SKKN Sử dụng sơ đồ dạng bảng trong dạy - Học nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lí lớp 11 ở trường thpt Thạch Thành 2

SKKN Sử dụng sơ đồ dạng bảng trong dạy - Học nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lí lớp 11 ở trường thpt Thạch Thành 2

Xuất phát từ thực tiễn của việc đổi mới CT - SGK Địa lí lớp11, thực tiễn của việc giảng dạy môn Địa lí ở lớp11 trong những năm vừa qua. Khuynh hướng dạy học phát triển nhằm chuyển từ trạng thái học tập thụ động sang chủ động lĩnh hội tri thức ở học sinh.

Hiện nay, ở trong các trường phổ thông một thực trạng đáng buồn là hầu hết các em học sinh vẫn còn xem nhẹ và đều chưa yêu thích môn học Địa Lí trong đó có Địa lí lớp 11 do nhiều nguyên nhân khác nhau như tư tưởng không liên quan đến việc thi Trung học phổ thông quốc gia

 Vì vậy là một giáo viên giảng dạy môn Địa lý trong trường Phổ thông với mong muốn tìm ra cho mình một phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với đối tượng học sinh. Phần nào làm thay đổi suy nghĩ của các em về môn Địa lý, giúp các em cảm thấy dễ học, dễ hiểu, tăng hứng thú và đem lại hiệu quả khi học bộ môn nói chung và Môn Địa Lí lớp 11 nói riêng.

Với những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “ Sử dụng sơ đồ dạng bảng trong dạy - học nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lí lớp 11 ở trường THPT Thạch Thành 2”

 

doc 18 trang thuychi01 6892
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng sơ đồ dạng bảng trong dạy - Học nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lí lớp 11 ở trường thpt Thạch Thành 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Phần
Mục
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
1.1
1.2
1.3
1.4
Lí do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu.
3
2.Nội dung
2.1
Cơ sở lí luận
4
2.2
Thực trạng vấn đề
5
2.3
Giải pháp và tổ chức thực hiện
6
2.4
Hiệu quả
13
3. Kết luận, kiến nghị
3.1
Kết luận
15
3.2
Kiến nghị
16
Tài liệu tham khảo
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ DẠNG BẢNG TRONG DẠY - HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 Ở TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 2
MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chọn đề tài: 
Xuất phát từ thực tiễn của việc đổi mới CT - SGK Địa lí lớp11, thực tiễn của việc giảng dạy môn Địa lí ở lớp11 trong những năm vừa qua. Khuynh hướng dạy học phát triển nhằm chuyển từ trạng thái học tập thụ động sang chủ động lĩnh hội tri thức ở học sinh. 
Hiện nay, ở trong các trường phổ thông một thực trạng đáng buồn là hầu hết các em học sinh vẫn còn xem nhẹ và đều chưa yêu thích môn học Địa Lí trong đó có Địa lí lớp 11 do nhiều nguyên nhân khác nhau như tư tưởng không liên quan đến việc thi Trung học phổ thông quốc gia
 Vì vậy là một giáo viên giảng dạy môn Địa lý trong trường Phổ thông với mong muốn tìm ra cho mình một phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với đối tượng học sinh. Phần nào làm thay đổi suy nghĩ của các em về môn Địa lý, giúp các em cảm thấy dễ học, dễ hiểu, tăng hứng thú và đem lại hiệu quả khi học bộ môn nói chung và Môn Địa Lí lớp 11 nói riêng.
Với những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “ Sử dụng sơ đồ dạng bảng trong dạy - học nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lí lớp 11 ở trường THPT Thạch Thành 2” 
1.2. Mục đích nghiên cứu :
 	Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức từ đó tạo ra hứng thú cho bản thân trong quá trình học tập để có kết quả cao hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Sử dụng phương pháp sơ đồ dạng bảng cho Giáo viên và học sinh trong dạy - học môn Địa lí ở lớp 11 tại trường THPT Thạch Thành 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp tìm hiểu, nghiên cứu xây dựng trên cơ sở lí thuyết.
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn.
+ Phương pháp thống kê toán học.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận.
