SKKN Sử dụng một số kiến thức hóa học hữu cơ để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 9 ở trường THCS Thiệu Vận, Thiệu Hóa

SKKN Sử dụng một số kiến thức hóa học hữu cơ để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 9 ở trường THCS Thiệu Vận, Thiệu Hóa

 Cùng với các môn học khác trong nhà trường môn Hóa học có vai trò rất quan trọng bởi vì hóa học hiện diện khắp nơi trong cuộc sống. Nó có mặt xung quanhchúng ta trong những hiện tượng thực tiễn hàng ngày. Với ngành giáo dục hiện nay chúng ta đang dạy học theo hướng tích hợp liên môn, dạy học sinh dùng kiến thức đã học giải quyết các vấn đề thực tiễn.

 Là một giáo viên giảng dạy môn hóa học chắc hẵn ai cũng hiểu môn hóa học là một môn mới và khó đối với học sinh bậc THCS. Số tiết trong chương trình còn ít song yêu cầu lượng kiến thức lại nhiều và rộng . Hiệu quả giảng dạy chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục, trong giảng dạy đang còn lạm dụng nhiều phép tính phức tạp mà ít quan tâm đến kiến thức, kỹ năng thực tiễn nên rất nhiều kiến thức các em phải ghi nhớ thụ động, nhiều khái niệm mới trừu tượng, khó hiểu đặc biệt phần hoá hữu ở lớp 9. Do đó, giáo viên cần tìm ra phương pháp dạy học gây được hứng thú học tập bộ môn giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gượng ép là điều cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc. Khi học sinh có hứng thú, niềm say mê với môn hóa sẽ giúp học sinh phát huy được năng lực tư duy, khả năng tự học và óc sáng tạo. Có câu nói:’’Nếu không khêu gợi được hứng thú cho học sinh thì cũng như búa thợ rèn đập trên sắt nguội mà thôi”. Đó chính là cái khó cho người học và cũng là nội dung mà mỗi giáo viên dạy hóa phải trăn trở tìm tòi biên soạn nội dung giảng dạy ở mỗi tiết trên lớp sao cho có hiệu quả nhất .

 

doc 18 trang thuychi01 23413
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng một số kiến thức hóa học hữu cơ để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 9 ở trường THCS Thiệu Vận, Thiệu Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang 
1.
MỞ ĐẦU
1
1.1.
Lí do chọn đề tài.
1
1.2.
Mục đích nghiên cứu.
1
1.3.
Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4.
Phương pháp nghiên cứu.
2
2.
NỘI DUNG
3
2.1.
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2.
Thực trạng vấn đề nghiên cứu 
4
2.3.
Các giải pháp thực hiện
5
2.3.1.
Các cách đưa câu hỏi để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn liên quan đến bài học
5
2.3.2.
Các biện pháp thực hiện thông qua một số câu hỏi giải thích các hiện tượng trong thực tiễn có thể áp dụng để dạy phần hữu cơ hoá học lớp 9
8
2.4.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
13
3.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
15
3.1.
- Kết luận.
15
3.2.
- Kiến nghị.
16
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
 Cùng với các môn học khác trong nhà trường môn Hóa học có vai trò rất quan trọng bởi vì hóa học hiện diện khắp nơi trong cuộc sống. Nó có mặt xung quanhchúng ta trong những hiện tượng thực tiễn hàng ngày. Với ngành giáo dục hiện nay chúng ta đang dạy học theo hướng tích hợp liên môn, dạy học sinh dùng kiến thức đã học giải quyết các vấn đề thực tiễn.
