SKKN Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học bài 8 + 9 + 10 “tế bào nhân thực”- Sinh học 10 nhằm phát triển một số “năng lực chung” cho học sinh thpt

SKKN Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học bài 8 + 9 + 10 “tế bào nhân thực”- Sinh học 10 nhằm phát triển một số “năng lực chung” cho học sinh thpt

Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông.

 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [8] . Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.

 

doc 23 trang thuychi01 16985
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học bài 8 + 9 + 10 “tế bào nhân thực”- Sinh học 10 nhằm phát triển một số “năng lực chung” cho học sinh thpt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI 
TRONG DẠY HỌC BÀI 8 +9+ 10 “TẾ BÀO NHÂN THỰC”- SH10 
NHẰM PHÁT TRIỂN MỘT SỐ “NĂNG LỰC CHUNG”
CHO HỌC SINH THPT
Người thực hiện: Vũ Thị Trọng
Chức vụ: TTCM
SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học
THANH HOÁ, NĂM 2017
MỤC LỤC
	 Trang 
MỤC LỤC
 Trang
Phần I. Mở đầu
2
1. Lí do chon đề tài 
2
2. Mục đích nghiên cứu
4
3. Đối tượng nghiên cứu
4
4. Phương pháp nghiên cứu
4
Phần II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
6
1. Cơ sở lí luận
6
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
8
3. Áp dụng phương pháp đóng vai vào dạy học bài 8+9+10 “Tế bào nhân thực” – Sinh học 10
9
4. Hiệu quả của sáng kiến
16
Phần III. Kết luận và kiến nghị
19
Tài liệu tham khảo
21
Một số chữ viết tắt trong sáng kiến:
Trung học phổ thông: THPT
Học sinh: HS
Giáo viên: GV
Thí sinh: TS
Sách giáo khoa: SGK
Phương pháp dạy học: PPDH
Phần I. MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
 	Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông.
  	Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [8] Đoạn từ “Nghị quyết Hội nghị Trung ương ....... dạy và học” trích dẫn từ TLTK 8
. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng	 này.
  	Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực gải quyết các vấn đề phức hợp. Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc 
“Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên” [8] Đoạn từ “Đổi mới phương pháp dạy học .......hướng dẫn từ giáo viên” trích dẫn từ TLTK số 8
 	Có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học với những cách tiếp cận khác nhau. Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý. Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân. Có những phương pháp nhận thức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt của từng bộ môn. Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn.Trong đó, phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh
 	Trong tất cả các môn học của chương trình THPT, có thể nói Sinh học là môn học mà HS ngại học nhất và khó học nhất vì đó là môn khoa học thực nghiệm, là môn khoa học tự nhiên nhưng lượng lí thuyết nhiều và khô khan, bài tập ít. Gần như trong sách giáo khoa chỉ đề cập đến lí thuyết mà không có các dạng bài tập cụ thể nên việc phát triển năng lực cho HS là một việc làm rất khó khăn với giáo viên. Mặt khác trong những năm gần đây, xu thế đề thi môn Sinh trong kỳ thi THPT Quốc gia ngày càng dài và khó, HS thi khối B thì mục tiêu hàng đầu là vào các trường thuộc khối Y – Dược nhưng những trường này điểm chuẩn rất cao, những trường khác thì cơ hội tìm kiếm việc làm khi ra trường là rất thấp, do đó số HS chọn thi đại học khối B ngày càng ít, môn Sinh lại càng không quan trọng với các em học sinh (có nhiều em có tâm lí đó là môn phụ nên chỉ cần cố gắng để đạt điểm trung bình là tốt). Mặt khác, đề thi THPT Quốc Gia của môn Sinh có nội dung kiến thức trọng tâm vào chương trình 12, chỉ có một phần nhỏ liên quan đến chương trình Sinh học 10, nên đối với cả những HS chọn khối B để thi THPT Quốc Gia chương trình Sinh học 10 cũng được quan tâm một cách chiếu lệ, đặc biệt là chương “Cấu trúc tế bào”. Vì vậy việc tạo hứng thú cho học sinh khi học Sinh học 10 là rất quan trọng, đòi hỏi mỗi thầy cô giáo tìm được những phương pháp dạy học phù hợp, kích thích được tư duy tìm tòi, sáng tạo của HS từ đó hình thành nên sự đam mê và tình yêu đối với bộ môn Sinh học, để học sinh không quay lưng lại với môn Sinh học nói riêng và khối B nói chung. Do đó nếu người dạy không đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng cho học sinh (HS) tìm tòi khám phá, từ đó tìm ra tri thức và tiếp nhận tri thức một cách chủ động mà cứ giảng dạy theo phương pháp truyền thống sẽ gây nhàm chán cho học sinh.
