SKKN Sử dụng một số trò chơi vận động trong giảng dạy nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua đối với học sinh lớp 9 Trường THCS Tân Lập, huyện Bá Thước

SKKN Sử dụng một số trò chơi vận động trong giảng dạy nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua đối với học sinh lớp 9 Trường THCS Tân Lập, huyện Bá Thước

Thể dục thể thao là bộ môn quan trọng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, là một trong những phương tiện để phát triển con người toàn diện, củng cố và tăng cường sức khoẻ cho nhân dân lao động góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho con người.

Phát triển sức khoẻ con người là một trong những mục đích hàng đầu trong thể dục thể thao (TDTT) của mỗi Quốc gia, mỗi dân tộc. Trong những năm gần đây được sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xã hội ta đã có một bước chuyển mình mạnh mẽ. Công cuộc đổi mới đất nước đó làm thay đổi từng ngày từng giờ về các mặt kinh tến, văn hoá, xã hội, ngoại giao. Trong công cuộc đổi mới cùng với sự phát triển đó sự nghiệp TDTT nước ta cũng đang dần dần được đổi mới cho phù hợp và tiến kịp theo với bạn bè năm Châu, đặc biệt là các nước trong khu vực và châu lục.

Như vậy, có thể nói rằng vai trò của TDTT là rất to lớn trong việc củng cố, giữ gìn và nâng cao sức khoẻ cho mọi người, mọi lứa tuổi khác nhau mà đặc biệt là thế hệ trẻ. Những người xây dựng, làm chủ và bảo vệ đất nước xã hội chủ nghĩa trong tương lai.

Mục đích của giáo dục thể chất ở nước ta là: "Bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người toàn diện, có sức khoẻ dồi dào, có thể lực cường tráng và có dũng khí kiên cường để tiếp tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh" [4] . Để đảm bảo nhiệm vụ to lớn ấy, ngành Giáo dục - Đào tạo đó phối hợp với các bộ ngành liên quan đưa môn thể dục là một môn học bắt buộc cho tất cả các bậc học từ mầm non đến đại học.

Riêng đối với các em ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS), về vấn đề nâng cao sức khoẻ để phục vụ cho nhiệm vụ học tập là rất cần thiết. Việc luyện tập thể dục thường xuyên giúp các em phát triển cân đối về hình thái và chức năng cơ thể, phát triển toàn diện năng lực thể chất, tăng cường sức khoẻ và tạo khả năng chống đỡ những tác động có hại của môi trường. Hình thành và hoàn thiện cho các em những kỹ năng kỹ sảo vận động cơ bản. Hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể thường xuyên, giáo dục phẩm chất ý chí, đồng thời xây dựng niềm tin khát vọng sống lành mạnh trong mỗi học sinh. Do đó, vai trò của môn học thể dục ở các trường THCS là vô cùng quan trọng.

 

doc 19 trang thuychi01 11576
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng một số trò chơi vận động trong giảng dạy nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua đối với học sinh lớp 9 Trường THCS Tân Lập, huyện Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
2
 1.1. Lý do chọn đề tài 
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiêm
 2.3. Các biện pháp thực hiện nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua đối với học sinh lớp 9 Trường THCS Tân Lập, huyện Bá Thước
 2.3.1. Lựa chọn một số trò chơi vận động phát triển sức mạnh chân trong dạy học nhảy cao.
 2.3.2. Kế hoạch thực nghiệm: 
 2.3.3. Kiểm tra sau thực nghiệm:
 2.3.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với học sinh, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị.
 3.1. Kết luận
 3.2. Kiến nghị
 1. Mở đầu
 1.1. Lí do chọn đề tài.
Thể dục thể thao là bộ môn quan trọng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, là một trong những phương tiện để phát triển con người toàn diện, củng cố và tăng cường sức khoẻ cho nhân dân lao động góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho con người.
