SKKN Sử dụng phương pháp sơ đồ trong bài ôn tập tiết 7 - Địa lí 8, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
Chương trình địa lí lớp 8 gồm 2 phần: phần một tìm hiểu về thiên nhiên, dân cư – xã hội, đặc điểm phát triển kinh tế chung của châu Á và một số khu vực của châu Á. Phần 2 cung cấp kiến thức về địa lý tự nhiên Việt Nam. Giữa các phần thường có các bài ôn tập, cụ thể là có 7 bài, ở học kì 1 có 3 bài. Bài ôn tập số 1 sau tiết 6 với nội dung là ôn tập từ bài 1 đến bài 6 phần địa lý châu Á để củng cố kiến thức làm bài kiểm tra 45 phút ở tiết sau, bài thứ 2 và 3 là bài ôn tập học kì I chuẩn bị cho thi học kì. Ở phần 2 có 4 bài ôn tập, ôn tập từ bài 24 - bài 29 phần vị trí, giới hạn lãnh thổ, vùng biển, khoáng sản, bài ôn tập tiếp theo là từ bài 28 - 35 phần địa hình, khí hậu, sông ngòi Việt Nam. Và cuối cùng là 2 bài ôn tập học kì II.
Các tiết ôn tập địa lí thường có khối lượng kiến thức nhiều, học sinh phải hệ thống hóa kiến thức rồi từ đó vận dụng để giải thích các hiện tượng địa lí. Như vậy đối với giáo viên phải soạn giáo án làm sao để vừa có thể hướng dẫn học sinh tổng hợp, khái quát kiến thức một các hấp dẫn để các em tự giác tiếp thu tri thức, vừa phải kiểm soát về mặt thời gian làm sao có thể gói gọn cả về nội dung kiến thức, kĩ năng trong một tiết dạy.
Vì vậy để dạy một tiết ôn tập có chất lượng người giáo viên cần phải lựa chọn, thiết kế một bài dạy làm sao để học sinh vừa hệ thống hóa được kiến thức, vừa chủ động ôn tập theo chủ trương đổi mới phương pháp dạy học.
Với những lí do trên tôi đã chọn đề tài : “SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ TRONG BÀI ÔN TẬP TIẾT 7 - ĐỊA LÍ 8, NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH”.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ TRONG BÀI ÔN TẬP TIẾT 7- ĐỊA LÍ 8, NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH Người thực hiện : Vũ Thị Minh Thư Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường THCS Trần Mai Ninh SKKN thuộc môn : Địa Lý THANH HOÁ NĂM 2016 Phần 1: Mở đầu Lí do chọn đề tài Chương trình địa lí lớp 8 gồm 2 phần: phần một tìm hiểu về thiên nhiên, dân cư – xã hội, đặc điểm phát triển kinh tế chung của châu Á và một số khu vực của châu Á. Phần 2 cung cấp kiến thức về địa lý tự nhiên Việt Nam. Giữa các phần thường có các bài ôn tập, cụ thể là có 7 bài, ở học kì 1 có 3 bài. Bài ôn tập số 1 sau tiết 6 với nội dung là ôn tập từ bài 1 đến bài 6 phần địa lý châu Á để củng cố kiến thức làm bài kiểm tra 45 phút ở tiết sau, bài thứ 2 và 3 là bài ôn tập học kì I chuẩn bị cho thi học kì. Ở phần 2 có 4 bài ôn tập, ôn tập từ bài 24 - bài 29 phần vị trí, giới hạn lãnh thổ, vùng biển, khoáng sản, bài ôn tập tiếp theo là từ bài 28 - 35 phần địa hình, khí hậu, sông ngòi Việt Nam. Và cuối cùng là 2 bài ôn tập học kì II. Các tiết ôn tập địa lí thường có khối lượng kiến thức nhiều, học sinh phải hệ thống hóa kiến thức rồi từ đó vận dụng để giải thích các hiện tượng địa lí. Như vậy đối với giáo viên phải soạn giáo án làm sao để vừa có thể hướng dẫn học sinh tổng hợp, khái quát kiến thức một các hấp dẫn để các em tự giác tiếp thu tri thức, vừa phải kiểm soát về mặt thời gian làm sao có thể