SKKN Nghiên cứu một số bài tập duy trì sức bền tốc độ trong chạy cự ly ngắn đối với học sinh lớp 9

SKKN Nghiên cứu một số bài tập duy trì sức bền tốc độ trong chạy cự ly ngắn đối với học sinh lớp 9

Cùng với xu thế hội nhập và phát triển của xã hội. Việt Nam ta đang tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì song song với sự phát triển đó, thể dục thể thao ngày càng được đổi mới và phát triển theo. Sự đổi mới và phát triển này làm cho chất lượng giáo dục thể chất được nâng lên, đòi hỏi các nhà nghiên cứu các nhà chuyên môn và giáo viên giảng dạy bộ môn thể dục thể thao phải có những phương pháp nghiên cứu, phương pháp giảng dạy và áp dụng các bài tập mang tính khoa học phù hợp. Ở mỗi môn đều có những đặc trưng và những phương pháp luyện tập riêng. Vì vậy giáo viên phải hướng dẫn học sinh tập theo phương pháp riêng đó. Do đó mà bộ môn điền kinh cũng không nằm ngoài quy định. Bộ môn này cũng có những phương pháp và đặc trưng riêng.

Điền kinh là một môn học nằm trong hệ thống giáo dục thể chất, là bộ môn giảng dạy chính khóa trong trường trung học cơ sở. Là bộ môn dùng sức mạnh, sức nhanh của bản thân để thực hiện kỹ thuật. Để thực hiện được kỹ thuật và có thành tích cao đòi hỏi sự nổ lực rất lớn của thần kinh cơ bắp. Muốn đạt được thành tích cao đòi hỏi người tập phải có trình độ thể lực tốt nhất là sức nhanh, sức mạnh và đặc biệt là sức bền tốc độ .

 

docx 21 trang thuychi01 7966
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nghiên cứu một số bài tập duy trì sức bền tốc độ trong chạy cự ly ngắn đối với học sinh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BÀI TẬP DUY TRÌ
SỨC BỀN TỐC ĐỘ TRONG CHẠY CỰ LY NGẮN ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 9
	 	 Họ và tên: Tạ Thị Thu Huyền
	Chức vụ: Giáo viên	
 Đơn vị: Trường THCS Ái Thượng
	 Huyện Bá Thước - Thanh Hóa
	SKKN môn: Thể dục
THANH HÓA NĂM 2016
I- MỞ ĐẦU:
1- Lí do chọn đề tài .
Cùng với xu thế hội nhập và phát triển của xã hội. Việt Nam ta đang tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì song song với sự phát triển đó, thể dục thể thao ngày càng được đổi mới và phát triển theo. Sự đổi mới và phát triển này làm cho chất lượng giáo dục thể chất được nâng lên, đòi hỏi các nhà nghiên cứu các nhà chuyên môn và giáo viên giảng dạy bộ môn thể dục thể thao phải có những phương pháp nghiên cứu, phương pháp giảng dạy và áp dụng các bài tập mang tính khoa học phù hợp. Ở mỗi môn đều có những đặc trưng và những phương pháp luyện tập riêng. Vì vậy giáo viên phải hướng dẫn học sinh tập theo phương pháp riêng đó. Do đó mà bộ môn điền kinh cũng không nằm ngoài quy định. Bộ môn này cũng có những phương pháp và đặc trưng riêng.
Điền kinh là một môn học nằm trong hệ thống giáo dục thể chất, là bộ môn giảng dạy chính khóa trong trường trung học cơ sở. Là bộ môn dùng sức mạnh, sức nhanh của bản thân để thực hiện kỹ thuật. Để thực hiện được kỹ thuật và có thành tích cao đòi hỏi sự nổ lực rất lớn của thần kinh cơ bắp. Muốn đạt được thành tích cao đòi hỏi người tập phải có trình độ thể lực tốt nhất là sức nhanh, sức mạnh và đặc biệt là sức bền tốc độ .
