SKKN Sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lý 8 để dạy phần “Địa lý tự nhiên Việt Nam”

Khi sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí nói chung và Địa li 8 nói riêng giáo viên cần định hướng cho học sinh quan sát và gợi ý cho học sinh khai thác kiến thức nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sang tạo của học sinh.
Các tranh ảnh, bảng số liệu thống kê, sơ đồ, lược đồ, biểu đồ mỗi loại có một chức năng riêng, trong dạy học chúng ta cần xác định vị trí, vai trò của chúng nhằm giải quyết nhiệm vụ sư phạm cụ thể như thế nào? Sử dụng chúng vào lúc nào? Mức độ sử dụng ra sao? Với mỗi bài địa lí cần xác định mục tiêu và những hoạt động cụ thể của thầy để sử dụng và khai thác chúng đúng mục đích, có hiệu quả đối với việc học tập của học sinh, tránh trường hợp, trong suốt một tiết học không hề sử dụng hoặc sử dụng như là một phương tiện minh hoạ cho bài giảng. Mặt khác phải chú ý đến hoạt động học tập của học sinh đối với các phương tiện day học này (Học sinh phải tiến hành những hoạt động nào? Giáo viên giúp học sinh nắm được những kiến thức gì từ những phương tiện dạy học đó?). Bên cạnh đó giáo viên cũng cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, tránh sử dụng quá lâu, quá nhiều lần một loại kênh hình trong một tiết học gây tâm lí nặng nề, căng thẳng cho học sinh, tránh làm loãng phần kiến thức trọng tâm của bài.
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CHUYÊN ĐỀ 1. Lời giới thiệu Trong nội dung chương trình SGK mới được biên soạn theo hướng tạo điều kiện để tổ chức các hoạt động học tập tự giác, tích cực, độc lập của học sinh. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức, SGK cũng chú trọng đến cách thức làm việc để học sinh có thể tự khám phá, lĩnh hội kiến thức. Việc sử dụng và khai thác các kênh hình trong SGK nói chung và SGK Địa lí nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng hình thành hiệu quả những tri thức cơ bản và vận dụng chúng vào lĩnh hội kiến thức mới, giáo viên có điều kiện để sử dụng các phương pháp dạy học. Hiện nay trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học thì nội dung sách giáo khoa cũng có sự thay đổi đáng kể. Đó là sách giáo khoa đã giảm bớt những thông tin buộc học sinh phải thừa nhận và ghi nhớ một cách thụ động. Thay vào đó lại tăng cường các dữ liệu, các bài tập nhận thức để học sinh tự giải, tự phân tích, giảm bớt những câu trả lời sẵn có về các hiện tượng nêu ra bằng những hướng dẫn tìm tòi, tra cứu cùng với hệ thống kênh hình như bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, biểu đồ và bảng số liệu. Trong mỗi bài học có khoảng 27- 30 % đơn vị kiến thức đã được thể hiện qua tranh ảnh, biểu đồ, bảng số liệu thống kê. Các kênh chính là những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận. Sử dụng các kênh hình trong SGK địa lí có khả năng hình thành hiệu quả những tri thức cơ bản và vận dụng chúng vào lĩnh hội kiến thức mới, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì vậy tôi thấy việc sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lý 8 để dạy phần “Địa lý tự nhiên Việt Nam” vô cùng quan trọng nên tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lý 8 để dạy phần “Địa lý tự nhiên Việt Nam”. 2. Tên sáng kiến Sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lý 8 để dạy phần “Địa lý tự nhiên Việt Nam” 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Đặng Thị Thu Hiền - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THCS Đồng Tâm- Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0978795488. Email: danghiendtvy@gmail.com. 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Trường THCS Đồng Tâm, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnhVĩnh Phúc. