SKKN Sử dụng phương pháp sắm vai nhằm góp phần khơi dậy cho các em học sinh lớp 8 trường THCS Minh Khai niềm hứng thú học tập bộ môn GDCD

SKKN Sử dụng phương pháp sắm vai nhằm góp phần khơi dậy cho các em học sinh lớp 8 trường THCS Minh Khai niềm hứng thú học tập bộ môn GDCD

Mục tiêu của giáo dục chính là đào tạo thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu của đất nước theo từng giai đoạn phát triển. Luật Giáo dục đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”.

Tại Hội thảo: “Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn GDCD ở trường trung học” tháng 01 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhận định như sau:

- Môn GDCD ở trường trung học có vị trí hàng đầu trong định hướng phát triển nhân cách của học sinh thông qua cung cấp hệ thống tri thức cơ bản về giá trị đạo đức – nhân văn, đường lối chính sách lớn của Đảng, Nhà nước và pháp luật, kế thừa các truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc Việt Nam; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại và thời đại.

- Dù Bộ GD-ĐT đã có nhiều giải pháp nâng cao vị thế, chất lượng dạy và học bộ môn này như cải tiến nội dung chương trình, sách giáo khoa, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, bổ sung thêm tài liệu, trang thiết bị dạy học tuy nhiên việc nhận thức hoặc đánh giá không đúng về môn GDCD vẫn còn là một tình trạng khá phổ biến ở nhiều trường trung học hiện nay. Nhiều giáo viên dạy qua loa, chiếu lệ còn học sinh thì coi thường môn học cho nên hiện tượng học đối phó, xem

 

doc 17 trang thuychi01 32717
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp sắm vai nhằm góp phần khơi dậy cho các em học sinh lớp 8 trường THCS Minh Khai niềm hứng thú học tập bộ môn GDCD", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của giáo dục chính là đào tạo thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu của đất nước theo từng giai đoạn phát triển. Luật Giáo dục đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa...”.
Tại Hội thảo: “Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn GDCD ở trường trung học” tháng 01 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhận định như sau:
- Môn GDCD ở trường trung học có vị trí hàng đầu trong định hướng phát triển nhân cách của học sinh thông qua cung cấp hệ thống tri thức cơ bản về giá trị đạo đức – nhân văn, đường lối chính sách lớn của Đảng, Nhà nước và pháp luật, kế thừa các truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc Việt Nam; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại và thời đại.
- Dù Bộ GD-ĐT đã có nhiều giải pháp nâng cao vị thế, chất lượng dạy và học bộ môn này như cải tiến nội dung chương trình, sách giáo khoa, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, bổ sung thêm tài liệu, trang thiết bị dạy học tuy nhiên việc nhận thức hoặc đánh giá không đúng về môn GDCD vẫn còn là một tình trạng khá phổ biến ở nhiều trường trung học hiện nay. Nhiều giáo viên dạy qua loa, chiếu lệ còn học sinh thì coi thường môn học cho nên hiện tượng học đối phó, xem nhẹ, ngại học môn Giáo dục công dân đang diễn ra phổ biến.
- Về phương pháp dạy học: Giáo viên dạy giáo dục công dân đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc rèn luyện kỹ năng và giáo dục thái độ, hành vi của học sinh trong môn giáo dục công dân thực hiện chưa đạt được yêu cầu đề ra của chương trình.
- Về thiết bị dạy học: Nhiều nơi chỉ chủ yếu sử dụng các thiết bị dạy học môn học tối thiểu do Bộ quy định, chưa quan tâm đến việc tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn giáo dục công dân đang được bước đầu thực hiện nhưng còn lúng túng, hiệu quả chưa cao.
- Về quản lý chỉ đạo: Nhiều cấp quản lí chưa thực sự quan tâm đến môn giáo dục công dân, vẫn còn coi đó là môn phụ nên chưa tạo điều kiện về bố trí giáo viên và các điều kiện cần thiết khác để giáo viên giáo dục công dân nâng cao chất lượng dạy học. 
Để khắc phục tình trạng trên, vấn đề đặt ra là giáo viên phải dạy như thế nào để học sinh đam mê, tích cực trong việc học tập. Theo tôi, vấn đề cốt lõi là nằm ở phương pháp dạy của giáo viên. Trong quá trình giảng dạy bản thân thấy có nhiều phương pháp khai thác được điều đó. Trong đó, sắm vai là một phương pháp tích cực, gây hứng thú và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn, nếu thực hiện được phương pháp này thì hiệu quả rất rõ rệt.
Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp sắm vai nhằm góp phần khơi dậy cho các em học sinh lớp 8 trường THCS Minh Khai niềm hứng thú học tập bộ môn GDCD” làm đề tài nghiên cứu của mình.	
1.2. Mục đích nghiên cứu
Môn Giáo dục công dân trong chương trình giáo dục phổ thông đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục ý thức và hành vi của người công dân, người học sinh, không chỉ trang bị cho người học những tri thức đạo đức mà điều quan trọng là rèn luyện cho học sinh thói quen, kỹ năng và thực hiện hành vi quan hệ giao tiếp, ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội.
Qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân đã chứng minh phương pháp sắm vai giúp học sinh liên hệ đến các vấn đề liên quan một cách cụ thể để các em sử dụng vốn kiến thức, phát huy được kinh nghiệm sống của bản thân, thể hiện bằng hành động, việc làm, thái độ để phân tích, lí giải, tranh luận, giải quyết các tình huống, các sự kiện thực tế từ đó các em rút ra bài học và khắc sâu kiến thức. 
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
	Học sinh lớp 8 trường trung học cơ sở Minh Khai, Thành phố Thanh Hoá, Tỉnh Thanh Hoá.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phân tích – tổng hợp;
- Khảo sát thực tế;
- Thu thập thông tin;
- Xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở và vị trí của phương pháp sắm vai đối với việc dạy học môn GDCD lớp 8.
Phương pháp sắm vai là phương pháp rất tốt trong quá trình dạy - học môn GDCD nói chung và môn GDCD lớp 8 nói riêng. Phương pháp này thu hút được nhiều học sinh tham gia, HS được giao lưu với bạn bè, với thầy cô, vị thế mình ở nhiều cương vị khác nhau tạo cho các em nhiều hứng thú. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi ngoài xã hội như các chương trình, chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng như: “an toàn giao thông”; “ Thách thức danh hài”; “gala cười”; “ gương mặt thân quen”, “ gương mặt thân quen nhí”
Tuy rằng trong nhà trường, các em chưa được đào tạo kỹ năng diễn kịch nhưng với kinh nghiệm trong cuộc sống và tính hiếu động, các em sẽ vào vai một cách tự nguyện và tự tin. Các em sẽ được “làm thử” rất nhiều cách ứng xử trong một hoặc nhiều tình huống đạo đức, pháp luật giả định để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, cách giải quyết tình huống một cách hiệu quả. Hơn nữa lớp học sẽ rất vui và sôi nổi. Các em sẽ được rèn luyện tính tự tin, cách nói năng lưu loát, hành động chững chạc, óc sáng tạo phong phútrong một môi trường an toàn được giám sát trước khi xảy ra tình huống thực.
 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.2.1. Đối với đặc điểm nhận thức của học sinh
Ở học sinh THCS đặc biệt tâm lý của các em có sự phát triển từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính. Từ chỗ phát hiện chiếm lĩnh tri thức đến hình thành kỹ năng mới và thái độ, hành vi tích cực đối với bản thân mình và mọi người xung quanh.
HS lớp 8 đã có ý thức tự giác, chủ động, thường xuyên rèn luyện theo các chuẩn mực đã xác định trong chương trình. Đồng thời các em đã có nhu cầu chia sẻ, giúp đỡ người khác nhất là bạn bè trong lớp, trong trường, ở cộng đồng cùng thực hiện các chuẩn mực đó một cách tự nguyện, tự giác. Bởi vậy mà phương pháp dạy học sắm vai là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong dạy – học môn GDCD lớp 8.
2.2.2. Đối với học sinh trường THCS Minh Khai
- HS đã được tập duyệt và thực hành phương pháp sắm vai ở chương trình GDCD lớp 6, lớp 7.
- HS rất thích sắm vai và sắm vai rất tốt
2.2.3. Đặc điểm đối tượng bộ môn
Đặc điểm của đối tượng bộ môn là giáo dục nhân cách người lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cuộc sống con người là tổng hòa các mối quan hệ. Các em học sinh cũng vậy. Dù là lứa tuổi nhỏ nhưng các em cũng có rất nhiều mối quan hệ, nhiều tình huống phải ứng xử, nên các em cần phải giao lưu, tập dượt những tình huống đạo đức, pháp luật, gia đình để khi gặp phải trường hợp như vậy hoặc tương tự các em sẽ ứng xử một cách phù hợp.
