SKKN Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án ở một số bài trong chương 4 – Công nghệ 10 góp phần phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh
Hiện nay, việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực đã, đang và sẽ trở thành yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học. Sự đổi mới này trở thành một “trợ thủ đắc lực” cho môn học Công Nghệ. Bởi lẽ, cách làm này lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh không còn cảm thấy nhàm chán bởi lối truyền thụ kiến thức thụ động mà thay vào đó là các em tự tìm tòi, khám phá để chiếm lĩnh tri thức.
Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Nhiều giáo viên đã tích cực áp dụng nhưng chưa có sự sáng tạo, đang còn rập khuôn máy móc. Chưa biết sử dụng phương pháp thích hợp cho từng bài học. Điều này đã mang lại những kết quả không như mong muốn.
Tạo lập doanh nghiệp là phần có kiến thức khá mới mẻ đối với cả giáo viên và học sinh, Sự mới mẻ này mang đến một số khó khăn nhất định cho giáo viên dạy, đặc biệt là giáo viên kiêm nhiệm. Tuy nhiên nếu giáo viên biết vận dụng những phương pháp mới vào giảng dạy thì đây lại là chương rất thú vị, không những lôi cuốn được học sinh tham gia vào quá trình học tập mà các em còn rất hứng thú, chủ động, sáng tạo.
Với những kiến thức đã được học kết hợp với sự trau dồi kinh nghiệm giảng dạy tôi đã mạnh dạn thử nghiệm phương pháp dạy học dự án ở một số bài trong chương Tạo lập doanh nghiệp và thu được kết quả hết sức khả quan, trước hết đó là sự thay đổi cách nhìn của các em học sinh về môn Công nghệ. Khi tôi bước vào lớp học cảm thấy được sự mong chờ của các em học sinh để được học, được thể hiện mình chứ không phải là sự thờ ơ, lãnh đạm. Đối với tôi, thực sự đấy là hạnh phúc.
Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “ Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án ở một số bài trong chương 4 – Công nghệ 10 góp phần phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh”.
MỤC LỤC 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực đã, đang và sẽ trở thành yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học. Sự đổi mới này trở thành một “trợ thủ đắc lực” cho môn học Công Nghệ. Bởi lẽ, cách làm này lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh không còn cảm thấy nhàm chán bởi lối truyền thụ kiến thức thụ động mà thay vào đó là các em tự tìm tòi, khám phá để chiếm lĩnh tri thức. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Nhiều giáo viên đã tích cực áp dụng nhưng chưa có sự sáng tạo, đang còn rập khuôn máy móc. Chưa biết sử dụng phương pháp thích hợp cho từng bài học. Điều này đã mang lại những kết quả không như mong muốn. Tạo lập doanh nghiệp là phần có kiến thức khá mới mẻ đối với cả giáo viên và học sinh, Sự mới mẻ này mang đến một số khó khăn nhất định cho giáo viên dạy, đặc biệt là giáo viên kiêm nhiệm. Tuy nhiên nếu giáo viên biết vận dụng những phương pháp mới vào giảng dạy thì đây lại là chương rất thú vị, không những lôi cuốn được học sinh tham gia vào quá trình học tập mà các em còn rất hứng thú, chủ động, sáng tạo. Với những kiến thức đã được học kết hợp với sự trau dồi kinh nghiệm giảng dạy tôi đã mạnh dạn thử nghiệm phương pháp dạy học dự án ở một số bài trong chương Tạo lập doanh nghiệp và thu được kết quả hết sức khả quan, trước hết đó là sự thay đổi cách nhìn của các em học sinh về môn Công nghệ. Khi tôi bước vào lớp học cảm thấy được sự mong chờ của các em học sinh để được học, được thể hiện mình chứ không phải là sự thờ ơ, lãnh đạm. Đối với tôi, thực sự đấy là hạnh phúc. Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “ Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án ở một số bài trong chương 4 – Công nghệ 10 góp phần phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế, xây dựng giáo án và vận dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học chương 4 - Công nghệ 10, nhằm phát huy tính tích cực khơi dậy hứng thú học tập của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học Công nghệ 10. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Phương pháp dạy học dự án trong chương trình công nghệ 10. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa việc học của học sinh. - Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Công nghệ 10 (phần tạo lập doanh nghiệp). - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học dự án trong nội dung chương 4: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Công nghệ 10 theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh. 1.4.2. Phương pháp chuyên gia Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. 1.4.3. Phương pháp thực tập sư phạm Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT 4 Thọ Xuân, tiến hành theo quy trình của đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu. 1.4.4. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả thu được. 2. Nội dung 2.1.Cơ sở lý luận 2.1.1.Tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài 2.1.1.1.Trên thế giới William Heard Kiplatrick là người đầu tiên đã mô tả phương pháp dạy học dự án(DHDA) trong bài viết nổi tiếng thế giới “Phương pháp dự án”(1918). Ông đề cập đến dạy học dự án là “hành động có mục đích bằng cả trái tim” đề cao mục đích, ý nghĩa của dạy học dự án: Cho học sinh tự do hành động nhằm phát triển sự độc lập, tư duy phê phán và năng lực hoạt động.[1] Từ đầu thế kỉ XX ở Bắc Mỹ cũng như ở Châu Âu, DHDA đã tạo nên một chuyển động xã hội- giáo dục với thay đổi mạnh mẽ trong nhà trường. Nền tảng của chuyển động này là đem đến cho học sinh sự hào hứng tiếp nhận kiến thức, sự thay đổi phương pháp học tập với sự tham gia một cách có ý thức nhất, tích cực nhất của học sinh vào việc tiếp thu tri thức.[1] Ngày nay, DHDA còn mang tính toàn cầu và càng phát triển mạnh mẽ hơn với một định hướng quan trọng là sử dụng nó như một phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học tập của học sinh. Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học đang được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm phát triển. 2.1.1.2 Ở Việt Nam Cùng với xu thế của thế giới, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về phương pháp dạy học dự án như T.S Nguyễn Văn Cường và T.S Nguyễn Thị Diệu Thảo trong bài viết “ Dạy học dự án, một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên”. Trong tài liệu Dự án Việt Bỉ “Dạy và học tích cực- một số phương pháp và kỹ thuật dạy học” đã giới thiệu rất chi tiết về phương pháp dạy học dự án.[2] Với những nghiên cứu trên các tác giả đã nêu lên những cơ sở lý thuyết cơ bản và quy trình vận dụng PPDA, đồng thời với những nghiên cứu có thực nghiệm thực tế là các dẫn chứng sinh động về hiệu quả của PPDA đối với người học trong các quá trình đào tạo. Các đề tài nghiên cứu là những đóng góp tích cực cho những PPDH mới. Như vậy việc sử dụng phương pháp DHDA trong dạy học đã được nghiên cứu từ khá sớm. Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp DHDA để cung cấp kiến thức và rèn luyện cho HS các kỹ năng trong môn Công nghệ 10 còn nhiều hạn chế. 2.1.2. Một số khái niệm cơ bản 2.1.2.1 Phương pháp dạy học tích cực Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là tập kết vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập kết vào phát huy tính tính tích cực của người dạy.