gói gọn cả về nội dung kiến thức, kĩ năng trong một tiết dạy. Vì vậy để dạy một tiết ôn tập có chất lượng người giáo viên cần phải lựa chọn, thiết kế một bài dạy làm sao để học sinh vừa hệ thống hóa được kiến thức, vừa chủ động ôn tập theo chủ trương đổi mới phương pháp dạy học. Với những lí do trên tôi đã chọn đề tài : “SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ TRONG BÀI ÔN TẬP TIẾT 7 - ĐỊA LÍ 8, NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH”. Mục đích nghiên cứu Sau nhiều năm được phân công nhiệm vụ dạy học chương trình địa lí lớp 8 tôi đã suy nghĩ, tìm tòi và mạnh dạn áp dụng phương pháp sử dụng hệ thống sơ đồ để dạy các bài ôn tập giúp học sinh đạt hiệu quả cao nhất trong việc ôn tập kiến thức nhằm phát huy tính tích cực của học sinh mà đặc biệt là trong bài ôn tập tiết 7. Đối tượng nghiên cứu Nội dung kiến thức ôn tập phần thiên nhiên, con người lục địa châu Á, sách giáo khoa địa lí 8, tiết 7 trong chương trình giảng dạy cho học sinh lớp 8 trường trung học cơ sở Trần Mai Ninh, thành phố Thanh Hóa: Lớp đối chứng: 8H Lớp thực nghiệm: 8G Phương Pháp nghiên cứu Phương pháp thực nghiệm sư phạm Phương pháp toán học Phương pháp điều tra thực tiễn Phương pháp tìm hiểu các tài liệu liên quan đến đề tài. Phần 2: Nội dung sáng kiến kinh nghiệm A. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Theo giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh: “Phương pháp dạy học theo sơ đồ hóa kiến thức là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của người dạy và người học nhằm giúp người học hiểu được bản chất của các sự vật - hiện tượng liên quan đến nội dung, nhiệm vụ dạy học dựa vào mô hình, sơ đồ của chúng”. Sử dụng sơ đồ kiến thức là hướng đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập phù hợp với đặc thù của bộ môn địa lí, phù hợp với đối tượng học sinh trung học cơ sở. Phương pháp sử dụng sơ đồ trong dạy học thuộc nhóm phương pháp dạy học trực quan ưu điểm của phương pháp này là: - Dễ phát huy tính tích cực của người học. Khi sử dụng phương pháp này học sinh sẽ làm chủ được kiến thức và phải tư duy để sắp xếp các đơn vị kiến thức vào sơ đồ sao cho phù hợp. Tránh thói quen thụ động kiến thức một cách máy móc, một chiều, người học phải huy động tối đa các giác quan vào quá trình nhận thức. - Kiến thức được thể hiện một cách cụ thể dưới dạng sơ đồ sẽ tạo hứng thú trong giờ học, bài giảng trở nên sôi động vừa củng cố được kiến thức, vừa giúp học sinh hào hứng đón nhận tri thức mới, đồng thời có lòng yêu thích môn học. - Trong một thời gian ngắn có thể khái quát được một khối lượng kiến thức lớn, xâu chuỗi kiến thức và các mối liên hệ giữa chúng giúp học sinh dễ nhớ, dễ học. Thông thường trong giảng dạy địa lí có 5 loại sơ đồ được dùng: + Sơ đồ cấu trúc: Là loại sơ đồ thể hiện các thành phần, yếu tố trong một chỉnh thể và mối quan hệ giữa chúng. + Sơ đồ dạng bảng: Là loại sơ đồ thể hiện mối liên hệ, sự so sánh hoăc nêu đặc điểm của các đối tượng theo một cấu trúc nhất định. + Sơ đồ quá trình: Là loại sơ đồ thể hiện vị trí các thành phần, các yếu tố và mối quan hệ của chúng trong quá trình vận động. + Sơ đồ địa đồ học: