SKKN Sử dụng tiếng Anh một cách có hiệu quả nhằm tìm kiếm phương tiện dạy học trực quan phục vụ các bài giảng sinh học THPT

SKKN Sử dụng tiếng Anh một cách có hiệu quả nhằm tìm kiếm phương tiện dạy học trực quan phục vụ các bài giảng sinh học THPT

Ngày 04 tháng 11 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành nghị quyết số 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo”. Nghị quyết nêu rõ “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. Một trong các mục tiêu của giáo dục phổ thông là “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”.

Để có thể góp phần vào việc thực hiện thành công nghị quyết số 29-NQ/TW thì vai trò của người giáo viên là rất quan trọng. Giáo viên phải biết đa dạng hoá các phương pháp dạy học, lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp với từng nội dung, từng chuyên đề, làm sao tạo ra được sự tương tác cao giữa người dạy và người học, khuyến khích tư duy độc lập sáng tạo của học sinh. Trong mục tiêu dạy học phải chú trọng phát triển kỹ năng và xây dựng thái độ làm việc tích cực cho người học.

Một trong số các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học hướng tới mục tiêu dạy và học tích cực là: tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học. Và để sử dụng công nghệ thông tin một cách hợp lí, đa dạng hoá phương tiện dạy học, tôi xin chia sẻ sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng tiếng Anh một cách có hiệu quả nhằm tìm kiếm phương tiện dạy học trực quan phục vụ các bài giảng sinh học THPT”

 

doc 20 trang thuychi01 6490
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng tiếng Anh một cách có hiệu quả nhằm tìm kiếm phương tiện dạy học trực quan phục vụ các bài giảng sinh học THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I : MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Ngày 04 tháng 11 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành nghị quyết số 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo”. Nghị quyết nêu rõ “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. Một trong các mục tiêu của giáo dục phổ thông là “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”.
Để có thể góp phần vào việc thực hiện thành công nghị quyết số 29-NQ/TW thì vai trò của người giáo viên là rất quan trọng. Giáo viên phải biết đa dạng hoá các phương pháp dạy học, lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp với từng nội dung, từng chuyên đề, làm sao tạo ra được sự tương tác cao giữa người dạy và người học, khuyến khích tư duy độc lập sáng tạo của học sinh. Trong mục tiêu dạy học phải chú trọng phát triển kỹ năng và xây dựng thái độ làm việc tích cực cho người học.
Một trong số các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học hướng tới mục tiêu dạy và học tích cực là: tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học. Và để sử dụng công nghệ thông tin một cách hợp lí, đa dạng hoá phương tiện dạy học, tôi xin chia sẻ sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng tiếng Anh một cách có hiệu quả nhằm tìm kiếm phương tiện dạy học trực quan phục vụ các bài giảng sinh học THPT”
II. Mục đích nghiên cứu
Bổ sung nguồn tư liệu dưới dạng hình ảnh, video .... để sử dụng làm phương tiện dạy học trong các bài giảng sinh học.
III. Đối tượng nghiên cứu
Nguồn thông tin trên mạng xã hội.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết và khảo sát thực tế.
Phần II : NỘI DUNG
I. Thực trạng
 Trong số các môn học hiện nay trong nhóm các môn tự nhiên, môn Sinh học thường ít được học sinh quan tâm hơn các môn khác. Không hẳn là vì môn Sinh không hấp dẫn bằng các môn khác mà chủ yếu do tâm lí học để thi, mà khối thi có môn Sinh cơ hội chọn trường không nhiều. Điều đó dẫn đến việc nguồn tư liệu phục vụ cho môn Sinh trên mạng ( nếu tìm kiếm bằng tiếng Việt ) không phong phú so với các môn khác.