Qua thời gian 20 năm giảng dạy tại trường THCS Ái Thượng ,tôi đã phát hiện ra trong khi tập luyện cũng như thi đấu thấy các em tới khi gần về đích bị tụt hơi ,bước chạy không sải dài đuối sức ,thân người ngửa về sau ,xuất phát từ mục tiêu trên với cương vị là một giáo viên chuyên trách bộ môn thể dục tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm làm sao để nâng cao được thể lực ,duy trì sức bền tốc độ cho các em .Vì vậy tôi đã chọn đề tài này với mong muốn đóng góp một phần kinh nghiệm của bản thân ,để thế hệ học sinh trung học cơ sở bước vào trường trung học phổ thông có một hành trang tốt về mặt thể lực đóng góp được nhiều hơn cho đất nước ,nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay .
 2- Mục đích nghiên cứu:
Khác với các môn học khác chạy là một hoạt động có chu kỳ, vì vậy những yêu cầu của môn học là dụng cụ sân bãi tập luyện, thì việc nắm vững thể lực mới tốt. Kỹ thuật chạy ngắn gồm có 4 giai đoạn: Xuất phát, chạy lao, chạy giữa quãng, về đích. Ở mỗi giai đoạn phải có vai trò nhất định ảnh hưởng tới thành tích. Tuy nhiên vẫn đề tôi cần giải quyết là duy trì sức bền tốc độ trong quá trình chạy. Vì vậy để thực hiện nhiệm vụ này yêu cầu học sinh phải nắm vững được kỹ thuật đồng thời phải kết hợp những bài tập phát triển chung, những bài tập nâng cao thể lực và một số bài tập bổ trợ, những trò chơi. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện kỹ thuật (mặc dù nắm được kỹ thuật tương đối tốt) nhưng trình độ thể lực của các em rất yếu, hầu hết các em không thực hiện hết đoạn đường chạy, chỉ chạy được nửa đoạn đường là tốc độ bị giảm. Thực tế đã được kiểm nghiệm trong quá trình giảng dạy của tôi. Vì vậy tôi khẳng định, ngoài việc nắm vững kỹ thuật ra thì vấn đề thể lực, sự phối hợp giữa các giai đoạn cũng hết sức quan trọng cho nên vấn đề thể lực và sự phối hợp giữa các giai đoạn trong quá trình thể hiện cần được khắc phục ngay. Cần phải có những phương pháp tập luyện và các bài tập bổ trợ để nâng cao thể lực cho các em. Do cuối giai đoạn chạy ngắn các em không phát huy được tốc độ cao .Để giúp các em học tốt hơn môn chạy ngắn và đạt thành tích cao trong quá trình thi đấu, tôi đã đưa ra một số bài tập bổ trợ, trò chơi nhằm nâng cao trình độ thể lực cho các em. Sáng kiến của tôi có nội dung “Nghiên cứu một số bài tập nhằm duy trì sức bền tốc độ trong chạy cự ly ngắn đối với học sinh lớp 9”.
3- Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu một số bài tập duy trì sức bền tốc độ nhằm nâng cao thành tích trong chạy cự ly ngắn cho 60 em học sinh lớp 9 trường THCS Ái Thượng , năm học 2014 -2015 học trong thời gian 15 tuần, giúp học sinh phát huy tốt nhất sức bền tốc độ để tập luyện và thi đấu đạt kết quả cao nhất .
4- Phương pháp nghiên cứu :
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng những phương pháp sau :
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết .
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế .
- Phương pháp kiểm tra đánh giá thành tích học sinh.
- Phương pháp thống kê sử lý số liệu .
- Phương pháp so sánh . 
- Phương pháp thi đấu .
II- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1-Cơ sở lý luận của đề tài
Năng lực tố chất bao gồm các yếu tố vận động sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo và khả năng phối hợp vận động. Kỹ năng vận động trong việc thực hiện các bài tập, một số trò chơi nhằm nâng cao thể lực cho học sinh.
Nhiệm vụ phát triển các năng lực thể chất được tiến hành trên cơ sở hiệu quả của đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS. Lứa tuổi học sinh lớp 9 khả năng phối hợp vận động của các em đạt gần tới mức hoàn thiện sử dụng sức mạnh, sức bền ... để phát triển tốc độ. Chính vì vậy việc sử dụng các bài tập có lượng vận động, cường độ vận động tương đối cao và tăng thời gian hoạt động là rất quan trọng trong việc giáo dục các tố chất thể lực.
