Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong bài 12 “Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường” công nghệ 10 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học

Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong bài 12 “Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường” công nghệ 10 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học

 Nội dung trong Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có ghi rõ nhiệm vụ căn bản của ngành giáo dục là: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” . Trong đó đặc biệt chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục. Và “ Dạy học phải gắn liền với thực tế, giải quyết được các vấn đề, các yêu cầu của thực tế”.

Day học theo dự án là một hình thức dạy học tích cực trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn liền với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành và đánh giá kết quả. Kết quả của dự án là một sản phẩm mà học sinh có thể vận dụng vào thực tiễn trong đời sống.

Sử dụng dạy học theo dự án không chỉ giúp học sinh hứng thú, chủ động trong học tập mà còn rèn luyện, củng cố rất nhiều kĩ năng. Tuy nhiên việc sử dụng dạy học dự án không được áp dụng nhiều ở trường phổ thông vì dạy học theo dự án tối nhiều thời gian.

Căn cứ vào đặc điểm môn học và với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học, chúng tôi thực hiện đề tài:

 Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong bài 12 “Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường” công nghệ 10 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

 

docx 24 trang thuychi01 14483
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong bài 12 “Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường” công nghệ 10 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
 Nội dung trong Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có ghi rõ nhiệm vụ căn bản của ngành giáo dục là: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” . Trong đó đặc biệt chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục. Và “ Dạy học phải gắn liền với thực tế, giải quyết được các vấn đề, các yêu cầu của thực tế”. 
Day học theo dự án là một hình thức dạy học tích cực trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn liền với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành và đánh giá kết quả. Kết quả của dự án là một sản phẩm mà học sinh có thể vận dụng vào thực tiễn trong đời sống.
Sử dụng dạy học theo dự án không chỉ giúp học sinh hứng thú, chủ động trong học tập mà còn rèn luyện, củng cố rất nhiều kĩ năng. Tuy nhiên việc sử dụng dạy học dự án không được áp dụng nhiều ở trường phổ thông vì dạy học theo dự án tối nhiều thời gian.
Căn cứ vào đặc điểm môn học và với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học, chúng tôi thực hiện đề tài:
 Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong bài 12 “Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường” công nghệ 10 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. 
2. Mục đích nghiên cứu
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu xác định được qui trình và sử dụng hợp lí phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy công nghệ 10 thì sẽ nâng cao ý thức tự học và gây hưng thú cho học sinh, rèn cho học sinh các kĩ năng, quan sát, tư duy, vận dụng và các kĩ năng mềm.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Bài 12 công nghệ lớp 10
- Học sinh lớp 10B3, 10B5 trường THPT Yên Định 2 
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng kế hoạch dự án, thời gian thực hiện dự án là 4 tiết chia thành 2 buổi. 
- Biết được đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón hợp lý thông thường.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp khảo sát.
- Phương pháp thực nghiệm.
 + Lớp Thực nhiệm: Sử dụng hình thức DHTDA – Lớp 10B5
 + Lớp Đối chứng: Sử dụng phương pháp truyền thống – Lớp 10B3
- Phương pháp thống kê.
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu về qui trình xây dựng tiết học theo dạy học dự án và đánh giá hiệu quả của dạy học theo dự án đối với việc giảng dạy Bài 12 công nghệ lớp 10.
Phần 2. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Khái niệm về phương pháp dạy học dự án
DHTDA là một hình thức dạy học trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là một sản phầm hành động có thể giới thiệu được và có tính khả thi.[3]
1.2. Mục đích của dạy học theo dự án:
- Nắm bắt kiến thức: DHTDA nhằm mục đích đầu tiên là giúp HS nắm được kiến thức bài học ở mức độ nhận thức cao: biết phân tích nội dung, vận dụng và tổng hợp kiến thức của bộ môn, sử dụng kiến thức liên môn.
- Phát triển kỹ năng: DHTDA rèn luyện cho HS rất nhiều kỹ năng trong đó quan trọng nhất là kỹ năng tổng hợp và kỹ năng làm việc theo nhóm.
- Tận dụng công nghệ để thực hiện được dự án HS phải khai thác triệt để tài nguyên trên mạng Internet và các thiết bị lưu trữ thông tin để có được những nguồn tri thức hữu ích và sử dụng chúng một cách hiệu quả. Đồng thời khi trình bày, bảo vệ dự án HS thường phải sử dụng các công cụ trình chiếu hiện đại.