Phát triển sức khoẻ con người là một trong những mục đích hàng đầu trong thể dục thể thao (TDTT) của mỗi Quốc gia, mỗi dân tộc. Trong những năm gần đây được sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xã hội ta đã có một bước chuyển mình mạnh mẽ. Công cuộc đổi mới đất nước đó làm thay đổi từng ngày từng giờ về các mặt kinh tến, văn hoá, xã hội, ngoại giao. Trong công cuộc đổi mới cùng với sự phát triển đó sự nghiệp TDTT nước ta cũng đang dần dần được đổi mới cho phù hợp và tiến kịp theo với bạn bè năm Châu, đặc biệt là các nước trong khu vực và châu lục. 
Như vậy, có thể nói rằng vai trò của TDTT là rất to lớn trong việc củng cố, giữ gìn và nâng cao sức khoẻ cho mọi người, mọi lứa tuổi khác nhau mà đặc biệt là thế hệ trẻ. Những người xây dựng, làm chủ và bảo vệ đất nước xã hội chủ nghĩa trong tương lai.
Mục đích của giáo dục thể chất ở nước ta là: "Bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người toàn diện, có sức khoẻ dồi dào, có thể lực cường tráng và có dũng khí kiên cường để tiếp tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh" [4] . Để đảm bảo nhiệm vụ to lớn ấy, ngành Giáo dục - Đào tạo đó phối hợp với các bộ ngành liên quan đưa môn thể dục là một môn học bắt buộc cho tất cả các bậc học từ mầm non đến đại học. 
Riêng đối với các em ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS), về vấn đề nâng cao sức khoẻ để phục vụ cho nhiệm vụ học tập là rất cần thiết. Việc luyện tập thể dục thường xuyên giúp các em phát triển cân đối về hình thái và chức năng cơ thể, phát triển toàn diện năng lực thể chất, tăng cường sức khoẻ và tạo khả năng chống đỡ những tác động có hại của môi trường. Hình thành và hoàn thiện cho các em những kỹ năng kỹ sảo vận động cơ bản. Hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể thường xuyên, giáo dục phẩm chất ý chí, đồng thời xây dựng niềm tin khát vọng sống lành mạnh trong mỗi học sinh. Do đó, vai trò của môn học thể dục ở các trường THCS là vô cùng quan trọng.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Thể dục ở trường nhiều năm nay, tôi thấy thành tích của các môn nhảy đặc biệt là môn nhảy cao còn rất thấp so với tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và mặt bằng chung của huyện. Vì vậy tôi rất băn khoăn và chăn trở, mặc dù đó có nhiều cải tiến trong giảng dạy và luôn dạy theo đúng phân phối chương trinh nhưng thành tích của học sinh chưa được tăng lên rõ một.
Trò chơi vận động là một hoạt động của con người, nó được cấu thành bởi 2 yếu tố:
 - Vui chơi giải trí, thoả mãn nhu cầu về mặt tinh thần.
 - Giáo dục, giáo dưỡng thể chất (góp phần giáo dục đạo đức, ý chí, hình thành và phát triển các tố chất, kỹ năng, kỹ sảo cần thiết trong cuộc sống).
 Trò chơi vận động là một phương tiện hỗ trợ cho việc phát triển các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, hỗ trợ trực tiếp cho các môn thể thao, làm rút ngắn quá trình hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ sảo vận động cần thiết cho một môn thể thao nhất định.
Vì vậy, tôi đã mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Sử dụng một số trò chơi vận động trong giảng dạy nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua đối với học sinh lớp 9 Trường THCS Tân Lập, huyện Bá Thước”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm tìm ra phương pháp giảng dạy nội dung nhảy cao có tác dụng để rèn luyện, phát triển sức bật và sức mạnh chân từ đó nâng cao thành tích cho học sinh lớp 9 Trường THCS Tân Lập.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu, lựa chọn một số trò chơi vận động phát triển sức bật và sức mạnh của chân trong dạy học nhảy cao kiểu bước qua đối với học sinh lớp 9 trường THCS Tân Lập.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Phương pháp phân tích tổng hợp:
Mục đích phân tích tổng hợp tài liệu có liên quan đến đề tài để tìm hiểu cơ sở lý luận của việc hình thành phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là sức mạnh.
1.4.2. Phương pháp điều tra:
Dùng các test để đánh giá thực trạng và kết quả nghiên cứu.
1.4.3. Phương pháp toán học thống kế.
 Để xử lý các số liệu của quá trình nghiên cứu.
Sử dụng toán học thống kê để tính giá trị trung bình kết quả kiểm tra.