Nhằm tìm hiểu cơ sở thực tiễn, chọn lựa hệ thống các biện pháp và các bài tập và một số trò chơi duy trì sức bền tốc độ trong giảng dạy kỹ thuật chạy cự ly ngắn đối với học sinh lớp 9 trường THCS Ái Thượng mà tôi đã áp dụng dưới đây:
2-Thực trạng của vấn đề
 -Thuận lợi :
+ Nhà trường có sân bãi rộng ,cơ sở vật chất đảm bảo an toàn để các em tập luyện .
+ Học sinh yêu thích học môn thể dục ,thích tập luyện và tìm tòi cái mới .
+ Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường và sự hỗ trợ động viên của tổ chuyên môn thúc đẩy phong trào TDTT nhà trường ngang tầm với các trường trong huyện .
 -Khó khăn :
+ Cơ sở vật chất đang còn thiếu nhiều .
+ Trình độ thể lực của các em không đồng đều ,có những em rất yếu do cuộc sống gia đình còn nhiều hộ nghèo dẫn tới không có điều kiện để rèn luyện và chăm sóc sức khỏe ,thể lực các em yếu hơn so với học sinh vùng đô thị ,nên các em không thực hiện được hết nhiệm vụ tiết học mà giáo viên đưa ra.
 Kết quả kiểm tra 60 em.
Với học sinh nam chạy 60m (30 học sinh):
Thành tích
9-10s
11-12s
12-13s
Số học sinh
4
16
10
Tỷ lệ %
13,3%
53,3%
33,4%
 Với học sinh nữ chạy 60m (30 học sinh):
Thành tích
9-10s
11-12s
12-13s
Số học sinh
5
12
13
Tỷ lệ %
16,7%
40%
43,3%
Qua kết quả trên đây tôi nhận thấy rằng trình độ thể lực của các em còn thấp. Vì thế tôi đã lựa chọn và đưa ra các giải pháp bao gồm hệ thống bài tập và trò chơi thể lực nhằm nâng cao trình độ thể lực và thành tích của các em.
3-Các giải pháp và tổ chức thực hiện
-Hệ thống các bài tập 
 * Một số bài tập nhằm duy trì sức bền tốc độ
Bài tập 1: Chạy tăng tốc độ 30m-35m:
Bài tập này tôi áp dụng vào 2 giáo án đầu (Tuần 4 và tuần 25).
Cho học sinh thực hiện đoạn đường chạy 30m-35m.
Những bước đầu chạy bình thường sau đó chạy nhanh dần ở cuối cự ly, bài tập này được lặp đi lặp lại nhiều lần, thời gian nghỉ giữa mỗi lần là 3-4 phút. Vạch giới hạn và vạch đích có cắm mốc cờ.
Yêu cầu: Độ ngả thân người, chạy bằng 2 nửa bàn chân trên mu bàn chân thẳng hướng đường chạy, chú ý động tác đánh tay.
Bài tập này có tác dụng phát triển sức nhanh, sức mạnh và duy trì sức bền tốc độ.
Bài tập 2: Chạy trên đường thẳng có vạch mốc để nâng cao độ dài và tần số bước chạy.
Bài tập này tôi áp dụng vào hai giáo án tiếp theo. Hai giáo án đầu tôi vẫn tiếp tục cho học sinh thực hiện và thực hiện tiếp hai giáo án tuần sau.
Bài tập này tôi cho học sinh thực hiện trên đoạn đường thẳng 40-50m.
Chạy nhanh dần ở những bước cuối, bước chạy dài, nâng dần độ dài bước chạy. Bài tập này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình thực hiện, thời gian nghỉ giữa mỗi lần từ 2-3 phút.
Yêu cầu: Chạy nhanh, bước chạy dài nhưng không được giẫm chân lên vạch, tần số mỗi bước cự ly cách nhau từ 0,8-1m.
Bài tập này có tác dụng định hình kỹ thuật chạy, phát triển độ dài và tần số bước chạy.
Bài tập 3: Chạy với tốc độ cao 40-60m.
Bài tập này tôi áp dụng vào hai giáo án cuối cùng.
Với bài tập này học sinh thực hiện liên tục, lặp đi lặp lại nhiều lần. Chạy nhanh hết sức, thời gian nghỉ mỗi lần từ 3-4 phút. Cho 3 học sinh thực hiện một lần xuất phát cao. Học sinh không được giảm tốc độ khi qua đích. Giáo viên đứng ở cuối đường chạy để bấm giờ.