Là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về mặt không gian của các sự vật - hiện tượng địa lí trên lược đồ, bản đồ. + Sơ đồ logic: Là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về nội dung bên trong của các sự vật - hiện tượng địa lí. Để xây dựng các sơ đồ một cách hiệu quả trong dạy học cần phải đảm bảo : * Tính khoa học: - Nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung của bài học, các mối quan hệ phải là bản chất, khách quan chứ không phải do người xây dựng sắp đặt. - Sơ đồ phải sử dụng phù hợp với nội dung, kiểu bài và đối tượng cần nghiên cứu. - Sơ đồ phải đảm bảo tính lôgic, chính xác khoa học. * Tính sư phạm, tư tưởng: Sơ đồ phải có tính khái quát hóa cao, qua sơ đồ học sinh có thể nhận thấy ngay các mối quan hệ khách quan, biện chứng. * Tính mĩ thuật: Bố cục của sơ đồ phải hợp lí, cân đối, nổi bật trọng tâm và các nhóm kiến thức. Trong thực tế giảng dạy tôi thấy việc sử dụng phương pháp sơ đồ trong các tiết ôn tập thực sự có hiệu quả đảm bảo được các nguyên tắc giáo dục đặc biệt là nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê và kết quả tiếp nhận của học sinh sau tiết ôn tập. B. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 1. Thuận lợi : - Các tiết ôn tập phần lớn là ôn lại kiến thức của một chương học, các đơn vị kiến thức thường xâu chuỗi và có mối quan hệ qua lại với nhau. Do đó việc sử dụng sơ đồ để hệ thống kiến thức là rất thích hợp. - Các dạng sơ đồ đã được sử dụng rất nhiều trong sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tậptừ đó giáo viên có thể tự xây dựng sơ đồ phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với ý tưởng sử dụng và phương tiện dạy học, đối tượng học sinh đồng thời phát huy được năng lực, sở trường của giáo viên. - Sự phát triển của công nghệ thông tin tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể triển khai tốt phương pháp sử dụng sơ đồ hóa trong ôn tập địa lí một cách khoa học có hiệu quả, tiết kiệm thời gian. - Trường trung học cơ sở Trần Mai Ninh ở tất cả các lớp, các khối đều được trang bị nhiều phương tiện dạy học như: máy chiếu đa năng, máy thu phóng cơ sở vật chất kĩ thuật có thể đáp ứng một phần đổi mới với phương pháp dạy học này. - Tiết ôn tập rất cần thiết đối với học sinh nhiệm vụ chính là để củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức . - Việc tiếp xúc với sơ đồ giúp tăng cường sự tập trung, gây hứng thú học tập từ đây giúp tăng cường động lực học tập của học sinh. Khó khăn: - Những bài ôn tập trong chương trình địa lí trung học cơ sở thường không có hướng dẫn cụ thể mà giáo viên phải tự biên soạn, vì vậy nếu không bám sát mục tiêu của tiết ôn tập theo chuẩn kiến thức - kĩ năng sẽ dễ rơi vào tình trạng ôn tập quá dài, không thực hiện hết trong một tiết dạy, dàn trải nội dung. - Trong mỗi chương thường chỉ có một đến hai tiết ôn tập vì vậy để phát huy tốt việc tổng hợp kiến thức cả giáo viên và học sinh đều phải đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên nhiều giáo viên vẫn còn ngại nghiên cứu, đầu tư khi dạy loại bài này, phần lớn thường sử dụng tiết ôn tập để kiểm tra bài, gọi học sinh lên làm bài tập, hay hướng dẫn học sinh làm đề cương ôn tập cho tiết kiểm tra