SKKN Dạy học theo dự án: bài 19. Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường (Công nghệ nông nghiệp 10) nhằm tạo hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 ở trường THPT

SKKN Dạy học theo dự án: bài 19. Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường (Công nghệ nông nghiệp 10) nhằm tạo hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 ở trường THPT

Hiện nay nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức bất ngờ và đổi mới một cách cực kì nhanh chóng chẳng hạn thành tựu công nghệ 4.0 sẽ tạo ra sự đổi mới vô cùng lớn trong đời sống, kinh tế xã hội. Đây chính là thách thức của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân thực theo nhu cầu của thời đại. Đặc biệt là đối với giáo dục Việt Nam cũng cần phải tích cực đổi mới nhằm đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, năng động sáng tạo trong học tập và lao động.

 Từ việc dạy và học truyền thống, thầy là người chủ động truyền đạt kiến thức, trò là người thụ động tiếp thu. Thì xu hướng giáo dục hiện đại: đối với người học, khuyến khích học sinh lấy tự học là chính, học tập một cách chủ động, linh hoạt. Trò tự khẳng định năng lực chuyên môn, năng lực giải quyết vấn đề. Từ đó đưa ra những quyết định sáng tạo mang lại hiệu quả cao. Chính vì thế việc giáo dục và nâng cao ý thức cho người học, xác định tâm thế chủ động điều khiển quá trình học tập của bản thân, phát huy nội lực là việc làm cấp thiết của các nhà giáo dục.

Trong các môn học và các hoạt động giáo dục ở trường THPT thì môn Công nghệ nông nghiệp là bộ môn không tham gia thi THPT quốc gia, do tâm lý chung của đa số học sinh, phụ huynh học sinh và thậm chí cả giáo viên thì môn Công nghệ vẫn là môn học phụ. Nên phần đa các em học sinh xem nhẹ, ngại học. Đây cũng là một trong những lý do khiến giáo viên cũng chưa có sự đầu tư cho môn học, tiết học còn diễn ra một cách đơn điệu, khô khan, giờ học chưa gây được hứng thú nên hiệu quả giáo dục của bộ môn chưa thực sự đạt được kết quả như mong muốn. Song đây lại là một trong những môn học liên quan rất nhiều đến các kiến thức trong thực tiễn đời sống sản xuất, có thể lồng ghép để đưa một số kiến thức, kỹ năng trong thực tiễn, đời sống đến với học sinh.

 

docx 35 trang thuychi01 8203
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học theo dự án: bài 19. Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường (Công nghệ nông nghiệp 10) nhằm tạo hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 3
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC THEO DỰ ÁN: BÀI 19. ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC HOÁ HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG (CÔNG NGHỆ 10) NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP, RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT
Người thực hiện: Trịnh Thị Thịnh
Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công nghệ NN
 THANH HOÁ NĂM 2019
SỞ GIÁO DỤC
 MỤC LỤC 
 Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài.......
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.......
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu..
2
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm..
3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....
4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề...
 7
 2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị.. 
7
 2.3.1.1. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để học theo dự án đạt hiệu quả 
8
 2.3.1.2. Thiết kế kế hoạch bài học theo dự án...........
8
2.3.2. Tổ chức cho học sinh học theo dự án
10
2.3.2.1.Quyết định chủ đề dự án  
 10
2.3.2.2. Xây dựng kế hoạch..
 12
2.3.2.3. Tổ chức cho học sinh học dự án..
 14
2.3.2.4. Báo cáo sản phẩm dự án.
 15
2.3.2.5. Đánh giá quá trình thực hiện..
 17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
 18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
3.1. Kết luận....
19
3.2. Kiến nghị..
 20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài 
 Hiện nay nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức bất ngờ và đổi mới một cách cực kì nhanh chóng chẳng hạn thành tựu công nghệ 4.0 sẽ tạo ra sự đổi mới vô cùng lớn trong đời sống, kinh tế xã hội. Đây chính là thách thức của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân thực theo nhu cầu của thời đại. Đặc biệt là đối với giáo dục Việt Nam cũng cần phải tích cực đổi mới nhằm đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, năng động sáng tạo trong học tập và lao động. 
 Từ việc dạy và học truyền thống, thầy là người chủ động truyền đạt kiến thức, trò là người thụ động tiếp thu. Thì xu hướng giáo dục hiện đại: đối với người học, khuyến khích học sinh lấy tự học là chính, học tập một cách chủ động, linh hoạt. Trò tự khẳng định năng lực chuyên môn, năng lực giải quyết vấn đề. Từ đó đưa ra những quyết định sáng tạo mang lại hiệu quả cao. Chính vì thế việc giáo dục và nâng cao ý thức cho người học, xác định tâm thế chủ động điều khiển quá trình học tập của bản thân, phát huy nội lực là việc làm cấp thiết của các nhà giáo dục. 