 Là một giáo viên giảng dạy môn hóa học chắc hẵn ai cũng hiểu môn hóa học là một môn mới và khó đối với học sinh bậc THCS. Số tiết trong chương trình còn ít song yêu cầu lượng kiến thức lại nhiều và rộng . Hiệu quả giảng dạy chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục, trong giảng dạy đang còn lạm dụng nhiều phép tính phức tạp mà ít quan tâm đến kiến thức, kỹ năng thực tiễn nên rất nhiều kiến thức các em phải ghi nhớ thụ động, nhiều khái niệm mới trừu tượng, khó hiểu đặc biệt phần hoá hữu ở lớp 9. Do đó, giáo viên cần tìm ra phương pháp dạy học gây được hứng thú học tập bộ môn giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gượng ép là điều cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc. Khi học sinh có hứng thú, niềm say mê với môn hóa sẽ giúp học sinh phát huy được năng lực tư duy, khả năng tự học và óc sáng tạo. Có câu nói:’’Nếu không khêu gợi được hứng thú cho học sinh thì cũng như búa thợ rèn đập trên sắt nguội mà thôi”. Đó chính là cái khó cho người học và cũng là nội dung mà mỗi giáo viên dạy hóa phải trăn trở tìm tòi biên soạn nội dung giảng dạy ở mỗi tiết trên lớp sao cho có hiệu quả nhất .
	 Chính vì những lí do đó với mong muốn làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của người giáo viên trong giai đoạn hiện nay, mong góp phần nhỏ bé của mìnhvào sự nghiệp giáo dục nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và trường THCS Thiệu Vận nói riêng tôi đã đi nghiên cứu tài liệu và học hỏi các đồng nghiệp cùng với những kinh nghiệm rút ra từ những năm giảng dạy hoá học ở trường THCS, tôi đã lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng một số kiến thức hóa học hữu cơ để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 9 ở trường THCS Thiệu Vận, Thiệu Hóa”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Khi nghiên cứu đề tài này bản thân muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình nhằm mục đích giúp giáo viên có những phương pháp hiệu quả trong việc tổ chức một tiết học hóa không nhàm chán cho học sinh. Học sinh hứng thú trong tiết học, biết huy động kiến thức về nhiều mặt: phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức, có kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thấy được hoá học có tác dụng trong đời sống hàng ngày như thế nào từ đó các em yêu thích và say mê nghiên cứu khoa học để vận dụng vào thực tiễn .
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Trong khuôn khổ của một sáng kiến, đối tượng tôi lựa chọn để nghiên cứu là:
 - Sử dụng một số kiến thức hóa học hữu để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 9 ở trường THCS Thiệu Vận,Thiệu Hóa.
 - Đối tượng áp dụng đề tài:Học sinh lớp 9 Trường THCS Thiệu Vận
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 	Để thực hiện đề tài bản thân tôi đã sử dụng các phương pháp sau : phân tích lí thuyết, điều tra cơ bản,tổng kết kinh nghiệm sư phạm và sử dụng một số phương pháp thống kê toán học trong việc phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm
 Phương pháp trao đổi kinh nghiệm: tiến hành trao đổi,học hỏi từ đồng nghiệp, các tích lũy qua việc dự giờ đồng nghiệp.
 Sưu tầm liệt kê các dạng bài tập thực tiễn áp dụng ở phần hữu cơ lớp 9.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm :
 Môn Hoá học giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí tuệ của học sinh. Mục đích của môn hóa học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh; nâng cao những tri thức, hiểu biết về thế giới, về con người thông qua các bài học, các giờ thực hành...
 Học hoá để hiểu, để giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, sự chuyển hoá của các chất bằng các phương trình phản ứng hoá học.
 Học hoá để biết, là góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh thần của con người... 
 Học hoá để làm, là khởi nguồn, là cơ sở để sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người.
 Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo có viết "quán triệt nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn..." [1]. Trong dạy học Hoá học đã khẳng định "không có tri thức thì sẽ không có kỹ năng. Không có việc áp dụng tri thức sẽ không đạt được sự phát triển kỹ năng. Ngược lại nếu chỉ có tri thức mà không có kỹ năng, không biết áp dụng tri thức thì những kiến thức đó cũng trở thành vô dụng...” [2]. 
 Để đạt được mục đích của môn hoá học, ngoài việc phải tiếp thu đầy đủ những kiến thức từ trên lớp, từ sách giáo khoa, từ các thầy cô, học sinh còn tự mình sưu tầm và tìm hiểu những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống thường ngày. Vận dụng những kiến thức đã học được để giải thích những hiện tượng đó, nhờ vậy học sinh được củng cố kiến thức sâu sắc hơn. 
