SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung Giáo dục quốc phòng, an ninh lớp 10. Trường THPT Quảng Xương 4

SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung Giáo dục quốc phòng, an ninh lớp 10. Trường THPT Quảng Xương 4

Hiện nay, chương trình Giáo dục quốc phòng an ninh cấp Trung học phổ thông là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, nhằm giáo dục thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh nói riêng lòng yêu nước, yêu Chủ Nghĩa Xã Hội, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tư duy và kiến thức quân sự, chuẩn bị cho nhân lực và đào tạo nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.

Nhận thức rõ nhiệm vụ trên. Ban giám hiệu trường THPT Quảng Xương 4 luôn quan tâm, chỉ đạo, tổ chức và triển khai thực hiện tốt công tác Giáo dục quốc phòng an ninh cho học sinh.

Trong những năm qua ban giám hiệu Trường Trung Học Phổ Thông Quảng Xương 4 và tổ Thể dục – Giáo dục quốc phòng đã chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hướng dẫn các giáo viên Giáo dục quốc phòng an ninh chọn nhiều hình thức

giảng dạy, học tập môn học này. Là giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục quốc phòng an ninh, tôi nhận thấy học sinh phải chuyển tải nhiều kiến thức, đồng thời phân chia

 

docx 19 trang thuychi01 7942
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung Giáo dục quốc phòng, an ninh lớp 10. Trường THPT Quảng Xương 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC .2
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .. 3
Lý do chọn đề tài ..3
Phương pháp nghiên cứu .4
Đối tượng nghiên cứu ..4
Cộng tác viên ...4
Thời gian nghiên cứu ...4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..4
Cơ sở lý luận 4
Thực tiễn ..5
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ...6
Chọn đối tượng 6
Biện pháp thực hiện .6
Trò chơi rèn luyện lòng yêu nước, ý thức quốc phòng trong học sinh ...6
Trò chơi rèn luyện tinh thần và các giác quan .8
Trò chơi rèn luyện sức khỏe ..11
Kiểm tra đánh giá 13
Kết quả kiểm tra .17
HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI .19
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG..19
Kết luận ..19
Đề xuất kiến nghị khả năng áp dụng ..20
TÀI LIỆU THAM KHẢO20
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY NỘI DUNG GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG, AN NINH LỚP 10. TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lý do chọn đề tài
Hiện nay, chương trình Giáo dục quốc phòng an ninh cấp Trung học phổ thông là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, nhằm giáo dục thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh nói riêng lòng yêu nước, yêu Chủ Nghĩa Xã Hội, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tư duy và kiến thức quân sự, chuẩn bị cho nhân lực và đào tạo nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.
Nhận thức rõ nhiệm vụ trên. Ban giám hiệu trường THPT Quảng Xương 4 luôn quan tâm, chỉ đạo, tổ chức và triển khai thực hiện tốt công tác Giáo dục quốc phòng an ninh cho học sinh.
Trong những năm qua ban giám hiệu Trường Trung Học Phổ Thông Quảng Xương 4 và tổ Thể dục – Giáo dục quốc phòng đã chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hướng dẫn các giáo viên Giáo dục quốc phòng an ninh chọn nhiều hình thức
giảng dạy, học tập môn học này. Là giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục quốc phòng an ninh, tôi nhận thấy học sinh phải chuyển tải nhiều kiến thức, đồng thời phân chia
thời gian học lý thuyết và thực hành phải hợp lý và khoa học. Vì vậy các em luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và không tập trung trong giờ học. Mặt khác môn Giáo dục quốc phòng an ninh là môn học mà khi bước vào Trung học phổ thông các em mới bắt đầu tìm hiểu nhất là học sinh lớp 10 còn rất bỡ ngỡ khi nhắc tới bộ môn này. Các em thường có suy nhĩ đây là môn phụ không quan trọng nên chưa tập trung trong quá trình học. vì thế là giáo viên Giáo dục quốc phòng an ninh chúng ta phải làm thế nào để học sinh yêu thích môn học này hơn và trong tiết học sôi nổi, hứng thú, vui vẻ và thoải mái nhưng vẫn tiếp thu được trọng tâm của bài.