Như vậy phương pháp sắm vai rất tốt nhưng đòi hỏi giáo viên phải vận dụng phương pháp này đúng lúc, nếu không sẽ gây phân tán giờ học và tư tưởng các em, gây ra sự ồn ào ảnh hưởng không tốt đến lớp khác. Bởi vậy giáo viên không nên quá lạm dụng phương pháp sắm vai khi không cần thiết.
2.3. Cách sử dụng phương pháp sắm vai sao cho có hiệu quả.
2.3.1. Các bước tiến hành
 Phương pháp sắm vai có thể thực hiện dưới dạng hoạt cảnh tình huống để giới thiệu bài, có thể sử dụng để hình thành kiến thức mới, có thể sử dụng để rèn luyện một số kỹ năng cho học sinh và cũng có thể xây dựng thành tiểu phẩm để củng cố bài học. Nghĩa là ở mỗi phần của bài học chúng ta đều có thể sử dụng phương pháp sắm vai tuỳ theo nội dung và mục đích của bài dạy. 
 Để phương pháp sắm vai thực sự có hiệu quả cần tiến hành theo các bước:
Bước 1: - Đối với các tiết thực hành, ngoại khóa giáo viên giới thiệu tình huống vào cuối tiết học tuần trước để học sinh các tổ, nhóm xây dựng kịch bản và phân công nhiệm vụ sắm vai.
- Khi sử dụng phương pháp sắm vai trong các phần của tiết học thì giáo viên nên đưa ra tình huống ngắn gọn để học sinh dễ sắm vai.
Bước 2: Học sinh thể hiện kịch bản, vai diễn.
Bước 3: Học sinh nhận xét rút ra bài học.
Bước 4: Giáo viên nhận xét đánh giá
2.3.2. Cách chọn tình huống sắm vai
Phương pháp sắm vai là phương pháp giáo viên tổ chức cho HS thực hành “ làm thử” một cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
Trên thực tế lớp 6, lớp 7 đã sử dụng phương pháp này cho nên đến lớp 8 HS cũng tương đối thành thạo khi sắm vai. Nhưng ở lớp 8 đòi hỏi việc sắm vai phải nâng cao hơn về mặt kỹ năng, quy mô hơn về tiểu phẩm, đa dạng hơn về nội dung của tình huống để phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nội dung của chương trình học. Do vậy cách chọn tình huống cũng rất quan trọng. 
Tình huống đóng vai phải phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với trình độ lứa tuổi của học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học, tình huống không được quá khó.
Nội dung tình huống cần phù hợp với tình hình thực tế của học sinh, phải có tính khả thi để giúp các em dễ vận dụng vào thực tiễn.
Tình huống nên để mở, không cho trước kịch bản, lời thoại.
Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị sắm vai.
Nên khích lệ tất cả học sinh cùng tham gia, kể cả học sinh nhút nhát.
Trong quá trình học sinh phân công, chuẩn bị vai diễn, giáo viên đi đến từng nhóm kiểm tra tinh thần làm việc, lắng nghe ý kiến của các em, góp ý cho các em để các em chuẩn bị tốt vai diễn của mình.
Sau phần diễn của các nhóm nên động viên, khen ngợi, đặc biệt biểu dương những cá nhân xuất sắc, nhóm diễn tốt.
Cách chọn tình huống như sau:
* Cách 1: chọn tình huống có sẵn trong sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập, sách tham khảo, bài tập tình huống GDCD, câu chuyện và tình huống pháp luật, đạo đức
Tình huống này mang tính giáo dục và sư phạm cao, phù hợp với nội dung bài học, gây hứng thú cho các em, tiết kiệm được thời gian sáng tạo ra tình huống.
Ví dụ : Khi dạy đến bài “ Tôn trọng người khác” chúng ta có thể lựa chọn tình huống ở bài tập 3 trang 11 – sách bài tập tình huống GDCD8.
Giáo viên định hướng kịch bản và hướng dẫn các em sắm vai (có thể phân vai, có thể trên tinh thần xung phong)
Có thể dựng kịch bản như sau:
Sân khấu: giả định đây là buổi học đầu tiên của lớp
Diễn biến: một bạn đóng vai cô giáo mới tốt nghiệp trường sư phạm và về dạy ở trường THCS. Buổi đầu vào lớp, làm quen với HS.
- Các em hãy cho biết cha mẹ các em làm nghề gì?
Một em thưa:
- Thưa cô, bố mẹ em đều là công nhân nhà máy điện ạ!