Trên cơ sở yêu cầu của Bộ, Sở GD & ĐT và nhà trường về việc áp dụng các phương pháp dạy học tích để đem lại hứng thú và hiệu quả cao trong học tập của học sinh. Dựa vào chương trình cụ thể của SGK và yêu cầu thực tiễn, tôi đã lựa chọn sử dụng sơ đồ nói chung và sơ đồ dạng bảng nói riêng trong dạy – học môn Địa lí lớp 11 ở một số bài cụ thể.
Khái quát về sơ đồ:
 Khái niệm về sơ đồ.
Sơ đồ là một trong những hình thức trực quan hóa kiến thức. Sơ đồ tạo thành một tổ chức hình, khối phản ánh cấu trúc và logic bên trong của một khối lượng kiến thức một cách khái quát, súc tích và trực quan cụ thể.
 Một số loại sơ đồ.
Trong giảng dạy Địa lí PTTH có một số loại sơ đồ được dùng như:
+ Sơ đồ cấu trúc.
+ Sơ đồ dạng bảng.
 + Sơ đồ quá trình.
+ Sơ đồ logic.
- Tuy nhiên giáo viên thường rất ít khi sử dụng chính vì vậy mà khả năng đạt hiệu quả cao trong 1 tiết giảng dạy là rất thấp.
- Việc nghiên cứu và thử nghiệm để đi đến ứng dụng cho giáo viên dạy Địa lí có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn.
2.1.2. Khái quát về sơ đồ dạng bảng :
	- Khái niệm: Sơ dạng bảng là dạng sơ đồ bao gồm hệ thống các cột, dòng tùy thuộc vào nội dung cần trình bày mà số lượng nhiều hay ít thể hiện sẵn các tiêu chí của vấn đề đặt ra. 
	- Ý nghĩa: Sơ đồ dạng bảng là một trong các loại sơ đồ dễ dàng sử dụng trong quá trình dạy học Địa lí nói chung và Địa lí lớp 11 nói riêng. Khi sử dụng sơ đồ dạng bảng trong dạy – học, học sinh có thể dễ dàng thấy được nhiệm vụ của mình phải thực hiện( Vì đã được Giáo viên xác định rõ đối tượng và các tiêu chí cần đạt được khi tìm hiểu đối tượng trên sơ đồ). Như vậy, học sinh đã được đưa ra tình huống trước và trên cơ sở được gợi ý các em sẽ dựa vào kênh chữ, kênh hình trong sách giáo khoa để tìm hiểu nội dung cần đạt. Do đó các em sẽ chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức hơn việc chỉ được truyền đạt theo phương pháp truyền thống. Vì vậy, học sinh sẽ tích cực trong học tập hơn vì thế kết quả học tập cuối cùng của học sinh sẽ hiệu quả hơn. 
2.2. Thực trạng vấn đề.
	Chương trình Địa lí lớp 11 gồm 2 phần: Phần A: Khái quát nền kinh tế – xã hội Thế giới; Phần B: Địa lí khu vực và quốc gia. Với thời lượng 1 tiết trên tuần nên phần lớn kiến thức chỉ được đề cập một cách khái quát. Để nắm bắt được nội dung ngoài kiến thức được cung cấp trong SGK học sinh cần phải tự tìm hiểu cập nhật cho mình thông qua phương tiện tivi, đài báo,mạngTuy nhiên phần lớn với ý thức học tập của học sinh ở nông thôn miền núi thì rất hạn chế. Từ đó các em cảm thấy không hứng thú trong học tập, mỗi tiết học trở nên nhàm chán, nặng nề, học với tư tưởng đối phó.
 Trong quá trình giảng dạy giáo viên ít khi sử dụng sơ đồ để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Vì thế làm cho học sinh khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Điều này thể hiện qua kết quả kiểm tra những năm học trước, nhìn chung kết quả học tập của các em thấp. Và tôi đã thống kê thực trạng ba trong các lớp tôi trực tiếp dạy năm học trước kết quả đạt được như sau:
Về chất lượng: 
Tôi thống kê ở 3 lớp (11B2, 11B3 và 11B5) với tổng số học sinh là 138, trong đó:
Học lực
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu - Kém
Kết quả
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng 
Tỉ lệ (%)
5
3,6
48
34,8
74
53,6
11
8,0
Về nhận thức:
Trong quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy khả năng khái quát, tổng hợp hệ thống và so sánh kiến thức của học sinh còn yếu. Không nắm bắt được yêu cầu đặt ra là do một số nguyên nhân sau:
- Đối với học sinh:
+ Ý thức tự giác chưa cao, chưa chủ động trong học tập lĩnh hội kiến thức.