sau nên chưa phát triển được năng lực hoạt động cho học sinh. - Thực tế hiện nay việc tự ôn tập ở nhà của học sinh còn chưa cao bên cạnh đó học sinh lại có trình độ học tập không đều, một số đối tượng học sinh khả năng tiếp thu hạn chế, ngại hoạt động nên nếu giáo viên chỉ ôn tập theo phương pháp cũ thì đối tượng học sinh này sẽ gặp khó khăn và chất lượng ôn tập không cao. C. Giải pháp và tổ chức thực hiện 1. Các biện pháp tiến hành giải quyết và những yêu cầu để thực hiện giải pháp a. Xây dựng nội dung bài ôn tập dựa trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng - Chọn lọc nội dung ôn tập phù hợp, không phải nội dung nào cũng có thể đưa vào bài dạy vì sẽ làm loãng kiến thức trọng tâm, học sinh khó nắm bắt. - Sắp xếp nội dung một cách khoa học, không nhất thiết là phải theo trình tự sách giáo khoa vì có những kiến thức không nằm trong phạm vi một bài học nhưng lại có mối quan hệ tương tác với nhau. - Nội dung của tiết ôn tập phải đảm bảo được các mục tiêu về kiến thức,về kĩ năng, về thái độ và định hướng năng lực cho học sinh. b. Đa dạng hóa phương pháp dạy học và sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực - Phát huy mặt mạnh của các phương pháp truyền thống: gợi mở-vấn đáp, thuyết trình - Sử dụng các phương pháp,kĩ thuật dạy học tích cực: dạy học theo hợp đồng, thảo luận nhóm - Sử dụng tối đa phương pháp sơ đồ để ôn tập kiến thức và kĩ năng. c. Lựa chọn phương tiện, đồ dùng dạy học cần thiết: máy tính, máy chiếu đa năng, bản đồ, phiếu học tập d. Sử dụng kiến thức liên môn gắn với thực tiễn để củng cố kiến thức cho học sinh - Khí hậu châu Á thay đổi theo độ cao địa hình (vận dụng kiến thức môn vật lí) - Tính mật độ dân số của châu Á (vận dụng kiến thức môn toán học) - Nơi ra đời của các tôn giáo lớn (vận dụng kiến thức môn lịch sử) * Những yêu cầu để thực hiện giải pháp trên : Đối với giáo viên : + Nắm chắc kiến thức cơ bản,hệ thống hóa kiến thức của từng phần, từng bài, lựa chọn các bài tập kĩ năng phù hợp + Nắm được tình hình học tập của từng đối tượng học sinh + Có kế hoạch chuẩn bị các hình thức dạy học phù hợp Đối với học sinh : + Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên nêu ra ở tiết học trước + Có kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học 2. Tiến trình thực nghiệm đề tài Để kiểm tra kết quả của tiết ôn tập theo phương pháp sơ đồ tôi đã thực hiện ở lớp 8G, và phương pháp ôn tập thông thường ở lớp 8H trong năm học 2014 - 2015 tại trường trung học cơ sở Trần Mai Ninh (2 lớp có trình độ tương đương nhau) Đối với lớp 8H, cách thức ôn tập kiến thức bằng cách thức truyền thống (tức là việc ôn tập bằng hệ thống câu hỏi ôn tập) : tiết học diễn ra tuần tự học sinh làm câu hỏi, trả lời rồi giáo viên đưa ra đáp án không phát huy được tính tích cực, năng động, tư duy tổng hợp của học sinh và khả năng hợp tác, liên kết với các bạn trong nhóm trong tổ. Kết quả là học sinh không chủ động khai thác kiến thức, nội dung kiến thức dài khó nhớ, khó thuộc làm ảnh hưởng đến chất lượng bài kiểm tra một tiết ở tiết sau. Đối với lớp 8G của trường trung học cơ sở Trần Mai Ninh, tôi thực hiện ôn tập bằng phương pháp sơ đồ hóa để khái quát nội dung kiến