Được sự tạo điều kiện và giúp đỡ của ban giám hiệu và giáo viên trong tổ Thể dục – Giáo dục quốc phòng. Trường Trung Học Phổ Thông Quảng Xương 4, tôi đã mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm“ Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10”. Mục đích của đề tài là đưa một số trò choi vào trong tiết học, nhằm giúp học sinh yêu thích môn học hơn và các em lớp 10 bước đầu làm quen, thích nghi với môn Giáo dục quốc phòng an ninh một cách nhanh chóng. Đồng thời tạo ý thức tự giác học tập, tâm lý thoải mái chú tâm vào bài học hơn, các em có thể vừa học vừa chơi tạo không khí sôi động cho tiết học và rèn luyện cho các em sức khỏe, tinh thần yêu nước và một số kỹ năng quân sự.
Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích tổng hợp tài lệu
Phương pháp quan sát sư phạm Phương pháp kiểm tra sư phạm. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Phương pháp thống kê toán học.
Đối tượng nghiên cứu
Là học sinh 4 lớp 10 ( 10a, 10b, 10c, 10d) năm học 2017 – 1018 Trường Trung Học Phổ Thông Quảng Xương 4, có sức khỏe bình thường, tham gia đầy đủ các buổi học Giáo dục quốc phòng an ninh.
Cộng tác viên
Giáo viên trong tổ Thể dục – Giáo dục quốc phòng, an ninh
Thời gian nghiên cứu
 Thời gian : từ tháng 9/2017 đến tháng 5/ 2018.
 Địa điểm: Trường Trung Học Phổ Thông Quảng Xương 4.
 Trang thiết bị: Còi, thước dây, đồng hồ bấm giờ, cột mốc, bóng, gậy
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở lý luận
Chơi là một hoạt động hấp dẫn, phù hợp với sự phát triển tự nhiên của tâm sinh lí tuổi trẻ ( từ nhi đồng qua thiếu niên đến lứa tuổi thanh niên bước vào đời sống xã
hội). Những yêu cầu của các môn giáo dục có tính hệ thống, trình tự trong nhà trường các cấp, nhất là các môn Giáo dục quốc phòng an ninh sẽ được tuổi trẻ học sinh, sinh viên tiếp nhận, tự rèn luyện một cách thoải mái qua hoạt động “ chơi”. và là một việc làm tích cực góp phần giúp đỡ tuổi trẻ bước vào nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.
Trò chơi có mục đích rèn luyện lòng yêu nước, giáo dục ý thức quốc phòng dưới dạng vui chơi bằng các trò chơi nhỏ, trò chơi lớn trong quá trình dạy và học môn Giáo dục quốc phòng an ninh. Làm cho tuổi trẻ tự nguyện rèn luyện một số kỹ năng quân sự và tự rèn luyện tính cách cá nhân của từng học sinh. Để tạo lập một nếp sống có tác phong quân sự : luôn luôn sẵn sàng hành động. Hành động đó qua vui chơi mà thấm nhuần lòng yêu nước của truyền thống lịch sử dân tộc và lịch sử cách mạng bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Kết hợp với các bài học chính khóa nên hành động có ý thức, có hiệu quả hơn.
Đồng thời với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực khả năng, tính năng động và sáng tạo, hìn thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc di vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Do đó để tạo cho không khí của tiết học Giáo dục quốc phòng an ninh trở nên sinh động, sôi nổi, hứng thú các em có thể vừa học, vừa chơi mà vẫn truyền tải được kiến thức đồng thời tạo cho các em ý thức tự giác học tập , khả năng làm việc theo nhóm,
tinh thần đoàn kết làm tiền đề cho những năm học tiếp theo và nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa sau này. Thì “ Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10”, sẽ đạt kết quả tốt trong quá trình giảng dạy.