Nội dung kiến thức Sinh học từ lớp 10 đến 12 xuyên suốt từ cấp độ tế bào đến sinh quyển. Khi hướng dẫn học sinh nghiên cứu tôi nhận thấy có những nội dung kiến thức sẽ dễ hiểu hơn, sinh động hơn nếu có tranh vẽ bổ sung ( mà hiện tại sách giáo khoa không có ). Thậm chí nhiều phần kiến thức có tranh vẽ bổ sung rồi nhưng nếu trình bày dưới dạng video ngắn sẽ hay hơn rất nhiều ( như phần cấu trúc của nhiễm sắc thể, điều hoà hoạt động của gen, tạo giống bằng công nghệ gen..... ). Hoặc rất nhiều phần khó, không thể quan sát thực tế hay suy luận tưởng tượng ra được như các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử ( nhân đôi, phiên mã, dịch mã ) hay các quá trình sinh lí xảy ra trong cơ thể động, thực vật ( quang hợp, hô hấp...). Những phần nội dung kiến thức này rất cần thiết có sơ đồ động dưới dạng video, khái quát hoá lại cho học sinh dễ hiểu. Việc thiết kế những hình động lại phải có phần mềm và kĩ thuật đồ hoạ mà trình độ tin học của hầu hết giáo viên chưa thực hiện được. Nếu thuê làm bên ngoài thì vừa tốn kém, vừa dễ xảy ra sai sót do người được thuê thiết kế không hiểu rõ bản chất vấn đề. 
II. Cơ sở lí luận:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình, không chỉ giúp học sinh dễ hiểu, nhớ lâu mà còn hình thành cho học sinh các phương pháp học tập chủ động, tăng cường các kỹ năng cần thiết.
Một trong những nội dung của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mà giáo viên cần có là sử dụng internet để tìm các tài liệu cần thiết cho việc dạy học. Mạng internet là ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng kết nối toàn cầu. 
Đối với môn Sinh học THPT, nguồn tư liệu trên internet ngoài kênh chữ thông thường thì còn có rất nhiều nguồn tư liệu như kênh hình, video...Những thí nghiệm, quá trình sinh học được trình bày dưới dạng này giúp cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu; và bằng những suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới.
Việc sử dụng tiếng Anh để tìm hình ảnh, video phong phú trên mạng phục vụ cho các bài giảng sinh học sẽ giúp ích rất nhiều cho giáo viên trong quá trình giảng dạy và nâng cao trình độ của mình.
III. Phương pháp:
Phương pháp sử dụng tiếng Anh nhằm tìm kiếm phương tiện dạy học trực quan phục vụ các bài giảng sinh học THPT có thể chia thành những bước sau :
Bước 1 : Chuyển đổi cụm từ tiếng Việt về nguồn tư liệu cần tìm sang tiếng Anh
Cách 1: Sử dụng google dịch để chuyển đổi
Ví dụ : Giáo viên cần tìm phương tiện dạy học phục vụ cho nội dung HIV/AIDS ( Bài 30 – Sinh học lớp 10 cơ bản ) về chu trình nhân lên của virut
Vào google dịch, chọn hệ chuyển đổi từ tiếng Việt sang tiếng Anh, đánh cụm từ chu trình nhân lên của virut, click vào dịch.
Cách 2: Sử dụng thuật ngữ Anh văn Sinh học
Một số cụm từ có tính chuyên ngành ( ví dụ như mạch gỗ, mạch rây...) thì nên sử dụng thuật ngữ Anh văn Sinh học để chuyển đổi
1
Active transport
Vận chuyển tích cực
2
Alga
Tảo
3
Allele
Alen
4
Anaphase
Kì sau
5
Antibody
Kháng thể
6
Antigen
Kháng nguyên
7
Organelle
Bào quan
8
Artery
Động mạch
9
Artificial selection
Chọn lọc nhân tạo
10
Asexual reproduction
