SKKN Sử dụng phương pháp DH theo dự án để tổ chức HS lĩnh hội tri thức trong DH một số bài thuộc phần 1 N – L - NN, Công nghệ 10

SKKN Sử dụng phương pháp DH theo dự án để tổ chức HS lĩnh hội tri thức trong DH một số bài thuộc phần 1 N – L - NN, Công nghệ 10

Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học là một trong những nội dung quan trọng nhằm cải cách căn bản, toàn diện nền giáo dục nước ta [7].

 Luật GD điều 24.2 đã ghi rõ: “Phương pháp DH phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú cho HS” [6].

 Chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước là nâng cao chất lượng GD, đào tạo, coi trọng GD đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng TH, khả năng lập nghiệp, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất [6].

 Trong xu thế đổi mới phương pháp DH bộ môn hiện nay, việc áp dụng các phương pháp mới như: Phương pháp hỏi chuyên gia, phương pháp trực quan hóa, phương pháp sơ đồ tư duy, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp dự án. là việc làm cần thiết.

 Thực tế DH môn Công nghệ 10 tại các trường THPT, bên cạnh việc sử dụng phương pháp truyền thống là chủ yếu, một số giáo viên đã sử dụng phương pháp DH tích cực song không thường xuyên. Mặt khác, trong quá trình DH giáo viên ít sử dụng các nhiệm vụ học tập phức hợp, vận dụng nội dung kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề. Vì thực tế DH môn công nghệ nói trên khiến một bộ phận không nhỏ HS chưa tích cực, chủ động và tự giác trong học tập cũng như hình thành thái độ, kĩ năng, năng lực giải quyết vấn đề.

 Chính vì những lí do trên tôi chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp DH theo dự án để tổ chức HS lĩnh hội tri thức trong DH một số bài thuộc phần 1 N – L - NN, Công nghệ 10” làm SKKN trong năm học 2017 – 2018 với mục đích được trao đổi cùng các đồng nghiệp phương pháp mà tôi đã và đang áp dụng rất có hiệu quả tại ngôi trường tôi đang công tác.

 

doc 19 trang thuychi01 7311
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp DH theo dự án để tổ chức HS lĩnh hội tri thức trong DH một số bài thuộc phần 1 N – L - NN, Công nghệ 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học là một trong những nội dung quan trọng nhằm cải cách căn bản, toàn diện nền giáo dục nước ta [7]. 
	Luật GD điều 24.2 đã ghi rõ: “Phương pháp DH phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú cho HS” [6].
	Chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước là nâng cao chất lượng GD, đào tạo, coi trọng GD đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng TH, khả năng lập nghiệp, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất [6].
	Trong xu thế đổi mới phương pháp DH bộ môn hiện nay, việc áp dụng các phương pháp mới như: Phương pháp hỏi chuyên gia, phương pháp trực quan hóa, phương pháp sơ đồ tư duy, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp dự án... là việc làm cần thiết.
	Thực tế DH môn Công nghệ 10 tại các trường THPT, bên cạnh việc sử dụng phương pháp truyền thống là chủ yếu, một số giáo viên đã sử dụng phương pháp DH tích cực song không thường xuyên. Mặt khác, trong quá trình DH giáo viên ít sử dụng các nhiệm vụ học tập phức hợp, vận dụng nội dung kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề. Vì thực tế DH môn công nghệ nói trên khiến một bộ phận không nhỏ HS chưa tích cực, chủ động và tự giác trong học tập cũng như hình thành thái độ, kĩ năng, năng lực giải quyết vấn đề.
	Chính vì những lí do trên tôi chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp DH theo dự án để tổ chức HS lĩnh hội tri thức trong DH một số bài thuộc phần 1 N – L - NN, Công nghệ 10” làm SKKN trong năm học 2017 – 2018 với mục đích được trao đổi cùng các đồng nghiệp phương pháp mà tôi đã và đang áp dụng rất có hiệu quả tại ngôi trường tôi đang công tác.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tổ chức DH theo dự án một số bài thuộc phần 1 N - L - NN, môn Công nghệ 10 tại trường THPT Nguyễn Quán Nho, tỉnh Thanh Hóa.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
- Nội dung chương trình, tài liệu SGK công nghệ 10. 