Thực tiễn
 Thuận lợi
So với khu vực Trường Trung Học Phổ Thông Quảng Xương 4 là trường có bề dày về kết quả đào tạo học sinh và là trường có đội ngũ sư phạm hùng hậu, đều đạt chuẩn và trên chuẩn về kiến thức, có chuyên môn vững, nhiệt tình, tận tụy với công tác về quản lý và giảng dạy.
Đối với môn Giáo dục quốc phòng an ninh, nhà trường và các cấp lãnh đạo luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi, đội ngũ giáo viên đều được đào tạo vững về chuyên môn, nhiệt tình và
Điều kiện sân bãi, dụng cụ trang thiết bị cần cho môn học tương đối đầy đủ.
Nề nếp, kỹ cương của nhà trường đối với học sinh chặt chẽ nên đa phần các em chăm ngoan có ý thức học tập.
 Trường đạt trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1 trong năm 2017
 Khó khăn
Đây là môn học khá mới nên việc tìm kiếm tư liệu cho việc viết đề tài rất khó khăn.
Đây là môn học mới đối với học sinh lớp 10 và còn tai hại hơn là các em còn coi đây là môn phụ nên không quan trọng dẫn đến ý thức học tập chưa cao.
Tranh ảnh phục vụ cho giảng dạy còn thiếu ở một số nội dung.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Chọn đối tượng
Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài tôi chọn hai nhóm đối tượng về tuổi tác, tình
trạng sức khỏe, trình độ học vấn tương đương nhau. Được chia làm hai nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
Nhóm đối chứng: học tập bình thường theo sách giáo khoa và phân phối chương trình gồm 2 lớp.
Lớp 10 d: 40 học sinh.
Lớp 10 c: 40 học sinh.
Nhóm thực nghiệm: học tập theo hướng dẫn của sách giáo viên, phân phối chương trình và học tập theo phương pháp sử dụng một số trò chơi vào trong một số bài học gồm 2 lớp.
Lớp 10 b: 40 học sinh.
Lớp 10a : 40 học sinh.
Biện pháp thực hiện
Để thực hiện tôi đã lựa chọn và đưa một số trò chơi vào các tiết học Giáo dục quốc phòng an ninh ( khoảng 6-8 phút) trong những tiết dạy ở nhóm thực nghiệm.
Tùy vào nội dung và yêu cầu bài học mà tôi lựa chọn và vận dụng những trò chơi cho phù hợp với nội dung.
Đối với giờ lý thuyết học trong phòng tôi vận dụng những trò chơi có tính chất kiến thức, các em có thể ngồi tại chỗ mà vẫn tham gia chơi được.
Đối với giờ thực hành học ngoài trời thì tôi sử dụng những trò chơi vận động để các em hoạt động vui chơi được hết khả năng của mình.
Trò chơi rèn luyện lòng yêu nước, ý thức quốc phòng trong học sinh
Trò chơi: Kể tên các cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc ta.
Cách chơi: Người chỉ huy nêu mốc thời gian còn các tiểu đội trong vòng 2 phút tiểu đội nào kể ra được nhiều cuộc đấu tranh và chính xác thì chiến thắng.
Chúng ta có thể thay bằng các nội dung khác như:
Chiến công của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam hay Công An Nhân Dân Việt
Nam.
Các vị anh hùng dân tộc.
Những kẻ thù đến xâm lược nước ta. Cách phòng tránh bom dạn thông thường. Nội dung đội hình đội ngũ.
Băng bó vết thương. Phòng tránh bom đạn
Trò chơi: Khám phá sự tích anh hùng của các vị thánh thờ trong các đình, chùa, đền ở địa phương.
Cách chơi:giáo viên cho các tiểu đội kể tên các sự tích anh hùng của các vị thánh thờ trong các đình, chùa, đền ở dịa phương mình. Trong vòng 5 phút tiểu đội nào kể tên được nhiều thì chiến thắng.