1.4.4. Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Kiểm tra thành tích học sinh trước, trong và sau khi áp dụng đề tài.
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Cơ sở lí luận về nội dung nhảy cao
 Tập luyện nhảy cao có ý nghĩa rất lớn trong công tác giáo dục và bồi dưỡng học sinh trong nhà trường. Qua đó nhằm hình thành các phẩm chất ý chí và đạo đức của con người mới góp phần vào giáo dục và nâng cao trí tuệ, giáo dục lao động và giáo dục thẩm mỹ cho các em.
 Nhảy cao là hoạt động phức tạp được thực hiện liên tục bắt đầu từ chạy đà cho đến lúc kết thúc là vượt qua xà rơi xuống đất. Thành tích nhảy cao phụ thuộc vào kỹ thuật và sức lực của người nhảy. Về kỹ thuật các yếu tố quyết định thành tích nhảy cao là: tốc độ ban đầu (tốc độ tổng hợp của chạy đà và giậm nhảy); góc độ bay (góc tạo bởi phương của tốc độ ban đầu và phương nằm ngang) và tư thế qua xà của người nhảy – tư thế nào có tổng trọng tâm gần xà hơn sẽ có điều kiện đạt thành tích cao hơn.
 Dạy học cho học sinh chính là quá trình rèn luyện để có kỹ thuật nhảy đúng và góp phần phát triển thể chất cho các em.
 Thực tế giảng dạy môn Thể dục ở các trường THCS vấn đề dụng cụ, sân bãi còn đơn giản nhưng để có được thành tích trong tập luyện và thi đấu đòi hỏi quá trình giảng dạy giáo viên phải hướng dẫn học sinh tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc quy định, giúp các em nắm bắt và thực hiện kỹ thuật động tác một cách chính xác, thuần thục.
 Nếu tập luyện kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh THCS một cách đầy đủ, chính xác, khắc phục được những sai lầm thường mắc, đưa ra các biện pháp thích hợp, khả thi thì chắc chắn rằng chất lượng học tập của bộ môn điền kinh nói chung và môn nhảy cao nói riêng sẽ được nâng cao.
 Trong các nội dung của môn thể dục, nhảy cao có vai trò quan trọng liên quan đến các nội dung khác như sức bật chung, sự di chuyển trước, sau, sang ngang, các bước đệmđều rất cần thiết cho các hoạt động sống. Nhảy cao là một trong những nội dung quan trọng trong các kỳ thi học sinh giỏi, hội khỏe Phù Đổng cấp huyện, tỉnh. 
Vậy để có được những giờ học nhảy cao đạt kết quả cao trước tiên cần nghiên cứu đưa ra các trò chơi vận động tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong khi tập luyện, ...qua đó rèn luyện phát triển sức bật và sức mạnh của chân từ đó nâng cao thành tích trong dạy học nhảy cao.
2.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 15 [5], [6]:
2.1.2.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 15:
Ở lứa tuổi này, các em đang tập làm người lớn và đòi hỏi mọi người xung quanh phải tôn trọng mình, tính tự ái và tự cao dễ xuất hiện. Tuy vậy các em đã có sự nhận thức nhất định, các em muốn hiểu biết, thích công việc có hoài bão lớn do quá trình hưng phấn chiếm ưu thế lớn hơn quá trình ức chế nên các em tiếp thu cái mới nhanh chóng nhưng lại cũng nhanh chán, nhanh quên. Hơn nữa các em dễ bị môi trường xung quanh tác động và tạo nên sự đánh giá cao về khả năng của mình, khi thất bại thì tự ti, rụt rè. Điều đó không tốt trong quá trình tập luyện thể dục vì vậy khi hướng dẫn cho các em luyện tập thể dục cần phải uốn nắn, nhắc nhở, chỉ bảo định hướng và động viên giúp đỡ các em hoàn thành tốt nhiệm vụ, từ đó các em không bị chán, có định hướng đúng, có động cơ tập luyện tốt và như thế sẽ nâng cao hiệu quả bài tập
2.1.2.2. Đặc điểm sinh lý:
* Đặc điểm phát triển hệ xương: Lứa tuổi này xương các em đang ở thời kỳ phát triển mạnh mẽ về bề dày và quá trình cốt hoá diễn ra nhanh. Xương phát triển dày lên bao bọc quanh sụn với sự tham gia của chất liệu của tổ chức mềm đệm dày trong các tố chất cơ bản của xương chứa trong tế bào xương (quyết định đối với lực đẩy và lực kéo) và cũng thông qua các cấu trúc chất liệu tạo xương còn chưa hoàn thiện nhưng vẫn thích ứng với lượng vận động mà xương phát triển hơn và đàn hồi hơn.Sự cốt hoá hoàn toàn của xương là quá trình lâu dài và phức tạp, nó điều khiển các hoóc môn và chứa năng lượng ngắt quãng mang tính chất đè nén (chu kỳ ngắt quãng) thúc đẩy sự phát triển chiều dài, kích thích chức năng đối với sự phát triển bề dày của xương thể hiện chủ yếu của lực kéo.