Sinh sản vô tính
11
Atrium
Tâm nhĩ
12
Back cross
Lai phân tích
13
Bacterium
Vi khuẩn
14
Biodiversity
Đa dạng sinh học
15
Brain
Não
16
Cancer
Bệnh ung thư
17
Cell
Tế bào
18
Cell division
Phân chia tế bào
19
Cell wall
Vách tế bào
20
Central vacuole
Không bào trung tâm
21
Centriole
Trung tử
22
Centromere
Tâm động
23
Chloroplast
Lục lạp
24
Chromosome
Nhiễm sắc thể
25
Chromosome mutation
Đột biến nhiễm sắc thể
26
Circulation system
Hệ tuần hoàn
27
Commensalism
Hội sinh
28
Community
Quần xã
29
Complete dominance
Trội hoàn toàn
30
Cross (v)
Lai
31
Crossing over
Trao đổi chéo
32
Cytoplasm
Nguyên sinh chất
33
Cytoskeleton
Bộ xương tế bào
34
Daughter cells
Tế bào chị em (kết quả của nguyên phân)
35
Differentiation
Biệt hóa
36
Digestive system
Hệ tiêu hóa
37
Diploid cell
Tế bào lưỡng bội
38
Diversity
Đa dạng
39
DNA replication
Tái bản ADN
40
Dominant trait
Tính trạng trội
41
Duodenum
Tá tràng
42
Ecological niche
Ổ sinh thái
43
Ecology
Sinh thái học
44
Ecosystem
Hệ sinh thái
45
Embryo
Phôi
46
Embryo sac
Túi phôi
47
Endoplasmic reticulum
Lưới nội chất
48
Epithelium
Biểu mô
49
Exon
Vùng mã hóa
50
Extinction
Tuyệt chủng
51
Facilitated diffusion
Khuếch tán được làm dễ
52
Fertilization
Thụ tinh
53
Food chain
Chuỗi thức ăn
54
Food web
Lưới thức ăn
55
Functional unit
Đơn vị chức năng
56
Gamete
Giao tử
57
Gene
Gen
58
Gene expression
Biểu hiện gen
59
Gene mutation
Đột biến gen
60
Genetic material
Vật chất di truyền
61
Golgi body
Bộ máy Golgi
62
Haploid cell
Tế bào đơn bội
63
Heterotrophic organism
Sinh vật dị dưỡng
64
Heterozygote
Dị hợp tử
65
Homologous chromosomes,
Nhiễm sắc thể tương đồng
66
Homozygote
Đồng hợp tử
67
Hybrid
Con lai
68
Ileum
Hồi tràng
69
Immunity system
Hệ miễn dịch
70
Incomplete dominance
Trội không hoàn toàn
71
Interphase
Kì trung gian
72
Intron
Vùng không mã hóa
73
Invertebrate
Động vật không xương sống
74
Large intestine
Ruột già
75
Lysosome
Lysosom (tiêu thể)
76
Macroevolution 
Tiến hóa lớn
77
Macromolecule
Đại phân tử
78
Mammalian
Động vật hữu nhũ
79
Marrow cell
Tế bào tủy xương
80
Meiosis
Giảm phân
81
Mendelian law
Định luật Mendel
82
Meristem
Mô phân sinh
83
Messenger RNA
mARN (ARN thông tin)
84
Metabolism
Sự trao đổi chất
85
Metaphase
Kì giữa
86
Microevolution
Tiến hóa nhỏ
87
Mitochondrion
Ti thể
88
Mitosis
Nguyên phân
89
Molecule
Phân tử
90
Plasma membrane
Màng tế bào
91
Mutation
Đột biến
92
Mutualism
Thuyết hỗ sinh
93
Natural selection
Chọn lọc tự nhiên
94
Nervous system
Hệ thần kinh
95
Neuron
Tế bào thần kinh
96
Nuclear envelop
Màng nhân
97
Nucleic acid
Acid nucleic
98
Nucleotide
Nucleotid
99
Nucleus
Nhân
100
Oncogene
Gen tiền ung thư
101
Organ
Cơ quan
102
Organ system
Hệ cơ quan
103
Osmosis
Thẩm thấu
104
Pancreas
Tuyến tụy
105
Parasite
Sinh vật kí sinh
106
Parasitic (a)
Kí sinh
107
Parasitism
Sự kí sinh
108
Passive transport
Vận chuyển bị động
109
Photoautotrophic organism
Sinh vật tự dưỡng
110
Photosynthesis
Quang hợp
111
Phloem
Mạch rây
112
Pollen grain
Hạt phấn
113
Pollination
Thụ phấn
114
Population
Quần thể
115
Primary consumer
Sinh vật tiêu thụ sơ cấp
116
Primary producer
Sinh vật sản xuất sơ cấp
117
