SKKN Sử dụng mô hình phân tử trong dạy học Hóa học hữu cơ lớp 11 ở trường THPT
Thiết bị đồ dùng dạy học là những phương tiện vật chất giúp cho giáo viên và học sinh tổ chức hợp lý có hiệu quả quá trình giáo dục, đối với các môn học trong nhà trường, nhằm thực hiện chương trình dạy học. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, thiết bị đồ dùng dạy học là một trong những điều kiện cơ bản không thể thiếu để giáo viên, học sinh thực hiện mục tiêu dạy học. Hơn nữa thiết bị đồ dùng dạy học tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh huy động mọi năng lực hoạt động nhận thức, tiếp cận thực tiễn, nâng cao khả năng tự học, rèn luyện kỹ năng học tập và thực hành. Thiết bị đồ dùng dạy học là vật chất hữu hình tưởng như là vô tri vô giác nhưng dưới sự điều khiển của người giáo viên, thiết bị đồ dùng dạy học thể hiện khả năng sư phạm của nó. Làm tăng tốc độ truyền thông tin, tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn làm cho giờ học thêm sinh động, hiệu quả hơn.
Nếu việc "Dạy chay, dạy suông" làm cho người học thụ động không phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo thì sự hỗ trợ đắc lực của thiết bị sẽ là cầu nối giữa người dạy và người học, làm cho hai nhân tố này gắn kết với nhau trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và làm cho chất lượng giảng dạy và học tập được nâng cao.
Một trong những điều kiện giúp học sinh học tập tích cực, tự lực, sáng tạo là sử dụng các mô hình. Ưu điểm của việc sử dụng mô hình là giáo viên có thể giúp học sinh hiểu rõ đối tượng nghiên cứu, vì mô hình mang tính trực quan, sinh động, dễ gây ấn tượng và thích thú cho học sinh, có thể kích thích sự tìm tòi, say mê nghiên cứu để suy luận ra kiến thức mới, từ đó có thể phát triển được năng lực sáng tạo cho học sinh.
Trong chương trình hóa học lớp 11 THPT, phần hóa học hữu cơ có nhiều kiến thức đòi hỏi phải sử dụng những mô hình, hình ảnh trực quan sinh động. Vì vậy, việc sử dụng các mô hình phân tử trong phần này sẽ có rất nhiều tác dụng trong việc tạo điều kiện cho học sinh hoạt động học tập tích cực, tự lực, sáng tạo. Với những lý do trên, tôi đã chọn vấn đề: “SỬ DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TỬ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 Ở TRƯỜNG THPT” làm đề tài nghiên cứu của mình.
MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 2 1.1. Lý do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu.. 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.. 4 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm............ 4 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.................................................................................................... 5 * Nội dung........................................................................................... 5 1/Mô hình phân tử là gì?.......................................................... 2/ Mô hình phân tử trong dạy học hóa học hữu cơ..................... 3/ Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.......................................... 4/ Xây dựng mô hình phân tử trong dạy học hóa học hữu cơ..... +. Mô hình phân tử metan...................................................... +. Mô hình phân tử etan......................................................... +.Mô hình phân tử propan..................................................... +.Mô hình phân tử etilen....................................................... +.Mô hình phân tử propen..................................................... +.Mô hình phân tử axetilen................................................... +.Mô hình phân tử propin...................................................... +.Mô hình phân tử buta-1,3-đien........................................... +.Mô hình phân tử isopren.................................................... +.Mô hình phân tử benzen................................................... +.Mô hình phân tử stiren..................................................... +.Mô hình phân tử toluen.................................................... +.Mô hình phân tử ancol etylic............................................ +.Mô hình phân tử phenol................................................... +.Mô hình phân tử anđehit fomic........................................ +.Mô hình phân tử ađehit axetic.......................................... +.Mô hình phân tử axit axetic.............................................. 5/Bộ dụng cụ lắp ráp mô hình phân tử hợp chất hữu cơ........... 5 6 6 6 6 7 7 8 8 8 9 9 9 10 10 10 11 11 11 12 12 12 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường....................................................... 13 +. Đối với hoạt động dạy học................................................ ........... +. Đối với bản thân....................................................... ................ +. Đối với đồng nghiệp và nhà trường....................... ..................... 13 14 14 3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...................................... .................... 3.1. Kết luận.................................................................................. ................ 3.2. Kiến nghị................................................................................................. 15 15 16 1.MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. Thiết bị đồ dùng dạy học là những phương tiện vật chất giúp cho giáo viên và học sinh tổ chức hợp lý có hiệu quả quá trình giáo dục, đối với các môn học trong nhà trường, nhằm thực hiện chương trình dạy học. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, thiết bị đồ dùng dạy học là một trong những điều kiện cơ bản không thể thiếu để giáo viên, học sinh thực hiện mục tiêu dạy học. Hơn nữa thiết bị đồ dùng dạy học tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh huy động mọi năng lực hoạt động nhận thức, tiếp cận thực tiễn, nâng cao khả năng tự học, rèn luyện kỹ năng học tập và thực hành. Thiết bị đồ dùng dạy học là vật chất hữu hình tưởng như là vô tri vô giác nhưng dưới sự điều khiển của người giáo viên, thiết bị đồ dùng dạy học thể hiện khả năng sư phạm của nó. Làm tăng tốc độ truyền thông tin, tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn làm cho giờ học thêm sinh động, hiệu quả hơn. Nếu việc "Dạy chay, dạy suông" làm cho người học thụ động không phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo thì sự hỗ trợ đắc lực của thiết bị sẽ là cầu nối giữa người dạy và người học, làm cho hai nhân tố này gắn kết với nhau trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và làm cho chất lượng giảng dạy và học tập được nâng cao. Một trong những điều kiện giúp học sinh học tập tích cực, tự lực, sáng tạo là sử dụng các mô hình. Ưu điểm của việc sử dụng mô hình là giáo viên có thể giúp học sinh hiểu rõ đối tượng nghiên cứu, vì mô hình mang tính trực quan, sinh động, dễ gây ấn tượng và thích thú cho học sinh, có thể kích thích sự tìm tòi, say mê nghiên cứu để suy luận ra kiến thức mới, từ đó có thể phát triển được năng lực sáng tạo cho học sinh. Trong chương trình hóa học lớp 11 THPT, phần hóa học hữu cơ có nhiều kiến thức đòi hỏi phải sử dụng những mô hình, hình ảnh trực quan sinh động. Vì vậy, việc sử dụng các mô hình phân tử trong phần này sẽ có rất nhiều tác dụng trong việc tạo điều kiện cho học sinh hoạt động học tập tích cực, tự lực, sáng tạo. Với những lý do trên, tôi đã chọn vấn đề: “SỬ DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TỬ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 Ở TRƯỜNG THPT” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Sử dụng các mô hình phân tử hóa học hữu cơ để thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức thuộc phần “Hóa học hữu cơ” lớp 11 nhằm tổ chức cho học sinh học tập tích cực, tự lực, sáng tạo. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Hoạt động dạy học phần: “Hóa học hữu cơ” lớp 11 THPT. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu tài liệu về cơ sở lí luận dạy học hiện đại về tổ chức hoạt động học tập tự lực, sáng tạo của học sinh, nghiên cứu tài liệu về việc sử dụng mô hình phân tử trong dạy học. - Nghiên cứu chương trình giảng dạy nội dung phần hóa học hữu cơ lớp 11 THPT. - Nghiên cứu tư liệu về nội dung, con đường hình thành kiến thức, mục đích, yêu cầu giảng dạy phần hóa học hữu cơ lớp 11 THPT. - Trong quá trình nghiên cứu lí luận và từ kết quả quan sát thực tiễn sư phạm, từ kết quả học tập của một số lớp của học sinh trường THPT tiến hành thực nghiệm, đối chiếu để đưa ra đánh giá, tổng kết những kinh nghiệm thu thập được, từ đó đề ra hoặc chọn một phương pháp dạy học và vận dụng lý luận để xây dựng các tiến trình dạy học cụ thể theo phương pháp đó để tiến hành thực nghiệm. - Thực nghiệm sư phạm: vận dụng phương pháp dạy học trên vào một số lớp ở trường THPT Như Xuân để xem trong phương pháp này có những điểm nào phù hợp và chưa phù hợp để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện phương pháp dạy học. Trong quá trình giảng dạy thực nghiệm thì cho học sinh làm việc trên phiếu học tập, làm một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá mức độ hiểu, vận dụng kiến thức bài học của học sinh. 2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề “nóng hổi”, được nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục quan tâm. Trong những nghiên cứu về việc đổi mới phương pháp dạy học thì cũng đã có nhiều đề tài nói về việc dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo cho học sinh dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Trong những năm gần đây cũng như các bậc học, ngành học khác, bậc THPT quan tâm nhiều đến đổi mới phương pháp dạy học. Được đổi mới đồng bộ về chương trình sách giáo khoa, thiết bị đồ dùng dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Quá trình dạy học không chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là giúp học sinh nhận thức một số kiến thức kỹ năng cụ thể mà bằng cách dạy nào đó các em phát huy tính tích cực chủ động, phát triển năng lực sáng tạo. Theo đó vai trò của giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, truyền đạt thông tin kiến thức, còn học sinh có vai trò chủ động sáng tạo trong việc tiếp thu tri thức. Để làm tốt được điều này thì sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học là không thể thiếu được. Chúng ta nhận thấy rằng để cho học sinh có thể hoạt động học tập tự lực, sáng tạo thì cần phải tổ chức, định hướng, tạo điều kiện cho học sinh tự giải quyết các vấn đề, tự lực suy nghĩ, đề xuất các phương án, và đưa ra kiến thức mới,Việc nghiên cứu về cơ sở lý luận cũng được các đề tài bàn đến khá nhiều nhưng việc áp dụng vào thực tiễn thì còn nhiều khó khăn. Hơn nữa, phần lớn các nghiên cứu trên đều khai thác các phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp thực nghiệm,các phương pháp nhằm phát triển tư duy và năng lực sáng tạo cho học sinh, và cũng có ít đề tài nghiên cứu sâu việc sử dụng các mô hình phân tử trong dạy học hóa học. Là một giáo viên hóa học, để có thêm cho mình một phương pháp dạy học tốt cũng như góp phần cung cấp cho giáo viên một số phương tiện dạy học trong giảng dạy, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài xây dựng và sử dụng mô hình phân tử trong dạy học hóa học phần hóa học hữu cơ lớp 11 THPT nhằm tổ chức cho học sinh hoạt động học tập tích cực, tự lực, và sáng tạo. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Từ thực tế thiết bị đồ dùng dạy học còn thiếu. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho giáo viên lên lớp sử dụng đồ dùng thiếu thường xuyên. Trong quá trình sử dụng đồ dùng dạy học, một số giáo viên còn lúng túng. Trên thực tế, nhiều tranh ảnh, mô hình trực quan chưa cung cấp hết ý nghĩa của nội dung cần giảng mà phải có sự hỗ trợ bằng lời nói của giáo viên, thuyết trình trên cơ sở nội dung bài học. Mặt khác tuy rằng 100% giáo viên đều nhận thức đúng ý nghĩa, tác dụng to lớn của đồ dùng dạy học trong quá trình hình thành kiến thức cho học sinh, nhiều giáo viên đã biết vận dụng đúng lúc, đúng chỗ và đúng mức độ các đồ dùng dạy học. Song cũng có nhiều giáo viên vẫn chưa hiểu rõ cấu tạo của bộ đồ dùng. Đặc biệt những thao tác kỹ thuật trong khi sử dụng đồ dùng dạy học theo những dụng ý sư phạm còn ít được giáo viên chú ý. 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Mặc dù đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề nóng hổi , đã được nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục quan tâm, Trong những nghiên cứu của mình, các nhà giáo dục học cũng đề cập nhiều đến việc dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự học, sáng tạo cho học sinh. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và sử dụng các mô hình phân tử hóa học trong dạy học dường như các nhà giáo dục học ít đề cập đến, các giáo viên khi lên lớp với tâm lý e ngại và hiện tượng thiếu đồ dùng dạy học cũng làm cho giáo viên bỏ qua vấn đề này. Nhất là đối với những trường ở miền núi, khi điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, thì việc áp dụng nhiều biện pháp giáo dục và đầu tư cho giáo dục phần nào cũng bị buông lỏng. Việc sử dụng giáo án điện tử, với những mô hình phân tử hóa học cũng được sử dụng một cách hiệu quả, giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập. Đặc biệt là với bộ môn hóa học, với nhiều thí nghiệm trực quan, nhiều mô hình, hình ảnh phân tử khó, nhiều phản ứng hóa học được thực hiện một cách dể dàng nhờ phần mềm powerpoint. Thuận lợi là vậy, nhưng do điều kiện cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo dục, máy chiếu không đủ để tiết học nào lên lớp thầy cô giáo cũng có thể sử dụng được. Việc sử dụng tranh ảnh, hình ảnh trên giấy cũng được áp dụng một cách rộng rãi, và thường xuyên. Nhưng với các phân tử hợp chất hữu cơ, học sinh phải được quan sát trong không gian bốn chiều, để hình dung và hiểu sâu hơn về các phân tử hợp chất, thì tranh ảnh và hình ảnh trên giấy không đáp ứng được. Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống các mô hình phân tử hóa học hữu cơ để phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn là cần thiết, không chỉ cho bộ môn hóa học mà cho các bộ môn khác trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Việc sử dụng liên tục và thành thạo các mô hình phân tử trong dạy học giúp cho học sinh hứng thú hơn trong học tập. *Nội dung. 1/Mô hình phân tử là gì? Mô hình phân tử là những thiết bị, đồ dùng dạy học mang tính trực quan sinh động. Là cầu nối giữa giáo viên và học sinh trong quá trình truyền đạt kiến thức mới, giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách khoa học. Giáo viên và học sinh có thể tự xây dựng và sử dụng một cách hiệu quả, hoặc có thể mua tại các cửa hàng văn phòng phẩm để phục vụ cho quá trình giảng dạy. Trong phần hóa học hữu cơ, việc sử dụng mô hình phân tử để truyền đạt kiến thức mới là rất cần thiết, chúng làm tăng khả năng tư duy, giúp học sinh dể hình dung về nội dung mình đang nghiên cứu. Đặc biệt khi nghiên cứu các hợp chất hữu cơ. 2/Mô hình phân tử trong dạy học hóa học hữu cơ. Để mở đầu cho việc nghiên cứu cụ thể một số phương pháp dạy học hóa học quan trọng, ta sẽ xem xét phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, cụ thể là những mô hình phân tử sinh động. Đây là một phương pháp dạy học quan trọng khi nghiên