Em tiếp theo thưa:
- Thưa cô, bố em là kỹ sư nông nghiệp, mẹ em là giáo viên ạ!
Đến lượt em Hà (một thành viên khác của lớp) cũng như các bạn, em nói rất hồn nhiên:
- Thưa cô, bố mẹ em đều là công nhân vệ sinh ạ!
Trong lớp bỗng rộ lên những tiếng cười, Hà ngơ ngác nhìn các bạn rồi như hiểu ra, mặt Hà đỏ bừng, mắt rơm rớm. Cô giáo bước đến bên, đặt tay lên vai Hà, âu yếm:
- Cảm ơn bố mẹ em, những người lao động giữ cho thành phố chúng ta luôn sạch và đẹp. Không có nghề gì là tầm thường, chỉ có những kẻ lười biếng, vô công rồi nghề mới đáng xấu hổ.
Một không khí im lặng bao trùm cả lớp. Những em lúc nãy cười to nhất lúc này cúi mặt ngượng ngùng. Một em đứng dậy:
- Thưa cô, chúng em thật có lỗi. Chúng em xin lỗi cô, xin lỗi bạn Hà
(sau khi sắm vai sẽ chuyển sang phương pháp thảo luận nhóm)
* Định hướng nhận xét
- Nhận xét về cách sắm vai (điệu bộ, lời nói, hành động đã phù hợp chưa, chỉ ra ưu điểm, nhược điểm)
Bài học rút ra từ tình huống là gì? (phân tích thái độ “ thiếu tôn trọng người khác” của một số HS trong câu chuyện trên. Khi nhận ra lỗi của mình họ đã làm gì?)
* Cách 2: Giáo viên đưa ra tình huống, định hướng kịch bản cho HS, HS tự nghĩ ra cách giải quyết cho tình huống.
Cách này có ưu điểm là làm nảy sinh được óc sáng tạo của HS
- Khích lệ và vị thế HS
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử của HS
- Có thể thấy ngay được tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm qua vai diễn.
Ví dụ : Khi dạy – học bài 12 “quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình” giáo viên có thể đưa ra tình huống sau :
- Em xin tiền bố mẹ để mua một chiếc áo rét
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, các em làm việc độc lập (tự phân vai, tự nghĩ lời thoại và diễn xuất)
- Tình huống này sẽ mở ra đa dạng, phong phú lời thoại và cách giải quyết phù hợp với nhiều đối tượng.
* Định hướng
Em có thể chọn một cơ hội nào đó (trong bữa ăn cơm, trong lúc cả nhà uống nước hoặc khi đi ngủ tâm sự với bố hoặc mẹđể xin tiền. Có thể bố mẹ đồng ý ngay, có thể chưa đồng ý thì em sẽ thuyết phục như thế nào? Hoặc khi bố mẹ thuyết phục em chưa hoặc không nên mua, em vui vẻ đồng ý)
Kịch bản giả định như sau:
Phương án 1:
Con : bố mẹ ơi! Hôm nay bạn Lan lớp con có chiếc áo rét đẹp lắm! Hay là mẹ cho con tiền mua chiếc áo giống bạn Lan nhé.
Mẹ: Mẹ nghĩ là con đã có áo rồi còn gì?
Con : Nhưng chiếc áo này mua từ năm ngoái nên đã hết mốt rồi.
Bố : Với các con, mốt chưa phải là quan trọng, mà quan trọng là mặc đẹp và ấm. Bố thấy chiếc áo của con vẫn còn đẹp đấy.
Con : Vâng ạ, nhưng sang năm mẹ nhớ mua cho con chiếc áo khác nhé.
Mẹ : Ừ, cứ cố gắng học giỏi, chăm làm rồi sang năm mẹ mua cho.
Phương án 2:
Con : Mẹ ơi! Con muốn mua một chiếc áo rét mới, chiếc áo này ngắn rồi.
Mẹ : con cứ mặc tạm chiếc áo này, ít bữa nữa mẹ bán lứa lợn sẽ lai con đi mua nhé.
Con : vâng ạ
Phương án 3:
Con : mẹ ơi! Con muốn mua một chiếc áo rét mới, mẹ cho con tiền để mua áo nhé
Mẹ : Ừ, bao nhiêu tiền để mẹ cho nào. Nhớ đừng mua áo dởm nhé.
Con : Vâng, con cảm ơn mẹ
Phương án 4:
Con : Mẹ ơi! Mẹ cho con tiền mua chiếc áo rét nhé
Mẹ : Ngày mai mẹ sẽ lai con đi mua.
