SKKN Sử dụng những câu chuyện vui, thơ vui hóa học để tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 11A1 trường THPT Quan Sơn 2

SKKN Sử dụng những câu chuyện vui, thơ vui hóa học để tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 11A1 trường THPT Quan Sơn 2

Đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động sáng tạo, độc lập tiếp thu tri thức là một vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đã và đang quan tâm trong giai đoạn lịch sử hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là tổ chức các hoạt động tích cực cho người học. Từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh trong tự thân của người học từ đó phát triển, phát huy khả năng tự học của họ. Trước vấn đề đó người giáo viên cần phải không ngừng tìm tòi khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong các giờ học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh một hướng tư duy chủ động, sáng tạo.

Bên cạnh đó, vấn đề làm thế nào để học sinh thích thú với môn học của mình đang được nhiều thầy, cô quan tâm và tìm giải pháp để học sinh hứng thú với bộ môn của mình, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì người giáo viên không chỉ phải biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém.

Đối với bộ môn hóa học việc tạo hứng thú học tập rất cần thiết, để các em tự mình chiếm lĩnh lấy tri thức, vận dụng được kiến thức, các công thức hóa học vào giải các bài tập có liên quan.

 Xuất phát từ tình hình thực tế học sinh lớp 11A1 của trường THPT Quan Sơn 2 : Kiến thức cơ bản chưa chắc chắn, tư duy hạn chế không hiểu được cách viết PTHH và làm một bài tập định lượng nên sinh ra chán nản, không thích thú với bộ môn Hóa học.

 Từ những nguyên nhân trên mà tôi bắt tay vào việc tiến hành sưu tầm những câu chuyện vui, thơ vui hóa học để tích hợp vào những bài, những phần cụ thể nhằm mang lại tinh thần thoải mái cho cả thầy và trò, các em chú ý vào bài học, nắm bài và ghi nhớ bài tốt hơn. Đó cũng chính là nguyên nhân tôi tiến hành biên soạn và thực hiện đề tài: “Sử dụng những câu chuyện vui, thơ vui hóa học để tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 11A1 trường THPT Quan Sơn 2” để nghiên cứu và thực hiện.

 

doc 15 trang thuychi01 12633
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng những câu chuyện vui, thơ vui hóa học để tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 11A1 trường THPT Quan Sơn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐÀU
1.1. Lí do chọn đề tài
Đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động sáng tạo, độc lập tiếp thu tri thức là một vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đã và đang quan tâm trong giai đoạn lịch sử hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là tổ chức các hoạt động tích cực cho người học. Từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh trong tự thân của người học từ đó phát triển, phát huy khả năng tự học của họ. Trước vấn đề đó người giáo viên cần phải không ngừng tìm tòi khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong các giờ học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh một hướng tư duy chủ động, sáng tạo.
Bên cạnh đó, vấn đề làm thế nào để học sinh thích thú với môn học của mình đang được nhiều thầy, cô quan tâm và tìm giải pháp để học sinh hứng thú với bộ môn của mình, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì người giáo viên không chỉ phải biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém.
Đối với bộ môn hóa học việc tạo hứng thú học tập rất cần thiết, để các em tự mình chiếm lĩnh lấy tri thức, vận dụng được kiến thức, các công thức hóa học vào giải các bài tập có liên quan.
	Xuất phát từ tình hình thực tế học sinh lớp 11A1 của trường THPT Quan Sơn 2 : Kiến thức cơ bản chưa chắc chắn, tư duy hạn chế không hiểu được cách viết PTHH và làm một bài tập định lượng nên sinh ra chán nản, không thích thú với bộ môn Hóa học. 
	Từ những nguyên nhân trên mà tôi bắt tay vào việc tiến hành sưu tầm những câu chuyện vui, thơ vui hóa học để tích hợp vào những bài, những phần cụ thể nhằm mang lại tinh thần thoải mái cho cả thầy và trò, các em chú ý vào bài học, nắm bài và ghi nhớ bài tốt hơn. Đó cũng chính là nguyên nhân tôi tiến hành biên soạn và thực hiện đề tài: “Sử dụng những câu chuyện vui, thơ vui hóa học để tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 11A1 trường THPT Quan Sơn 2” để nghiên cứu và thực hiện. 