Trong các môn học và các hoạt động giáo dục ở trường THPT thì môn Công nghệ nông nghiệp là bộ môn không tham gia thi THPT quốc gia, do tâm lý chung của đa số học sinh, phụ huynh học sinh và thậm chí cả giáo viên thì môn Công nghệ vẫn là môn học phụ. Nên phần đa các em học sinh xem nhẹ, ngại học. Đây cũng là một trong những lý do khiến giáo viên cũng chưa có sự đầu tư cho môn học, tiết học còn diễn ra một cách đơn điệu, khô khan, giờ học chưa gây được hứng thú nên hiệu quả giáo dục của bộ môn chưa thực sự đạt được kết quả như mong muốn. Song đây lại là một trong những môn học liên quan rất nhiều đến các kiến thức trong thực tiễn đời sống sản xuất, có thể lồng ghép để đưa một số kiến thức, kỹ năng trong thực tiễn, đời sống đến với học sinh. 
Để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học với định hướng “lấy học sinh làm trung tâm” và nhằm mục đích phát triển năng lực cho học sinh. Là giáo viên dạy môn Công nghệ nông nghiệp tôi luôn xác định rằng: Việc làm cho học sinh hiểu và mong muốn tìm hiểu một số kiến thức, kỹ năng đặc trưng của môn học rồi ứng dụng nó vào các hoạt động đời sống hàng ngày là một công việc hết sức cần thiết. Khi giảng dạy bài 19. Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường ( Công nghệ nông nghiệp 10). Chủ đề bài học khá thuận lợi để tôi thực hiện việc tích hợp một số kiến thức liên môn, với phương pháp học theo dự án (là một trong 6 phương pháp dạy và học tích cực) một số kĩ kỹ thuật dạy và học tích cực để học sinh tìm hiểu một số vấn đề cấp bách và cần thiết trong cuộc sống đó là tình hình sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật một cách tràn lan, bảo quản một cách tuỳ tiện không tuân thủ an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Những tác động xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến môi trường sống và hệ quả xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đế sức khoẻ con người.
 Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài: “Dạy học theo dự án: bài 19. Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường (Công nghệ nông nghiệp 10) nhằm tạo hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 ở trường THPT” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2018-2019. Đây là vấn đề khiến tôi trăn trở rất nhiều từ ngay sau khi được tập huấn bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông về dạy học tích cực. Đề tài thực sự rất hữu ích trong dạy học môn CNNN 10 hiện nay ở trường THPT.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Tôi đã áp dụng phương pháp dạy học tích cực: học theo dự án đối với bài 19. Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường ( Công nghệ nông nghiệp 10), nhằm:
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh, rèn luyện kĩ năng sống cho các em
- Giúp học sinh hứng thú học tập, phát huy hiệu quả làm việc theo nhóm
- Biết tìm tòi, khám phá kiến thức, tự giác tham gia xây dựng bài học
- Tập trung chú ý nhiệm vụ học tập, giúp đỡ nhau trong thực hiện nhiệm vụ dự án
 - Thực hiện tốt, có hiệu quả nội dung bài học
 - Hiểu bài và trình bày bài theo cách hiểu của riêng mình
 - Biết vận dụng kiến thức thu được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
 - Qua đó giáo dục các em ý thức tự học, tự nghiên cứu, biết phân tích, so sánh giữa lí thuyết và thực hành.
 Từ việc đổi mới cách dạy và học kết hợp với sử dụng kiến thức liên môn và các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học đã tạo hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống, làm cho tiết học trở nên sôi nổi, có ý nghĩa hơn. Qua quá trình nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm tôi đã thực hiện được ý tưởng mà trước đây khi dạy học tôi luôn trăn trở. Từ đó tạo được niềm tin cho đồng nghiệp và học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 - Tôi sử dụng phương pháp học theo dự án, các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, cùng với các kiến thức liên môn liên quan đến bài học: môn Hoá học, môn Sinh học, môn Công nghệ NN, môn Giáo dục công dân. Học sinh tìm hiểu về đặc điểm, tính chất, vai trò của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đối với ngành nông nghiệp. Tác động xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đối với quần thể sinh vật và môi trường cũng như hệ quả xấu của chúng đối với sức khoẻ con người. Biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật
	- Đề tài phân tích thực trạng học tập của học sinh đối với môn Công nghệ nông nghiệp 10.