Con : Nhưng con muốn đi với bạn con cơ.
Mẹ: Thôi, để mẹ lai đi, không có con chưa biết mua, khéo lại mua áo không tốt.
Con : Vâng ạ
Định hướng nhận xét:
Các nhóm sẽ nhận xét cách sắm vai, nội dung.
Định hướng thảo luận:
?Em rút ra được kinh nghiệm gì khi thực hiện quyền được chăm sóc của em trong gia đình.
(Phù hợp hoàn cảnh từng gia đình để ứng xử, khi xin bố mẹ cái gì phải nói năng lễ phép..)
* Cách 3:
Học sinh tự tạo ra tình huống, kịch bản, cách giải quyết phù hợp với nội dung bài học.
Ở cách này nếu tổ chức tốt, HS sẽ được độc lập sáng tạo, được vị thế rất cao; HS thành thạo kỹ năng ứng xử, chủ động tạo ra tình huống giả định. HS có nhiều kinh nghiệm khi giao tiếp và bộc lộ được năng khiếu của các em.
Ví dụ: Khi học đến bài 6 thì cuối tiết 5 giáo viên dặn dò HS và phân theo 4 nhóm, mỗi nhóm một tình huống ứng xử trong quan hệ tình bạn.
Hay khi học bài 9 “Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư”
GV: Đưa ra tình huống: Các bạn học sinh trong lớp, rủ nhau đi mua quà về ăn và vứt rác bừa bãi ra lớp.
HS: Tự xây dựng kịch bản, phân vai và đối thoại theo hai hướng: 
Nhóm 1: Sắm vai theo hướng: Các bạn chưa có ý thức xây dựng nếp sống văn hoá.
Nhóm 2: Sắm vai theo hướng : Đã thấy được trách nhiệm của mỗi học sinh trong việc xây dựng nếp sống văn hoá. Biết góp ý cho bạn để cùng nhau xây dựng nếp sống văn hoá.
2.3.3. Cách phân vai 
Cần phải linh hoạt khi phân vai và giáo viên chỉ đóng vai trò định hướng còn các em tự chủ động phân vai là chính. Nhưng cần phải lưu ý vì có thể một số vai tiêu cực HS sẽ không thích lắm. Có một số cách như sau:
- Phân vai trên tinh thần xung phong.
- Phân vai theo ý của giáo viên ( biết khả năng của từng em để giao vai)
- Phân theo nhóm rồi các em tự phân vai cho nhau.
2.3.4. Trang phục sắm vai
Đây là phạm vi một giờ học, được hạn chế trong không gian, thời gian nhất định. Hơn nữa phương pháp sắm vai chỉ là một trong phương pháp của một tiết học, bởi vậy trang phục sắm nhiều vai không cần cầu kỳ. Có thể dùng trang phục các em đang mặc khi sắm vai HS, còn nếu sắm vai khác có thể mượn trước áo, khăn, kínhcủa bố mẹ, ông bà, thầy côcòn phương tiện sắm vai có thể thực tế, cũng có thể là ước lệ. Ví dụ khi sắm vai mẹ đang đếm tiền hoặc khâu vá thì có thể dùng ước lệ cũng được.
2.3.5. Cách đánh giá cho điểm HS khi sử dụng phương pháp sắm vai
Việc đánh giá cho điểm của phương pháp này là tương đối khó. Bởi vì thường là thành quả làm việc của nhiều em hoặc một số em. Do đó giáo viên phải sử dụng cách đánh giá linh hoạt. Ví dụ, như nhiều lần sắm vai rồi tính trung bình cộng hoặc đánh giá bằng lời khen, tuyên dươngđiều quan trọng là phải ghi nhận được thành quả của các em.
2.4. Kết quả đạt được. 
Phương pháp sắm vai là phương pháp khơi dậy ở các em niềm hứng thú, say mê học tập, làm cho không khí lớp học sôi nổi, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
Sử dụng phương pháp sắm vai không chỉ đánh giá được việc các em nắm kiến thức đến đâu mà còn đánh giá được quá trình sử dụng kiến thức của các em. Điều đó có nghĩa là từ kiến thức các em lĩnh hội được, áp dụng vào cuộc sống, vào trong thực tế sẽ biến thành thái độ, hành động, việc làm của các em.
Sau khi thực hiện sử dụng phương pháp sắm vai trong giờ học, tôi nhận thấy giờ học đã có kết quả khả quan. 