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Tìm hiểu những nguyên nhân học sinh lớp 11A1 không có hứng thú với môn Hóa học dẫn đến học tập yếu kém. Từ đó tìm ra giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém và tăng hứng thú học tập cho học sinh.
- Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà của trường THPT Quan sơn 2 ở bộ môn Hóa học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 11A1 trường THPT Quan Sơn 2.
- Sử dụng những câu chuyện vui, thơ vui hóa học để tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 11A1 trường THPT Quan Sơn 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu, các trang web, bài viết,.có liên quan
1.4.2. Nghiên cứu thực nghiệm: Tìm hiểu nguyên nhân học sinh không có hứng thú học môn Hóa học và đưa ra giải tăng húng thú học tập cho học sinh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Hứng thú học tập của HS do nhiều yếu tố quyết định, trong nhiều trường hợp học sinh không có hứng thú học tập bắt nguồn từ công tác giảng dạy. Giáo viên, trước hơn hết phải là người gợi mở, dẫn dắt và phải tạo được sự hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. 
Không những thế, ngày nay các giáo viên còn mắc một lỗi phổ biến khiến các em không hứng thú học đó là: thiếu tính sáng tạo trong giảng dạy. Khi phải học bởi kiểu giảng dạy chỉ có đọc và chép từ tập giáo trình đã mấy năm không soạn thì chắc chắn hứng thú của các em đều chìm vào giấc ngủ từ khi nào rồi. Vấn đề này đòi hỏi sự cải thiện rất nhiều từ đội ngũ giáo viên.
Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi ‘‘Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS’’
Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nên GV cần vận dụng các phương pháp soạn giảng cho phù hợp để đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS, từ đó có thể phát huy tính tự giác tích cực của học sinh.
Hóa học là một môn khoa học tự nhiên nên bị nhiều người cho đây là một môn học khô khan. Hơn nữa học sinh ít có tinh thần tự học, tự tìm hiểu. Ngoài những phương pháp như là phát huy tính tích cực tạo hứng học tập thu qua liên hệ thực tế, qua tiến hành thí nghiệm trực quan,thì qua các mẫu chuyện vui, thơ vui giúp học sinh tự phân tích tự tìm tòi tự ghi nhớ rất tốt nên mang lại hiệu quả rất cao trong quá trình dạy học. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong thực tế các mẫu chuyện vui về các nhà bác học khá nhiều, cùng với lòng đam mê hóa học và yêu thích thơ ca thì đã có nhiều bài thơ vui về hóa học được ra đời.
Thực tiễn đã có nhiều đề tài của các giáo viên THPT đề cập đến vấn đề tạo hứng thú học tập hóa học qua tranh ảnh, phim tư liệu, bản đồ, mô hình (hay còn gọi đồ dùng trực quan) tuy nhiên vẫn còn ít đề tài khai thác vấn đề sử dụng các mẫu chuyện vui thơ vui trong dạy học hóa học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. 
Học sinh trường THPT Quan Sơn 2 hơn 90% là người dân tộc thiểu số, sống ở vùng đặc biệt khó khăn, khả năng tiếp thu các môn tự nhiên trong đó có môn hóa học yếu nên sinh ra chán nản không có hứng thú học.
Chính vì vậy bản thân tôi đã sưu tầm, nghiên cứu và hệ thống các mẫu chuyện vui gắn với các bài học hóa học cụ thể. Đây không phải là phương pháp mới nhưng trong quá trình thực hiện bước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh và hiệu quả của giờ học được nâng lên rõ rệt.
2. 3. Một số giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề nghiên cứu.
2.3.1. Giải pháp chung
2.3.1.1. Giải pháp 1:	
Sử dụng những câu chuyện vui, thơ vui hóa học thay cho lời mở bài để kích thích trí tò mò khoa học, giúp học sinh tìm tòi kiến thức trong bài để giải thích các hiện tượng trên và từ kiến thức của bài học học sinh vận dụng trở lại vào thực tế cuộc sống.