	- Tìm hiểu nguyên nhân làm học sinh chưa hứng thú, chưa đam mê với môn học trong cách dạy- học truyền thống.
	- Đề tài khảo sát, đánh giá được thực trạng việc học tập của học sinh một số lớp được chọn làm đối tượng nghiên cứu trước và sau tác động.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Tổ chức dạy học theo dự án với các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu xây dựng cơ sở đề tài
Nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu bồi dưỡng chuyên đề, giáo trình, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết liên quan đến nội dung đề tài. Trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp khái quát, rút ra những vấn đề cần thiết cho đề tài.
Phương pháp điều tra khảo sát tình hình học tập của học sinh, khảo sát thực tế sử dụng thuốc hoá học BVTV, thu thập thông tin
	Từ thực tế giảng dạy bộ môn trong nhiều năm qua, tham gia thao giảng, dự giờ của thầy cô trong nhóm chuyên môn. Phân tích hạn chế của học sinh trong việc sử dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.Tôi đã chủ động đưa ra giải pháp về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Xin ý kiến của các thầy, cô trong nhóm chuyên môn để tiến hành xây dựng kế hoạch bài học liên quan đến nội dung đề tài.
Phương pháp thực nghiệm
	Tôi đã nghiên cứu áp dụng đề tài ở nhiều lớp 10 cấp THPT trong 2 năm học: 2017-2018 và 2018- 2019 đồng thời tiến hành tổ chức thực nghiệm, thực hiện ở 4 lớp 10 trường THPT Triệu Sơn 3 nhằm kiểm chứng kết quả nghiên cứu và đề xuất của đề tài. 
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
	Thông qua kết quả theo dõi quá trình xây dựng và thực hiện học theo dự án của học sinh, phân tích, kiểm tra – đánh giá tinh thần thái độ thực hiện nhiệm vụ và kết quả học tập của học sinh, xử lý thống kê toán học rồi rút ra những kết luận cần thiết. [6]
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Dạy học là một quá trình nhận thức, là quá trình hoạt động của thầy – trò, trong đó học sinh vừa là đối tượng của hoạt động dạy, vừa là chủ thể của hoạt động học. Nhiệm vụ của quá trình dạy học là hoàn thiện kỹ năng, khả năng nhân thức của học sinh, phát hiện được khả năng trí tuệ tiềm ẩn của các em học sinh ngay trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó vai trò của thầy cô giáo là người tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo cho học sinh phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, làm thế nào để mọi học sinh trong lớp đều được tham gia hoạt động. Tạo điều kiện cho học sinh phát triển hết năng lực của bản thân.
	 Khi giảng dạy bài 19. Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường (Công nghệ nông nghiệp 10), nếu ta sử dụng phương pháp truyền thống, học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, các em sẽ được biết rồi ghi nhớ kiến thức và rồi cũng sẽ lãng quên nhanh chóng. Còn khi ta chọn phương pháp dạy học theo dự án, thay cho cách học thiên về lí thuyết, người học được trải nghiệm, khám phá kiến thức qua hành động, học qua “làm”, kiến thức đó sẽ được khắc sâu và bền vững bởi: HỌC QUA “LÀM”
 Nói cho tôi nghe- Tôi sẽ quên
 Chỉ cho tôi thấy - Tôi sẽ nhớ
 Cho tôi tham gia- Tôi sẽ hiểu
 Hướng dẫn người khác- Sẽ là của tôi [3]
 Để tăng cường hiệu quả giáo dục nói chung và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục các vấn đề cấp thiết trong cuộc sống của nhà trường nói riêng, Khoản 2 - Điều 28 - Luật Giáo dục đã chỉ rõ: “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. [5]
 Ở bộ môn Công nghệ nông nghiệp10 với nội dung được sử dụng để tuyên truyền phổ biến, giáo dục một số kiến thức, kỹ năng về các vấn đề cấp thiết trong cuộc sống cần phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản gắn với thực tiễn sản xuất và đời sống thường ngày của học sinh như vấn đề: thuốc hoá học bảo vệ thực vật, lợi ích cũng như tác động xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đối môi trường, các nhân tố môi trường đã ảnh hưởng đến sự phát sinh hàng loạt các tật, bệnh di truyền, ung thư; Cần bảo vệ môi trường sống, chống ô nhiễm không khí, nước, đất, thực hiện an toàn thực phẩm
 Năm 1980, Tổ chức Môi trường Quốc tế đã công bố “Chiến lược bảo vệ toàn cầu”, các hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển đã công bố 27 nguyên tắc, đề cập một cách toàn diện và hệ thống các vấn đề nhằm phát triển bền vững về Trái Đất (1992). Luật bảo vệ môi trường của nước ta ra đời là cơ sở pháp lí cao nhất để đáp ứng yêu cầu và các biện pháp bảo vệ tốt môi trường Việt Nam