 Liên hệ thực tế là một biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh. Cái mới luôn là cái kích thích chúng ta tìm hiểu nhất. Việc liên hệ thực tế sẽ thúc đẩy học sinh học sinh tìm tòi khám phá trong học tập. Các kiến thức hóa học sẽ thu hút sự chú ý lắng nghe trong giờ học và ham thích học hỏi, tìm kiếm sách vở, rèn luyện kĩ năng sử dụng sách.Qua đó, các em sẽ thấy được những lý thú của các kiến thức đã học, tăng thêm lòng yêu thích môn hóa học.
 Hứng thú học tập là một trong những yếu tố quyết định kết quả học tập của học sinh. Học sinh có khả năng mà không có hứng thú thì cũng không đạt kết quả, giáo viên giỏi chuyên môn mà không có kỹ năng tạo hứng thú học tập cho học sinh thì chưa thành công. Kỹ năng tạo hứng thú là kỹ năng quan trọng nhất, mà để có được kỹ năng này thì đầu tiên người giáo viên phải có kiến thức sâu, rộng, phải luôn cung cấp cho học sinh lượng kiến thức: đủ, đúng, mới, thiết thực.
 Do đó, giáo viên phải chuẩn bị về mọi mặt để giúp học sinh sẵn sàng học tập, kích thích và duy trì hứng thú của học sinh đối với việc học Hóa học, truyền thụ những kiến thức hóa học gắn với thực tiễn sản xuất, sử dụng những phương pháp giảng dạy khác nhau, hướng dẫn học sinh tự học tập ở nhà và cách tiếp thu bài trên lớp, tổ chức cho học sinh rèn kĩ năng, kĩ xảo qua các thí nghiệm thực hành ,kĩ năng áp dụng kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên, cuộc sống hàng ngày mà tôi muốn nêu ở đây nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh .
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 
 Thực tế giảng dạy ở trường THCS Thiệu Vận cho thấy : Hóa học là môn học mà học sinh được tiếp cận muộn so với các môn học khác và là môn học có nhiều thí nghiệm nên ban đầu học sinh có vẻ hào hứng học môn học. Nhưng càng ngày lượng kiến thức phải ghi nhớ càng nhiều, lượng bài tập cũng tăng tương đối đáng kể nên rất dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận nên đã có nhiều học sinh không muốn học hoá ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hoá học dẫn đến nhiều học sinh coi hóa học là môn học khó. 
 Nhiều trường do thiết bị và hóa chất đã lâu chưa có điều kiện thay mới nên khi tiến hành thí nghiệm gặp nhiều khó khăn hoặc kết quả thường không chính xác, vì vậy giáo viên và học sinh đôi khi ít thực hiện. Do đó một lượng lớn kiến thức Hoá học của các em bị hổng.
 Để giải quyết được các hiện tượng trong thực tiễn liên quan đến hóa học thì các em phải nắm được bản chất của vấn đề của chất liên quan đến câu hỏi.
 Do đó việc đổi mới phương pháp dạy học ở bộ môn hoá để nâng cao chất lượng dạy- học ở trường THCS là vấn đề cấp thiết cần phải bàn đến nhiều và một trong những cách góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Hoá học 9 ở trường THCS Thiệu Vận đó là sử dụng các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học sẽ tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê, học sinh hiểu được vai trò ý nghĩa thực tiễn trong hoá học. 
 Khảo sát kết quả ban đầu bằng 2 phiếu học tập có câu hỏi về giải thích các hiện tượng thực tế ở học sinh khối 9 ở năm học 2016-2017
Lớp
Tổng số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9
47
2
4,2
7
14,9
28
59,6
9
19,1
1
2,2
	Nguyên nhân của thực trạng trên là:
a) Về phía học sinh:
 Các em chưa có định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. Trong quá trình giảng dạy tôi đã phát hiện ra rằng đa số học sinh còn tỏ ra, chưa hứng thú tham gia xây dựng bài. Nhiều học sinh tỏ ra lúng túng, không tìm ra cách xử lí, ngay cả những vấn đề tưởng chừng hết sức cơ bản trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, làm sao các em có thể yêu thích học bộ môn? 