- Cơ sở lí luận DH theo dự án.
- Cơ sở thực tiễn DH theo dự án.
- Tổ chức dạy học theo dự án một số bài thuộc phần 1 N - L - NN, môn Công nghệ 10 tại trường THPT Nguyễn Quán Nho, tỉnh Thanh Hóa.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
	Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu liên quan tới đổi mới phương pháp DH, DH tích cực, DH theo dự án đã được xuất bản trên các ấn phẩm trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
	1.4.2.1. Phương pháp quan sát
	Quan sát hoạt động của GV và HS trong giờ học Công nghệ 10 để tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy và học theo phương pháp truyền thống và DH theo dự án [Phụ lục 3].
	1.4.2.2. Phương pháp khảo sát bằng phiếu khảo sát
	Khảo sát bằng phiếu nhằm tìm hiểu thực trạng và kết quả TN một số bài thuộc phần 1 N - L - NN, môn Công nghệ 10 tại trường THPT Nguyễn Quán Nho, tỉnh Thanh Hóa [Phụ lục 2].
	1.4.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
	Thực nghiệm DH một số bài thuộc phần 1 N - L - NN, môn Công nghệ 10 tại trường THPT Nguyễn Quán Nho để kiểm nghiệm hiệu quả ban đầu của việc sử dụng cách thức tổ chức DH theo dự án mà tôi đã đề xuất.
	1.4.2.4. Phương pháp thống kê toán học
	- Phân tích kết quả TN: Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lí kết quả thu được từ khảo sát thực trạng DH và kết quả DH theo dự án ở một số bài thuộc phần 1 N - L - NN, môn Công nghệ 10.
	- Kiểm nghiệm giả thiết nghiên cứu: Khẳng định kết quả bước đầu của việc tổ chức DH theo dự án ở một số bài thuộc phần 1 N - L - NN, môn Công nghệ 10 tại trường THPT Nguyễn Quán Nho, tỉnh Thanh Hóa.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.CƠ SỞ LÍ LUẬN 
	2.1.1. Khái niệm phương pháp DH theo dự án
	Phương pháp DH theo dự án là một hình thức DH, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, nhằm tạo ra các sản phẩm và giới thiệu chúng. Nhiệm vụ của phương pháp này đòi hỏi người học cần có tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của phương pháp DH theo dự án [7, tr 127].
	2.1.2. Đặc điểm của phương pháp DH theo dự án [3, tr.90].
	2.1.2.1. Định hướng thực tiễn 
	Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống thực tiễn của xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Các dự án học tập góp phần gắn liền nhà trường với thực tiễn đời sống xã hội và có thể mang lại những tác động xã hội tích cực.
	Ví dụ: Trong môn Công nghệ 10 Bài 6: “Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng Nông, Lâm nghiệp” nhờ ứng dụng của KH – KT mới, các nhà tạo giống đã đề ra phương pháp tạo và nhân giống mới vừa nhanh, tốn ít vật liệu cũng như diện tích. Xuất phát từ thực tiễn đó, GV sẽ thiết kế dự án học tập “Nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp”.
 2.1.2.2. Có ý nghĩa thực tiễn đời sống xã hội
	Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lý tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực.
	Ví dụ: Khi học về một số loài sâu bệnh hại cây trồng, các loại thuốc bảo vệ thực vật... GV có thể cho HS đi tham quan một cơ sở sản xuất rau, một vườn trái cây để tìm hiểu về các loài sâu bệnh đó và cách sử dụng các loài thuốc bảo vệ thực vật để phòng tránh chúng như thế nào. Đồng thời, trong quá trình này, HS cũng có thể thấy được thực tiễn sản xuất của người dân ra sao.
	2.1.2.3. Định hướng hứng thú người học
	Trong DH theo dự án, người học tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình DH, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Ở đây, GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ người học.
	2.1.2.4. Tính phức hợp
	Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
	2.1.2.5. Định hướng hành động 
	Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, người học có thể tự kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kĩ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn.