 Vì thế, việc sử dụng phương pháp dạy học theo dự án (dạy và học tích cực) cùng với việc sử dụng kiến thức liên môn và các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh, nhằm tạo hứng thú học tập, để học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống. Tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống là việc làm thiết thực để góp phần thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Nội dung kiến thức môn Công nghệ 10 là những kiến thức lí thuyết trừu tượng, mang nặng tính thuyết giáo. Do đó học sinh rất ngại học, lười tư duy để tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức, gây ra sự nhàm chán đối với môn học. Còn các em học sinh, có thói quen: quen nhìn, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện kiến thức một cách máy móc những gì mà thầy cô đã dạy và chỉ biết những kiến thức mà cô đã cung cấp. Mặt khác xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, sức thuyết phục của chương trình môn học không cao, tâm lí coi nhẹ môn học CNNN10 của nhiều học sinh... và còn nhiều lí do khác nữa được đưa ra để biện minh cho một thực tế là chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa đạt như mong muốn. Song tôi thiết nghĩ mấu chốt của vấn đề là ở chỗ bản thân người thầy giảng dạy môn Công nghệ cũng đang xuôi theo sự ngại học của học sinh, chưa tích cực tìm giải pháp nâng cao chất lượng giờ học, quá nặng nề đến việc trang bị kiến thức mà chưa chú ý đến khâu tổ chức thế nào để giúp học sinh tiếp nhận một cách dễ dàng và hứng thú và biết áp dụng vào đời sống, thực tiễn sản suất. [6]
 Mặt khác, đứng trước thực trạng hết sức báo động về tình hình ô nhiễm môi trường do tác động xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường, trực tiếp hoặc gián gián tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
Vậy, vì sao việc trang bị kiến thức, hiểu biết về đặc điểm tính chất, kĩ thuật sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật, cũng như tác động xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường. Biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật và ứng dụng của chúng vào thực tiễn đời sống sản suấtđã được đưa vào chương trình dạy học ở trường THPT. Song học sinh vẫn khá thờ ơ cho rằng đây là nhiệm vụ của các Nhà giáo dục, nhiều em không biết được tác hại khôn lường của thuốc hoá học bảo vệ thực vật trong đời sống hàng ngày, có tác động trực tiếp đến sức khoẻ con người là căn nguyên gây ra các bệnh tật hiểm nghèo.
 Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa có hứng thú học tập với bộ môn Công nghệ, thể hiện ở việc đầu năm trong tiết học đầu tiên tôi đã tiến hành điều tra hứng thú học tập của học sinh với môn Công nghệ ở các lớp tôi dạy, tìm hiểu nguyên nhân chính làm các em chưa có hứng thú với các bài học của bộ môn, đồng thời điều tra hiểu biết kiến thức về môi trườngvà khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống sản xuất hiện nay đã đạt ở mức độ nào?
 Cơ sở để thực hiện điều tra là các em đã được học môn công nghệ với những nội dung liên quan ở cấp học dưới (THCS), qua đó để nắm bắt tình hình chung về quan điểm thái độ học tập của học sinh đối với bộ môn và đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của bộ môn. Nội dung phiếu điều tra được trình bày ở (Phụ lục 1). (Phiếu điều tra không yêu cầu ghi tên người được điều tra để đảm bảo tính khách quan). Kết quả điều tra như sau:
Bảng 2.2.1. Thống kê về hứng thú học tập của học sinh với môn học Công nghệ nông nghiệp10 [6 ]
Mức độ hứng thú
Năm học 2017 - 2018
Năm học 2018- 2019
Tổng
Lớp 10E4
Lớp 10E5
Lớp 10K35
Lớp 10G35
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Rất thích
8
19
7
16,7
4
9,8
9
21,4
28
16,8
Bình thường
12
28,6
16
38,1
17
41,7
16
38,1
61
36,5
Không thích
22
52,4
19
45.2
20
48,9
17
40,5
78
46,7
Tổng
42
100
42
100
41
100
42
100
167
100