[2] 2.1.2.2 Khái niệm dạy học dự án Dạy học dự án là một hình thức dạy học hay phương pháp dạy học phức hợp, trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật trong đời sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tạo ra các sản phẩm cụ thể.[2] 2.1.2.2.1. Ưu điểm của dạy học dự án. - Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội - Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học. - Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm. - Phát triển khả năng sáng tạo. - Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp. - Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn. - Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc. - Phát triển năng lực đánh giá. - Rèn luyện và phát huy các kỹ năng xã hội quan trọng [2]. Không chỉ với học sinh, dạy học dự án còn đem lại nhiều lợi ích cho giáo viên. Dạy học dự án góp phần đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi phương thức đào tạo, có điều kiện nâng cao tính chuyên nghiệp, mở rộng sự hợp tác với đồng nghiệp và xây dựng các mối quan hệ với học sinh. 2.1.2.2.2. Hạn chế của dạy học dự án. - Không phải bất kỳ bài học nào cũng vận dụng được phương pháp dạy học dự án, dạy học dự án không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức mang tính hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản. - dạy học dự án bổ sung cho các phương pháp dạy học truyền thống, không thay thế cho phương pháp thuyết trình và luyện tập. - dạy học dự án đòi hỏi nhiều thời gian và công sức chuẩn bị nên không thể tiến hành một cách thường xuyên trong chương trình môn học bởi có thể ảnh hưởng tới thời gian học các môn khác. - dạy học dự án đòi hỏi địa điểm dạy phải phù hợp cho hoạt động của giáo viên và HS, sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học và cơ sở vật chất hiện đại. - dạy học dự án đòi hỏi giáo viên phải có năng lực tổ chức và quản lý học sinh trong hoạt động, nhất là hoạt động nhóm. Bên cạnh đó, nhiều học sinh đã quen với phương pháp dạy học truyền thống nên không quen với việc chủ động định hướng quá trình học tập, vì thế đã gặp nhiều khó khăn. Tương tự, nhiều giáo viên đã quen và tự tin với vai trò giảng dạy theo phương pháp dạy học truyền thống nếu chuyển sang vai trò “người dẫn đường” trong dạy học dự án cũng gặp nhiều lúng túng.[3] 2.2. Thực trạng dạy học môn Công nghệ ở trường THPT 4 Thọ Xuân 2.2.1.Thực trạng dạy học của giáo viên Trường THPT 4 Thọ Xuân được thành lập năm 2002, được tách ra từ trường THPT Lê Hoàn. Cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn rất nhiều, trong đó có các thiết bị liên quan đến đổi mới phương pháp giảng dạy. Chính vì vậy việc áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực còn nhiều hạn chế. Giáo viên chỉ chú trọng áp dụng các kỹ thuật dạy học trong các tiết thao giảng, dự giờ, còn trong các tiết dạy bình thường thì vẫn theo kiểu truyền thụ một chiều, thầy đọc- trò chép. Cộng thêm tâm thế của các em học sinh không mấy mặn mà với môn học làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giờ dạy. 2.2.2. Việc học của HS đối với môn Công nghệ 10 Qua thực tế giảng dạy cho thấy, chất lượng giờ dạy môn Công nghệ 10 chiếm tỷ lệ trung bình rất cao. Hoạt động các em chủ yếu là nghe giảng, ghi chép chứ chưa có ý thức phát biểu xây dựng bài. Một số em còn làm việc riêng trong giờ học, có khi lớp 40 học sinh nhưng trong suốt giờ học chỉ tập trung 4-5 em phát biểu xây dựng bài. Các em hầu như không có hứng thú vào việc học tập bộ môn Công nghệ 10. Từ thực tế trên dẫn đến kết quả học tập bộ môn chưa cao. Số học sinh giỏi ít, khá và trung bình nhiều, yếu vẫn còn. 2.2.3. Nguyên nhân thực trạng trên Học sinh chưa thực sự quan tâm đến môn học này vì cho rằng đây là môn học phụ, không thi tốt nghiệp cũng như không thi đại học, cốt sao chỉ đủ điểm là được. Đa số các em đều có suy nghĩ môn Công nghệ là môn học khô khan, nhiều kiến thức thực tiễn. Điều này chứng tỏ môn Công nghệ không được học sinh quan tâm, chú ý trong khi học. Bên cạnh những lí do khách quan trên thì còn một lí do chủ quan nữa là bản thân giáo viên dạy. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy rằng nếu giáo viên đưa ra những tình huống có vấn đề, kết hợp với việc sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực như: thảo luận nhóm, phiếu học tập, sử dụng băng hình cùng với những câu hỏi tìm tòi, kích thích tư duy, gây tranh luận thì không khí học tập sôi nổi hẳn, các em tích cực phát biểu xây dựng bài. Ngược lại, ở một số lớp giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại tái hiện, thông báo lớp học trở nên trầm, ít học sinh phát biểu xây dựng bài. 2.3.Giải pháp thực hiện 2.3.1 Quy trình các bước tiến hành phương pháp dạy học theo dự án trong môn Công nghệ 10 Bước 1: Quyết định chủ đề -Tìm trong chương trình học tập các nội dung cơ bản có liên quan hoặc có thể ứng dụng vào thực tế. - Phát hiện những gì tương ứng đã và đang xảy ra trong cuộc sống. Chú ý vào những vấn đề lớn mà xã hội và thế giới đang quan tâm. - Giáo viên phân chia lớp học thành các nhóm, hướng dẫn học sinh đề xuất, xác định tên đề tài. Đó là một dự án chứa đựng một nhiệm vụ cần giải quyết, phù hợp với các em, trong đó có sự liên hệ nội dung học tập với hoàn cảnh thực tiễn đời sống xã hội. Giáo viên cũng có thể giới thiệu một số hướng đề tài để học sinh lựa chọn. Bước 2: Xây dựng kế hoạch - Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định mục đích, nhiệm vụ, cách tiến hành, kế hoạch thực hiện dự án, xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí - Xác định mục tiêu học tập cụ thể bằng cách dựa vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của bài học. Bước 3: Thực hiện -Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Học sinh thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành để hoàn thành dự án. Bước 4: Giới thiệu sản phẩm -Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng bài thu hoạch, báo cáo Đôi khi, đó lại là các sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành. Bước 5: Đánh giá dự án - Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kỹ năng đạt được. - Khi đánh giá bài học theo dự án, nên sử dụng nhiều hình thức đánh giá khác nhau, khuyến khích học sinh tham gia trong quá trình đánh giá, cần đánh giá định kỳ, đánh giá quá trình dạy học, người học sẽ được đánh giá qua các bài tập, hoạt động bằng những công cụ đánh giá với các tiêu chí cụ thể, rõ ràng.[3] Quy trình dạy học theo dự án trong giảng dạy môn Công nghệ 2.3.2. Một số ví dụ cụ thể Ví dụ 1: Áp dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học bài 50: “Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” Đối với bài này tôi thực hiện như sau: chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh tìm hiểu kiến thức sách giáo khoa và các nguồn tài liệu khác để trình bày một số kiến thức về doanh nghiệp. Cụ thể: - Nhóm 1: tìm hiểu Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình và tổ chức kinh doanh hộ gia đình. - Nhóm 2: tìm hiểu Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình. - Nhóm 3,4: tìm hiểu về doanh nghiệp nhỏ. Công việc này được giáo viên phân công vào cuối tiết học trước. Các dự án được tổ chức theo hoạt động nhóm. Các nhóm học tập tổ chức hội thảo tìm hiểu về