	2.1.2.6. Tính tự lực cao của người học 
	Trong dạy học theo dự án, người học đóng vai trò chủ đạo, họ tự lên kế hoạch cho mình, tự sáng tạo. GV chỉ đóng vai trò người hướng dẫn và đóng vai trò người chỉ đường giúp đỡ.
	2.1.2.7. Cộng tác làm việc 
	Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm. Trong đó có sự cộng tác, làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. DH theo dự án đòi hỏi rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội.
	2.1.2.8. Định hướng sản phẩm
	Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm sẽ được tạo ra. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố giới thiệu rộng rãi.
	Như vậy, trong phương pháp dạy học theo dự án, GV là người hướng dẫn HS tìm ra tri thức và tạo cơ hội cho HS tham gia tích cực vào hoạt động nghiên cứu, sáng tạo. Vì vậy, trong đề tài này tôi sẽ tổ chức DH theo dự án ở một số bài thuộc phần 1 Nông, Lâm, Ngư nghiệp, môn Công nghệ 10 dựa vào các đặc điểm để phù hợp với môn học, lứa tuổi của HS THPT cũng như điều kiện học tập của nhà trường. Định hướng hứng thú người học từ đó sẽ kích thích sự tìm hiểu của HS; định hướng hành động để giúp HS tìm ra tri thức của mình; tính tự lực cao của người học. Chính điều này giúp HS hình thành nhiều kĩ năng tìm kiếm thông tin, kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng tư duy, sáng tạo, tự đọc tài liệu, phân tích tổng hợp tài liệu,...cộng tác làm việc để cho ra đời sản phẩm dự án – một sự sáng tạo của cả tập thể. 
	2.1.3. Ưu điểm và hạn chế của DH theo dự án
	DH theo dự án có những ưu và nhược điểm như sau [7, tr 134]:
	2.1.3.1. Ưu điểm
	- Gắn lí thuyết với TH, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.
	- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học.
	- Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm.
	- Phát triển khả năng sáng tạo.
	- Rèn luyện năng lực giả quyết những vấn đề phức tạp.
	- Rèn luyện kĩ năng khai thác thông tin một cách hiệu quả.
	- Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc.
	- Phát triển năng lực đánh giá.
	- Tập trung vào một câu hỏi lớn hoặc một vấn đề quan trọng; có thể bao gồm nhiều quan điểm liên quan đến nhiều bộ môn khác nhau.
	- Tạo cơ hội để HS đưa ra nhiều sáng kiến và thực hiện nhiều hoạt động.
	2.1.3.2. Nhược điểm
	- Không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức mang tính hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kĩ năng cơ bản.
	- Đòi hỏi nhiều thời gian.
	- Đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp. 
	2.1.4. Một số phương pháp DH và kĩ thuật sử dụng trong DH theo dự án [3, tr.67].
	2.1.4.1. Phương pháp thuyết trình
	Đây là phương pháp được sử dụng ở hầu hết các bài học, tuy nhiên không nên chỉ thuyết trình đơn giản một chiều từ GV đến HS mà nên kết hợp vấn đáp, sử dụng các trang thiết bị hỗ trợ nhằm giảm đi những hạn chế của phương pháp này. 
	2.1.4.2. Phương pháp đàm thoại
	Phương pháp đàm thoại giúp HS mạnh dạn phát biểu ý kiến, luyện tập khả năng đối đáp, diễn đạt ý tưởng, tập cho HS quan sát, suy nghĩ, phán đoán được nhanh chóng. Vì vậy, trong DH theo dự án sử dụng phương pháp đàm thoại sẽ phát huy được tính tích cực trong học tập của HS.
2.1.4.3. Phương pháp thảo luận nhóm
	Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp giao cho nhóm nhỏ HS có trách nhiệm cùng hoàn tất nội dung học tập. Phương pháp này giúp HS rèn luyện khả năng giao tiếp, hợp tác, khả năng quản lí và lãnh đạo nhóm.
	2.1.4.4. Kĩ thuật động não (Công não)
	Để thực hiện kĩ thuật công não, GV cần dẫn nhập và xác định rõ vấn đề, HS đưa ra những ý kiến của mình về chủ đề GV đã đề cập. Khi HS đưa ra ý kiến để trả lời cho vấn đề GV đã nêu, GV thu thập các ý kiến, không đánh giá hoặc nhận xét nhằm huy động được nhiều ý kiến nối tiếp nhau. Sau quá trình thu thập ý kiến, GV phân tích, đánh giá về nội dung các ý kiến và đưa ra kết luận.