 Kết quả điều tra trên cho thấy: Chỉ 16,8% tổng số học sinh được điều tra là có hứng thú khi học môn Công nghệ; Trong khi đó có tới 46,7% tổng số học sinh được điều tra không thích học môn Công nghệ. Cho nên các em không trang bị được kiến thức, kỹ năng để vận dụng vào trong cuộc sống với các nội dung liên quan đến bài học. Vì vậy giáo viên gợi ý chủ đề cấp thiết trong cuộc sống hiện nay cho học sinh điều tra đó là về thuốc hoá học bảo vệ thực vật, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ con người. Kết quả điều tra thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2.2. Thống kê kết quả điều tra về tình hình sử dụng và thu gom xử lí phế thải sau khi sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật ở một số hộ gia đình thuộc xã Hợp Lí- Triệu Sơn -Thanh Hoá (trong năm 2018)
Đặc điểm
xóm 1
Xóm 4
Tổng
SL
%
SL
%
SL
%
Tình hình sử dụng
Sử dụng thường xuyên
162
85,7
170
88,5
332
87,1
Không sử dụng
27
14,3
22
11,5
49
12,9
Khi sử dụng chú ý nguồn gốc, đúng nồng độ, liều lượng, thời gian cách li
Đã chú ý
71
37,6
67
34,9
138
36,2
Không chú ý
118
62,4
125
65,1
243
63,8
Sau khi sử dụng đã chú ý thu gom và xử lí đúng qui định
Thực hiện đúng
130
68,8
135
70,3
265
69,6
Thực hiện không đúng, vứt bừa bãi
59
31,2
57
29,7
116
30,4
 Kết quả điều tra trên cho thấy, các hộ dân cư trú tại xóm 1, xóm 4 xã Hợp Lí- Triệu sơn -Thanh Hoá được điều tra ở bảng trên đa số thường xuyên có sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật chiếm 81,7%. Khi sử dụng chưa chú ý tới nguồn gốc, chưa quan tâm tới nồng độ, liều lượng, thời gian cách li chiếm tới 63,8%. Sau khi sử dụng vẫn còn rất nhiều người chưa chú ý thu gom xử lí các phế thải, còn vứt bừa bãi chai lọ, bao bìchiếm tới 30,4%. Từ những nguyên nhân trên dẫn đến những hệ quả xấu khi sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến các quần thể sinh vật có ích trên đồng ruộng, gây ô nhiễm môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ con người, mắc nhiều bệnh hiểm nghèo như: ung thư, quái thai, dị tậtĐây là vấn đề cấp thiết trong cuộc sống cần đến những tuyên truyền viên với những kiến thức hiểu biết về thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến với mọi người nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của thuốc, hạn chế tối đa tác hại của chúng gây ra
 Xuất phát từ những lí do trên trong năm học 2017- 2018 tôi đã áp dụng phương pháp dạy học theo dự án bài 19. Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường (CNNN 10), để tạo hứng thú học tập cho học sinh đối với môn Công nghệ. Năm học 2018 - 2019, sau khi nghiên cứu kỹ các nội dung tập huấn về việc dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh và cuộc thi dạy học tích hợp, vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết các vấn đề thực tiễn tôi đã sử dụng kết hợp cả phương pháp dạy học theo dự án, các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực cùng với sử dụng kiến thức liên môn nhằm tạo hứng thú học tập đồng thời giúp học sinh hiểu rõ nội dung bài học, một số vấn đề cấp thiết của cuộc sống có nội dung gần gũi, thiết thực với học sinh trong các tiết học của môn Công nghệ và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ từ học sinh. Bởi ở đó, các em có cơ hội được tự thể hiện sự hiểu biết, được bộ lộ khả năng, thế mạnh của mình và đặc biệt các em có thể hiểu sâu nội dung kiến thức bài học để vận dụng vào thực tiễn đời sống sản xuất và tự thấy mình cần có trách nhiệm tuyên truyền tích cực đến người thân trong gia đình, bạn bè và những người xung quanh những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống về một môi trường sống trong sạch, lành mạnh, không bị ô nhiễm cho chính mình, người thân của mình và tất cả mọi người.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 Trong sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã áp dụng “Dạy học theo dự án: bài 19. Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường (Công nghệ 10) nhằm tạo hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 ở trường THPT”
2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị
2.3.1.1. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để học theo dự án đạt hiệu quả
*Ý tưởng của dự án:
 Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, các loại phân bón hóa học, cộng với trình độ khoa học kỹ thuật trong canh tác, chăn nuôi còn thấp, vấn đề xử lý nguồn thải còn mang tính giản đơn là những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng dẫn đến những hiểm hoạ về việc sử dụng t

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_day_hoc_theo_du_an_bai_19_anh_huong_cua_thuoc_hoa_hoc_b.docx