2.3.1.2. Giải pháp 2: 
Sử dụng những câu chuyện vui, thơ vui hóa học thay cho lời kết bài để củng cố khắc sâu kiến thức.
2.3.1.3. Giải pháp 3: 
Sử dụng những câu chuyện vui, thơ vui hóa học qua các phương trình hoá học cụ thể, làm tăng thêm tính khoa học và thực tiễn cho học sinh, gây hứng thú học tập tốt hơn và dễ dàng khắc sâu kiến thức.
2.3.1.4. Giải pháp 4:
Sử dụng những câu chuyện vui, thơ vui hóa học về các hiện tượng thực tiễn giúp học sinh có thể giải thích được một số hiện tượng tự nhiên.
2.3.2. Giải pháp cụ thể
	2.3.2.1. Giải pháp 1
 Tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh không có hứng thú học tập môn hóa học.
2.3.2.2. Giải pháp 2: 
	Sưu tầm những câu chuyện vui, thơ vui hóa học. 
2.3.2.3. Giải pháp 3: 
Tích hợp lồng ghép các câu chuyện vui, thơ vui hóa học vào từng bài, từng phần cụ thể. 
2.3.3. Vận dụng đề tài 
Sau đây là một số câu chuyện, thơ vui hóa học mà tôi đã sưu tầm để áp dụng vào các bài học cụ thể ở lớp 11A1 trường THPT Quan Sơn 2:
Bài ôn tập đầu năm 
Như chúng ta đã biết đối với hóa học thì hóa trị rất quan trọng, HS không thể viết phương trình phản ứng nếu không biết hóa trị, không biết hóa trị thì khi học chương điện li lớp 11, HS khó có thể viết được phương trình ion. Đầu năm ôn tập giáo viên có thể giúp HS ghi nhớ hóa trị thông qua bài thơ hóa trị
BÀI CA HÓA TRỊ
Kali (K), iốt (I) , hidrô (H)
Natri (Na) với bạc (Ag) , clo (Cl) một loài
Là hoá trị I) ai ơi
Nhớ đi cho rõ khỏi hoài phân vân
Magiê (Mg) với kẽm (Zn) ,thuỷ ngân (Hg)
Oxi (O) , đồng(Cu), thiếc (Sn) thêm phần bari (Ba)
Cuối cùng thêm chú canxi (Ca)
Hoá trị II nhớ có gì khó khăn 
Bác nhôm (Al) hoá trị III lần
In sâu vào trí khi cần có ngay
Cacbon (C) ,silic(Si) này đây
Hoá trị IV đó chẳng ngày nào quên
Sắt (Fe) kia kể cũng quen tên
II, III lên xuống thật phiền lắm thôi
Nitơ (N) rắc rối nhất đời
I, II, III, IV khi thời tới V
Lưu huỳnh ( S) lắm lúc chơi khăm
Xuống II lên VI khi nằm thứ IV
Phốt pho (P) nói đến không dư
Có ai hỏi đến ,thì ừ rằng V
Em ơi cố gắng học chăm
Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng.
Bài 1: Sự điện li 
Để tạo không khí thoải mái cho tiết học giáo viên có thể kể cho HS nghe mẫu chuyện vui trước khi vào bài Sự điện li.
SỰ HIỂU LẦM THÚ VỊ
Nhà hóa học Mỹ S.Mulliken – giải thưởng Nobel hóa học năm 1966 – có bà vợ rất tận tâm và dịu hiền song chẳng biết gì về hóa học cả. Một lần gia đình mở tiệc, song khi khách mời đã đông đủ thì ông vẫn ở phòng thí nghiệm chưa về. Sau khi gọi điện cho ông, bà vợ thông báo với khách:
- Nhà tôi đang bận “giặt và là” tại phòng thí nghiệm, vì vậy ông ấy gửi lời xin lỗi các quý vị. Mời quý vị ngồi vào bàn tiệc chờ.