* Đặc điểm phát triển hệ cơ: Hệ cơ ở lứa tuổi này cũng phát triển rất nhanh tuy nhiên sự phát triển cũng không đồng đều giữa các nhóm cơ. Các nhóm cơ còn nhỏ và dài, song dưới tác dụng của tập luyện cơ phát triển mạnh mẽ về chiều dài và bề ngang, sức mạnh được tăng lên rõ rệt. Tính đàn hồi của cơ ở các em lứa tuổi này lớn hơn ở người lớn do đó biên độ co duỗi lớn. Trong sợi cơ của lứa tuổi này hàm lượng HP (Hemoglobin) còn lớn hơn nhiều so với người lớn, điều đó tạo khả năng cung cấp ôxi mạnh.
* Đặc điểm phát triển hệ tim mạch:
 Ở lứa tuổi này hệ tim mạch tiếp tục phát triển tiếp cận dần dần với người trưởng thành, trong đó ảnh hưởng của tập luyện thể dục đã tạo nên một sự thay đổi căn bản hơn, thể tích tim tăng dần theo lứa tuổi trong đó ở Nữ hấp thụ lớn hơn ở Nam. Song chúng ta cần nhớ rằng ở các em đang trưởng thành tế bào cơ tim nhỏ. tính đàn hồi kém, dung tích thể tích tâm thu còn nhỏ nên nhịp tim tăng nhanh hơn người lớn, cùng với sự lớn lên về lứa tuổi sự điều tiết hệ tim mạch nhờ hệ thống thần kinh thực vật (hệ giao cảm) càng hoàn thiện nhịp tim mới giảm dần và gần tới tuổi thanh niên thì ổn định. 
Điều đó có nghĩa là hoạt động vận động với khối lượng lớn, cường độ lớn và căng thẳng, hoạt động của hệ tim mạch không đáp ứng để các yêu cầu năng lượng cho hệ vận động mà chủ yếu bằng việc tăng nhanh tần số mạch đập để tăng lưu lượng phút. Ở lứa tuổi này chỉ thích ứng với bài tập để phát triển sức nhanh sức mạnh và kéo léo với thời gian ngắn số lần lặp lại nhiều. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiêm.
2.2.1. Về phía nội dung môn nhảy cao kiểu bước qua. 
Nhảy cao kiểu bước qua có kỹ thuật tương đối đơn giản, tuy nhiên khi thực hiện kỹ thuật này các em vẫn mắc phải những sai lầm với nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt là ở mức xà cao, các em luôn ở trạng thái tâm lý sợ chiều cao, thiếu tập trung dẫn đến thực hiện động tác kỹ thuật giật cục, thiếu tính nhịp nhàng. Vì vậy vấn đề đặt ra cho giáo viên dạy học môn Thể dục là phải tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để gây hứng thú cho học sinh tập luyện, giúp các em khắc phục những sai lầm, hoàn thiện kỹ thuật và đạt kết quả cao về thành tích.
2.2.2.Về phía nhà trường.
Điều kiện tâp luyện ở nhà trường có nhiều thuận lợi về sân bãi. Nhà trường có sân thể dục riêng biệt, tách rời khu lớp học và tương đối bằng phẳng, dài khoảng 70m và rộng khoảng 40m. Là điều kiện tốt cho môn thể dục và tập luyện thể dục thể thao.