 Hơn nữa hóa hữu cơ lại mới chỉ bắt đầu từ học kì 2 của lớp 9 nên việc tiếp nhận kiến thức mới còn bỡ ngỡ và vận dụng kiến thức để giải thích cho các hiện tượng hiệu quả rất nhiều học sinh còn lúng túng. 
 Vì vậy đòi hỏi các em cần phải chịu khó tìm tòi thì mới hình thành kỹ năng giải thành thạo được.
b) Về phía giáo viên: 
 Lượng kiến thức Hóa học rất nhiều mà số tiết lại ít nên phần lớn chỉ cho học sinh nắm được kiến thức lý thuyết là đã hết thời gian nên việc đưa ra các câu hỏi liên quan đến thực tiễn là không nhiều. Đặc biệt nếu không phân hóa rõ đối tượng học sinh cũng như phương pháp giảng dạy phù hợp, sẽ dẫn đến tình trạng học sinh chỉ chép cho đầy vở mà không biết gì.
	 Sau thời gian tìm hiểu và nắm bắt rõ hơn đối tượng HS, cũng như vị trí của dạng câu hỏi này trong dạy học bộ môn. Để góp phần làm đơn giản hoá các khó khăn tôi đã đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng một số kiến thức hóa học hữu để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 9 ở trường THCS Thiệu Vận,Thiệu Hóa”. Việc đưa ra các câu hỏi trong bài học phù hợp với trình độ, điều kiện và năng lực của học sinh trong năm học qua đã thu được kết quả nhất định. 
2.3. Các giải pháp thực hiện
 2.3.1.Các cách đưa câu hỏi để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn liên quan đến bài học:
 Để thực hiện được người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với từng đối tượng học sinh ở thành thị hay nông thôn, đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu, hình thành bài soạn theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà, đôi lúc phải khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục tiêu của bài dạy .
 Sử dụng một số kiến thức hóa học hữu để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 9 ở trường THCS Thiệu Vận,Thiệu Hóa bằng các cách:
 2.3.1.1.Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày thường thay cho lời giới thiệu bài giảng 
 Tiết dạy có gây sự chú ý của học sinh hay không nhờ vào người giáo viên rất nhiều. Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ cuốn hút được sự chú ý của học sinh trong tiết dạy.
 VD: Khi dạy học về bài Polime, giáo viên có thể mở bài như sau: 
 Vì sao“chảo không dính” khi chiên, rán thức ăn lại không bị dính chảo?[3]
 Giải thích: Nếu dùng chảo bằng gang, nhôm thường để chiên cá, trứng không khéo sẽ bị dính chảo. Nhưng nếu dùng chảo không dính thì thức ăn sẽ không dính chảo. Thực ra mặt trong của chảo không dính người ta có trải một lớp hợp chất cao phân tử. Đó là politetra floetylen được tôn vinh là “vua chất dẻo” thường gọi là “teflon”. Politetra floetilen chỉ chứa 2 nguyên tố C và F nên liên kết với nhau rất bền chắc. 
 Khi cho teflon vào axit vô cơ hay axit H2SO4 đậm đặc, nước cường thủy (hỗn hợp HCl và HNO3 đặc), vào dung dịch kiềm đun sôi thì teflon không hề biến chất. Dùng teflon tráng lên đáy chảo khi đun với nước sôi không hề xảy ra bất kì tác dụng nào. Các loại dầu ăn, muối, dấm, cũng không xảy ra hiện tượng gì. Cho dù không cho dầu mở mà trực tiếp ráng cá, trứng trong chảo thì cũng không xảy ra hiện tượng gì.