 Khách ăn tiệc vui vẻ song không khỏi thắc mắc vì giáo sư chẳng bao giờ phí thời giờ cho những công việc lao động đơn giản. Hỏi ra mới biết, hóa ra bà vợ nghe nhầm. Ông báo tin mình đang bận “quan sát một ion” (To watch an ion) bà lại nghe là đang bận “giặt và là” (To wash and iron). Chẳng là hai nhóm từ này phát âm khá giống nhau mà.
 Qua mẫu chuyện GV nhắc nhở HS khi phát âm phải chuẩn, to, rõ ràng để tránh gây hiểu nhầm, cần rèn luyện kĩ năng nghe tiếng anh tốt, nâng cao khả năng giao tiếp.
Vậy ion gồm những loại gì, sự hình thành nó như thế nào ta cùng nghiên cứu bài “Sự điện li”
Bài phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li 
Khi dạy bài phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li, điều kiện phản ứng trao đổi ion là hoặc tạo kết tủa, hoặc chất điện li yếu, hoặc chất khí. Để học tốt phần này HS cần nhớ các chất kết tủa, chất điện li yếu, chất khí nên qua bài thơ tính tan các muối sẽ giúp các em phần nào khi học bài này.
TÍNH TAN CỦA MUỐI
Loại muối tan tất cả
Là muối nitơrat
Và muối axêtat
Bất kể kim loại nào
Những muối hầu hết tan 
Là clorua, sunfat
Trừ bạc chì clorua
Bari, chì sunfat
Những muối không hoà tan
Cacbonat , photphat
Sunfua và sunfit
Trừ kiềm, amoni.
Bài 7: Nitơ
 	Sau khi dạy xong bài nitơ để giúp HS khắc sâu lại nội dung bài học GV đọc bài thơ “Cô gái nitơ”, yêu cầu HS lắng nghe và qua bài thơ nêu tính chất vật lí và hóa học của Nitơ
 CÔ GÁI NITƠ
Em là cô gái Nitơ
Tên thật Azot anh ngờ làm chi
Ko màu cũng chẳng vị gì
Sự cháy, sống chẳng duy trì trong em
Cho dù ko giống Oxi
Thế nhưng em vẫn dịu hiền như ai
Nhà em ở chu kỳ hai
Có năm e ở lớp ngoài bao che
Mùa đông cho tới mùa hè
Nhớ ô thứ bảy nhớ về thăm em
Bình thường em ít người quen
Người ta vẫn bảo... sao trầm thế cô
Cứ như dòng họ khí trơ
Có ai ngỏ ý làm ngơ sao đành
Tuổi em mười bốn xuân xanh
Vội chi tính chuyện yến anh làm gì
Thế rồi năm tháng trôi đi
Có anh bạn trẻ Oxi gần nhà
Bình thường anh chẳng lân la
Nhưng khi giông tố đến nhà tìm em
Gần lâu rồi cũng nên quen
Nitơ oxit (NO) sinh liền ra ngay
Không bền nên chất khí này
Bị Oxi hóa liền ngay tức thì
Thêm một nguyên tử Oxi (NO2)
Thêm màu nâu đậm chất nào đậm hơn
Bơ vơ cuộc sống cô đơn
Thủy tề thấy vậy bắt luôn về nhà
Gọi ngay hoàng tử nước ra 
Ghép lun chồng vợ thật là ác thay 
(2NO2 + H2O→HNO3 + HNO2)
Hờn đau bốc khói lên đầy
Nên tim em chịu chua cay 1 bề
Đêm giông tố rét tràn về
Oxi chẳng được gần kề bên em
Vì cùng dòng họ phi kim
Cho nên cô bác hai bên bực mình
Oxi từ đó bùn tình
Bỏ em đơn độc một mình bơ vơ 
(2NO → N2 + O2)
Em là cô gái Nitơ
Lâu nay em vẫn mong chờ tình yêu
Bài 8: Amoniac và muối amoni 
Để vào bài amoniac và muối amoni lớp 11 ta có thể dùng đoạn thơ:
Hỏi:
Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ
Nước non luống những đợi chờ
Bari sunfat bao giờ cho tan
Mình về hỏi xóm hỏi làng
Chất nào có thể hòa tan chất này
Mình về xa bạn, xa thầy
Ta hỏi câu này mình có biết chăng?