Trò chơi : Ai nhanh hơn. Người chơi: Đơn vị lớp học
Cách chơi: trung đội được chia làm 4 tiểu đội, giáo viên sẽ đọc câu hỏi liên quan đến các sự kiện lịch sử, các tiểu đội giơ tay trả lời đội nào giơ tay nhanh nhất thì sẽ dược quyền trả lời, nếu trả lời sai thì các tiểu đội khác được quyền trả lời tiếp, còn nếu các tiểu đội không có câu trả lời thì giáo viên sẽ đưa ra đáp án. Cuối cùng tổng hợp lại, tiểu đội nào trả lời được nhiều câu hỏi nhất thì chiến thắng.
Ví dụ: trong bài “ truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc việt nam” giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi như sau:
Nhà nước đầu tiên của dân tộc ta có tên là gì?
Vì sao các nước phong kiến phương bắc luôn tìm cách xâm chiếm nước ta? Cuộc kháng chiến giữ nước đầu tiên là cuộc kháng chiến nào?
Nước Đại Việt ta thời Lý,Trần và Lê Sơ kinh đô ở đâu?
Có bao nhiêu truyền thống đánh giặc giũ nước của dân tộc ta?...
Trò chơi: Truyền thước. Người chơi: Đơn vị lớp 
Cách chơi: giáo viên cho một học sinh đọc bài và một học sinh sẽ cầm cây thước, khi bạn học sinh bắt đầu đọc thì cây thước sẽ được truyền đi từ phía bên trái của người cầm thước lần lượt từ người này truyền sang người kia, bất ngờ giáo viên cho bạn học sinh đọc bài dừng và đưa ra câu hỏi liên quan đến phần học sinh vừa đọc xong. Khi em học sinh đọc bài dừng thì cây thước cũng dừng và người cầm thước lúc đó phải trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra. Nếu sai thì sẽ bị phạt còn đúng thì người đó sẽ đọc tiếp và thước cũng tiếp tục được truyền đi và trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến lúc giáo viên cho kết thúc.
Trò chơi rèn luyện tinh thần và các giác quan
Luyện tính tự chủ
Trò chơi: Bắn! Ngừng!
Người chơi . Đơn vị lớp học
Cách chơi: chiến sĩ làm theo lệnh người chỉ huy, nhưng không làm theo động tác sai. Các chiến sĩ đứng thành vòng tròn, người chỉ huy đứng giữa giơ mạnh hai nắm tay lên trời và hô to “bắn” những người chơi đều làm theo như vậy. Người chỉ huy kéo mạnh hai nắm tay xuống ngang vai và hô to “ngừng” những người chơi lại cũng
làm theo như vậy. Cuộc chơi tiếp tục nhưng thỉnh thoảng người chỉ huy lại giơ cao tay lên mà hô “ngừng” hoặc kéo ngang tay xuống mà hô “bắn”. Trường hợp này người chơi phải đứng yên ai nhầm là thua một điểm.
Trò chơi: Giờ điểm danh
Người chơi từ một tiểu đội đến một trung đội.
Cách chơi: Người chơi đứng thành một vòng tròn, đánh số từ một đến hết, điểm danh theo số thứ tự. bắt đầu chơi, số 1 gọi bất kỳ một số nào đó. Ví dụ: Số 1 gọi số 8, người số 8 lập tức gọi một số khác, như số 8 gọi số 15, số 15 lại tiếp tục gọiCàng nhanh càng vui, ai ngập ngừng hay nhầm chỗ phải chuyển chỗ xuống cuối cùng và những số dưới anh ta đều lên một số. Ví dụ : số 8 nhầm thì từ số 9 đến số cuối đều lên một số, do đổi số nên dễ nhầm.
 Luyện trí nhận xét
Trò chơi: Ai đổi chỗ Người chơi . Đơn vị lớp.