Xác định được nhiệm vụ trên, đội ngũ giáo viên ở các cấp học đã không ngừng đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, trong đó phương pháp đóng vai được nhiều giáo viên lựa chọn.Có rất nhiều nhà lý luận dạy học nghiên cứu về phương pháp đóng vai như: Vũ Hồng Tiến, Võ Tiến Dũng, Trần Thị Thu SươngVõ Tiến Dũng, Trường Cao đẳng sư phạm Quảng Trị có bài “Hoạt động nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học hóa học”. Hoàng Văn Đoạt (2006), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương với đề tài “Vận dụng phương pháp thảo luận đóng vai, phương pháp giải quyết vấn đề trong đổi mới dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở”.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 5 (40).2010, trang 195, tác giả Trần Thị Thu Sương có bài viết “Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học cho sinh viên hóa học”. 
Như vậy việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học đã được nghiên cứu từ khá sớm. Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp đóng vai để cung cấp kiến thức và rèn luyện cho HS các kỹ năng trong môn Sinh học 10 còn nhiều hạn chế. Đặc biệt chưa tìm thấy đề tài nào nghiên cứu việc sử dụng phương pháp đóng vai trong nội dung bài 8 +9 + 10 “Tế bào nhân thực – Sinh học 10” theo kiểu thiết kế một cuộc thi. 
Xuất phát từ những lý do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Bài 8+9+10 “ Tế bào nhân thực” - sinh học 10 nhằm phát triển một số “năng lực chung” cho HS THPT” góp phần thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung và PPDH theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS ở phổ thông.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế, xây dựng giáo án dạy học theo phương pháp đóng vai trong dạy học bài 8+9+10 “Tế bào nhân thực” - Sinh học 10 nhằm phát triển mọt số “năng lực chung” cho HS như năng lực tư duy sáng tạo, tự chủ; năng lực làm việc nhóm; năng lực giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ...
3. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp dạy học bài 8 +9 +10 “Tế bào nhân thực” chương trình sinh học 10 
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa việc học của học sinh.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Sinh học 10 (Cấu trúc tế bào).
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp, biện pháp thiết kế và sử dụng phương pháp đóng vai trong nội dung bài 8 +9 + 10 “Tế bào nhân thực – Sinh học 10” theo hướng phát nâng cao năng lực học tập của học sinh.
4.2. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để tham khảo ý kiến làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
4.3. Phương pháp thực tập sư phạm
Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT, tiến hành theo quy trình của đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
4.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp này để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả thu được.Phần II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.Cơ sở lý luận	
1.1.Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.Phương pháp dạy học tích cực
PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học. Tuy nhiên, để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nổ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.[6] Đoạn “Phương pháp dạy học tích cực....... theo phương pháp thụ động” trích dẫn từ TLTK số 6
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Chẳng hạn, có trường hợp HS đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng học, hoặc có trường hợp HS đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng học, hoặc có trường hợp GV hăng hái áp dụng PPDH tích cực nhưng không thành công vì HS chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, GV phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho HS phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới PPDH phải có sự hợp tác của cả thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. 
1.1.2. Năng lực chung:
	Năng lực chung là những năng lực cơ bản thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống, đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Gồm các năng lực như: Năng lực tư duy phê phán, tư duy logic; Năng lực tư duy sáng tạo, tự chủ; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực làm việc nhóm- quan hệ với người khác; Năng lực giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ...[8] Đoạn “Năng lực chung....... làm chủ ngôn ngữ” trích dẫn từ TLTK số 8
1.1.3. Phương pháp đóng vai 
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. [9] Đoạn“Đóng vai....tình huống giả định” trích dẫn từ TLTK số 9
Thực tế giảng dạy môn Sinh học 10 ở trường THPT cho thấy việc sử dụng các PPDH truyền thống càng làm cho HS có cách nhìn không thiện cảm về môn học này, và nhiều HS ngày càng quay lưng lại với môn Sinh học nói riêng, với khối B nói chung. Để tránh những hiện tượng này trong HS, việc mạnh dạn sử dụng phương pháp đóng vai vào dạy học Sinh học 10 là rất cần thiết, đặc biệt trong những năm gần đây với chương trình thay sách, đóng vai là phương pháp được áp dụng khá phổ biến. 