- HS tạo ra sản phẩm và phổ biến cộng đồng: việc tổ chức cho HS phổ biến sản phẩm của mình và công bố có nhiều tác dụng tích cực.
+ Đánh giá chất lượng sẽ có nhiều người cùng đánh giá và góp ý để sản phẩm hoàn thiện hơn.
+ Phát triển ý tưởng: từ những đóng góp của người nhận và sử dụng sản phẩm mà nhóm có thể có ý tưởng mới hoặc phát triển quy mô dự án.
+ Tăng cường kiến thức: nhiều kiến thức mới sẽ được chia sẻ, nhiều thông tin mới được phản hồi và lượng thông tin của dự án được bổ sung hoàn thiện.[3]
1.3. Nội dung bài học
Kiến thức của bài học rất gần với thực tế và giúp giải quyết được vấn đề sử dụng phân bón hợp lý trong sản xuất.
1.4. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh lớp 10.
Nét đặc trưng về tâm lí ở lứa tuổi này là tò mò, ham hiểu biết, thích tìm tòi cái mới và muốn khẳng định bản thân. Các em tự cho mình là người lớn, muốn được tham gia vào các hoạt động một cách độc lập. Do vậy các phương pháp, hình thức dạy học cần tích cực hóa hoạt động của học sinh. Tuy nhiên ở lứa tuổi này vốn sống của các em còn ít, các kỹ năng sống chưa nhiều nên giáo viên cần cung cấp đầy đủ nguồn thông tin cho học sinh.[4]
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Hiểu biết của giáo viên về dạy học dự án
Qua điều tra bằng hình thức phỏng vấn và phát phiếu đối với giáo viên dạy công nghệ 10 chúng tôi có một số nhận định như sau:
- Nhiều thầy cô chưa được biết về dạy học dự án và hầu hết các thầy cô còn nhầm lẫn giữa hình thức DHTDA và phương pháp nhóm thuyết trình.
- Nhiều thầy cô cũng chưa bao giờ sử dụng DHTDA trong giảng dạy công nghệ lớp 10. 
2.2. Thực trạng học môn công nghệ của học sinh 
Qua quan sát và điều tra bằng bảng hỏi chúng tôi có một số nhận định sau đây:
- HS không nhớ kiến thức bài học sau 2 tuần
- HS không tìm hiểu trước nội dung bài học
- HS không thích phát biểu xây dựng bài
Chúng tôi cho rằng nguyên nhân của thực trạng trên là do:
+ Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học không tạo được hứng thú cho HS dẫn tới tình trạng HS trở nên thụ động.
+ Trong tâm thức của HS và phụ huynh luôn cho rằng môn công nghệ 10 là môn phụ không quan trọng nên đầu tư ít thời gian.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
A. Mục tiêu dạy học.
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
a) Về kiến thức.
- Biết được đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp.[2]
- Biết được cách sử dụng phân bón hợp lý cho cây trồng.
- Biết được nhu cầu của một số cây trồng về từng loại phân bón, từng thời kỳ của cây. 
- Học sinh biết được tính tan của một số loại phân bón, màu sắc của các loại phân bón thường dùng.
- Học sinh biết được trong phân bón có thành phần hóa học như thế nào, công thức hóa học của một số loại phân bón đơn.
- Học sinh tính được lượng phân bón hợp lý cho năng suất cây trồng.
- Học sinh phải biết được bón phân không đúng yêu cầu kĩ thuật, không đúng liều lượng ảnh hưởng xấu đến tính chất của đất và môi trường.
b) Về kỹ năng.
- Rèn luyện kỹ năng khái quát, tổng hợp, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống.
- Có kỹ năng xác định thời điểm bón phân, loại phân nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
- Vận dụng kiến thức đã học trong sản xuất một số cây trồng trong vườn nhà.
- Phân biệt được các loại phân bón thông thường về màu sắc, tính chất. 
- Học sinh biết tính được tỷ lệ % hàm lượng N, P, K trong các loại phân bón đơn thông thường.
- Tính toán được một cách tương đối lượng phân bón cần thiết để bón cho lúa, ngô, đậu tương 
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quan sát, kỹ năng làm việc theo nhóm.
c) Về tư duy, thái độ.