Mặt khác do điều cơ sở vật chất của nhà trường chưa đảm bảo cho công tác tập luyện do vậy hiệu quả đạt được chưa cao.
 2.2.3. Về phía giáo viên.
Qua thực tế giảng dạy bộ môn Thể dục tại trường THCS, đặc biệt là qua theo dõi quá trình tập luyện của các em học sinh, tôi thấy rõ thành tích trong quá trình học tập môn nhảy cao của các em không như mong muốn, nguyên nhân phần lớn là do các em chưa có thể lực tốt, chưa nắm vững kỹ thuật, một số động tác không đúng kỹ thuật, phối hợp thiếu nhịp nhàng các giai đoạn của kỹ thuật. 
Vì vậy tôi rất băn khoăn và chăn trở, mặc dù đó có nhiều cải tiến trong giảng dạy và luôn dạy theo đúng phân phối chương trình nhưng thành tích của học sinh chưa được tăng lên rõ một.
2.2.4. Về phía học sinh.
Trường trung học cơ sở Tân Lập là xã thuộc vùng màu, đa số học sinh là con em gia đình làm ruộng nên điều kiện kinh tế đang còn gặp nhiều khó khăn, nhiều gia đình phải đi làm ăn xa để con ở nhà với ông bà hoặc cô gì chú bác, vì vậy việc đầu tư và tạo điều kiện cho con cái học tập chưa thực sự được chú trọng.
Tâm lý ngại học của đa số học sinh là rất rõ ràng, đặc biệt là môn thể dục do đặc thù bộ môn phải học ngoài trời, phải hoạt động vận động nhiều thường gây mệt mỏi nên các em hay né chánh đùn đẩy, chưa cố gắng trong học tập. Thể trạng của đa số học sinh trong nhà trường nhỏ bé hơn so với các trường lân cận. Vì vậy thành tích toàn trường nói chung chưa đạt kết quả cao đặc biệt là môn nhảy cao.
 2.2.5. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm:
 Để tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi cho kiểm tra thực trạng ban đầu cả hai lớp 9A và 9B nội dung nhảy cao kiểu bước qua. Qua quá trình kiểm tra tôi thu được kết quả như sau.
 Bảng 1. Thực trạng ban đầu
 Lớp 9A (tổng số học sinh: 37)
TT
Họ và tên ( Nữ )
T/ Tích
TT
Họ và tên ( Nam )
T/ Tích
1
Nguyễn Vân Anh
0,90m
1
Trần Tiến Anh
1,00m
2
Tạ Quỳnh Anh
1,00m
2
Lường Đức Duy
1,10m
3
Đào Thị Chuyên
1,05m
3
Nguyễn Việt Dũng
1,05m
4
Lê Thu Hà
0,95m
4
Đinh Văn Đức
1,15m
5
Lường Thị Hảo
1,00m
5
Đoàn Quang Huy
1,15m
6
Cao Thị Hằng
1,15m
6
Nguyễn Trung Kiên
1,00m
7
Đoàn Thu Hằng
0,90m
7
Nguyễn Văn Lung
1,00m
8
Lường Thị Hưng
0,85m
8
Hoàng Ngọc Nam
1,15m
9
Đoàn Thị Hưng
1,10m
9
Mai Xuân Phương
1,10m
10
Hoàng Thị Hương
1,00m
10
Hoàng Văn Tôn
1,10m
11
Nguyễn Thị Huệ
1,00m
11
Lê Văn Tâm
1,15m
12
Hoàng Thị Huế
0,85m
12
Phạm Duy Thành
1,20m
13
Phạm Thị Huyền
0,95m
13
Đoàn Văn Tảo
0,95m
14
Hoàng Thị Lê
0,95m
14
Lê Ngọc Thanh
1,10m
15
Đoàn Thị Loan
1,00m
15
Hoàng Văn Thịnh
0,95m
16
Bùi Thị Ly
1,00m
16
Hà Huy Tuấn
1,00m
17
Nguyễn Thị Ly
0,95m
 =
1,10m
18
Trần Thị Quyên
1,10m
19
Nguyễn Thị Tâm
1,05m
20
Lường Thị Thương