	2.1.4.5. Sơ đồ tư duy (Lược đồ tư duy)
	Để thực hiện được sơ đồ tư duy thì trước tiên cần viết tên chủ đề ở trung tâm sau đó từ chủ đề trung tâm vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm phản ánh một nội dung lớn của chủ đề được viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Khi đó, nhánh chính được nối với chủ đề trung tâm và chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh. Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường và tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
2.1.5. Tiến trình DH theo dự án
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, để tổ chức DH theo dự án ở một số bài thuộc phần 1 N - L - NN, môn Công nghệ 10 tại trường THPT Nguyễn Quán Nho, tỉnh Thanh Hóa tôi đề xuất quy trình DH theo dự án thành 5 giai đoạn:
XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ VÀ MỤC TIÊU DỰ ÁN
- GV: Gợi ý một số vấn đề liên quan đến nội dung và mục tiêu bài học chuẩn bị làm dự án.
- HS: Cụ thể hóa ý tưởng và xác định mục tiêu dự án
LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN
THỰC HIỆN DỰ ÁN
THU THẬP KẾT QUẢ VÀ CÔNG BỐ SẢN PHẨM
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỰ ÁN
- GV: Giới thiệu tài liệu và đưa ra tiêu chí đánh giá dự án.
- HS: Phân công công việc trong nhóm và xây dựng kế hoạch thực hiện (có sự trợ giúp của GV)
- GV: Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện dự án.
- HS: Tiến hành thu thập thông tin, thảo luận nhóm, thực hiện kế hoạch.
- GV: Tổ chức cho HS trình bày kết quả, tổ chức cho các nhóm trao đổi ý kiến.
- HS: Trình bày kết quả thực hiện dự án (báo cáo powerpoint, mô hình, sản phẩm)
- GV: Đánh giá sản phẩm, bài báo cáo, quá trình thực hiện dự án của nhóm theo các tiêu chí.
- GV và HS: Rút ra bài học kinh nghiệm để thực hiện dự án sau hoàn thiện hơn.
Sơ đồ tiến trình dạy học theo dự án
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
	2.2.1. Thực trạng hoạt động học môn Công nghệ 10 của HS trường THPT Nguyễn Quán Nho, tỉnh Thanh Hóa
	2.2.1.1. Thực trạng nhận thức về môn Công nghệ 10 của HS trường THPT Nguyễn Quán Nho, tỉnh Thanh Hóa
	Để có thái độ và hành động học tập tích cực đối với môn Công nghệ 10, HS cần có nhận thức đúng và đầy đủ về môn học này. Tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng nhận thức về môn Công nghệ 10 của HS bằng phiếu khảo sát [phụ lục 2].
TT
Nội dung
Các mức độ
Rất đồng ý
Đồng ý
Ít đồng ý
Không đồng ý
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
1
Gắn liền với thực tiễn cuộc sống
30
10,4
47
16,3
121
42
90
31,3
2
Gắn liền với nghề nghiệp tương lai
45
15,6
58
20,1
138
47,9
47
16,3
3
Lý thú, hấp dẫn
12
4,2
28
9,7
85
29,5
163
56,6
4
Trừu tượng, khô khan
166
57,6
45
15,6
43
14,9
34
11,8
5
Phù hợp với trình độ nhận thức của HS
37
12,9
43
14,9
173
60,1
35
12,1
Bảng 1: Kết quả khảo sát nhận thức của HS về nội dung môn học Công nghệ 10
	Kết quả thống kê cho thấy, có 77/288 HS (chiếm 26,7%) rất đồng ý và đồng ý cho rằng môn Công nghệ gắn liền với thực tiễn cuộc sống, trong khi đó còn 211/288 HS (chiếm 73,3%) cho rằng môn Công nghệ vẫn chưa đáp ứng được tính thực tiễn, nội dung mang nặng kiến thức hàn lâm, gây khó khăn cho người học trong quá trình tiếp thu kiến thức. Cũng qua khảo sát ta thấy, có 166/288 HS (chiếm 57,6%) rất đồng ý cho rằng nội dung môn học trừu tượng, khô khan, còn mang nặng lí thuyết. Cùng với việc tìm hiểu về môn học thì qua bảng khảo sát chúng ta thấy có 208 HS (chiếm 72,2%) cho rằng nội dung môn học chưa phù hợp với trình độ nhận thức của HS.