- Có tinh thần học tập tích cực, nghiêm túc.
- Yêu thích bộ môn, say mê trong nghiên cứu khoa học.
- Thường xuyên ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống nâng cao năng suất lao động.
 Thông qua dự án sẽ giúp cho học sinh biết vận dụng kiến thức liên môn Toán, Sinh học, Công nghệ, Hóa học . vào trong thực tiễn đời sống và sản xuất.
B. Thiết bị dạy học, học liệu.
a) Thiết bị dạy học
- Máy chiếu đa năng, trình chiếu powerpoint.
- Máy vi tính.
- Sách giáo khoa Công nghệ 10. 
- Mẫu phân bón: Urê, lân, kali, NPK tổng hợp, phân hữu cơ, phân vi sinh cố định đạm.
b) Học liệu
- Tài liệu SKG, SGV công nghệ 10
- Hình ảnh, mẫu các loại phân bón
 Phân đạm urê Supe lân
 Phân hữu cơ Phân NPK
 Phân Ka li clorua
- Đào Thế Tuấn (1969) đã xác định nhu cầu dinh dưỡng của một số cây trồng đối với các nguyên tố đa lượng (Bảng 1).
Bảng 1 . Lượng chất dinh dưỡng (kg) để tạo thành 1 tạ thu hoạch kinh tế
Cây trồng
N
P2O5
K2O
Lúa chiêm
1,4
0,6
4,1
Lúa mùa
1,5
1,1
3,1
Ngô
3,0
0,6
3,0
Đậu tương
3,0
0,7
2,2
Lạc
4,2
0,7
2,5
Bông
15,6
3,6
11,5
Khoai lang
2,4
0,1
0,7
Mía
0,4
0,2
0,7
Đay
1,2
0,5
1,5
Thuốc lá
5,3
1,3
7,5
Từ nhu cầu dinh dưỡng này biết hệ số sử dụng phân bón, biết hàm lượng các chất dinh dưỡng có sẵn trong đất, ta có thể tính ra nhu cầu phân bón.
Bón phân ở lúa vào các thời kì sinh trưởng (Bảng 2)
Thời kì
Đạm
Lân
Kali
- Bón lót
5%
85%
5%
- Bón thúc
60%
40%
- Bón đón đòng
35%
15%
55%
Thời kỳ
Lượng đạm
-Bón lót
5%
-Thúc lần 1 (8-12 ngày)
30%
-Thúc lần 2 (18-20 ngày)
30%
-Giai đoạn rước đòng
35%
Khuyến Cáo : Cần bón phân hóa học cho ngô vụ đông trên đất 2 lúa ở các thời kì như sau (1 sào = 500m2) [5]
Thời kỳ
Phân đạm
Phân lân
Phân kali
- Bón lót
5%(1,5kg/sào)
100%%(12kg/sào)
5%(1,5kg/sào)
- Thúc lần 1 (5 – 6 lá)
20%(5kg/sào)
20%(5kg/sào)
- Thúc lần 2 (8 – 9 lá)
20%(5kg/sào)
20%(5kg/sào)
- Thúc lần 3 (10 – 11lá)
40%(10kg/sào)
40%(10kg/sào)
- Giai đoạn xoáy nõn
15%(4kg/sào)
15%(4kg/sào)
C. Phương pháp và kỹ thuật dạy học
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, giảng giải nêu vấn đề, Dạy học theo dự án.
D. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Hãy nêu biện pháp cải tạo và sử dụng đất phèn?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV - Đặt Vấn Đề: Tác dụng của phân bón là nâng cao năng suất cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất. Vậy các loại phân bón có đặc điểm, tính chất gì, kỹ thuật sử dụng như thế nào? Sử dụng phân bón thế nào là hợp lí? 
HS – Không trả lời được các câu hỏi này vì đây là các câu hỏi tổng quát chung cho phân bón
GV - Hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu vấn đề này qua bài 12 “Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường”
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC BÀI MỚI
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số loại phân bón thường dùng trong nông lâm nghiệp
GV: Theo em trong nông lâm nghiệp thường dùng những loại phân bón nào?
HS: Thường dùng nhất là phân ure, lân, kali, N-P-K, phân chuồng, phân bắc, phân vi sinh,...
GV: Nói chung thì có 3 nhóm phân bón chủ yếu là phân hóa học (vô cơ), phân hữu cơ và phân vi sinh.