cứu tài liệu mới cũng như khi cũng cố, hoàn thiện, vận dụng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo. Ở mô hình phân tử có ý nghĩa to lớn trong dạy học hóa học hữu cơ. Nó giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện những nhiệm vụ của việc dạy học hóa học hữu cơ ở trường phổ thông vì những lí do sau đây: - Mô hình phân tử giúp học sinh dể hiểu bài và hiểu bài sâu sắc, nó là cơ sở, điểm xuất phát cho quá trình học tập nhận thức của học sinh. Từ đây xuất phát quá trình nhận thức cảm tính của học sinh, để sau đó diễn ra sự trừu tượng hóa và tiến lên từ trừu tượng cụ thể trong tư duy. - Mô hình phân tử giúp nâng cao lòng tin của học sinh và phát triển tư duy của học sinh, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy, sáng tạo. Nó là phương tiện giúp hình thành ở học sinh kỹ năng, kỹ xảo và tư duy. - Các mô hình do tự tay giáo viên làm, các thao tác mẫu mực sẽ là khuôn mẫu để học sinh học tập và bắt chước, để sau đó học sinh có thể tự làm. Do đó, nâng cao hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh. 3/Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ. Trong hóa học hữu cơ, công thức phân tử chỉ biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử. Công thức cấu tạo mới biểu thị đầy đủ thứ tự và cách thức liên kết (liên kết đơn, liên kết bội) của các nguyên tử trong phân tử. Và để viết được công thức cấu tạo, phải dựa trên cơ sở thuyết cấu tạo hóa học, bao gồm các luận điểm chính sau: - Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó gọi là liên kết hóa học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó, tức là thay đổi cấu tạo hóa học, sé tạo ra hợp chất khác. - Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hóa trị bốn. Nguyên tử cacbon không những có thể liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon (mạch vòng, mạch không vòng, mạch nhánh, mạch không nhánh). - Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất, số lượng các nguyên tử) và cấu tạo hóa học (thứ tự liên kết các nguyên tử). Tuy vậy, nhưng việc hình dung ra được cấu trúc của một phân tử hợp chất hữu cơ là rất khó khăn đối với học sinh, đặc biệt là học sinh trung bình và yếu kém, và như vậy để viết được đầy đủ và chính xác các công thức cấu tạo của hợp chất là không thể. Do đó việc sử dụng những mô hình phân tử trong dạy học cần phải được thực hiện thường xuyên và liên tục. 4/ Xây dựng mô hình phân tử trong dạy học hóa học hữu cơ. +. Mô hình phân tử metan. - 1 quả cầu mầu xanh đường kính 3cm. - 4 quả cầu mầu trắng, đường kính 2cm. - 4 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm. - Keo dán, sử dụng để gắn kết các thanh nối với các quả cầu theo hình bên. + Góc liên kết HCH = 109,50 + Nguyên tử C nằm ở tâm của hình tứ diện đều, 4 nguyên tử H nằm ở 4 đỉnh của hình tứ diện đều. +. Mô hình phân tử etan. - 2 quả cầu mầu xanh đường kính 3cm. - 6 quả cầu mầu trắng, đường kính 2cm. - 1 thanh nối dài 3cm. - 6 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm. - Keo dán, sử dụng để gắn kết các thanh nối với các quả cầu theo hình bên. +. Mô hình phân tử propan. - 3 quả cầu mầu xanh đường kính 3cm. - 8 quả cầu mầu trắng, đường kính 2cm. - 2 thanh nối, mỗi thanh dài 3cm - 8 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm - Keo dán, sử dụng để gắn kết các thanh nối với các quả cầu theo hình bên. +. Mô hình phân tử etilen. - 2 quả cầu mầu xanh đường kính 3cm. - 4 quả cầu mầu trắng, đường kính 2cm. - 2 thanh nối, mỗi thanh dài 2cm - 4 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm - Keo dán, sử dụng để gắn kết các thanh nối với các quả cầu theo hình bên. + Góc liên kết HCH = HCC = 1200 + 2 nguyên tử C và 4 nguyên tử H cùng nằm trên cùng một mặt phẳng +. Mô hình phân tử propen. - 3 quả cầu mầu xanh đường kính 3cm. - 6 quả cầu mầu trắng, đường kính 2cm. - 2 thanh nối, mỗi