+ Chưa có phương pháp học tập đúng đắn.
+ Chưa thấy được các mối quan hệ trong Địa lí.
 - Đối với giáo viên:
+ Chưa tích cực trong việc đổi mới phương pháp cũng như hình thức dạy học.
+ Chưa chịu khó đầu tư trong chuẩn bị bài giảng trong các tiết dạy thường ngày ( không phải tiết thao giảng).
+ Kiến thức cũng như khả năng áp dụng tin học trong soạn bài và giảng dạy còn nhiều hạn chế
 - Đối với nhà trường:
 Còn thiếu phương tiện, thiết bị hiện đại phục vụ cho việc áp dụng các phương pháp và hình thức dạy học tích cực trong đó có sử dụng sơ đồ trong dạy học
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Giới thiệu một số loại sơ đồ thường gặp trong dạy học Địa lí:
*Sơ đồ cấu trúc: là loại sơ đồ thể hiện các thành phần, yếu tố trong một chỉnh thể và mối quan hệ giữa chúng. Ví dụ:
SƠ ĐỒ CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 
*Sơ đồ dạng bảng: Là loại sơ đồ thể hiện mối liên hệ, sự so sánh hoặc nêu đặc điểm của các đối tượng theo một cấu trúc nhất định.
- Ví dụ dạy Bài 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ – TIẾT 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ.
Nội dung phần II – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
 1. Phần lãnh tổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ phân hóa thành 3 vùng tự nhiên có thể xây dựng thành bảng tổng hợp kiến thức như sau:
Các điều kiện tự nhiên 
Vùng phía Tây
Trung tâm
Vùng phía Đông
Phạm vi
- Gồm vùng núi Cooc-đi-e và các đồng bằng ven Thái Bình Dương
- Nằm giữa dãy A-pa-lát và dãy Rốc-ki
- Gồm dãy A-pa-lat và các đồng bằng ven Đại tây Dương.
Địa hình
- Gồm các dãy núi cao trên 2000m, chạy song song theo hướng Bắc – Nam.
- Xen giữa là các bồn địa và cao nguyên
- Phía Tây và phía Bắc là gò đồi thấp.
- Phía Nam là đồng bằng châu thổ rộng lớn.
- Dãy núi già A-pa-lat, có nhiều thung lũng cắt ngang, độ cao trung bình.
- Các đồng bằng ven Đại Tây Dương khá rộng lớn.
Khí hậu
- Ở các bồn địa và cao nguyên có khí hậu khô hạn.
- Ven Thái Bình Dương có khí hậu cận nhiệt và ôn đới hải dương.
- Các bang phía bắc có khí hậu ôn đới và các bang ven vịnh Mê-hi-cô có khí hậu cận nhiệt. 
- Khí hậu mang tính chất ôn đới hải dương và cận nhiệt.
Tài nguyên
- Khoáng sản phong phú như vàng, đồng, bôxit, chì.
- Trữ lượng thủy năng lớn, diện tích rừng, đồng cỏ và đất trồng.
- Khoáng sản phong phú như than, sắt, dầu khí.
- Đồng cỏ rộng lớn, đất đai màu mỡ.
- Khoáng sản trữ lượng lớn như than và quặng sắt.
- Trữ lượng thủy năng khá lớn, đất đai màu mỡ.