	Như vậy, Công nghệ 10 là môn học thuộc về khoa học ứng dụng, nội dung môn học cần biên soạn gắn liền với thực tế, trong mỗi bài học cần có hình ảnh minh họa làm tăng khả năng trực quan sinh động đồng thời giúp HS củng cố kiến thức lí thuyết, rèn luyện thêm các thao tác TH. Bên cạnh đó phải có một số tiết để HS tham quan thực tế, củng cố kiến thức đã học trong nhà trường. Tuy nhiên, đa phần kiến thức cung cấp cho HS trong chương trình Công nghệ 10 là kiến thức quy trình như quy trình sản xuất phân bón, nhân giống cây trồng, quy trình bảo quản hạt giống, lương thực, thực phẩmĐây là những kiến thức trừu tượng, rất khó tiếp thu.
	2.2.1.2. Tính tích cực học tập của HS đối với môn Công nghệ 10 tại trường THPT Nguyễn Quán Nho, tỉnh Thanh Hóa
	Để đánh giá được tính tích cực của HS đối với môn học Công nghệ 10, tôi đã tìm hiểu thông qua phiếu khảo sát:
TT
Hành động học tập
Các mức độ
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không thực hiện
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
1
Ôn lại kiến thức đã học
12
4,1
18
6,3
41
14,2
132
45,8
85
29,5
2
Đọc bài trước khi đến lớp
14
4,9
9
3,1
46
16
78
27,1
141
49
3
Thu thập thông tin, hình ảnh liên quan đến bài học
20
6,9
15
5,2
43
14,9
92
31,9
118
41
4
Tham gia phát biểu và đặt câu hỏi với GV
25
8,7
7
2,4
49
17
112
38
95
33
5
Trả lời đúng câu hỏi của GV, của bạn học
42
14,6
9
3,1
119
41,3
75
26
43
14,9
6
Thảo luận nhóm để giải quyết từng phần của bài học
10
3,5
16
5,6
15
5,2
59
20,5
188
65,3
7
Phát hiện đúng vấn đề và đặt đúng câu hỏi ở chỗ có vấn đề 
4
1,4
6
2,1
12
4,2
160
55,6
106
36,8
8
Phối hợp, giúp đỡ bạn trong nhóm học tập
2
0,7
12
4,2
18
6,3
113
39,2
143
49,7
9
Hoạt động khác: Nói chuyện riêng, ngủ gật
32
11,1
193
67
12
4,2
38
13,2
13
4,5
Bảng 2: Tính tích cực của HS trường THPT Nguyễn Quán Nho trong giờ học môn Công nghệ 10
	Kết quả thống kê ở bảng 2 cho thấy, trong giờ học môn Công nghệ 10 hầu như chưa có HS biểu hiện học tập tích cực. Chỉ có 12/288 HS (chiếm 4,1%) rất thường xuyên ôn lại kiến thức đã học. Trong khi đó có tới 132/288 HS (chiếm 45,8%) hiếm khi ôn lại kiến thức đã học. Đọc bài trước khi đến lớp có 14/288 HS (chiếm 4,9%) là rất thường xuyên, 141/288 HS (chiếm 49%) là không thực hiện. Về việc thu thập thông tin, hình ảnh liên quan đến bài học cũng chỉ có 20/288 HS (chiếm 6,9%) là rất thường xuyên, trong khi đó không thực hiện là 118/288 HS (chiếm 41%). Ngoài ra, trong giờ học số lượng HS tham gia phát biểu xây dựng bài cũng rất hạn chế với 25/288 HS (chiếm 8,7%), mà có tới 112/288 HS (chiếm 38%) hiếm khi tham gia phát biểu và đặt câu hỏi với GV. Tỉ lệ HS tham gia nhóm nhỏ để giải quyết từng phần của bài học hay giúp đỡ bạn trong nhóm học tập hầu như là không có hoặc rất ít (2/288 HS chiếm 0,7%). Trong đó, còn một lượng lớn HS thường xuyên làm các hoạt động khác (193 HS chiếm 67%). Trong giờ dạy, theo quan sát của tôi còn có một số em thường xuyên ngủ gật như em Lê Văn Vũ lớp 10A2, em Lê Văn Trường lớp 10A5 thường xuyên nói chuyện riêng, em Lê Thế Minh lớp 10A7 thường xuyên lơ đễnh, không tập trung trong giờ học.