thanh dài 2cm. - 1 thanh nối dài 3cm. - 6 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm - Keo dán, sử dụng để gắn kết các thanh nối với các quả cầu theo hình bên. +. Mô hình phân tử axetilen. - 2 quả cầu mầu xanh đường kính 3cm. - 2 quả cầu mầu trắng, đường kính 2cm. - 3 thanh nối, mỗi thanh dài 1,5cm. - 2 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm - Keo dán, sử dụng để gắn kết các thanh nối với các quả cầu theo hình bên. + 2 nguyên tử C và 2 nguyên tử H nằm trên cùng một đường thẳng. +. Mô hình phân tử propin. - 3 quả cầu mầu xanh đường kính 3cm. - 4 quả cầu mầu trắng, đường kính 2cm. - 3 thanh nối, mỗi thanh dài 1,5cm. - 1 thanh nối dài 2,5cm - 4 thanh nối, mỗi thanh dài 2cm - Keo dán, sử dụng để gắn kết các thanh nối với các quả cầu theo hình bên. +. Mô hình phân tử buta-1,3-đien. - 4 quả cầu mầu xanh đường kính 3cm. - 6 quả cầu mầu trắng, đường kính 2,5cm. - 4 thanh nối, mỗi thanh dài 2cm. - 1 thanh nối dài 3cm - 6 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm - Keo dán, sử dụng để gắn kết các thanh nối với các quả cầu theo hình bên. +. Mô hình phân tử isopren. - 5 quả cầu mầu xanh đường kính 3cm. - 8 quả cầu mầu trắng, đường kính 2,5cm. - 4 thanh nối, mỗi thanh dài 2cm. - 2 thanh nối, mỗi thanh dài 3cm - 8 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm - Keo dán, sử dụng để gắn kết các thanh nối với các quả cầu theo hình bên. +. Mô hình phân tử benzen. - 6 quả cầu mầu xanh đường kính 3cm. - 6 quả cầu mầu trắng, đường kính 2,5cm. - 6 thanh nối, mỗi thanh dài 2cm. - 3 thanh nối, mỗi thanh dài 3cm - 6 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm - Keo dán, sử dụng để gắn kết các thanh nối với các quả cầu theo hình bên. + 6 nguyên tử C nằm trên 6 đỉnh của một hình lục giác đều. +. Mô hình phân tử stiren. - 8 quả cầu mầu xanh đường kính 3cm. - 8 quả cầu mầu trắng, đường kính 2,5cm. - 8 thanh nối, mỗi thanh dài 2cm. - 4 thanh nối, mỗi thanh dài 3cm - 8 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm - Keo dán, sử dụng để gắn kết các thanh nối với các quả cầu theo hình bên. + Cả 8 nguyên tử C và 8 nguyên tử H cùng nằm trên 1 mặt phẳng +. Mô hình phân tử toluen. - 7 quả cầu mầu xanh đường kính 3cm. - 8 quả cầu mầu trắng, đường kính 2,5cm. - 6 thanh nối, mỗi thanh dài 2cm. - 4 thanh nối, mỗi thanh dài 3cm - 8 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm - Keo dán, sử dụng để gắn kết các thanh nối với các quả cầu theo hình bên. +. Mô hình phân tử ancol etylic. - 2 quả cầu mầu ghi, đường kính 3cm. - 1 quả cầu mầu đỏ, đường kính 3cm - 6 quả cầu mầu trắng, đường kính 2cm. - 2 thanh nối, mỗi thanh dài 3cm. - 6 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm - Keo dán, sử dụng để gắn kết các thanh nối với các quả cầu theo hình bên. +. Mô hình phân tử phenol. - 6 quả cầu mầu đen, đường kính 3cm. - 6 quả cầu mầu trắng, đường kính 2cm. - 1 quả cầu mầu đỏ, đường kính 3cm. - 6 thanh nối, mỗi thanh dài 2cm. - 10 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm - Keo dán, sử dụng để gắn kết các thanh nối với các quả cầu theo hình bên. +. Mô hình phân tử anđehit fomic. - 1 quả cầu mầu ghi, đường kính 3cm. - 2 quả cầu mầu trắng, đường kính 2cm. - 1 quả cầu mầu đỏ, đường kính 3cm. - 2 thanh nối, mỗi thanh dài 2cm. - 2 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm - Keo dán, sử dụng để gắn kết các thanh nối với các quả cầu theo hình bên. +. Mô hình phân tử ađehit axetic. - 2 quả cầu mầu nâu đường kính 3cm. - 4 quả cầu mầu trắng, đường kính 2,5cm. - 1 quả cầu mầu đỏ, đường kính 3,5cm. - 4 thanh nối, mỗi thanh dài 2,5cm. - 2 thanh nối, mỗi thanh dài 2cm. - 1 thanh nối dài 3cm. - Keo dán, sử dụng để gắn kết các thanh nối với các quả cầu theo hình bên. +. Mô hình ph
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_mo_hinh_phan_tu_trong_day_hoc_hoa_hoc_huu_co_lo.doc