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến - Lĩnh vực có thể áp dụng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng và khai thác kênh hình cho học sinh lớp 8 nói riêng và cả các lớp khác. 1 cho học sinh khai thác kiến thức nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sang tạo của học sinh. Các tranh ảnh, bảng số liệu thống kê, sơ đồ, lược đồ, biểu đồ mỗi loại có một chức năng riêng, trong dạy học chúng ta cần xác định vị trí, vai trò của chúng nhằm giải quyết nhiệm vụ sư phạm cụ thể như thế nào? Sử dụng chúng vào lúc nào? Mức độ sử dụng ra sao? Với mỗi bài địa lí cần xác định mục tiêu và những hoạt động cụ thể của thầy để sử dụng và khai thác chúng đúng mục đích, có hiệu quả đối với việc học tập của học sinh, tránh trường hợp, trong suốt một tiết học không hề sử dụng hoặc sử dụng như là một phương tiện minh hoạ cho bài giảng. Mặt khác phải chú ý đến hoạt động học tập của học sinh đối với các phương tiện day học này (Học sinh phải tiến hành những hoạt động nào? Giáo viên giúp học sinh nắm được những kiến thức gì từ những phương tiện dạy học đó?). Bên cạnh đó giáo viên cũng cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, tránh sử dụng quá lâu, quá nhiều lần một loại kênh hình trong một tiết học gây tâm lí nặng nề, căng thẳng cho học sinh, tránh làm loãng phần kiến thức trọng tâm của bài. 7.1.2. Một số kinh nghiệm trong sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 8 để dạy phần “Địa lý tự nhiên Việt Nam” 7.1.2.1. Các tranh ảnh địa lí Các tranh ảnh có một ý nghĩa rất to lớn trong việc dạy và học địa lí, nó không chỉ là nguồn kiến thức có tác dụng giáo dục tư tưởng, tính cách mà còn phát triển tư duy cho học sinh, từ việc quan sát tranh ảnh các em sẽ tư duy trìu tượng, sẽ phân tích, giải thích và rút ra những kết luận cần thết. Việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học địa lí đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu kĩ tranh ảnh, xem hình đó minh họa cho nội dung kiến thức nào trong bài, sử dụng vào lúc nào là đạt kết quả tốt nhất để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Khai thác và sử dung tranh ảnh trong dạy học địa lí học sinh cần xem bức ảnh chụp cái gì? (chủ đề của bức ảnh). Bức ảnh chụp ở đâu? Có những gì trong ảnh? Những vấn đề mà sự vật, hiện tượng địa lí đó đã đặt ra cho con người là gì? Ví dụ 1: Khi dạy Bài 24: “Vùng biển Việt Nam” để chứng minh cho luận điểm “Vùng biển nước ta rất giàu và đẹp, nguồn lợi phong phú, đa dạng và có giá trị to lớn về nhiều mặt” giáo viên cho học sinh quan sát Hình 24.4: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Quan sát bức tranh các em thấy rằng, bức tranh đã phản ánh tài nguyên biển nước ta rất phong phú, đa dạng là cơ sở để phát triển ngành du lịch, khai thác khoáng sản biển, giao thông vận tải biển, nuôi trồng và đánh bắt hải sản Ví dụ 2: Khi dạy Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam giáo viên cho các em quan sát các Hình 38.1, Hình 38.2. Sau đó giáo viên đặt câu hỏi: “Hãy kể tên các loài động vật cần được bảo vệ khỏi nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta?” Quan sát 2 bức ảnh học sinh có thể kể tên các loài động vật cần được bảo vệ khỏi nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta là: Sếu đầu đỏ, Sao La 3 - Tỉ trọng của công nghiệp từ năm 1990 đến năm 2000 tăng từ 22,67% lên 36,61% (tăng 13,94%). - Tỉ trọng của công nghiệp từ năm 1990 đến năm 2000 tăng từ 38,59% lên 39,09% (tăng 0,5%). Trong nhiều bài học còn yêu cầu học sinh phải vẽ biểu đồ từ bảng số liệu đã cho và rút ra nhận xét, đây là một trong những kĩ năng rất quan trọng trong môn Địa lí. Ví dụ 1: Dựa vào bảng 22.1 (sgk trang 79), vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của 2 năm 1990 và 2000 và rút ra nhận xét. Ở bài tập này, đầu tiên giáo viên tổ chức cho học sinh vẽ biểu đồ: Vẽ hai biểu đồ hình tròn, 1 biểu đồ của năm 1990 và 1 biểu đồ của năm 2000. Vẽ theo chiều kim đồng hồ, theo thứ tự đề bài, lấy mốc chuẩn là kim đồng