Bài tập này có tác dụng phát triển tốc độ giúp gây hứng thú cho học sinh luyện tập.
* Các bài tập thể lực:
Bài tập 1: Chạy bước nhỏ.
Bài tập này được áp dụng cùng với các giáo án luyện tập.
 Dạy cách miết đầu bàn chân và xây dựng cảm giác đặt chân chống trước trong khi chạy.
Yêu cầu: Cổ chân linh hoạt, trọng tâm cao, thân trên thả lỏng tiếp xúc với đất bằng nửa bàn chân trên rồi xuống cả bàn chân và có độ miết. Khi di chuyển gối không nhấc cao, bước ngắn, cho học sinh tập tại chỗ khi tập thuần thục cho di chuyển theo đội hình hàng dọc với cự ly 20-25m và tăng dần độ dài bước và chuyển thành chạy.
Bài tập 2: Chạy nâng cao đùi:
Xây dựng cảm giác nâng cao đùi trong khi chạy và tăng độ linh hoạt của thần kinh. Đùi nâng cao vuông góc với thân người, cẳng chân thả lỏng, thân người thẳng cao, tần số thực hiên động tác nhanh.
Đếm bước trong vòng 8-10s, xem học sinh thực hiện được bao nhiêu so với những học sinh học được tập luyện các bài tập áp dụng.
Tiếp xúc đất bằng nửa bàn chân, gốc thẳng (trọng tâm cao). Học sinh đứng tại chỗ thực hiện chia 3 tổ, mỗi tổ từ 8-10s , thời gian nghỉ giữa mỗi tổ là 2-3 phút.
Cho học sinh tập động tác (bài tập 2) có tác dụng lớn tạo nên sự linh hoạt của các nhóm cơ tham gia vận động như cơ mông, cơ nhị đầu đùi, cơ tứ đầu đùi.
Bài tập 3: Chạy gót chạm mông.
Bài tập này áp dụng vào đồng thời cùng các giáo án trong quá trình giảng dạy.
Tăng dần số bước, xây dựng cảm giác thả lỏng chân khi lăng sau, phát triển cơ nhị đầu đùi.
Học sinh thực hiện nhanh, tiếp xúc đất bằng hai nửa bàn chân trên, gót chân lăng cao chạm mông, người hơi đổ về phía trước.
Đứng tại chỗ thực hiện sau đó cho di chuyển. Tập 3 tổ, mỗi tổ cách nhau 3-4 phút, mỗi tổ thực hiện 3 lần.
Bài tập 4: Bắt buộc đổi chân tại chỗ.
 Tăng lực đạp sau, tăng thể lực cho cơ thể.
 Phát triển sức mạnh, bền trong quá trình chạy.
Chuẩn bị:
Bục cao 1,0-1,2m, cho học sinh đứng chân trước chân sau, cách bục
khoảng 0,5m chân trước đặt lên bục thực hiện nhảy đổi chân liên tục với tốc độ nhanh dần.
Yêu cầu: Học sinh thực hiện đầy đủ nghiêm túc đúng khối lượng giáo viên đưa ra.
Bài tập này chia ra làm 4 tổ, mỗi tổ thực hiện 3 lần, thời gian nghỉ giữa mỗi lần 3-4 phút. Tập với tốc độ tăng dần.
* Một số trò chơi bổ trợ
+Trò chơi 1: Chạy tiếp sức.
- Mục đích:
- Giáo dục và bồi dưỡng cho các em phát triển tính nhanh nhẹn và khéo léo.
- Giáo dục cho các em tính kỷ luật cao và tinh thần tập thể.
- Xây dựng cho các em một số kỹ năng và tinh thần thái độ học tập.
- Chuẩn bị:
Trò chơi được tiến hành trên sân trường. các em tham gia chia làm 2 đội với số người bằng nhau (số nam và số nữ trong hàng phải đều nhau) hàng nọ cách hàng kia 3m đứng sau vạch xuất phát đoạn đường chơi là 20m.
- Cách chơi:
 Khi có lệnh người đầu hàng của hai đội chạy nhanh đến vạch giới hạn sau đó quay lại đập vào tay người thứ 2, người thứ 2 tiếp tục chạy và chạy quay lại đập vào tay người thứ 3, cứ như vậy cho đến hết hàng. Hàng nào hết người trước thì hàng đó thắng.