Kết thúc giờ học rất sôi nổi, học sinh hiểu bài một cách sâu sắc.
 Tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu đối với học sinh các lớp 8B, 8H ( với tổng số 91 học sinh) của trường, trong học kì I năm học 2016- 2017 và thu được kết quả như sau: 
*Số học sinh yêu thích môn học:
Tổng số học sinh
Thích học
Bình thường
Không thích học
SL
%
SL
%
SL
%
91
84
92,3%
7
7,7%
0
0%
 * Chất lượng giảng dạy học kì I:
Tổng số học sinh
Học lực Giỏi
Học lực Khá
Học lực TB
Học lực Yếu, Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
91
31
34,1%
43
47,2%
17
18,7%
0
0%
3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luân.
3.1.1. Đối với giáo viên
Người giáo viên có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy – học, nhất là khi sử dụng phương pháp sắm vai. Từ khâu định hướng, chuẩn bị tình huống, thiết kế kịch bản, định hướng nhận xét. Chủ đề sắm vai phải gắn với chương trình, gắn với bài học và thực tế cuộc sống nhưng cũng vừa sức và gây hứng thú cho HS. Giáo viên phải định hướng để cho các em khỏi quá đà, không lạm dụng thời gian, tránh ồn ào. Giáo viên phải có biện pháp ứng xử kịp thời với những HS lợi dụng tình huống này để nói chuyện, đi lại tự do trong lớp học.
 Nói tóm lại : Giáo viên là người “ đạo diễn không chuyên “ trong “ đoàn kịch không chuyên ấy”.
Giáo viên không nên lạm dụng nhiều lần sắm vai trong tiết học, bài học. Thông thường một tiết học, một bài học có thể sắm vai một lần. Cũng có bài không nên tổ chức sắm vai. Khi sắm vai có thể sử dụng linh hoạt : Có thể sắm vai để vào bài, có thể sắm vai để rút ra nội dung bài học, có thể sắm vai trong phần luyện tập củng cố.
Giáo viên khi hướng dẫn sắm vai phải chú ý đến các đối tượng học sinh khá giỏi, trung bình, yếu cũng như năng khiếu của các em để giao vai cho hợp lý và công bằng. Cần khuyến khích các em tham gia sắm vai và đóng góp ý kiến.
3.1.2. Đối với học sinh.
- Học sinh tham gia phải tích cực, sôi nổi, say mê, nghiêm túc, không tị nạnh, chê bai nhau.
- Mỗi nhóm sắm vai phải chuẩn bị chu đáo, khẩn trương;
- Học sinh sắm vai thì vai sắm phải có tính giáo dục và sư phạm.
* Tóm lại : Phương pháp sắm vai là phương pháp có nhiều ưu thế và sử dụng có hiệu quả tương đối cao. Sử dụng phương pháp sắm vai trong quá trình dạy học làm cho học sinh được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên thiết kế, tổ chức và hướng dẫn. Qua đó các em có thể tự khám phá và chiếm lĩnh nội dung bài học. Học sinh sẽ hứng thú, thông hiểu và nhớ những gì các em nắm được qua hoạt động chủ động tích cực của mình. Đồng thời thông qua vai diễn các em không chỉ nắm được những kiến thức cần thiết mà quan trọng hơn đó là giúp các em rèn luyện và hình thành một số kỹ năng để các em thể hiện được mình trong cuộc sống. Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã áp dụng khá thành công vì đã đạt được mục tiêu đề ra và đặc biệt là gây được hứng thú học tập cho học sinh, điều khó nhất đối với bộ môn này, nhất là đối tượng là học sinh lười, học yếu. Tuy nhiên, cũng có một số lớp cũng còn gượng ép, do học sinh chưa quen với phương pháp sắm vai, còn rụt rè.Theo tôi nghĩ, nếu phương pháp này được giáo viên áp dụng linh hoạt, tôi tin chắc rằng, học sinh sẽ thích thú học và hiệu quả cao hơn.
3.2. Kiến nghị.
Trong chương trình SGK môn GDCD lớp 8, phương pháp sắm vai được triển khai trong nhóm phương pháp hiện đại. Quá trình dạy – học tôi thấy phương pháp sắm vai có những ưu điểm nổi bật. Khi sử dụng phương pháp này cũng có rất nhiều ý kiến tranh luận về việc có nên sử dụng phương pháp sắm vai trong khi dạy – học môn GDCD hay không, hoặc có nên tiết nào cũng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_sam_vai_nham_gop_phan_khoi_day_cho.doc