GV: Những phân bón nào thuộc nhóm phân hóa học (Mẫu phân hóa học và ảnh các loại phân hóa học)
HS: Phân urê, lân, kali, N-P-K
GV: Vậy thế nào là phân hóa học? Gồm những loại nào?
HS: Trả lời
GV: Tổng kết – kết luận
GV: Hãy kể tên một số phân hữu cơ (có hình ảnh)
GV: Thế nào là phân hữu cơ tự nhiên? Có bao nhiêu loại phân hữu cơ tự nhiên?
HS: Là những chất hữu cơ vùi vào đất để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất, bảo đảm cho cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt. Gồm có phân chuồng, phân bắc, phân xanh.
GV: Cho HS quan sát các loại phân vi sinh (mẫu phân bón hoặc ảnh) yêu cầu kể tên các loại phân vi sinh vật
HS: Trả lời
GV: Vậy thế nào là phân bón VSV? Gồm những loại nào?
HS: Trả lời 
GV: Tổng kết – kết luận
I. Một số loại phân bón thường dùng trong nông lâm nghiệp
1. Phân hóa học
- Các loại phân hóa học thường dùng: đạm urê, lân, kali, NPK....
- Khái niệm: Là loại phân bón được sản xuất công nghiệp. Trong quá trình sản xuất sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc kĩ thuật.
- Phân loại: Phân đơn và phân đa
+ Phân đơn: Urê, lân, kali .
+ Phân đa: NPK, NPK-S, NPK- Ca.
2. Phân hữu cơ tự nhiên
- Ví dụ về một số phân hữu cơ: Phân chuồng, phân từ rơm rạ....
 - Khái niệm: Là những chất hữu cơ vùi vào đất để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất, bảo đảm cho cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt.
 - Phân loại: Có nhiều loại 
+ Phân hữu cơ từ chất thải động vật
+ Phân hữu cơ từ xác động vật
+ Phân hữu cơ từ xác thực vật
3. Phân vi sinh vật
- VD một số loại phân vi sinh vật: Phân VSV chuyển hóa lân, phân VSV cố định đạm
- Khái niệm: Là loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật có ích cho cây trồng.
 - Phân loại: Có nhiều loại
+ Phân VSV chuyển hóa lân.
+ Phân VSV cố định đạm.
+ Phân VSV phân giải chất hữu cơ
Hoạt động 2. Tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của một số loại phân bón thông thường.
GV: giao nhiệm vụ cho HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập sau:
Phân hóa học
Phân hữu cơ
Số nguyên tố dinh dưỡng
Tỉ lệ các chất dinh dưỡng
Khả năng tan
Tác dụng – hiệu quả
Tác dụng đối với đất trồng
HS: Thảo luận, trả lời
GV: Tổng kết – kết luận
Phân hóa học
Phân hữu cơ
Số nguyên tố dinh dưỡng
Số nguyên tố dinh dưỡng ít, ổn định
Số nguyên tố dinh dưỡng nhiều, không ổn định
Tỉ lệ các chất dinh dưỡng
Tỉ lệ các chất dinh dưỡng cao
VD trong urê N = 46%
Tỉ lệ các chất dinh dưỡng thấp
Khả năng tan
Dễ tan, trừ phân lân
Lâu tan 
Tác dụng – hiệu quả
Cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh.
Chất dinh dưỡng trong phân cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình khoáng hóa cây mới sử dụng được. Vì vậy phân hữu cơ là loại phân bón có hiệu quả chậm.
Tác dụng đối với đất trồng
- Bón nhiều phân hóa học liên tục trong nhiều năm (đạm, lân) dễ làm cho đất hóa chua
 - Bón nhiều năm không làm hại đất . Nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của một số loại phân bón thông thường.
GV: Phân VSV có đặc điểm gì?
HS: trả lời
GV: Tổng kết - kết luận
II. Đặc điểm tính chất của một số loại phân bón thường dùng
3. Đặc điểm của phân vi sinh vật
 - Có chứa vi sinh vật sống.
 - Mỗi loại phân bón chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định.
 - Bón phân vi sinh vật liên tục nhiều năm không làm hại đất.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về kĩ thuật sử dụng các loại phân bón thường dùng.
GV: Để phân bón phát huy hiệu lực, hiệu quả khi sử dụng cần chú ý những vấn đề gì?
