn đề gì? Với việc sử dụng 
câu tục ngữ này chắc chắn giáo viên sẽ dễ dàng hơn trong việc làm cho học sinh 
hiểu: Tháng chín vào ngày 20 và tháng mười và ngày mồng năm (âm lịch) thì Rươi 
xuất hiện nhiều bởi lẽ đây là giai đoạn chúng kết đôi để sinh sản.
 5) “ Tôm chạng vạng, cá rạng đông” 
 Đây là câu tục ngữ mà chúng ta có thể sử dụng khi dạy bài 22- Tôm sông 
(Sinh học 7) ở mục II- Dinh dưỡng hoặc có thể đưa vào phần củng cố bài học với 
câu hỏi: Câu tục ngữ trên muốn nói điều gì? Vì sao tôm lúc chạng vạng. cá lúc 
rạng đông? Học sinh sẽ dựa vào kiến thức ở mục II để trả lời. Giáo viên hướng dẫn 
thêm: đây là kinh nghiệm đánh bắt tôm, cá của người dân, tôm có tập tính kiếm ăn 
vào lúc chập tối (chạng vạng), còn đa số loài cá thì kiếm ăn vào lúc hửng sáng.
 6) “ Ngang như cua”
 Câu thành ngữ này về nghĩa bóng nói đến tính cách của những người ngang 
ngạnh, ương bướng. Khi dạy bài 24- Sinh học 7- ta có thể sử dụng để giải thích 
cách di chuyển của loài cua. Rỏ ràng đây củng là cách gây hứng thú cho học sinh 
trong giờ học.
 7) “ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa.
 Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
Chương trình Sinh học 7 trong bài 27- “ Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu 
bọ” có đề cập đến chuồn chuồn. Khi dạy ta nên đưa câu tục ngữ này vào để học 
sinh có thể thấy được tập tính hoạt động của chuồn chuồn trong mối tương quan 
với thời tiết. Điều này còn giúp học sinh có thói quen liên hệ kiến thức bài học với 
thực tế cuộc sống xung quanh.
 8) “Ngư ông lặn ngụp như cóc bôi vôi”
 Câu thành ngữ này chế diễu người ngư dân mà không biết lặn nhưng nó lại 
đè cập đến đặc điểm sinh học của loài cóc. Khi dạy về hệ hô hấp của ếch đồng, 
giáo viên có thể đưa câu thành ngữ này vào và hỏi học sinh: Cóc ( hoặc ếch) bôi 
 3 sinh vào nội dung câu trả lời: khi ăn, nhai càng kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, 
cơ thể hấp thu nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn.
 14) “Ăn có chừng, dùng có mực”
 Về mặt sinh học câu thành ngữ này có liên quan đến vấn đề tiêu hóa mà bài 
30- “Vệ sinh tiêu hóa” ( Sinh học 7) có đề cập đến.Khi sử dụng câu thành ngữ này 
vào bài học giáo viên có thể đặt câu hỏi: Câu thành ngữ trên muốn nói điều gì? 
Vấn đề sinh học nào được đưa ra ở đây? Học sinh có thể dễ dàng dựa vào nội dung 
của chương nói về tiêu hóa để trả lời. Sau đó giáo viên có thể chốt lại vấn đề: Sự 
hấp thụ chất dinh dưỡng của con người là có giới hạn và còn phụ thuộc vào độ 
tuổi, giới tính, nghề nghiệp...do đó việc ăn uống phải có điều độ, không dè sẻn 
nhưng cũng không được xa hoa lảng phí.
 15) “ Có thực mới vực được đạo”
 Với câu thành ngữ này chúng ta có thể sử dụng vào mục I, bài 24- “Tiêu 
hóa và các cơ quan tiêu hóa” (Sinh học 8). Sau khi nêu câu thành ngữ này giáo 
viên có thể hỏi: Em hiểu như thế nào về câu thành ngữ này? Vấn đề sinh học nào 
được đề cập ở đây? Chắc chắn học sinh có thể dễ dàng trả lời đựơc câu hỏi này, 
sau đó giáo viên chốt lại vấn đề và nhấn mạnh vai trò của việc ăn uống.
 16) “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no”
 Chúng ta có thể áp dụng câu thành ngữ này vào chương Tiêu hóa (Sinh học 
8). Tùy thuộc vào khả năng liên hệ của giáo viên mà đưa vào bài cụ thể. Giáo viên 
có thể dẫn dắt bằng cách yêu cầu học sinh giải thích câu thành ngữ này trên cơ sở 
khoa học sau đó hướng học sinh tới nội dung vấn đề: Khi đói cơ thể thiếu hụt năng 
lượng nên chỉ cần một lượng nhỏ thức ăn cũng là rất quan trọng nhưng khi no dù 
có nhiều thức ăn cũng không cần thiết vì cơ thể không thể hấp thu được. Chính 
điều này giúp học sinh khắc sâu thêm sự cần thiết phải ăn uống hợp lý.