Rằng theo tỷ lệ phần trăm
Nitơ nhiều nhất ở trong chất nào
Danh pháp thường gọi ra sao
Ở trạng thái nào, rắn, lỏng hay hơi?
Chiều hôm đã xế mặt trời
Ta buông vạt áo mình ơi ta về
Lòng ta thắc mắc trăm bề
Mình viết lời giải gửi về cho ta.
Đáp:
Ra về luống những bồi hồi
Ta viết đôi lời ai khỏi vẩn vơ...
Nước non xin nhớ đợi chờ
Bari sunfat bây giờ đã tan
Ta về hỏi xóm, hỏi làng
Meta photphat hòa tan chất này
Phương trình phản ứng sau đây
Cùng nhau trao đổi, đấy đây vẹn toàn
Chất nào rồi cũng phải tan
Chỉ tình yêu với thời gian vĩnh hằng!
Ta về mình đã biết chăng? 
Nitơ nhiều nhất ở trong chất này
Amoniac ấy mùi cay,
Là một chất lỏng chứa đầy hiểm nguy
Khi va chạm nổ tức thì,
Lại còn tính độc liệu bề mà trông
Mấy lời nhắn gửi tri âm
Hẹn nhau gặp lại, ngày xuân còn dài.
Bài 9: Axit nitric và muối nitrat 
Giáo viên có thể vào bài bằng một câu đố vui:
Axit gì làm tan
Cả kim loại bạc, đồng
Phi kim photpho, than
Dù dung dịch đậm nhạt ?
Đáp án của câu đố này là axit nitric. Axit nitric là một axit mạnh, có tính oxi hóa rất mạnh, có thể hòa tan được cả những kim loại đứng sau hiđro. Vậy bây giờ chúng ta sẽ đi vào bài học để làm sáng tỏ điều đó.
Bài 10: Photpho 
Khi dạy phần trạng thái tự nhiên, HS biết photpho có trong xương người, động vật, GV liên hệ hiện tượng ma trơi qua câu đố vui:
Khí gì ai không biết
Tưởng là anh ma trơi
Bập bùng ngoài nghĩa địa
Vào những đêm tối trời?
 Bản chất của hiện tượng này được giải thích với sự tham gia của 2 chất khí đó là photphin(PH3) và điphotphin(P2H4) do sự phân hủy xương, xác động vật ở  khu vực như đầm lầy, nghĩa địa. P2H4 là chất có khả năng tự cháy trong không khí, khi cháy nó tạo ra nhiệt lượng làm tăng nhiệt độ lên đến khoảng 1500C sau đó PH3 tiếp tục cháy và kết quả là xuất hiện “ngọn lửa ma trơi”.
 Qua đây GV giáo dục HS hình thành thế giới quan khoa học về hiện tượng ma trơi.
Bài 12: Phân bón lớp 11
Giáo viên có thể vào bài từ câu tục ngữ: “Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống” , em hiểu như thế nào về câu tục ngữ trên?
 	Vốn là một nước nông nghiệp trồng lúa nước, ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm trồng lúa quan trọng nhất là nước, thứ hai là phân bón, tới sự cần cù chăm chỉ và cuối cùng là giống. Qua đó ta thấy vai trò của phân bón khi trồng lúa để có mùa bội thu là rất quan trọng. Vậy phân bón có những loại nào, đặc điểm, vai trò của nó như thế nào ta cùng đi vào bài học hôm nay.
Sau khi dạy xong phần phân đạm GV yêu cầu học sinh vận dụng giải thích hai câu ca dao sau:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe sấm sét phất cờ mà lên”
Hai câu ca dao trên được hiểu là lúa chiêm tức lúa đang thời kỳ con gái, chuẩn bị trổ bông, rất cần đạm. Sau các trận mưa giông( sấm, sét) thì cây cối được cung cấp một lượng đạm dễ hấp thụ, nhờ đó giúp cây sung sức và dễ dàng trổ bông.