	- Tính chất của phân bón 
	- Tính chất của đất 
	- Đặc điểm sinh học của cây trồng 
	- Điều kiện thời tiết.
GV: Chúng ta sử dụng phân hóa học như thế nào để đạt được hiệu quả cao?
HS: Phân hóa học thường dùng để bón thúc, ít sử dụng bón lót. Nếu dùng liên tục nhiều năm sẽ làm cho đất bị chai, bị chua ® cải tạo đất, bón vôi giảm chua,
GV: Tại sao phân hữu cơ chỉ dùng để bón lót mà không dùng để bón thúc?
HS: Vì tác dụng của phân hữu cơ chậm, tỉ lệ các chất dinh dưỡng ít, phải bón với số lượng nhiều,nên chỉ dùng để bón lót.
GV: Phân vi sinh sử dụng như thế nào?
HS: Có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng. Có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất.
GV: Phân vi sinh thường được sử dụng ở nơi nào?
HS: Ở những nơi đất đai bạc màu, chai, chua, bị phèn, mặn nhiều,
 III. Kĩ thuật sử dụng
1. Sử dụng phân hóa học
 - Phân đạm, kali bón thúc là chính, có thể dùng bón lót nhưng với liều lượng nhỏ.
 - Phân lân dùng bón lót.
 - Sau nhiều năm bón phân đạm, kali cần bón vôi cải tạo.
2. Sử dụng phân hữu cơ tự nhiên
Dùng bón lót là chính, nhưng trước khi sử dụng cần ủ cho hoai mục.
3. Sử dụng phân vi sinh vật
- Có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng.
 - Có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
*) GV: Chia lớp thành 4 nhóm; mỗi nhóm có nhóm trưởng, thư ký và 9, 10 thành viên. 
*)Yêu cầu các nhóm trả lời các câu hỏi sau:
- Nhóm 1, 2 : 
Câu 1. Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học với từ trung tâm là phân bón
Câu 2: Hãy cho biết công thức hóa học của một số phân bón hóa học
Câu 3. Em hãy cho biết tỉ lệ dinh dưỡng trong một số loại phân bón hóa học thông thường?
- Nhóm 3,4 : 
Câu 4. Tại sao khi bón phân hóa học liên tục nhiều năm dễ làm đất hóa chua?
Câu 5. Tính tỉ lệ dinh dưỡng trong một số loại phân bón hóa học thông thường: Urê, đạm sunphat, đạm amoni nitrat, supe lân, kali clorua
Câu 6. Tại sao khi sử dụng phân chuồng cần thiết phải ủ hoai mục?
*) Các nhóm hoạt động và báo cáo kết quả sau 30 phút, sau đó cho nhận xét đánh giá giữa các nhóm với nhau.
*) Hướng dẫn trả lời các câu hỏi luyện tập
Câu 1. Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học với từ trung tâm là phân bón
Câu 2: Hãy cho biết công thức hóa học của một số phân bón hóa học
- Phân đạm : amoni sunfat (NH4)2SO4, amoni nitrat NH4NO3, urê CO(NH2)2 
- Phân kali: kali sunfat K2SO4, kali clorua KCl
- Supe lân : Ca(H2PO4)2
Câu 3. Em hãy cho biết tỉ lệ dinh dưỡng trong một số loại phân bón hóa học thông thường?
- Phân Đạm: NH4NO3:35%N ; (NH4)2SO4 : 20-21%N, 23-24%;(NH2)2CO:46%N
- Phân Lân: Supe lân: 16- 20%P2O5 
- Phân Kali: KCl: 55-62%K2O K2SO4: 45-52%K2O
Câu 4. Tại sao khi bón phân hóa học liên tục nhiều năm dễ làm đất hóa chua?
 Vì các loại phân hoá học chủ yếu chứa gốc axit như : (NH4)2SO4, NH4NO3, K2SO4, KNO3 , KCl ..
 - Khi bón phân hoá học vào đất như 
 + (NH4)2SO4 → 2NH4+ + SO42- 
( Cây trồng hút NH4+ thải H+ khi đó 2H+ +SO42- → H2SO4 gây chua cho đất)
 + KCl → K+ + Cl- 
(Cây trồng hút K+ thải H+ khi đó H+ + Cl- → HCl gây chua cho đất)
 + Bón phân Urê CO(NH2)2 
 Cơ chế chua do bón phân urê : CO(NH2)2 + H2O = (NH4)2CO3 
 (NH4)2CO3 + H2O =NH4HCO3 + NH4OH 
Một phần NH4OH được cây hấp thụ, còn một phần phân li thành NH3 và trong đất tồn tại khí O2, lúc này phản ứng xảy ra:
 NH3 + O2 = HNO3 + H2O
Chính HNO3 sẽ làm cho đất bị chua. 