hồ chỉ số 12, trước khi vẽ ghi rõ 1% = 3,60, số liệu ghi trong vòng tròn phải là số liệu %, hoàn thiện biểu đồ (ghi tên biểu đồ và lập bảng chú giải). Năm 1990 Năm 2000 Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của 2 năm 1990 và 2000 Sau khi vẽ biểu đồ xong giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ để rút ra nhận xét: Cơ cấu kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm dần tỉ trọng của khu vực nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. - Tỉ trọng của nông nghiệp từ năm 1990 đến năm 2000 giảm từ 38,74% xuống còn 24,3% (giảm 14,44%). - Tỉ trọng của công nghiệp từ năm 1990 đến năm 2000 tăng từ 22,67% lên 36,61% (tăng 13,94%). - Tỉ trọng của công nghiệp từ năm 1990 đến năm 2000 tăng từ 38,59% lên 39,09% (tăng 0,5%). Chứng tỏ nước ta đang chuyển dần từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp, phản ánh quá trình công nghiệp hóa ở nước ta đang phát triển. 5 Nhận xét về quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên lưu vực sông Hồng (mùa lũ không hoàn toàn trùng khớp với mùa mưa do ngoài mưa còn có: Độ che phủ rừng, hệ số thấm của đất đá). 7.1.2.3. Các sơ đồ và lát cắt địa lý Các sơ đồ trong sách giáo khoa địa lí nói chung và sách giáo khoa địa lí 8 nói riêng luôn có nội dung phù hợp với nội dung bài học, có tính khái quát cao, dễ đọc, dễ nhớ. Trong giảng dạy địa lí thường sử dụng các loại sơ đồ sau: Sơ đồ cấu trúc, sơ đồ quá trình, sơ đồ địa đồ học, sơ đồ logic và sơ đồ tư duy. Các sơ đồ có thể được sử dụng trong khi kiểm tra kiến thức cũ, trong giảng dạy bài mới, trong củng cố bài học hoặc ra bài tập về nhà cho học sinh. Trong phần “Địa lý tự nhiên Việt Nam” các sơ đồ cung cấp cho học sinh những kiến thức về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam, mặt cắt khái quát của vùng biển Việt Nam, các vùng địa chất kiến tạo Khi khai thác và sử dụng sơ đồ trước hết giáo viên yêu cầu học sinh đọc các yêu cầu trong sách giáo khoa để nêu các đối tượng được thể hiện trong sơ đồ sau đó phân tích, rút ra kết luận, nắm kiến thức cơ bản của nội dung bài học. Ngoài ra để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giáo viên còn có thể hướng dẫn học sinh khám phá các mối liên hệ, hoàn thành sơ đồ tương ứng với nội dung bài học Ví dụ 1: Dựa vào sơ đồ sau cho biết vùng biển Việt Nam gồm những bộ phận nào? Ghi chú: 1 hải lí = 1852m Hình 24.6. Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam Qua sơ đồ học sinh sẽ phát hiện ra vùng biển Việt Nam gồm 5 bộ phận: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Ngoài ra qua sơ đồ học sinh còn tính được chiều dài của lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế khi biết 1 hải lí = 1852m. 7 VIỆT NAM Vị trí địa lý: Lãnh thổ: Thiên nhiên - Thuận lợi: - Khó khăn : Phát triển kinh tế: Các lát cát trong sách giáo khoa Địa lí 8 phần “Địa lý tự nhiên Việt Nam” cung cấp cho học sinh những kiến thức về các loại đất ở Việt Nam, về địa hình Khi khai thác kiến thức từ lát cắt, giáo viên hướng dẫn học sinh nêu rõ nội dung của lát cắt là gì và đọc bảng chú giải để biết cách thể hiện nội dung của lát cắt. Giáo viên có thể tổ chức học sinh làm việc với lát cắt bằng nhiều cách: Dựa vào lát cắt học sinh xác định vị trí địa lí các đối tượng địa lí trên lát cắt, điều này rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc lát cắt. Ví dụ: Dựa vào hình 36.1: Lát cắt địa hình thổ nhưỡng theo vĩ tuyến 200B đọc tên các loại đất? Hình 36.1: Lát cắt địa hình thổ nhưỡng theo vĩ tuyến 200B Qua lát cắt học sinh có thể đọc được có các loại đất khi đi từ bờ biển lên: Đất mặn ven biển, đất bồi tụ phù sa trong đê, đất bãi ven sông, đất feralit đỏ vàng đồi núi thấp, đất mùn núi cao. 9
Tài liệu đính kèm:
skkn_su_dung_va_khai_thac_kenh_hinh_trong_sach_giao_khoa_dia.docx
su_dung_va_khai_thac_kenh_hinh_trong_sach_giao_khoa_dia_ly_8_de_day_phan_dia_ly_244202022.pdf