những nội dung giáo viên đã đưa ra. Mỗi nhóm tự tìm hiểu kiến thức của nhóm mình, đồng thời đọc hiểu các kiến thức sách giáo khoa để có thể thảo luận, trao đổi giữa các nhóm. Bài tập thuyết trình hoàn thiện bằng cách sử dụng công nghệ thông tin. Cách thức đánh giá - Học sinh được đánh giá kết quả dựa vào quá trình làm việc nhóm và trình bày kết quả thuyết trình. - Kết thúc bài học, học sinh làm 1 bài kiểm tra trắc nghiệm nhanh. Tôi xin giới thiệu một số hình ảnh các nhóm học sinh thuyết trình sản phẩm của nhóm mình. Nhóm 1,2: Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình và xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình. Một vài hình ảnh về kinh doanh hộ gia đình Nhóm 3,4: Tìm hiểu về doanh nghiệp nhỏ Sản xuất lương thực, thực phẩm Sản xuất công nghiệp tiêu dùng Đại lí bán hàng Dịch vụ internet Một số lĩnh vực mà doanh nghiệp nhỏ có thể thực hiện Hình ảnh các nhóm học sinh tham gia thảo luận và thuyết trình sản phẩm Ví dụ 2: Dạy học dự án áp dụng vào bài 51, 52: “Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh”, “thực hành lựa chọn cơ hội kinh doanh”. Bước 1: Quyết định chủ đề Đối với chủ đề này tôi gợi mở vấn đề, nêu chủ đề của dự án là: Xác định kế hoạch kinh doanh và tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Tôi chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm cử nhóm trưởng, thư kícác nhóm tự do chọn mặt hàng và hình thức kinh doanh. Bước 2: Xây dựng kế hoạch Tôi hướng dẫn học sinh xác định mục đích, nhiệm vụ, cách tiến hành, kế hoạch thực hiện dự án, xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí Bước 3: Thực hiện dự án Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Học sinh thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành để hoàn thành dự án. Bước 4: Giới thiệu sản phẩm Sau đây tôi xin trình bày một số dự án của các em học sinh đã thực hiện. Sản phẩm 1: Nhóm 1 lớp 10A1. Tên dự án: Kinh doanh mỹ phẩm 1.Ý tưởng kinh doanh: Buôn bán các mặt hàng mĩ phẩm giúp dưỡng da, chăm sóc da, làm trắng, làm đẹp 2. Lí do kinh doanh: - Kinh doanh mĩ phẩm hiện đang là một trong những lĩnh vực đầy sôi động, cạnh tranh cao, lợi nhuận thu về tương đối lớn so với vốn bỏ ra. - Hiện nay có rất nhiều đối tượng sử dụng mĩ phẩm: Học sinh THPT, sinh viên, công nhân, giáo viên, nhân viên - Mĩ phẩm là một trong số ít mặt hàng không chạy theo thị hiếu của thị trường, điểm cốt lõi của của mĩ phẩm nằm ở chất lượng sản phẩm. Chỉ cần sản phẩm tốt, an toàn cho người sử dụng thì có thể kinh doanh lâu dài. - Nhận thức được cơ hội này, nhóm chúng em đã có những bước chuẩn bị để tham gia vào lĩnh vực kinh doanh mĩ phẩm. Đó là mở một của hàng kinh doanh mĩ phẩm bán lẻ và bán online. 3. Mục tiêu: Ban đầu là giới thiệu sản phẩm tốt đến người tiêu dùng, sau đó mở rộng quy mô kinh doanh. 4. Phân công nhiệm vụ: Quản lí: Mai Anh Tìm hiểu thị trường: Thái Tuấn, Trần Nam. Tìm hiểu sản phẩm: Lan Anh, Bảo. Quản lí cửa hàng bán lẻ: Đạt, Dương. Phụ trách bán hàng online: Tài, Cường 5. Kế hoạch cụ thể: Xác định đối tượng khách hàng Để xác định đối tượng khách hàng chúng ta cần trả lời những câu hỏi sau: Đối tượng khách hàng mình hướng đến là ai? thói quen mua sắm của họ như thế nào? Từ đó quyết định dòng sản phẩm, địa điểm kinh doanh cũng như mức vốn đầu tư cho phù hợp. Đối tượng kinh doanh của nhóm em là học sinh, sinh viên nên chúng em quyết định bán các dòng mỹ phẩm giá rẻ, mỹ phẩm handmade phù hợp với túi tiền các bạn trẻ. Lựa chọn địa điểm kinh doanh Địa điểm kinh doanh mà chúng em lựa chọn là gần trường THPT 4 Thọ Xuân vì ở đây là khu dân cư đông đúc nhất xã và là nơi tiếp cận các bạn học sinh nhanh