1.2. Ưu điểm của phương pháp đóng vai 
Phương pháp đóng vai có những ưu điểm sau:
- HS được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh.
- Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh.
- Khích lệ sự thay đổi, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị xã hội.
- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
- Phát huy được những kinh nghiệm thực tế và tư duy sáng tạo của từng cá nhân cũng như sự phối hợp chặt chẽ của cá nhân với tập thể nhóm.
- Lớp học sinh động, người học tiếp thu kiến thức thông qua những hoạt động tích cực trong "vai diễn" của họ.[9] Trích dẫn từ TLTK số 9
1.3. Hạn chế của phương pháp đóng vai
- Mất nhiều thời gian.
- Phải suy nghĩ "kịch bản", "diễn viên"...
- Đối tượng HS có tỷ lệ khá giỏi phải nhiều, 	
- Nếu số lượng HS nhiều, thiếu sáng tạo thì hiệu quả không cao.[9] Trích dẫn từ TLTK số 9
1.4. Phương pháp tổ chức phương pháp đóng vai
Cách thức tiến hành phương pháp đóng vai thường theo các bước sau:
- Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm một cách tương đối đơn giản, không quá phức tạp và quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai.
- Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công sắm vai
- Thứ tự các nhóm đóng vai
- Các HS khác theo dõi phóng vấn, nhận xét, đánh giá, bổ sung (nếu cần). Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp? Chưa phù hợp ở điểm nào?
- Cuối cùng GV kết luận chốt lại về cách ứng xử cần thiết trong tình huống nên sự cố gắng của HS và rút kinh nghiệm.
Cách thức tiến hành có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau:
 	GV chia nhóm, giao nhiệm vụ " Các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản " Các nhóm đóng vai " Các nhóm khác theo dõi, nhận xét " Giáo viên kết luận, nhận xét
1.5. Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp đóng vai
- Chọn vấn đề đóng vai có mục tiêu dạy học rõ ràng.
- Chọn người đóng vai có kiến thức hay kinh nghiệm tương tự vai diễn hay chọn tình huống trong các nhóm đóng vai phải sát thực tế và đáp ứng mục tiêu dạy học.
- GV giới thiệu vai diễn rõ mục đích, thống nhất tình huống.
- Tình huống nên để mở, GV không cho trước “kịch bản”, lời thoại.
- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.
- Người đóng vai phải hiểu rõ nhiệm vụ của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề.
- Nên có các biện pháp khích lệ những HS nhút nhát tham gia.
- Nên hóa trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai.
- Rút ra được kết luận sư phạm: ý đồ đưa ra tình huống để đóng vai, mục đích của kịch bản, kết quả sư phạm thu được v.v...[9] Trích dẫn từ TLTK số 9
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Thực trạng dạy học Sinh học 10 ở trường THPT
2.1.1. Thực trạng dạy học của giáo viên
Nhìn chung, giáo viên cải tiến đổi mới phương pháp như sử dụng: phương pháp vấn đáp tìm tòi, trực quan tìm tòi, thảo luận nhóm Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp trên không thường xuyên, đa phần giáo án chủ yếu là nội dung bài học chứ chưa chú trọng đến phương pháp, rất ít câu hỏi tư duy. Chỉ sử dụng hệ thống sơ đồ trong SGK để minh học cho bài học, mà không có thêm các sơ đồ tự thiết kế từ nội dung SGK hay liên hệ thực tiễn. Chưa chú ý sử dụng các phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Mặc dù việc đổi mới PPDH đã diễn ra, nhất là trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, ở trường tôi, qua việc dự giờ thăm lớp, tôi nhận thấy vẫn còn tình trạng dạy học theo phương pháp cũ và thiên về thầy đọc, trò chép, người GV ít chú trọng đến vấn đề phát huy tính tự học của HS, ít khi đặt ra vấn đề mang tính chất tìm tòi cho HS phát triển năng lực tư duy, tự học và tự nghiên cứu vì nghĩ rằng học sinh trường mình có tư duy không tốt, lực học nhìn chung đa số ở mức trung bình, nếu thực hiện các phương pháp dạy học tích cực thì các em cũng không làm được. Một số đồng chí đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học tuy nhiên chưa chú trọng đến việc sở dụng nhiều các phươg pháp để phát triển năng lực cho HS đặc biệt là nhóm năng lực chung. Do đó, việc đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực HS của trường tôi là cấp bách và cần thiết, đặc biệt là nhóm năng lực chung đối với HS khối 10.