*Sơ đồ quá trình: là loại sơ đồ thể hiện vị trí các thành phần, các yếu tố và các mối quan hệ của chúng trong quá trình vận động. Ví dụ:
SƠ ĐỒ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI VÀ CÁC MÙA Ở BẮC BÁN CẦU 
*Sơ đồ logic: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về nội dung bên trong của 
các sự vật - hiện tượng địa lí. Ví dụ:
SƠ ĐỒ TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
2.3.2. Cách sử dụng sơ đồ dạng bảng:
 Giáo viên dựa vào chính sơ đồ để soạn ra các tình huống dạy học cũng như các thao tác, phương pháp dạy; lúc này sơ đồ chính là mục đích - phương tiện truyền đạt của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Trong khi sử dụng giáo viên phải hình thành rõ nội dung của sơ đồ thể hiện mối quan hệ nhân qủa, mối quan hệ tác động hoặc sự liên kết các đơn vị kiến thức trên sơ đồ.
2.3.3. Sử dụng sơ đồ dạng bảng trong dạy học một số bài Địa lí lớp 11 - Cơ bản.
	Trên cơ sở của việc đưa ra một số loại sơ đồ nêu trên tôi đã áp dụng để đưa vào sử dụng dạng sơ đồ thường gặp nhất trong quá trình dạy học và cũng dễ dàng áp dụng ở nhiều bài trong nhiều tiết dạy chương trình Địa lí lớp 11- đó là sơ đồ dạng bảng.
Ví dụ 1. Dạy bài 1. Phần II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước. Giáo viên đưa ra sơ đồ dạng bảng yêu cầu học sinh sau khi dựa vào phần kênh chữ kết hợp bảng số liệu trình bày dưới dạng bảng và kết quả cần đạt được như sau: 
Giữa các nước Phát triển và Đang phát triển có sự chênh lệch lớn về các chỉ số Kinh tế – xã hội. 
Tiêu chí
Nhóm nước Phát triển
Nhóm nước Đang phát triển
GDP/Người
Cao và rất cao
Thấp hơn mức trung bình của Thế giới và thấp hơn nhiều các nước Phát triển.
Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế
Tỉ trọng khu vực III>70%, khu vực I rất nhỏ <= 2%.
Tỉ trọng khu vực I còn cao: 25%, khu vực III còn thấp<50%.
Tuổi thọ trung bình
Cao > 75 tuổi
Thấp, nhất là các nước Châu Phi < 50 tuổi.
HDI
Cao, năm 2003 là 0,8555.
Thấp, năm 2003 là 0,6694.
 Sau khi học sinh trình bày song không những các em thấy được các tiêu chí kinh tế – xã hội mỗi nhóm nước mà còn có thể so sánh giữa hai nhóm nước.
Ví dụ 2. Bài 2: “XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA NỀN KINH TẾ” GV có thể sử dụng sơ đồ sau để yêu cầu HS trình bày hệ quả của Toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế.
Hệ quả
Toàn cầu hóa
Khu vực hóa
Tích cực
- Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
- Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ.
- Tăng cường sự hợp tác giữa các nước.
- Tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, hiện đại hóa nền kinh tế.
- Tăng cường tự do hóa thương mại, dịch vụ.
- Mở rộng thị trường mỗi nước, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa.
Tiêu cực
- Làm tăng khoảng cách giàu nghèo.
- Ảnh hưởng đến sự tự chủ kinh tế, suy giảm quyền lực quốc gia.
Như vậy sau khi học sinh trình bày dưới dạng bảng xong các em vừa thấy được hệ quả của mỗi xu hướng vừa thấy được sự khác nhau giữa chúng.
Ví dụ 3. Khi dạy phần “ Một số vấn đề Dân cư và xã hội Châu Phi” giáo viên đưa ra các vấn đề cần đạt được như: Trình bày đặc điểm, ảnh hưởng và giải pháp cho các vấn đề dân cư – xã hội Châu Phi. Sau khi chia lớp thành 2 nhóm tìm hiểu một vấn đề, GV đưa ra sơ đồ dạng bảng và yêu cầu HS hoàn thành và kết quả các em cần đạt được như sau:
Các vấn đề
Dân cư
Xã hội
Đặc điểm
- Tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia tăng tự nhiên cao nhất Thế giới.
- Tuổi thọ trung bình thấp.
- Đa số các nước có dân số đông.
- Xung đột tôn giáo, sắc tộc thường xuyên xảy ra.
- Dịch bệnh: HIV, Ebola 
- Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục lạc hậu
Ảnh hưởng
- Gây sức ép lớn cho kinh tế – xã hội, tài nguyên – môi trường.