Cách chơi: Người chơi đứng thành một vòng tròn, một người đứng giữa nắm tất cả mọi người đứng xung quanh, sau đó ra chỗ khuất. Người chỉ huy thay đổi vị trí của một số người rồi gọi người ở ngoài vào, người này phải chỉ ra ai đổi chỗ từ đâu đến đâu. Mỗi lần chỉ đúng được một điểm, sau đó thay đổi người dứng giữa. Cuối cùng ai nhiều điểm nhất là thắng cuộc.
Trò chơi: Dạo chơi quanh hồ
Người chơi . Đợn vị lớp
Cách chơi: Vẽ xuống đất một vòng tròn, đường kính khoảng 5 đến 10cm để làm cái hồ, giữa hồ rãi các đồ vật. Lần lượt các đội đi quang hồ 3 vòng để quan sát. Mỗi đội cách nhau một đến hai phút, về tới đích mỗi đội ghi ra giấy những gì đã nhìn thấy, đội nào đúng nhất là thắng cuộc.
 Luyện trí nhớ
Trò chơi: Anh nuôi đi chợ Người chơi . Đợn vị lớp
Cách chơi: Cả tiểu đội ngồi vòng tròn, người chỉ huy nói “ anh nuôi đi chợ đi chợ Đồng Xuân mua một mớ rau”, người bên cạnh nói tiếp “anh nuôi đi chợ đi chợ Đồng Xuân mua một mớ rau, một lạng thịt”, người sau nói tiếp“anh nuôi đi chợ đi chợ Đồng Xuân mua một mớ rau, một lạng thịt, một cân cá”. Rồi người sau lại nói tiếp bằng cách nhắc lại câu nói trên và them vào cuối câu một thức ăn khác, ai quên hay nhầm phải nhảy lò cò một vòng,
Trò chơi: Tin đồn Người chơi. Đơn vị lớp
Cách chơi:Mỗi tiểu đội là một dãy bàn, hai người một bàn và ngồi ở đầu bàn và
đánh số thứ tự từ 1 đến hết. Người chỉ huy tập hợp các số 1 lại và đọc cho nghe một tin nhắn khoảng 30 từ, số 1 nhắc lại cho số 2, số 2 nhắc lại cho số 3 cứ như vậy cho đến người cuối cũng. Người cuối cùng nghi mẫu tin nhắn ra giấy và đưa cho người chỉ huy và đọc thật to cho mọi người nghe. Đội nào ít sai nhất là chiến thắng.( giáo viên có thể liên hệ lấy mẫu tin nhắn đó từ nội dung bài học).
 Luyện kiến thức
Trò chơi: Tìm danh từ
Người chơi . Đơn vị lớp
Cách chơi: Người chỉ huy đọc cho người chơi khoảng 10 loại danh từ. ví dụ như : Danh Nhân, Quốc Gia, song, cá, đồ dung trong nhà, món ăn
Sau đó nêu một số phụ âm như: b,c,g,h,n,klàm cho danh từ phải diền vào cạnh những loại từ trên. Ví dụ: chữ “T” người chơi phải ghi vào mười danh từ bắt đầu bằng chữ “T” như:
Danh nhân	Trần Quốc Tuấn
Quốc gia	Triều Tiên
Tỉnh, thành phố	Thanh Hóa
Sông	Thao
Thú	Trâu
Cá	Thu
Đồ dung trong nhà	Tủ
Hoa	ThủyTiên
Quả	Táo
Món ăn	Tương
Trong 3 phút người nào ghi đầy đủ nhất là thắng cuộc.
Trò chơi: Những từ bắt đầu cùng một chữ Người chơi . Đơn vị lớp
Cách chơi: Người chỉ huy nói to một chữ, ví dụ: chữ “m”, những người chơi phải ghi vào giấy những từ bắt đầu là chữ “m”( mắt, mèo, mạnh, mai). Trong hai phút, cuối cùng người chỉ huy thu giấy kiểm tra và khen thưởng những người đã ghi được nhiều từ nhất.