Điều này được giải thích: Thành phần không khí chủ yếu là N2 và O2. Ở điều kiện thường thì N2 và O2 không phản ứng với nhau, nhưng khi có sấm chớp( tia lửa điện) thì chúng lại phản ứng. N2 + O2 2NO ( do tia lửa điện cung cấp lượng nhiệt  rất cao )
- Khí NO tiếp tục bị oxi hóa trong không khí:
  	2NO + O2→ 2NO2
-  Khí NO2 hòa tan trong nước mưa tạo ra dung dịch axit. 
 	4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
- HNO3 theo mưa rơi xuống đất. Nước mưa rơi xuống đất tác dụng với các chất có trong đất đá: CaCO3; MgCO3 hoặc NH3 ( ở các hố nước tiểu) thì tạo ra các muối chứa NO3- . Đó là những loại phân đạm mà cây rất dễ đồng hóa; quá trình quang hợp cũng dễ dàng hơn. Nhờ đó mà sau các trận mưa giông có sấm chớp thì cây cối trở nên xanh tốt. 
Một số phản ứng minh họa:
            CaCO3   +  2HNO3  → Ca(NO3)2    +  H2O     +   CO2  
            MgCO3   +  2HNO3  → Mg(NO3)2  +  H2O    +   CO2  
            NH3   +  HNO3  → NH4NO3
Bài 32: Benzen
Nếu như giấc mơ của Mendeleep khiến ông sắp xếp được hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, thì giấc mơ của Kekule lại xây dựng được cấu trúc vòng của phân tử Benzen. Khi dạy phần cấu tạo của benzen GV kể mẫu chuyện về giấc mơ của nhà bác học Kekule để tạo hứng thú học tập cho HS:
GIẤC MƠ CỦA KEKULE
“Tôi làm việc ở bàn viết với một cuốn sách và không đi đến đâu cả. Ý nghĩ của tôi lang thang. Các nguyên tố đang nhảy múa trước mặt tôi. Tuy nửa mơ nửa tỉnh nhưng tâm tư tôi có thể phân biệt được những chuỗi dài nguyên tử vặn vẹo đây đó như là những con rắn. Nhưng trời ơi! Một con rắn trong đó đột nhiên ngậm lấy cái đuôi của chính nó và quay cuồng trước mắt tôi tựa như trêu chọc tôi. Tôi giật nảy mình như bị sét đánh và tỉnh hẳn”
 Ông Kekule khuyên: “Hãy học cách nằm mơ; và có thể khi ấy bạn sẽ tìm thấy sự thực.chỉ có điều là đừng có công bố các giấc mơ, trước khi chúng được kiểm nghiệm bằng những hiểu biết tỉnh táo”
Bài 34: Hệ thống hóa về hiđrocacbon 
Giáo viên có thể phát phiếu học tập cho các tổ:
+ Yêu cầu HS so sánh ankan, anken, ankin. 