thức như đã nêu trên giờ học trở nên hấp dẫn, sôi động, học sinh hứng thú, tích cực trình bày, nhận xét, tranh luận. Nội dung kiến thức nhiều nhưng đã được các em lĩnh hội một cách khoa học, chủ động trong một tiết học tạo được niềm yêu thích với bộ môn địa lí. Không những thế trong tiết ôn tập này các em được thể hiện mình và thực hiện tốt khả năng hợp tác, liên kết với nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao. 3. Giáo án minh họa Tiết 7 : ÔN TẬP I. Mục tiêu Sau tiết học học sinh cần biết: Về kiến thức - Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản từ bài 1 đến bài 6 về điều kiện tự nhiên và dân cư - xã hội của châu Á. - Vận dụng kiến thức đã học và vốn hiểu biết để giải thích một số hiện tượng tự nhiên và phân bố dân cư của châu Á. 2. Về kĩ năng Kĩ năng đọc bản đồ, tính toán bảng số liệu và rút ra kết luận. 3. Thái độ - Say mê với các thao tác tư duy, sự phân tích tổng hợp thông qua hệ thống sơ đồ. - Tạo hứng thú với môn học Địa lí. 4. Định hướng phát triển năng lực. - Năng lực chung: Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực tổng hợp, năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Giáo viên: - Máy chiếu, máy tính - Phiếu học tập bằng giấy A0, thông tin phản hồi phiếu học tập, các ô thông tin về đặc điểm dân cư xã hội châu Á - Thước dài, bút chỉ bản đồ, bút dạ, nam châm, băng dính hai mặt. - Các loại bản đồ: bản đồ tự nhiên châu Á, bản đồ mật độ dân số và các thành phố lớn ở châu Á. Học sinh: Học sinh tự ôn tập trước ở nhà bằng cách tóm tắt kiến thức về tự nhiên châu Á và dân cư xã hội châu Á, phân tích bảng số liệu trang 16,18 trong sách giáo khoa địa lí 8, Phân tích lược đồ khí áp và gió hình 4.1 và hình 4.2 trang 14,15 sách giáo khoa III. Tiến trình Ôn tập ( hoạt động dạy và học) 1. Khởi động: (5 phút) - Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà đã được giao ở bài học trước . - Nêu yêu cầu của tiết học Ôn tập kiến thức về điều kiện tự nhiên và dân cư - xã hội của châu Á chuẩn bị cho tiết 8 kiểm tra viết 1 tiết. 2. Bài mới: (39 phút) Hoạt động 1: Cả lớp (3 phút) Giáo viên đưa ra câu hỏi : Khi nghiên cứu về châu Á, chúng ta đã nghiên cứu những vấn đề gì ? Học sinh trả lời : Về tự nhiên và dân cư – xã hội châu Á Hoạt động 2: Nhóm/Cả lớp (20 phút) Bước 1: Hoạt động nhóm chuyên sâu (5 phút) Giáo viên giới thiệu về nội dung làm việc của các nhóm: Nhóm 1: Hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1 Nhóm 2: Hoàn thành nội dung phiếu học tập số 2 Nhóm 3: Hoàn thành nội dung phiếu học tập số 3 Phiếu học tập số 1 Nhiệm vụ : Dựa vào Hình 1.1, 1.2 (trang 4 - 5 sách giáo khoa) và kiến thức đã học hãy: 1) Hoàn thành sơ đồ mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên 2) Phân tích ảnh hưởng của vị trí, lãnh thổ, địa hình tới khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên châu Á Vị trí địa lí (H1.1,1.2) Khí hậu (H2.1) Sông ngòi(H1.2) . Cảnhquan ( H3.1) . Đặc điểm lãnh thổ . Địa hình . .. Phiếu học tập số 2 Nhiệm vụ : Dựa vào Hình 1.2 (trang 5 sách giáo khoa) và Hình 2.1( trang 7 sách giáo khoa) hãy: Xác định trên bản đồ châu Á + Các dãy núi chính : Himalaya, Thiên Sơn, Côn Luân, Trường Sơn + Các sơn nguyên lớn: Pamia, Tây Tạng + Các đồng bằng : Tây xibia , Ấn Hằng Hoàn thành bảng sau: Khu vực sông Tên sông lớn Hướng chảy Đặc điểm chính Bắc Á .................... .. Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á . . .. .. Tây Nam Á, Trung Á . ..... .. .. .. .. Phiếu học tập số 3 Nhiệm vụ : Dựa vào Hình 2.1 (trang 7 sách giáo khoa), Hình 4.1,4.2(trang 14-15 Sách giáo khoa) và kiến thức đã học: Xác định trên bản đồ : Các đới và các kiểu khí hậu châu Á Các vùng có khí hậu gió mùa,các vùng có khí hậu lục địa Hoàn thành bảng sau: Kiểu khí hậu Phân bố Đặc điểm Khí hậu gió mùa ......................... ......................... .......................................................... .......................................................... Khí hậu lục địa ...................... ......................... .......................................................... .......................................................... Bước 2: (15 phút) - Giáo viên thu lại kết quả phiếu học tập của các nhóm và mời đại diện các nhóm lên trình bày nội dung phiếu học tập trên bảng. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nhận xét phần trình bày(về kiến thức và kĩ năng) của mỗi nhóm, đưa ra thông tin phản hồi phiếu học tập sau khi đại diện mỗi nhóm trình bày và tổng kết lại kiến thức của từng phần. Thông tin phản hồi Phiếu học tập số 1: Mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên Vị trí địa lí (H1.1,1.2) - Trải dài từ vùng cực Bắc -> Xích đạo - Tiếp giáp 3 châu lục - Tiếp giáp 3 đại dương Khí hậu (H2.1) - Đa dạng ,phân hóa phức tạp,có đủ các đới và các kiểu khí hậu -Kiều khí hậu phổ biến: KH gió mùa và KH lục địa Sông ngòi(H1.2) Nhiều sông lớn,chế độ nước phức tạp -Bắt nguồn từ trung tâm lục địa đổ ra 3 đại dương Cảnhquan ( H3.1) - Đa dạng: có nhiều đới và kiểu cảnh quan khác nhau Phân loại : Đài nguyên, rừng , hoang mạc và bán hoang mạc,cảnh quan núi cao Đặc điểm lãnh thổ Rộng lớn nhất thế giới khoảng 43,5 triệu km2 Địa hình - Phức tạp nhất - Nhiều núi và sơn nguyên tập trung ở trung tâm lục địa - Nhiều đồng bằng rộng: Ấn Hằng, Tây Xiabia Thông tin phản hồi Phiếu học tập số 2 Khu vực sông Tên sông lớn Hướng chảy Đặc điểm chính Bắc Á Ô-bi, I-ê-nit-xây, Lê-na Từ Nam à Bắc Mạng lưới sông khá dày. Về mùa đông sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân có lũ lớn Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê-kông, Hằng, Ấn. Tây à Đông, Tây Bắc à Đông Nam, Bắc à Nam Mạng lưới sông dày, có nhiều sông lớn. Các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu, cạn nhất vào cuối đông đầu xuân Tây Nam Á, Trung Á Ơ-phrát, Ti-grơ Tây Bắc à Đông Nam Sông ngòi kém phát triển, tuy nhiên vẫn có 1 số sông lớn. Càng về hạ lưu lượng nước càng giảm, một số sông nhỏ bị chết trong hoang mạc cát. Thông tin phản hồi Phiếu học tập số 3 Kiểu khí hậu Phân bố Đặc điểm Khí hậu gió mùa Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á Một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông có gió từ nội địa thổi ra biển, không khí khô ,lạnh và mưa ít. Mùa hạ có gió từ biển thổi vào, thời tiết nóng ẩm , nhiều mưa. Khí hậu lục địa Tây Nam Á, Trung Á Mùa đông thời tiết khô lạnh, mùa hạ khô nóng. Lượng mưa TB năm thấp từ 200à500mm, độ bốc hơi lớn, độ ẩm thấp => Khí hậu khô hạn. Hoạt động 3: Cá nhân/Cả lớp. Tìm hiểu về dân cư xã hội châu Á (5 phút) Bước 1: Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh về dân cư xã hội châu Á để học sinh gợi nhớ về những đặc điểm chính đã học Bước 2: Giáo viên đưa ra bảng đặc điểm đân cư xã hội yêu cầu học sinh chọn các ô thông tin phù hợp (mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn) gắn vào bảng Nhiệm vụ: Xác định các đặc điểm chính về dân cư – xã hội của châu Á, điền vào bảng sau : Số dân: Chủng tộc: Tôn giáo: Phân bố: Đặc điểm dân cư- xã hội châu Á Học sinh gắn thông tin, các học sinh khác nhận xét, giáo viên chuẩn kiến thức (Nếu học sinh trả lời đúng giáo viên click vào mỗi ô đáp án đúng và có thể cho điểm để khuyến khích học sinh tích cực) Bảng đặc điểm chính về dân cư – xã hội của Châu Á: Số dân: Châu lục đông dân nhất thế giới, mật độ dân cư cao Chủng tộc: Dân cư thuộc nhiều chủng tộc Tôn giáo : Nơi ra đời và điểm nổi bật của các tôn giáo lớn ở Châu Á ( 4 tôn giáo) Phân bố: Không đều Đặc điểm dân cư- xã hội châu Á Giáo viên chuyển ý sang ôn tập phần kĩ năng Hoạt động 4: Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu (11 phút) Bài tập - Học sinh báo cáo phần chuẩn bị bài ở nhà: + Phân tích các bảng số liệu trong sách giáo khoa (trang 16,18) + Phân tích lược đồ khí áp và gió hình 4.1 và hình 4.2 trang 14,15 sách giáo khoa - Giáo viên nhận xét và chuẩn kĩ năng cho học sinh. - Dặn dò các em về nhà tự ôn một số dạng biểu đồ: tròn, miền, cột 3. Hoạt động nối tiếp: (1 phút) Giáo viên yêu cầu học sinh ôn tập lại toàn bộ kiến thức cơ bản về châu Á và chuẩn bị tiết sau kiểm tra viết 45 phút. D. Kết quả thực nghiệm Kết quả bài kiểm tra của học sinh sau tiết ôn tập với 2 lớp 8H và 8G trường THCS Trần Mai Ninh như sau: Lớp Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình Điểm yếu kém Lớp đối chứng 8H 20% 40% 35% 5% Lớp thực nghiệm 8G 50% 40% 10% 0% Không chỉ có kết quả đánh giá qua điểm, mà các em còn thấy hiểu bài ở mức độ: Bảng phân bố phần trăm ý kiến của học sinh được nghiên cứu về mức độ hiểu bài Ý kiến % Dễ hiểu bài 40 Nhớ bài nhanh 30 Giải thích được các hiện tượng tự nhiên-xã hội của Châu Á 30 Tổng số 100,0 Có 40 % ý kiến của học sinh cho rằng sẽ dễ hiểu bài nếu giáo viên hướng dẫn học sinh tổng hợp kiến thức trong bài ôn tập địa lý 8, lớp 7 bằng phương pháp sơ đồ hóa, 30 % cảm thấy nhớ bài nhanh, 30 % ý kiến các em cho rằng sẽ giải thích được các hiện tượng tự nhiên - xã hội của châu Á. Phần 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ a. Những bài học kinh nghiệm rút ra khi sử dụng phương pháp sơ đồ trong ôn tập địa lí. - Trong giờ ôn tập địa lí, phương pháp sơ đồ cần được kết hợp linh hoạt với các phương pháp dạy khác như thuyết minh, vấn đáp. - Thành công của giờ ôn tập địa lí bằng phương pháp sơ đồ phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị của học sinh trước khi lên lớp và sự chuẩn bị chu đáo các phương tiện dạy học của giáo viên khi lên lớp. Nên động viên, khuyến khích
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_phuong_phap_so_do_trong_bai_on_tap_tiet_7_dia_l.doc