 Một điều chú ý là không nên đốt nóng chảo không trên bếp lửa vì teflon ở nhiệt độ trên 250oC là bắt đầu phân hủy và thoát ra chất độc. Khi rửa chảo không nên chà xát bằng các đồ vật cứng vì có thể gây tổn hại cho lớp chống dính.
 2.3.1.2. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày thường sau khi đã kết thúc bài học .
 Cách đưa này sẽ tạo cho học sinh tìm cách giải thích các hiện tượng ở nhà hay lúc gặp thực tế từ đó tạo cho các em có suy nghĩ ấp ủ câu hỏi vì sao có hiện tượng đó tạo điều kiện cho học những bài tiếp theo.
 VD : Khi học xong bài Tinh bột và xenlulozo giáo viên có thể đưa ra câu hỏi sau: 
 Ông bà ta xưa nay luôn nhắc nhỡ con cháu câu: “ Nhai kỹ no lâu”. Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt và no lâu ?[3]
 Giải thích: Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt:
 2.3.1.3. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày thường qua các PTHH cụ thể trong bài.
 Cách nêu này sẽ mang tính cập nhật làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải toả tính tò mò của học sinh mặc dù vấn đề được giải thích có tính chất rất phổ thông.
 VD: Trong quá trình dạy bài chất béo giáo viên có thể liên hệ 
 Vì sao “Dưa chua, cho mỡ, nấu nhừ thì ngon” ?[3]
 * Giải thích: 
 Dưa chua cung cấp môi trường axit xúc tác cho phản ứng thuỷ phân chất béo tạo ra glixerol là chất có vị ngọt:
	(RCOO)3C3H5 + 3H2O C3H5(OH)3 + 3RCOOH
 Cũng trong điều kiện đó các chất gluxit, protit có trong dưa cũng bị thuỷ phân tạo ra các chất đường và các amino axit đều có vị ngọt. Như vậy ta có được canh dưa không chua gắt mà chua ngọt, lượng mỡ bị giảm đi làm cho canh không quá béo.
 2.3.1.4. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày thường thông qua các bài tập tính toán 
 Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh trong khi làm bài tập lại lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích. Vì muốn giải được bài toán hoá đó học sinh phải hiểu được nôi dung kiến thức cần huy động, hiểu được bài toán yêu cầu gì? và giải quyết như thế nào?
VD: Khi dạy bài rượu etylic giáo viên có thể đưa ra bài tập tính toán sau:
 	Trên nhãn của các chai rượu đều ghi các số, thí dụ 450, 180, 120.[4]
	a,Hãy giải thích ý nghĩa của các con số trên.
	b,Tính số ml rượu etylic có trong 500ml rượu 450.
	c,Có thể pha được bao nhiêu ml rượu 250 từ 500 ml rượu 450. 
 2.3.1.5. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày thường thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, hoặc gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học.
 Hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học hoá 
 VD: Khi học xong bài “Tinh bột và xenlulôzơ”(Sách giáo khoa hoá học 9), Cường được biết “Iot là thuốc thử của hồ tinh bột”. Lúc nấu cơm, Cường đã chắt 1 ít nước cơm ra bát con, sau đó nhỏ vào đó vài giọt dung dịch iôt thì không thấy màu xanh lam xuất hiện như đã học. Cường để chiếc bát đó đến hôm sau để mang đến lớp hỏi cô giáo, nhưng trước khi đi học nhìn vào bát nước cơm lại thấy có màu xanh lam. Cường không hiểu tại sao? Em hãy giải thích giúp bạn Cường.[3]
 *Giải thích:
 Khi bát nước cơm còn nóng, iot không bị hấp thụ vào phân tử tinh bột nên không thấy màu xanh lam. Khi để nguội, iot bị hấp thụ trở lại làm dung dịch có màu xanh lam.
 2.3.1.6. Tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày thường ở địa phương, gia đình sau khi đã học bài giảng 
 Cách nêu vấn đề này có thể làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm hay những lúc bắt gặp hiện tượng, tình huống đó trong cuộc sống giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng hoá học vào đời sống thực tiễn. 