2.1.2. Việc học của học sinh
Qua thực tế giảng dạy cho thấy, chất lượng giờ dạy môn Sinh học 10 chiếm tỷ lệ trung bình rất cao. Hoạt động các em chủ yếu là nghe giảng, ghi chép chứ chưa có ý thức phát biểu xây dựng bài. Một số em còn làm việc riêng trong giờ học, có khi lớp 35 – 40 học sinh nhưng trong suốt giờ học chỉ tập trung 4-5 em phát biểu xây dựng bài. Các em hầu như không có hứng thú vào việc học tập môn Sinh học 10. Ở những lớp giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại tái hiện, thông báo lớp học trầm, ít học sinh phát biểu xây dựng bài, do đó hầu như năng lực của các em ít được phát triển. Ngược lại, ở những lớp, GV sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực như: thảo luận nhóm, phiếu học tập, sử dụng băng hình cùng với những câu hỏi tìm tòi, kích thích tư duy, gây tranh luận thì không khí học tập sôi nổi hẳn, các em tích cực phát biểu xây dựng bài, từ đó các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp, nói năng lưu loát hơn, quản lí được thời gian tốt hơn và đặc biệt là chủ động hơn trong việc tiếp nhận kiến thức.
2.2. Những nguyên nhân của thực trạng dạy và học Sinh học 10 ở trường THPT hiện nay
Giáo viên ngại áp dụng các phương pháp mới vào quá trình dạy học. Bởi để dạy học theo các phương pháp mới phát huy được tính tích cực của HS đòi hỏi phải đầu tư thời gian, trí tuệ vào việc soạn giáo án. Đồng thời giáo viên phải có năng lực tổ chức, điều khiển quá trình dạy học. Ở nhiều trường THPT chưa có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động học tập của bộ môn như: chưa có phòng thực hành bộ môn, chưa có các đồ dùng dạy học cần thiết
Bên cạnh đó một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng dạy và học Sinh học 10 như trên là do hiện nay môn này không được HS coi là môn học chính vì khó học nên rất nhiều em không sử dụng môn này để thi ĐH cũng không thi tốt nghiệp, (đặc biệt là đối với trường tôi – chất lượng đầu vào không cao, HS có tư duy tự nhiên yếu nên đa số các em chọn các môn xã hội để thi). Đối với các em sử dụng môn Sinh để thi thường cũng không chú trọng tới chương trình Sinh học 10 vì nội dung thi nằm ở chương trình 12 là chủ yếu. Từ đó đã hình thành nên suy nghĩ buông lỏng, thả trôi trong ý thức học tập của nhiều em HS.
3. Áp dụng phương pháp đóng vai vào dạy học bài 8+9+10 “Tế bào nhân thực” – Sinh học 10.
Đối với ba bài học này với thời lượng chương trình theo phân phối là 2 tiết, nhưng theo quy định thì một tuần chỉ có 1 tiết Sinh, nên để sử dụng phương pháp đóng vai, tôi đã xin đổi tiết để có 2 tiết liền nhau cho thích hợp. Về phần cấu trúc của bài, tôi chia làm 3 phần lớn:
Phần I: Nhân tế bào
Phần II: Các bào quan trong tế bào chất.
Phần III: Màng sinh chất và các cấu trúc bên ngoài màng/
Trong sáng kiến này, tôi chỉ áp dụng phương pháp đóng vai đối với phần II còn phần I và phần III, tôi sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi và sử dụng hình ảnh trực quan. Phần đóng vai của HS được tiến hành trong thời gian khoảng 35 – 40 phút.
Theo tôi, có thể áp dụng phương pháp đóng vai để dạy phần các bào quan trong tế bào trong ba bài học này theo các cách sau đây: 
Cách 1: Tổ chức bài dạy dưới dạng một cuộc thi “Tiếng nói của các bào quan” (Cách này chỉ áp dụng để dạy phần các bào quan trong tế bào chất. Phần Nhân tế bào và phần Màng sinh chất giáo viên dạy riêng)
 	Học sinh đón

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_dong_vai_trong_day_hoc_bai_8_9_10_t.doc