Prophase
Kì đầu
118
Protist
Nguyên sinh vật
119
Receptor
Thụ quan
120
Recessive trait
Tính trạng lăn
121
Recombinant DNA
ADN tái tổ hợp
122
Recombinant DNA technology
Công nghệ ADN tái tổ hợp
123
Regulation gene
Gen điều hòa
124
Reproduction
Sinh sản
125
Reproduction system
Hệ sinh sản
126
Reproductive cell
Tế bào sinh sản
127
Reproductive isolation
Cách li sinh sản
128
Respiration system
Hệ hô hấp
129
Restriction enzymes (RE)
Enzym giới hạn
130
Ribosome
Ribosom
131
Ribosome RNA
rARN (ARN ribosom)
132
Rough endoplasmic reticulum
Lưới nội chất nhám
133
Salivary glands  
Tuyến nước bọt
134
Secondary consumer
Sinh vật tiêu thụ thứ cấp
135
Secondary structure
Cấu trúc  bậc hai, cấu trúc thứ cấp
136
Secretion system
Hệ bài tiết
137
Segregation law
Định luật phân li
138
Semi conservative replication 
Nhân đôi theo cơ chế bán bảo tồn
139
Sex chromosome
Nhiễm sắc thể giới tính
140
Sex linkage
Liên kết giới tính
141
Sexual reproduction
Sinh sản hữu tính
142
Small intestine
Ruột non
143
Smooth endoplasmic reticulum
Lưới nội chất trơn
144
Somatic cell
Tế bào sinh dưỡng
145
Species
Loài
146
Specialization
Biệt hóa
147
Sperm
Tinh trùng
148
Stem cell
Tế bào gốc
149
Structural unit
Đơn vị cấu trúc
150
Structure gene
Gen cấu trúc
151
Succession
Diễn thế
152
Symbiosis 
Cộng sinh
153
Tissue
Mô
154
Tonoplast
Màng không bào
155
Trait
Tính trạng
156
Transcription
Phiên mã
157
Transfer RNA
tARN (ARN vận chuyển)
158
Translation
Dịch mã
159
Unspecialized cell
Tế bào chưa biệt hóa
160
Vascular system
Hệ mạch
161
Vein
Tĩnh mạch
162
Ventricle
Tâm thất
163
Vertebrate
Động vật có xương sống
164
Xylem
Mạch gỗ
165
Yeast
Nấm men
(** Tài liệu do trường Sài Gòn Hợp Điểm biên soạn. Nếu sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn xuất xứ từ Sài Gòn Hợp Điểm. Hợp Điểm giữ bản quyền tài liệu này.)
Bước 2 : Copy cụm từ tìm được và tìm kiếm trên các trang mạng
Nếu cần tìm nguồn tư liệu dưới dạng video thì có thể tìm kiếm trên youtube
Nếu cần tìm nguồn tư liệu dưới dạng hình ảnh thì có thể tìm kiếm trên các trang mạng khác
Bước 3 : Lựa chọn nguồn tư liệu phù hợpvà sử dụng trực tiếp hoặc copy lại.
Bước này rất quan trọng, trong số rất nhiều nguồn tư liệu có thể tìm thấy, giáo viên phải lựa chọn ra nguồn tư liệu phù hợp với phương pháp và mục tiêu dạy học của mình.
Nguồn tư liệu được chú thích bằng tiếng nước ngoài sẽ kích thích trí tò mò và khơi gợi mong muốn khám phá của học sinh, giáo viên có thể dịch hoặc không dịch được nhưng vì giáo viên đã nhuần nhuyễn nội dung bằng tiếng Việt rồi nên có thể dễ dàng sử dụng trong bài dạy.
IV. Một số ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Tìm video ngắn mô tả cơ chế vận chuyển các chất qua màng sinh chất để dạy bài 11 ( Sinh học 10 – Cơ bản )
1. Chuyển cụm từ “vận chuyển các chất qua màng sinh chất” từ tiếng Việt sang tiếng Anh 
2. Tìm trên youtube
Đây là một đoạn phim ngắn mô tả sinh động cơ chế vận chuyển các chất qua màng, có phụ đề tiếng Việt rất dễ hiểu tạo hứng thú cho học sinh. Giáo viên có thể cho học sinh xem video này trước khi dạy bài mới, sau đó vấn đáp dần dần để hình thành kiến thức.