Lưu ý: Người tiếp theo phải đứng theo vạch xuất phát, khi bạn quay về đập tay vào tay mình mới được chạy, không được chạy trước, hàng nào bị phạm quy nhiều coi như thua. Hàng thắng được các bạn cõng 1 vòng quanh lớp.
 +Trò chơi 2: Dẫn bóng tiếp sức.
- Mục đích :
 Bồi dưỡng cho các em phát triển tác phong nhanh nhẹn, sự khéo léo, tinh thần đồng đội, đồng thời xây dựng cho các em một số kỹ năng và phối hợp động tác.
- Chuẩn bị:
Trò chơi được tiến hành trên sân trường, các em tham gia chia làm hai đội, số người bằng nhau, đứng thành hàng sau vạch xuất phát, đội nọ cách đội kia 3m.Trước vạch xuất phát 5m đều đặt các mốc – 4. Vật làm chuẩn là gặch hoặc dép. Hai quả bóng chuyền cho 2 đội.
- Cách chơi: 
Khi có lệnh người điều khiển em đầu hàng thứ nhất dùng tay lăn bóng đến vật chuẩn thứ nhất sau đó tiếp tục lăn qua các vật chuẩn còn lại và tiếp tục dẫn bóng về tới vạch xuất phát, khi về tới nơi phải cầm bóng lên tay trao cho người tiếp theo, cứ như vậy thực hiện như người đầu tiên cho đến hết hàng, hàng nào hết người trước hàng đó thắng.
Yêu cầu: 
- Khi nhận bóng không được vượt qua vạch giới hạn.
- Khi dẫn bóng không được chạm các vật chuẩn. Hàng thua phải chạy 1 vòng sân.
 +Trò chơi 3: Cắm cờ chiến thắng.
Mục đích:
Bồi dưỡng cho các em tác phong nhanh nhẹn sự khéo léo, tinh thần đồng đội.
Giáo dục cho các em ý thức tổ chức kỹ luật cao trong khi chơi.
Xây dựng cho các em một số kỹ năng và phối hợp động tác.
Chuẩn bị:
Trò chơi được tiến hành ngay trên sân trường. Các em tham gia chia làm 2 đội, số người ở mỗi đội bằng nhau (số nam và nữ). Hai người chia làm 4 hàng - 2 hàng một đội đứng đối diện nhau. Đội nọ cách đội kia 3m. Giữa là đặt cột mốc (mỗi đội một mốc) đứng trước vạch xuất phát.
Cách chơi:
Khi có lệnh của người điều khiển, bạn đầu hàng cầm cờ chạy sang trao vào tay người đầu hàng bên kia của đội mình. Cứ như vậy trao cờ cho nhau đến người cuối cùng. Người cuối cùng nhận được cờ nhanh chóng cầm cờ lên cắm vào mốc.
Yêu cầu: 
Cờ phải trao tận tay cho bạn tiếp theo, đứng sau vạch xuất phát.
Hàng nào cắm được cờ trước đội đó thắng.
- Các bài tập thể lực và trò chơi bổ trợ tôi đã áp dụng vào các tiết dạy theo phân phối chương trình nhằm phát huy sức bền tốc độ cho HS lớp 9 . Áp dụng vào một tiết dạy cụ thể như sau:
 - Tiết 4 Tôi dạy đủ đúng như phân phối chương trình quy định .Nếu có trò chơi rồi thì tôi thêm một số bài tập bổ trợ nhằm duy trì sức bền tốc độ vào phần chạy ngắn .Còn các tiết khác chưa có trò chơi tôi lại thêm vào các trò chơi bổ trợ vào phần chạy ngắn để tăng sự hưng phấn và nâng cao sức bền tốc độ cho học sinh . 
GIÁO ÁN: Tiết 4
Tên bài :
- Chạy ngắn: Ôn trò chơi “Chạy đuổi ” Ngồi mặt hướng chạy- xuất phát ;Tư thế sẵn sàng - xuất phát.Tập luyện một số bài tập nhằm duy trì sức bền tốc độ 
- Bài TD:Học từ nhịp 1-10 ( Bài TD phát triển chung nam, nữ riêng )
- Chạy bền: Luyện tập chạy bền, giới thiệu hiện tượng "Chuột rút " và cách khắc phục.
I- MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức.
- Học bài TD từ nhịp 1-10,Ôn trò chơi “Chạy đuổi ” Ngồi mặt hướng chạy- xuất phát ; Tư thế sẵn sàng - xuất phát. Luyện tập chạy bền, giới thiệu hiện tượng "Chuột rút " và cách khắc phục.
2. Kỹ năng.
- Thực hiện được cơ bản đúng bài TD
- Nắm và thực hiện được trò chơi động tác bổ trợ chạy ngắn, kỹ thuật cơ bản, biết được hiện tượng “Chuột rút” và cách khắc phục.
3.Thái độ.
- Học sinh có ý thức tự giác, nghiêm túc trong tập luyện.
II- ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN:
- Sân thể dục, còi , 
III- HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức tập luyện
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Nhận lớp: 
- GV nhận lớp kiểm tra sĩ số HS.
- Phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
2. Khởi động:.
- Xoay các khớp: Cổ tay, cổ chân hông, vai, gối.
- Chạy bước nhỏ .
- Chạy nâng cao đùi .
- Chạy gót chạm mông .
3-5’
2 x 8N
2l
 ĐH nhận lớp
x x x x x x x
x x x x x x x
▲GV
- Lớp trưởng chấn chỉnh hàng ngũ báo cáo sĩ số với GV. 
- GV phổ biến ngắn gọn.
-Lớp trưởng điều khiển lớp khởi động.
 ĐH
 x x x x x x x
 x x x x x x x 
▲GV
B. PHẦN CƠ BẢN.
1. Bài TD: Học từ nhịp 1-10
( Nam riêng ,nữ riêng).
2. Chạy ngắn:
+ Ôn trò chơi “Chạy đuổi ”
-Ngồi mặt hướng chạy xuất phát.
-Tư thế sẵn sàng - xuất phát.
+ Học một số bài tập nhằm duy trì sức bền tốc độ .
-Chạy tăng tốc độ 30-35m.
-Chạy tốc độ cao 40-60m.
- Chạy trên đường thẳng có vạch mốc để nâng cao độ dài và tần số bước chạy .
*Chú ý : Thực hiện KT di chuyển với tốc độ nhanh dần .
3. Chạy bền:
- Giới thiệu hiện tượng chuật rút và cách khắc phục.
“ Chuột rút “là hiện tượng thường gặp trong tập luyện TDTT , do cơ co quá mức không duỗi ra được. “ Chuột rút thường xuất hiện ở các cơ sau cẳng chân, bàn chân và cơ bụng.Để hạn chế hiện tượng này, cần khởi động kỹ và trong khi tập không nên nghỉ giữa các lần tập quá lâu làm cho cơ thể gần như về trạng thái bình thường, rồi mới tập tiếp. Khi bị chuột rút, cần xoa bóp, day, ấn tay vào chỗ bị chuột rút.HS có hiểu biết về huyệt, có thể bấm vào các huyệt.
 - Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên Nam 4 vòng sân.Nữ 3 vòng sân.
33-35’
 7-8’
17-19’
2-3l
2-3l
2-3l
 5-8’
1l
 1l
- GV giảng giải kỹ thuật kết hợp làm mẫu động tác 1 - 2 lần sau đó hô nhịp ,HS cùng thực hiện.
- GV hướng dẫn cho nam trước nữ sau . Chia nhóm HS ôn tập.
- HS tập luyện tích cực, chú ý về tư thế của động tác.
 ĐH
 x x x x x
 x x x x x (X)
 x x x x x
- GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi.HS thực hiện chơi.
-GV làm mẫu các tư thế XP.
-Lớp trưởng điều hành thực hiện các KT xuất phát .
-GV quan sát và sửa sai cho HS.
 ĐH
 x x x x x->
 x x x x x->
 LT
- GV nhắc lại kỹ thuật động tác kết hợp làm mẫu các động tác bổ trợ để HS nắm vững .
- HS thực hiện, GV quan sát sửa sai cho HS.
 ĐH
x x x x x x
 x x x x x x
 x
x 
x 
x
 ▲GV
- GV giới thiệu hiện tượng chuột rút và cách khắc phục.