 17) “ Cái răng cái tóc là vóc con người”
 Khi dạy bài 20- “ Vệ sinh tiêu hóa”(Sinh học 8) ở mục II “ Bảo vệ hệ tiêu 
hóa khỏi các tác nhân độc hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả” , giáo viên đưa 
câu thành ngữ này vào và giải thích: Từ xa xưa ông cha ta đã nhận định cái răng, 
cái tóc tạo nên vẽ đẹp của con người nhất là người phụ nữ. Vậy để có bộ răng đẹp, 
khỏe thì chúng ta phải làm gì? Với câu hỏi này giáo viên sẽ dẫn dắt học sinh đến 
các biện pháp vệ sinh răng miệng.
 18) “ Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” 
 Đây là câu tục ngữ mà ta có thể đưa vào Bài 30- Sinh học 8. Giáo viên dẫn 
dắt: Câu tục ngữ này muốn khuyên chúng ta điều gì? Sau đó hướng dẫn học sinh đi 
đến kết luận: Nhà sạch tạo cảm giác mát mẽ, bát đũa sạch dễ tạo cảm giác ngon 
miệng. Vì vậy rất cần thiết chúng ta phải chú ý đến việc chăm lo vệ sinh nơi ăn 
chốn ở. Như vậy chỉ với câu tục ngữ chúng ta vừa giúp học sinh lĩnh hội kiến thức 
bài học vừa giáo dục ý thức vệ sinh cho học sinh.
 5 học. Cuối cùng giáo viên chhốt lại: Câu tục ngữ muốn nói đến cái nắng gay gắt về 
tháng ba làm cho chó gà phải lè lưỡi.Sở dĩ vậy là bởi vì chó, gà không có tuyến mồ 
hôi nên klhi trời nắng chúng không thể làm giảm nhiệt độ cơ thể bằng cách thoát 
mồ hôi. Tuy nhiên ở miệng của chúng dưới lưỡi có tuyến nước, khi trời nóng chó, 
gà lè lưỡi để bài tiết nước, nước trong miệng làm giảm nhiệt độ cơ thể.
 24) “Thịt thối hơn muối bùi ”
Giáo viên sử dụng câu tục ngữ này trong bài 26- “ Tiêu chuẫn ăn uống- cách lập 
khẩu phần” ( Sinh học 8). Giáo viên hỏi học sinh: Vì sao người ta nói thịt thối lại 
hơn muối bùi? Giáo viên chú ý hướng tới việc giải thích trên cơ sở giá trị dinh 
dưỡng của muối và thịt. Đây chính là câu tục ngữ đề cao vai trò dinh dưỡng và 
năng lượng của thịt.
 25) “ Của không ngon nhà đông con cũng hết” 
 Tại bài 26- sinh học lớp 8- giáo viên có thể đưa câu tục ngữ này vào để 
giúp học sinh nắm bắt vấn đề cầ truyền tải một cách dễ dàng hơn. Giáo viên đặt 
câu hỏi: Về khía cạnh sinh học câu trên cho chúng ta biết điều gì? Giáo viên có thể 
gợi ý: Nhà đông con thì kinh tế gia đình và vấn đề đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng 
thường như thế nào? Việc quây quần, sum họp thường có tác dụng gì trong vấn đề 
ăn uống? Thông qua đó giáo viên hướng dẫn học sinh đi đến kết luận: gia đình 
đong con thường gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho các 
thành viên nên thường có nhu cầu bổ sung thêm thức ăn. Hơn thế việc sum họp, 
quây quần thường có tác dụng kích thích việc lấy thức ăn của các thành viên.
 26) “ Trời đánh tránh bữa ăn”
 Áp dụng câu tục ngữ này với bài 26( Sinh học 8), giáo viên có thể hỏi: Câu 
tục ngữ nhắc ta điều gì? Vì sao lại như vậy? Rõ ràng đây là câu hỏi khó và giáo 
viên buộc phải hướng dẫn thêm: Câu này khuyên ta nên giữ tinh thần sảng khoái, 
vui vẽ trong bữa ăn bởi chỉ có như vậy thì mới đảm bảo sự ngon miệng, quá trình 
tiêu hóa mới diễn ra thuận lợi.
 27) “ Chết đi sống lại không dại thì ngây”
 Khi dạy bài 27- “Đại não” – giáo viên hỏi học sinh: Giải thich nghĩa đen 
của câu trên? Về mặt sinh học, vì sao có hiện tượng đó? Bằng cách này giáo viên 
hướng dẫn học sinh đi đến kết luận: những người bị thương hoặc ốm nặng mặc dù 
may mắn qua được cơn nguy kịch nhưng thường bị tổn thương về hệ thần kinh và 
có thể không được minh mẫn như láuc bình thường. Câu tục ngữ nói về vấn đề ấy 
và đó là kinh nghiệm của cha ông từ xưa.
 28) “ Rượu vào lời ra”
 Về mặt nghĩa đen câu tục ngư trên liên quan đến lĩnh vực thần kinh học 
được đề cập trong bài 54- sinh học lớp 8.Ở mục III của bài với tiêu đề “ Tránh lạm 
dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh”. Trước hết giáo viên yêu 
cầu học sinh giải thích câu thành ngữ trên trên cơ sở khoa học. Có thể học sinh gặp 
 7

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_suu_tam_va_van_dung_ca_dao_tuc_ngu_thanh_ngu_trong_day.doc