 VD: Để làm sạch nhựa quả dính vào dao khi cắt (ví dụ nhựa mít) người ta thường[3]
A. nhúng dao vào xăng hoặc dầu hoả.
B. nhúng dao vào nước xà phòng.
C. ngâm dao vào nước nóng.
D. ngâm dao vào nước muối.
*Đáp án : A
 2.3.2.Các biện pháp thực hiện thông qua một số câu hỏi giải thích các hiện tượng trong thực tiễn có thể áp dụng để dạy phần hữu cơ hoá học lớp 9:
 Để dạy tốt được một tiết hóa học hữu cơ giáo viên có thể dùng nhiều phương tiện, nhiều cách khác nhau như : dạy học tích hợp liên môn, bằng lời giải thích, thí nghiệm, hình ảnh , đoạn phim . Điều này phụ thuộc vào điều kiện ở mỗi trường, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể và phong cách dạy khác nhau để huy động tối đa .Vì hiệu quả giáo dục với nội dung đề tài này, có những kinh nghiệm có thể áp dụng cho người này nhưng có nhưng phong cách không thể áp dụng cho giáo viên khác được. nhưng đảm bảo được nội dung dạy học theo yêu cầu của chương trình.Trong thực tế có vô số câu hỏi liên quan đến kiến thức hóa học hữu cơ, nhưng trong sáng kiến này tôi chỉ xin đưa ra một số nhỏ câu hỏi để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn có thể áp dụng để dạy phần hữu cơ hoá 9
VD1: Vì sao có khí metan thoát ra từ ruộng lúa hoặc các ao (hồ)?[3]
Giải thích: Trong ruộng lúa, ao (hồ) thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi các vật thể này thối rữa (hay quá trình phân hủy các vật thể hữu cơ) sinh ra khí metan. Người ta ước chừng 1/7 lượng khí metan thoát vào khí quyển hàng năm là từ các hoạt động cày cấy.
 Lợi dụng hiện tượng này người ta đã làm các hầm bioga trong chăn nuôi heo tạo khí metan để sử dụng đun nấu hay chạy máy 
Áp dụng: Đây là hiện tượng thường gặp và là cơ sở giải quyết các vấn đề về môi trường ở các địa phương chăn nuôi nhỏ lẻ. Giáo viên đưa vấn đề này vào trong phần liên hệ thực tế bài 36: Metan
VD2: Làm cách nào để quả mau chín ?[4]
Giải thích: Từ lâu người ta đã biết xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. Tại sao vậy ?
 Bí mật của hiện tượng này đã được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên cứu quá trình chín của trái cây. Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí etilen. Khí này sinh ra có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho quả mau chín.
 Nắm được bí quyết đó người ta có thể làm chậm quá trình chín của trái cây bằng cách làm giảm nồng độ etilen do trái cây sinh ra. Điều này đã được sử dụng để bảo quản trái cây không bị chín nẫu khi vận chuyển xa. Ngược lại khi cần cho quả mau chín, người ta thêm etilen vào kích thích quá trình hô hấp của tế bào trái cây.
 Ngày nay người ta dùng khí đá cho vào thùng trái cây để làm trái cây mau chín vì khi có hơi nước khí đá tác dụng trong môi trường ẩm sinh ra etilen làm trái cây mau chín.
Áp dụng: Đây là hiện tượng đã được sử dụng rất lâu nhưng không phải ai cũng biết giải thích được. Giáo viên có thể sử dụng hiện tượng trên liên hệ thực tế trong phần ứng dụng của etilen ở bài 37: Etilen
 VD3:Vì sao ngày nay không dùng xăng pha chì?[3]
Giải thích::Xăng pha chì có nghĩa là trong xăng có pha thêm một ít Tetraetyl chì (C2H5)4Pb, có tác dụng làm tăng khả năng chịu nén của nhiên liệu dẫn đến tiết kiệm khoảng 30% lượng xăng sử dụng. Nhưng khi cháy trong động cơ thì chì oxit sinh ra sẽ bám v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_mot_so_kien_thuc_hoa_hoc_huu_co_de_giai_thich_c.doc