1,00m
21
Đinh Thị Thảo
0,85m
 =
0,98m
 Lớp 9B (tổng số học sinh: 32)
TT
Họ và tên (Nam)
T/tích
TT
Họ và tên (Nữ)
T/tích
1
Trần Hải Dương
1,05m
1
Hoàng Thị Anh
1,00m
2
Lương Minh Điệp
1,15m
2
Bùi Thị Hiền
0,90m
3
Trương Việt Hoàng
1,00m
3
Hoàng Thị Hoa
0,95m
4
Trinh Văn Hùng
1,05m
4
Tào Thùy Linh
1,10m
5
Hoàng Minh Khánh
1,20m
5
Bùi Thị Ngọc
0,85m
6
Hà Văn Khương
1,15m
6
Hà Thị An
1,00m
7
Hà Văn Long
1,00m
7
Trương Thị Hà
1,10m
8
Lê Văn Nam
0,90m
8
Nguyễn Thị Hoa
1,00m
9
Nguyễn Minh Quý
0,95m
9
Mai Thùy Trang
0,95m
10
Phạm Hoàng Sơn
1,00m
10
Bùi Thị Ngân
0,80m
11
Trương Ngọc Thắng
0,95m
11
Lê Thị Lan
1,15m
12
Hoàng Xuân Tiến
1,10m
12
Bùi Thị Sương
1,05m
13
Trương Văn Toàn
1,10m
13
Phạm Thị Nhi
1,10m
14
Lương Anh Tuấn
1,20m
14
Trương Thị Phương
0,95m
15
Trần Văn Mạnh
1,20m
0,99m
16
Bùi Văn Thanh
1,00m
17
Hoàng Văn Tùng
1,10m
18
Hoàng Văn Tú
1,25m
 =
1,10m
 Qua kết quả kiểm tra thực trạng ban đầu cho thấy, thành tích nhảy cao của học sinh 2 lớp 9A và 9B là tương đương nhau, tuy nhiên thành tích của các em đạt được là tương đối thấp. Sức bật của chân giậm nhẩy là chưa nhanh và mạnh, Đặc biệt là lớp 9A số học sinh nữ thành tích đạt được của các em còn rất thấp, có em không chịu nhảy hoặc nhảy mấy lần mới qua ở mức xà thấp.
 2.3. Các biện pháp thực hiện nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua đối với học sinh lớp 9 Trường THCS Tân Lập, huyện Bá Thước
2.3.1. Lựa chọn một số trò chơi vận động phát triển sức mạnh chân trong dạy học nhảy cao.
Trò chơi 1. Bật xa tiếp sức [1]:
 Mục đich tác dụng:
Thông qua trò chơi để giáo dục sức mạnh chân, giáo dục tính tích cực, tinh thần đồng đội phối hợp nhịp nhàng.
Công tác chuẩn bị:
 Kẻ vạch xuất phát (XP), cách vạch XP 8m cắm 2 lá cờ làm chuẩn. Tập hợp lớp thành hai hàng dọc với số học sinh bằng nhau đứng sau vạch XP, thẳng hướng với cờ. Mỗi đội em số 1 (đứng trên cùng) cầm một quả bóng.
Phương pháp tiến hành:
Hai em số 1 kẹp hai quả bóng vào đùi. Khi có lệnh, bật nhảy bằng hai chân từ vạch XP đến cờ, bật nhảy vòng qua cờ về vạch XP, đưa bóng cho người số 2. số 2 kẹp bóng vào giữa hai đùi và bật nhảy như người số 1, lần lượt như vậy cho đến hết. Đội nào xong trước, ít phạm quy, hàng ngũ ngay ngắn, đội đó thắng.
Các trường hợp vi phạm:
- Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn bật nhảy trước.
- Không bật xa mà chay.
- Khi để bóng rơi,lúc nhặt lên lại ăn bớt đường (rơi bóng chỗ nào, thì lúc nhặt bóng lên thì phải tiếp tục bật xa từ chỗ đó)
Trò chơi 2. Lò cò tiếp sức [2]
 Mục đich tác dụng:
Thông qua trò chơi để giáo dục sức mạnh chân trụ, giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết, tính đồng đội, ý thức tổ chức kỷ luật.