Câu 5. Tính tỉ lệ dinh dưỡng trong một số loại phân bón hóa học thông thường: Urê, đạm sunphat, đạm amoni nitrat, supe lân, kali clorua
- Về mặt hóa học muốn tìm hàm lượng nitơ trong mỗi loại phân thì phải xác định khối lượng của mỗi phân tử đó.
+ Phân u rê (NH2)2CO có khối lượng phân tử = (14 + 2)2 + 12 + 16 = 60
 Hàm lượng nitơ trong phân u rê là x 100% = 46.67%
+ Phân đạm sunphat (NH4)2SO4 có khối lượng phân tử = 
= (14 + 4)2 + 32 + 16 x 4 = 132
 Hàm lượng nitơ trong đạm sunphat (NH4)2 SO4 là x 100% = 21,21%
+ Phân đạm amoni nitrat NH4NO3 có khối lượng phân tử :
= 14 x 2+ 4+ 16x 3 = 80
 Hàm lượng nitơ trong đạm amoni nitrat là x 100% = 35%
+ Phân supe lân Ca(H2PO4)2 có khối lượng phân tử 296
Hàm lượng P trong supe lân là 31 x 296 100% = 20,95%
+ Phân kali clorua KCl có khối lượng phân tử 74
Hàm lượng K trong KCl là 3974 x 100% = 52,7%
Câu 6. Tại sao khi sử dụng phân chuồng cần thiết phải ủ hoai mục?
- Ủ hoai mục vì trong phân các chất hữu cơ ban đầu luôn tồn tại mầm bệnh, nếu không xử lí thì những loại mầm bệnh có hại này sẽ xâm nhiễm vào cây và làm cho cây bị bệnh và chính việc ủ này làm cho các loại mầm bệnh bị chết và không có khả năng gây bệnh.Vì vậy không đuợc bón phân tươi mà phải ủ trước khi bón.
- Cây chỉ sử dụng được phân hữu cơ khi đã xảy ra quá trình khoáng hóa.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1. Điều tra tình hình sử dụng phân bón tại các hộ gia đình ở địa phương
GV giao nhiệm vụ cho học sinh mỗi em hãy về nhà hỏi bố mẹ đã sử dụng những loại phân bón nào, số lượng từng loại bao nhiêu, thời gian bón từng đợt, cách bón cho cây ngô vụ đông năm nay (2016)
2. Học sinh báo cáo tình hình sử dụng phân bón hóa học cho cây ngô vụ đông trên đất 2 lúa tại gia đình. (Phụ lục 1)
GV cho HS báo cáo điểm hình trong các nhóm và yêu cầu mỗi HS trả lời vấn đề: Mỗi gia đình đã sử dụng phân bón hóa học hợp lý chưa.
3. Bón phân hợp lí cho cây trồng
Bón phân hợp lí cho cây trồng là phải dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định được lượng phân bón, thời gian bón, cách bón và loại phân bón hợp lí.
3.1. Lượng phân bón hợp lí
Lượng phân bón hợp lí cần căn cứ vào:
+ Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng
+ Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất
+ Hệ số sử dụng phân bón của cây trồng.
Ví dụ 1: Cho biết công thức hóa học của Phân urê (NH2)2CO; Tính lượng phân đạm urê cần cho lúa để đạt năng suất trung bình 65 tạ/ha. Biết rằng để thu được 100kg lúa cần 1,2kg N. Hệ số sử dụng ni tơ của cây lúa đạt 70%. Trong mỗi ha đất trồng lúa luôn có 15kg N do vi sinh vật cố định tạo ra.
- Muốn tìm hàm lượng nitơ trong mỗi loại phân thì phải xác định khối lượng của mỗi phân tử đó.
+ Phân u rê (NH2)2CO có khối lượng ph

Tài liệu đính kèm:

  • docxsu_dung_phuong_phap_day_hoc_theo_du_an_trong_bai_12_dac_diem.docx
  • docMỤC LỤC 2017.doc