- Gây khó khăn cho phát triển kinh tế.
Giải pháp
Giảm tỉ lệ sinh.
Cần sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
Sau khi được hệ thống thành bảng các em thấy các nội dung mà mình cần phải nắm được một cách dễ dàng hơn nhiều so với việc không trình bày dưới dạng bảng . 
Ví dụ 4. Khi dạy phần I. “ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ TRUNG Á”, GV chia lớp thành các nhóm tìm hiểu về từng khu vực sau đó đưa ra sơ đồ dạng bảng và yêu cầu HS dựa vào kênh chữ, kênh hình SGK để hoàn thành và kết quả cuối cùng các em cần đạt được trình bày dưới dạng bảng như sau:
Khu vực
Tây Nam Á
Trung Á
Vị trí địa lí
- Nằm ở ngã ba của 3 châu lục Á – Phi – Âu.
- Giáp Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, biển đen, biển đỏ.
- Nằm ở trung tâm của châu Á.
Ý nghĩa của vị trí
- Có vị trí địa chính trị quan trọng.
- Là cầu nối giữa phương Đông với phương Tây.
Đặc điểm tự nhiên
- Có khí hậu khô nóng.
- Cảnh quan chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc.
- Nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên.
- Khí hậu lục địa khô hạn.
- Cảnh quan nhiều thảo nguyên, hoang mạc.
- Có dầu khí, muối mỏ, uranium.
Đặc điểm dân cư - xã hội
- Là cái nôi của nền văn minh Thế giới.
 - Đa số dân cư theo đạo hồi.
- Xung đột, chiến tranh, khủng bố thường xuyên xảy ra.
- Đa dân tộc, mật độ dân số thấp.
- Phần lớn dân cư theo đạo hồi.
- Chính trị thiếu ổn định.
Qua việc sử dụng sơ đồ dạng bảng học sinh không những nắm được một số đặc điểm về vị trí, tự nhiên và dân cư – xã hội của từng khu vực một cách dễ dàng mà còn có thể so sánh giữa hai khu vực.
Ví dụ 5. Khi dạy mục II: Điều kiện tự nhiên “Bài 8 – Liên Bang Nga - Tiết 1. Tự nhiên và dân cư”; giáo viên chia lớp thành hai nhóm yêu cầu dựa vào SGK phần kênh chữ kết hợp với bản đồ để hoàn thành bảng sau. Sau khi học sinh trao đổi trong nhóm, các em sẽ cử đại diện lên trình bày và hoàn thiện bảng kiến thức như sau: 
Yếu tố
Phía Tây
Phía Đông
Phạm vi
Từ sông Ê-nit-xây về phía Tây.
Từ sông Ê-nit-xây về phía Đông.
Đặc điểm địa hình
Phần lớn là đồng bằng, ngoài ra còn có dãy núi già Uran.
Phần lớn là núi và cao nguyên.
Đặc điểm khí hậu
Bao gồm: kiểu khí hậu ôn đới hải dương, cận nhiệt đới và cận cực lạnh. 
Gồm khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới lục địa và cận cực lạnh.
Đặc điểm sông ngòi
Có các con sông lớn như sông Ô-bi, sông Vôn-ga chảy về phía Nam.
Có nhiều sông lớn chảy lên phía Bắc như sông Lê-na. Ngoài ra có hồ nước ngọt Bai-can sâu nhất thế giới.
Đất và rừng
Có đất đen ở đồng bằng Đông Âu và rừng taiga.
Đất pôt –dôn nghèo chất dinh dưỡng. Diện tích rừng tai-ga rộng lớn với trữ lượng lớn nhất thế giới.
Khoáng sản
Nhiều dầu khí, than và sắt.
Phong phú nhưng nhiều nhất là vàng, dầu khí, than kim cương
Như vậy thông qua cách truyền đạt kiến thức dạng bảng học sinh không những nắm kiến thức là theo tự nhiên Liên Bang Nga được chia thành hai phần Phía Tây và Phía Đông, ranh giới là sông Ê-nit-xây, nắm được đặc điểm tự nhiên của mỗi bộ phận mà các em còn dễ dàng so sánh được đặc điểm tự nhiên của hai bộ phận lãnh thổ của LB Nga. 