+ Trích đoạn thơ yêu cầu HS viết các phản ứng được đề cập trong bài thơ
HIĐROCACBON
Hiđrocacbon no các em cùng nhớ nhé
Chỉ có nối đơn và đủ hiđro
Không tham gia phản ứng cộng bao giờ
Chỉ có cháy và clo thay thế 
Nhiệt độ cao chúng phân thành hai vế 
Đứng trước kiềm, axit chúng làm ngơ
Không làm nước Brôm, thuốc tím phai mờ
Bởi no đủ nên không hay hoạt động
Etilen đứa em cùng dòng giống
Kém chị vừa hai tuổi một nối đôi 
Nhưng tính tình đanh đá lôi thôi
Làm thuốc tím mất màu Brôm phai sắc 
Rất thích cộng và cũng hay trùng hợp
Bởi chưa no nên hoạt động hơi nhiều
Axetilen tuổi mười tám đương yêu
Bắt cá ba tay nên không bền vững 
Lửa yêu thương trên ba ngàn độ nóng
Vừa đủ oxi nên bị nổ tan tành 
Làm brôm thuốc tím mất màu nhanh
Gặp chàng hiđrô em quay về tính chị 
Nhựa P.V.C khó gì đâu em nhỉ
Clorua vinyl trùng hợp mà nên
Qua bài thơ HS phải ghi được các phản ứng:
+) Ankan( Hiđrocacbon no)
- Phản ứng cháy
- Phản ứng thế clo
- Phản ứng tách
+) Anken( Hiđrocacbon không no): cụ thể là etilen
- Phản ứng cộng brom
- Phản ứng trùng hợp tạo PE
- Phản ứng trùng hợp vinyl clorua tạo PVC
+) Ankin( Hiđrocacbon không no): cụ thể là axetilen
- Phản ứng cộng brom
- Phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni tạo etan, Pd/PbCO3 tạo etilen)
Bài 42: Axit cacboxylic 
Sau khi giới thiệu về dãy đồng đẳng axit cacboxylic, GV cho HS nghiên cứu phần gọi tên và trả lời các câu đố vui:
Câu đố 1: Axit gì đứng đầu
Trong dãy chất đồng đẳng
Có trong kiến vàng nâu
Đốt đau buốt nóng ran?
Câu đố 2: Axit gì bạn ơi
Lên men từ rượu nhạt
Thiếu nó xin đừng mời
Những món ngon: nem, chả?
Đáp án: Khoảng ba thế kỉ nay rồi
Đã biết fomic trong loài kiến nâu
Trong dãy đồng đẳng đứng đầu
Kiến đốt nọc ngấm buốt đau ran người.
Men giấm thoáng rộng ra quân
Chế axetic từ phần rượu non
Làm cho men, chả thơm ngon
Vị chua hấp dẫn mùi thơm chào mời.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
 	Sau khi áp dụng đề tài nghiên cứu vào giảng dạy ở lớp 11A1 tôi nhận thấy HS có một số biến đổi tích cực sau:
 	- Mỗi khi có tiết Hóa HS lại háo hức chờ đợi xem hôm nay thầy giáo sẽ kể chuyện gì và làm sao để giành được điểm khi có các hỏi, câu đố vui.
	- HS tập trung vào bài học, chú ý và chăm chỉ học bài hơn, số lượng HS tham gia giơ tay phát biểu bài so với trước khi không kể chuyện vui, thơ vui tăng rõ rệt.
- Kết quả học tập của các em học sinh tăng lên, được thể hiện qua bài bài thi khảo sát giữa hai lớp: 11A1 (lớp áp dụng đề tài) và 11A3 (lớp đối chứng).
Kết quả khảo sát ở hai lớp 11A1 và 11A3
Tổng số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu - Kém
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
Lớp 11A1
( Lớp áp dụng đề tài)
36
3
8,33
16
44,44
17
47,23
0
0
Lớp 11A3
(lớp đối chứng)
36
0
0
12
33,33
15
41,67
9
25,00
 	3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trên đây là một số câu chuyện vui, thơ vui Hóa học mà tôi đã sưu tầm áp dụng vào các các bài học cụ thể giúp học sinh của mình vượt qua được tình trạng yếu kém, làm tăng hưng thú học tập bộ môn Hóa học ở trường THPT Quan Sơn 2. Qua quá trình thực hiện tôi đã rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm như sau:
Một là: Để tăng hứng thú học tập cho học sinh giáo viên cần tạo cho học sinh sự thoải mái, vui nhộn thông qua các câu chuyện có liên quan đến bài học.
Hai là: Giáo viên phải là người chịu khó, kiên trì, không nản lòng trước sự chậm tiến của học sinh, phải biết phát hiện ra sự tiến bộ của các em cho dù là rất nhỏ để kịp thời động viên khuyến khích làm niềm tin cho các em cầu tiến.
3.2. Kiến nghị
Tạo hứng thú học tập cho học sinh là một vấn đề quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đại trà của học sinh, đặc biệt là học sinh ở miền núi cao 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_nhung_cau_chuyen_vui_tho_vui_hoa_hoc_de_tao_hun.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docBìa SKKN.doc