Công tác chuẩn bị:
Kẻ vạch xuất phát (XP), cách vạch XP 10m cắm 2 lá cờ làm chuẩn. Tập hợp lớp thành hai hàng dọc với số học sinh bằng nhau đứng sau vạch XP, thẳng hướng với cờ. Mỗi đội, em số 1(đứng trên cùng) cầm một khăn quàng.
Phương pháp tiến hành:
Hai em số 1 khi có lệnh bật nhảy bằng một chân từ vạch XP đến cờ (có thể đổi chân), bật nhảy vòng qua cờ về vạch XP, trao khăn quàng cho người số 2. Số 2 cầm khăn quàng rồi bật nhảy như số 1, lần lượt như vậy cho đến hết. Đội nào xong trước, ít phạm quy, đội đó thắng.
Các trường hợp vi phạm:
- Khi cò không được cả hai chân chạm đất, phải vòng qua cờ mới được vòng về.
- Không được xuất phát khi đồng đội chưa chạm tay vào người. Nếu vi phạm sẻ bị mất điểm,
Trò chơi 3. Nhảy vượt “rào” tiếp sức [2] :
 Mục đich tác dụng:
Thông qua trò chơi để giáo dục sức mạnh chân, khéo léo, nhanh nhẹn, giáo dục cho học sinh tinh tích cực, tính đồng đội.
Công tác chuẩn bị:
Kẻ vạch xuất phát ( XP), chia số học sinh trong lớp thành hai nhóm. Trong mỗi nhóm cử ra 6 – 10 em tiến về trước cách vạch XP 1m và lần lượt ngồi theo từng cặp, mặt quay vào nhau, một tay chống sau, tay kia đưa về trước cao ngang ngực sao cho đầu ngón tay chạm đầu ngón tay người đối diện với mình tạo thành một “rào”. Như vậy 6 – 10 em em sẽ tạo thành 3 – 5 “rào” . “Rào” nọ cách “rào” kia 1 – 2m, số học sinh của mỗi tổ tập hợp thành từng hàng dọc sau vạch xuất phát thẳng hướng vuông góc với “rào”. Số người của hai nhóm ngang nhau,nên phân đều tỉ lệ nam với nam, nữ với nữ.
Chú ý: có thể hạ thấp độ cao của tay làm rào cho phù hợp với thể lực học sinhcos thể thay rào bằng dây hoặc vật chứng ngại.
Phương pháp tiến hành:
Khi có lệnh, 2 em số 1 của 2 đội chạy về trước, bật nhảy bằng một chân qua lần lượt các “rào”, sau số quay ngược lại và cũng lần lượt bật nhảy qua các “rào”, rồi đưa tay chạm bạn số 2, đi vòng về tập hợp ở cuối hàng. Số 2 sau khi chạm tay số 1 cũng lần lượt thực hiện như số 1 và trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến hết, đội nào song trước, ít phạm quy là thắng cuộc.
Các trường hợp vi phạm:
- Xuất phát trước lệnh hoặc khi chưa cham tay bạn trước mình.
- Không nhảy qua rào mà chạy né sang bên cạnh.
Chú ý: Có thể nhảy một chân hoặc hai chân qua rào khi chạn “rào” vẫn được chơi bình thường, nhắc học sinh không được nâng “rào” khi bạn nhảy.
Trò chơi 4. Nhảy vào vòng tròn tiếp sức [2]:
 Mục đich tác dụng:
Thông qua trò chơi để giáo dục sức mạnh, sức bật của chân, sự khéo léo chính xác, giáo dục cho học sinh tinh tích cực, tính đồng đội.
Công tác chuẩn bị:
 Kẻ vạch xuất phát ( XP ), cách vạch XP 1m, kẻ 4 dãy vòng tròn, mỗi vòng tròn có đường kính 0,4m, tâm vòng tròn này cách tâm vòng tròn kia 1m. Các dãy vòng tròn cách nhau 1,5m. Tập hợp lớp thành hai hàng dọc với số học sinh bằng nhau đứng sau vạch XP, thẳng hướng với các dãy vòng tròn đó chuẩn bị.
Phương pháp tiến hành:
 Khi có lệnh, 2 em số 1 của 2 đội bật nhảy bằng hai 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_mot_so_tro_choi_van_dong_trong_giang_day_nham_n.doc