nhất. Chuẩn bị vốn đầu tư Vì chúng em có số vốn hạn chế nên mở cửa hàng với quy mô nhỏ lẻ kết hợp hình thức kinh doanh online. Nghiên cứu thị trường Sau khi đã lựa chọn được địa điểm kinh doanh và chuẩn bị nguồn vốn, tiếp theo chúng em nghiên cứu thị trường mỹ phẩm, khảo sát về nhu cầu của đối tượng khách hàng, giá bán tại khu vực dự kiến kinh doanh, đồng thời nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp. Từ những số liệu đó, chúng em có thể dự trù chi phí và lợi nhuận hàng tháng, thời điểm hòa vốn, phương thức quảng cáo hiệu quả Quảng cáo cho cửa hàng Vì cửa hàng mới mở, lượng khách chưa nhiều nên chúng em sẽ chủ động và tích cực tìm kiếm khách hàng. Có nhiều hình thức quảng cáo như phát tờ rơi, PR, email marketing, quảng cáo trên mạng xã hội Bên cạnh đó, chúng em cũng tận dụng các mối quan hệ bạn bè, người thân để giới thiệu cửa hàng của mình, từ đó dần dần mở rộng khách hàng và phát triển kinh doanh. Việc quảng bá thương hiệu không phải chỉ làm khi mới mở cửa hàng mà cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. Hình ảnh nhóm giới thiệu sản phẩm để quảng cáo cho cửa hàng Sản phẩm 2: Nhóm 2 lớp 10A1. Tên dự án: Kinh doanh đồ ăn nhanh và đồ lưu niệm tại Lễ hội Lê Hoàn 1.Lí do: Hàng năm, vào ngày 8/3 âm lịch, tại xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân người dân nô nức chuẩn bị cho lễ hội Lê Hoàn - kỉ niệm ngày mất của vị anh hùng dân tộc Lê Hoàn. Lễ hội chính chức diễn ra vào sáng 8/3 âm lịch nhưng từ ngày mùng 1, mùng 2 người dân quanh vùng đã đổ về đền thờ Lê Hoàn để tham gia các hoạt động bên lề lễ hội. Chính vì vậy đây là thời điểm vàng để các nhà kinh doanh tổ chức các hoạt động kinh doanh. Do vậy nhóm chúng em quyết định lập dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và đồ lưu niệm bởi vì: - Nhu cầu về đồ ăn nhanh ngày càng tăng nhất là ở những nơi lễ hội. - Đồ ăn nhanh dễ chế biến. - Vốn đầu tư ít. - Ngoài mặt hàng đồ ăn vặt thì đồ lưu niệm cũng là mặt hàng được nhiều người tìm mua về làm kỉ niệm sau mỗi dịp đi chơi. 2. Đối tượng khách hàng - Các bạn trẻ có sở thích thưởng thức đồ ăn nhanh. - Khách thập phương mua quà làm kỉ niệm. 3. Thành phần tham gia: Nhóm trưởng: Lê Hoàng Long Quản lí tài chính: Lê Thị Ngân Đầu bếp: Đỗ Hoài Nam và Lê Thành Nam Cung cấp nguyên liệu: Đinh Phan Việt Bán hàng: Trương Văn Huỳnh, Lê Thị Huyền, Nguyễn Thị Ánh. Ship hàng( nếu cần): Trương Quý Hải, Lâm Ngọc Quốc Huy. Dọn dẹp quán: Lê Huỳnh Đức, Tạ Đình Tuấn. 4. Chọn địa điểm kinh doanh: - Theo quan sát của nhóm, phía trước Đền thờ có một hồ nước rộng, vậy nên bán đồ ăn vặt ở bờ hồ vì ở đó không khí thoáng mát, khách có thể nghỉ chân hóng mát. Hình ảnh về gian hàng đồ ăn nhanh - Gian hàng đồ lưu niệm sẽ bày bán ở cổng đề khách thập phương có thể nhìn thấy ngay khi đến. Gian hàng bán đồ lưu niệm 5. Yêu cầu đề ra để đảm bảo sự thành công của nhóm: - Đối với mặt hàng đồ ăn nhanh phải đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc nguyên liệu chế biến đảm bảo vệ sinh. - Thái độ phục vụ khách hàng chu đáo, nhã nhặn, thao tác nhanh gọn, không để khách hàng phải đợi lâu. - Đối với mặt hàng đồ lưu niệm cần có nhiều mặt hàng độc, lạnhưng cũng mang nét riêng biệt về mảnh đất và con người Thọ Xuân. - Giá bán của các mặt hàng không quá cao bởi vì khách hàng mà nhóm hướng tới chủ yếu là học sinh, giới trẻ nên giá cả cũng là yếu tố quyết định. - Thường xuyên xin ý kiến đóng góp của khách hàng để rút kinh nghiệm nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Sản phẩm 3: Nhóm 3 lớp 10A1. Tên dự án
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_phuong_phap_day_hoc_theo_du_an_o_mot_so_bai_tro.doc