 Luyện thính tai
Trò chơi: Tiến công im lặng Người chơi . Đơn vị lớp
Cách chơi: Một người bịt mắt đứng giữa làm người canh đêm, những người khác đứng xung quanh cách xa khoảng 10m. Khi có lệnh chơi, tất cả tiến lại gần người canh đêm. Nếu người này thấy tiếng động ở hướng nào mà chỉ tay về hướng đấy, thì người làm ra tiếng động phải đứng yên cho đến tan cuộc chơi. Người nào đến sát được người canh đêm và đập tay vào vai người ấy là thắng cuộc. Lưu ý không được chạy hay nhảy xổ vào người canh đêm, dù chỉ cách một mét cũng vậy.
Trò chơi: Vượt rào ban đêm
Người chơi . Đơn vị lớp
Cách chơi: Người chơi chia thành hai bên, một bên bịt mắt đứng thành vòng tròn, chân xoạc rộng sát vào chân nhau, tay để xuôi theo người. Bên còn lại đứng ở ngoài vòng, cố vượt rào bằng cách chui qua chân hoăc chui qua cạnh những người chơi.
Người làm rào không được khụy chân xuống, chỉ khi nào nge tiếng động mới được quờ tay tóm đối phương. Người nào vượt được rào vào trong vòng tròn là được một điểm cho bên mình, sau một thời gian quy định thì đổi bên. Cuối cùng bên nào ghi dược nhiều điểm là thắng cuộc.
 Luyện tinh mắt
Trò chơi: Cán bộ hải quân Người chơi . Đơn vị lớp
Cách chơi: Cán bộ hải quân lung bắt những người buôn lậu đang chuyền nhau loại hàng cấm. Người chơi đứng thành vòng tròn, tay nắm vào chiếc dây nối thành vòng ở trước mặt, dây có lồng một cái vòng nhỏ( hàng cấm). Cán bộ hải quan đứng giũa vòng để quan sát, mọi người vừa hát vừa nắm vào chiếc dây làm điệu bộ như nắm vào
chiếc vòng chuyền cho người bên cạnh, trong đó có người chuyền vòng thật, nhưng không để cho cán bộ hải quan trông thấy. Nếu cán bộ hải quan chỉ đúng tay người có vòng là bắt được người mang hàng lậu, người này phải nhảy lò cò một vòng và cán bộ hải quan được tín nhiệm làm một lần nữa. Nếu bắt sai thì bị phạt và cử nười khác thay thế.
Trò chơi rèn luyện sức khỏe
 Tập chạy
Trò chơi: Chạy vượt chướng ngại vật. Người chơi . Đơn vị lớp
Cách chơi: Người chơi đóng các chiến sĩ bộ đội phải vượt qua các chướng ngại vật: nhảy qua hố, nhảy qua dây, nhảy qua đống cặp sách, ai về sớm nhất là thắng cuộc.
Trò chơi: Chạy tiếp sức.
Người chơi . Đơn vị lớp
Cách chơi: Các tiểu đội số lượng đều nhau, xếp hang dọc trước vạch xuất phát.
Khi có lệnh người đứng đầu mỗi hang, tay cầm một vật gì đó( khan, thước, bút)chạy quanh một điểm( cái mũ, viên gạch), cách đó khoảng 20m rồi về hàng đưa cho người thứ hai, xong đứng về cuối hang, người thứ hai chạy giống người thứ nhất, cứ nhu vậy cho dến người cuối cùng. Tiểu đội nào có người cuối cùng chạy về vạch xuất phát trước là chiến thắng.
 Trò chơi chạy đuổi
Trò chơi: Về vị trí chiến đấu.