	Qua việc khảo sát về thực trạng hoạt động học môn Công nghệ 10 của trường THPT Nguyễn Quán Nho, tỉnh Thanh Hóa cho thấy, phần lớn HS chưa có nhận thức đúng về môn học, chưa có thái độ tích cực với môn học. Chính vì thiếu quan tâm đến môn học mà nhiều em đã không có kế hoạch và phương pháp học tập cụ thể, học chỉ mang tính đối phó để có điểm và lên lớp. Vì vậy việc định hướng cho HS nhận thức và có thái độ đúng về tầm quan trọng của môn học là việc làm cần thiết để quá trình giảng dạy môn Công nghệ 10 đạt kết quả như mong muốn.
2.2.2. Thực trạng hoạt động dạy môn Công nghệ 10 tại trường THPT Nguyễn Quán Nho, tỉnh Thanh Hóa
2.2.2.1. Thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy DH đối với môn Công nghệ 10
Phương pháp giảng dạy là một thành tố cơ bản của quá trình DH, là yếu tố trực tiếp quyết định đến sự thành công của một giờ giảng. Môn Công nghệ 10 là môn học có sự đan xen giữa các bài lí thuyết và TH. Do đó, các phương pháp giảng dạy môn học nay rất phong phú và đa dạng, đòi hỏi người GV phải nắm vững và vận dụng các phương pháp linh hoạt để mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên hiện nay GV thường xuyên sử dụng phương pháp thuyết trình dẫn đến HS mệt mỏi, không có cơ hội trình bày ý kiến của mình. Ngoài ra GV đã sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhưng không thường xuyên. Đối với các phương pháp DH khác như DH theo dự án, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp học tập hợp tác đa số GV đều ít sử dụng. Riêng đối với phương pháp DH dự án là một phương pháp mới, có hiệu quả trong việc tăng tính chủ động và khả năng giải quyết vấn đề của HS nhưng nhiều GV còn phân vân khi áp dụng vì chưa nắm vững phương pháp và cách tổ chức lớp học theo phương pháp này sao cho phù hợp nhất.
2.2.2.2. Thực trạng về việc sử dụng phương tiện DH đối với môn Công nghệ 10
Cơ sở vật chất tốt và phương tiện DH đầy đủ là một trong những yếu tố giúp quá trình giảng dạy diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
Đối với quá trình giảng dạy lí thuyết: Các đồ dùng DH và phương tiện nghe nhìn phục vụ cho một giờ giảng lí thuyết môn Công nghệ 10 vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của GV và HS. Cả trường chỉ có 01 hoặc 02 phòng có trang bị đầy đủ các phương tiện như máy chiếu, máy tính để phục vụ cho tất cả các môn học. Nếu GV muốn sử dụng các phương tiện này trong quá trình giảng dạy phải đăng kí trước. Điều này đã gây rất nhiều trở ngại cho GV khi áp dụng phương pháp mới.
Đối với quá trình giảng dạy TH: Hiện tại chưa có trường nào có phòng TH riêng cho môn Công nghệ 10. Các loại máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ TH còn thiếu nhiều, thậm chí nhiều khi GV và HS phải tự chuẩn bị dụng cụ và nguyên vật liệu để TH. Cơ sở vật chất không đầy đủ dẫn đến một số bài TH trong chương trình không thể thực hiện được. Đối với những bài TH này GV chỉ giới thiệu để HS biết được mối liên hệ giữa lí thuyết và TH chứ không có điều kiện cho HS thao tác t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_dh_theo_du_an_de_to_chuc_hs_linh_ho.doc
  • docBìa, danh mục viết tắt, mục lục.doc
  • docPHỤ LỤC SKKN 2018.doc