Ví dụ 2: Tìm đoạn phim để dạy bài quang hợp ở thực vật C3, C4 và CAM ( Sinh học 11 )
Đây là một đoạn video rất hay và sinh động, mô tả dưới dạng đồ hoạ vi tính. Dùng video này giáo viên có thể giúp học sinh hiểu quang hợp ở các nhóm thực vật khác nhau như thế nào, tại sao lại xảy ra hô hấp sáng, tại sao hô hấp sáng không xảy ra ở thực vật C4 và CAM. Sử dụng phương pháp vấn đáp tư duy hình thành kiến thức dần dần hợp với video này.
Ví dụ 3: Tìm hình động mô tả dòng mạch gỗ và dòng mạch rây để dạy bài vận chuyển các chất trong cây ( Sinh học 11 )
Đoạn phim ngắn này mô tả song song dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. Thích hợp cho việc so sánh 2 con đường vận chuyển các chất trong cây.
	Ví dụ 4: Tìm đoạn phim mô tả hoạt động của tim để dạy phần hoạt động của tim
Đoạn phim ngắn này mô tả sơ lược cấu tạo của tim, hoạt động của hệ dẫn truyền tim dẫn đến sự co bóp của tim theo chu kỳ tự động. Dù trong sách giáo khoa cũng có hình vẽ nhưng sử dụng hình động như thế này sẽ giúp học sinh dễ hiểu hơn rất nhiều.
	Ví dụ 5: Tìm sơ đồ chu trình Cacbon để dạy bài chu trình sinh địa hoá và sinh quyển.
V.Ưu điểm của sáng kiến.
Sử dụng phương pháp tìm phương tiện dạy học bằng tiếng Anh giúp giáo viên có thể tiếp cận được với nguồn video, hình ảnh vô cùng phong phú phục vụ cho việc giảng dạy. Nguồn tư liệu giáo viên tiếp cận được ngoài việc có số lượng lớn còn có có tính cập nhật, mang tính chất quốc tế giúp cho giáo viên có thể cập nhật thường xuyên những thành tựu khoa học sinh học mới.
Với nguồn tư liệu đa dạng tiếp cận được bằng phương pháp này, giáo viên có thể có được lựa chọn tốt nhất, tối ưu nhất cho mỗi bài giảng, tạo điều kiện cho việc học tập của học sinh theo định hướng đổi mới.
Sử dụng video, hình ảnh trong bài giảng được thuyết minh bằng tiếng Anh có thể kích thích tư duy, kích thích sự tìm tòi khám phá của học sinh; nâng cao khả năng ngoại ngữ cho cả học sinh và giáo viên.
Phần III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Việc học tập, tìm tòi sáng tạo gắn bó suốt đời một giáo viên cùng với công tác giảng dạy. Mỗi một thời kỳ, một giai đoạn, người giáo viên lại có một phương pháp, một cách thức giảng dạy mới phù hợp với thực tiễn dạy học, phù hợp với sự phát triển. Sáng kiến kinh nghiệm chỉ là một trong số vô vàn phương pháp tìm kiếm phương tiện dạy học trực quan trên cơ sở kinh nghiệm của tác giả. Vì vậy, rất mong sự đóng góp chân thành của các đồng nghiệp để SKKN này được hoàn thiện hơn.
II. Kiến nghị
Kiến thức sinh học phát triển quá nhanh, mỗi ngày lại có những thành tựu và phát hiện mới. Nếu giáo viên không theo kịp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức và tình yêu sinh học đến với học sinh. Vì vậy tôi mong muốn nhà trường bổ sung thường xuyên hơn và nhiều hơn nữa những đầu sách phục vụ chuyên môn trong đó có sách tham khảo bộ môn Sinh học vào nhà trường, sưu tầm những SKKN đạt giải cấp tỉnh ( đặc biệt là những SKKN về môn Sinh học ), đề và đáp án các cuộc thi học sinh giỏi để giáo viên có thể học hỏi và rút kinh nghiệm.
 XÁC NHẬN CỦA Thanh Hóa, ngày 11 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
 Nguyễn Thị Nhung

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_tieng_anh_mot_cach_co_hieu_qua_nham_tim_kiem_ph.doc