Người chơi . Đơn vị lớp
Cách chơi: Người chơi đóng một đơn vị bộ đội đang sinh hoạt ở doanh trại, mỗi người có một vị trí chiến đấu( vẽ một đường tròn đường kính khoảng 50cm rải rác khắp doanh trại). trừ một người chiến sĩ vừa đến chưa được phân công (chưa có vòng vẽ). Người chỉ huy hô “báo động”tất cả về vị trí chiến đấu, cả chiến sĩ mới cũng đến chiếm một vị trí. Người nào thùa ra làm nhiệm vụ tiếp tế đạn cho các đơn vị.
Trò chơi: Bảo vệ cán bộ. Người chơi: Đơn vị lớp
Trong vùng địch, cán bộ bị địch truy lùng được nhân dân bảo vệ.
Cách chơi: Những người chơi đứng thành vòng tròn, tay nắm tay. Một người làm cán bộ bị truy lùng chạy quanh vòng rồi chạm tay vào một người ở vòng là “ đích”. Người này phải đuổi theo người vừa chạy để làm sao bắt được anh ta trước khi chạy hết ba vòng. Khi hết ba vòng, mọi người reo “ mở cửa ra” và đồng thời cùng giơ tay cao lên giống như những chiếc cửa. Nếu người cán bộ chạy lọt vào giữa vòng là anh ta được nhân dân bảo vệ, thoát tay địch. Anh ta được đứng vào vòng và người đuổi trở thành người bị đuổi. Nếu người chạy bị bắt thì anh ta trở thành người đuổi mới và người đuổi cũ đứng vào vòng.
 Tập nhảy
Trò chơi: Qua suối.
Người chơi: Đơn vị lớp
Cách chơi: Vạch hai đường thẳng song song cách nhau từ 6 đến 10m làm bờ suối, giữa hai đặt những hòn đá ( vẽ những đường tròn) khoảng cách không đều nhau, gần có thể bước qua được, xa phải nhảy qua theo một đường ngoằn ngoèo. Từng người
trong mỗi đội, liên tiếp theo nhau, nhảy qua suối trên những hòn đá nổi giữa dòng.
Tính thời gian cho mỗi đội từ người thứ nhất bắt đầu nhảy xuống suối, đến khi người cuối cùng đặt chân lên bờ bên kia, đội nhảy nhanh nhất được 10 điểm, các đội sau rút dần di một điểm. Ai trượt chân xuống suối hay dẫm pải vạch làm giả hòn đá bị trừ nữa điểm. Cuối cùng đội nào nhiều điểm nhất là thắng cuộc.
Trò chơi: Đi đều tiếp sức
Người chơi: Đơn vị lớp
Cách chơi: Các tiểu đội đứng thành hàng dọc sau vạch xuất phát, cách đó 10m kẻ một vạch nữa làm vạch về đích. Khi có lệnh, những người đứng đầu mỗi hàng đi đều tới vạch đích rồi đi đều về chạm tay vào người thứ hai, sau đó đứng vào cuối hàng.
Người thứ hai cũng đi đều như người thứ nhất và cứ như thế cho đến người cuối cùng, hàng nào người cuối đi đều về tới vạch xuất phát trước là thắng cuộc.
 Trò chơi luyện sức bền
Trò chơi: Kéo co
Người chơi: Đơn vị lớp
Cách chơi: Người chơi chia thành hai bên ngang sức nhau, mỗi bên nắm vào nữa chiếc thừng to. Giữa thừng bộc vào một dãi màu để đánh dấu. bắt đầu chơi, dải màu đặt vào một điểm trung tâm ở giữa sân. Khi có lệnh, hai bên cố kéo đối phuong về phía mình, bên nào kéo được dải màu về phía mình cách xa điểm trung tâm 3m là chiến thắng.
Trò chơi: Đoạt cờ
Người chơi: Đơn vị lớp
Cách chơi: người chơi chia thành hai bên, mỗi bên đều đánh số của từng người và đứng ở sau vạch cuối sân. Giữa sân để một chiếc khăn làm c

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_phuong_phap_tro_choi_nham_nang_cao_hieu_qua_gia.docx
  • docxBia -Anh Dung.docx