Tương tự như vậy giáo viên có thể áp dụng sơ đồ dạng bảng trong nhiều phần học của các bài khác trong phần Địa lí lớp 11 như: Phần đặc điểm tự nhiên Trung Quốc, đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á để đem lại hiệu quả cao hơn trong học tập.
2.4. Hiệu quả.
Năm học này sau khi được Chuyên môn nhà trường phân công dạy lớp 11, tôi đã nung nấu việc đưa vào dạy – học sơ đồ dạng bảng ở những bài những phần có thể áp dụng. Qua việc thực hiện sử dụng sơ đồ dạng bảng trong dạy học một số bài ở lớp 11 trong các lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy năm học này. Tôi chọn ba lớp đối chứng dạy theo phương pháp truyền thống như năm trước gồm lớp 11B2,11B4, 11B6 và đưa vào thực nghiệm ở ba lớp là 11B1, 11B3, 11B7 . Bản thân tôi nhận thấy các em hiểu bài hơn, lớp học sôi nổi, tích cực hơn. Vì thế kết quả thu được cũng tốt hơn so với các lớp không áp dụng sơ đồ dạng bảng vào quá trình dạy học. Kết quả cụ thể như sau:
* Về mặt định lượng.
- Bảng tổng hợp kết quả của 6 lớp:
Lớp
Số HS
Điểm kết quả thực nghiệm
Điểm giỏi
(9 - 10)
Điểm khá
(7 - 8)
Điểm TB
(5 - 6)
Yếu - Kém
(0 –> 4)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Đối chứng: 11B2,11B4, 11B6
113
6
5,3
48
42,5
53
46,9
6
5,3
Thực nghiệm 11B1,11B3,11B7
119
14
11,8
74
62,2
29
24,4
2
1,6
*Về mặt định tính.
	Như vậy, sau khi tiến hành bài giảng thực nghiệm ở các lớp khác nhau, kết quả cho thấy chất lượng làm bài kiểm tra của các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng.
	 Qua trao đổi với giáo viên, học sinh tham gia lớp dạy thực nghiệm cũng như việc trực tiếp giảng dạy thực nghiệm, tôi nhận thấy: Trong quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh kết hợp với sử dụng sơ đồ dạng bảng trong dạy - học, một mặt vừa tạo không khí lớp học sôi nổi, các em hứng thú trong học tập. Mặt khác buộc các em phải tự lực độc lập, chủ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Vì vậy những kiến thức mà các em có được qua giờ học sẽ khắc sâu hơn, bài học sẽ được nhận thức đầy đủ hơn. Ngược lại ở các lớp đối chứng do vẫn dạy chủ yếu theo phương pháp truyền thống, việc tổ chức các hoạt động cho học sinh không linh hoạt vì thế làm hạn chế sự tích cực và sáng tạo của các em trong việc tìm ra và lĩnh hội kiến thức.
	Từ kết quả trên cho thấy việc sử dụng sơ đồ nói chung và sơ đồ dạng bảng nói riêng trong dạy học Địa lí cũng như nhiều môn học khác có ý nghĩa rất lớn trong việc nhận thức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Nó giúp học sinh không những nắm được khiến thức có hiệu quả mà còn tạo ra cho các em một số kĩ năng trong học tập như: Tự học tập nghiên cứu SGK, tài liệu, đặc biệt là các kĩ năng Địa lí( khai thác bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu)
Bài học kinh nghiệm.
- Khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần nắm vững kiến thức, hiểu rõ các mối quan hệ nhân quả trong Địa lí.
- Trình bày sơ đồ phải đảm bảo tính khoa học, sư phạm và thẩm mĩ.
- Sơ đồ phải đạt được mục tiêu đề ra.
 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Trên cơ sở những mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, trong quá trình thực hiện đề tài đã giải quyết được một số vấn đề sau:
	Một là: nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng sơ đồ nhằm nâng cao nhận thức và hiệu quả học tập của học sinh khi học Địa l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_so_do_dang_bang_trong_day_hoc_nham_nang_cao_hie.doc