- HS thưc hiện chạy theo tốp 7 HS (Nam riêng ,nữ riêng )
GV quan sát và sửa sai cho HS.
C. PHẦN KẾT THÚC.
1. Thả lỏng: Một số động tác làm thư duỗi cơ bắp.
2. Nhận xét: Kết quả tập luyện, ý thức học tập của HS.
- Giao bài tập về nhà:
Ôn + Chạy với tốc độ cao 40-60m.
 + Chạy tăng tốc độ 30-35m.
 + Ôn bài thể dục liên hoàn .
 2-3’
3-4l
- HS thả lỏng tích cực.
- GV nhận xét ngắn gọn.
 ĐH
x x x x x x x 
x x x x x x x 
▲GV
*Kiểm nghiệm: 
Qua quá trình thực hiện áp dụng hệ thống các bài tập đối với học sinh lớp 9 ở trường phổ thông trong quá trình giảng dạy tôi thu được kết quả như sau:
Tôi lấy 20 học sinh cả nam lẫn nữ ở hai lớp khác nhau sau đó cho 10 em tập luyện theo hệ thống các bài tập áp dụng còn lại 10 em luyện tập theo chương trình bình thường sau đó lấy kết quả để đối chứng.
Học sinh lớp 9A: Được tập luyện theo hệ thống các bài tập áp dụng và các trò chơi bổ trợ. 
Tôi cho học sinh thực hiện đoạn đường chạy là: 
Nam 60 m .
Nữ 60 m và thu được kết quả như sau ;
Họ và tên
Thành tích ban đầu
Thành tích sau tập luyện
9-10s
11-12s
13-14s
9-10s
11-12s
 13-14s
Vi Văn Hoàng
x
x
TrươngThị Ánh
x
x
Phạm Thị Tâm
x
x
Hà Văn Huy
x
x
Bùi Thị Hà
x
x
Hà Văn Tài
x
x
Phạm Văn Tú
x
x
Bùi Văn Sang
x
x
Bùi Văn Toàn
x
x
Bùi Thị Mơ
x
x
Qua nhiều lần kiểm tra tôi thấy trình độ thể lực của các em đã được nâng lên, thành tích học tập của các em đã khá hơn nhiều so với trước khi tôi đưa hệ thống các bài tập áp dụng vào thực hiện trong tiết học .
 Học sinh lớp 9B: Tập luyện bình thường theo chương trình.
Ở đối tượng này tôi cũng cho các em thực hiện với đoạn đường chạy 60m đối với nam và 60m đối với nữ và cũng thu được bảng kết quả sau đây:
Họ và tên
Thành tích ban đầu
Thành tích sau tập luyện
 9-10s
11-12s
13-14s
 9-10s
 11-12s
13-14s
Bùi Thị Huyền
x
x
Bùi Thị Nhung
x
x
Hà Thị Trang
x
x
Trương Thị Liên
x
x
Phạm Thị Linh
x
x
Hà Văn Hoài
x
x
Phạm Văn Đồng
 x
x
Hà Văn Minh
x
x
Hà Văn Đạt
 x
x
Hà Văn Mạnh
 x
x
 Qua sự theo dõi và qua kết quả kiểm tra tôi nhận thấy rằng đối với các em ở lớp không được tập luyện hệ thống bài tập áp dụng thì thành tích của các em không được tăng, hầu như giữ nguyên thành tích. Nhất là đối với các em học sinh nữ thành tích của các em thấp, có những em không thực hiện được đoạn đường chạy. Bước chạy không dứt khoát, tay đánh không đều. Còn đối với các em học sinh nam, các em đều thực hiện ở mức độ trung bình, các em chạy đến gần đích tốc độ bị giảm do thể lực yếu không duy trì được (khả năng duy trùy sức bền tốc độ của các em rất yếu) mặc dù đầu đoạn đường các em chạy rất nhanh.
 4- Kết quả đạt được
 - Thành tích của nam:
Thành tích
9 -10s
11-12s
13-14s
Số học sinh
12
16
2
Tỷ lệ %
36,6%
53,3%
10,1%
 -Thành tích

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nghien_cuu_mot_so_bai_tap_duy_tri_suc_ben_toc_do_trong.docx