SKKN Sử dụng kênh hình trong giảng dạy và ôn tập phần biến dị ở cấp độ tế bào, Sinh học 12 nâng cao

SKKN Sử dụng kênh hình trong giảng dạy và ôn tập phần biến dị ở cấp độ tế bào, Sinh học 12 nâng cao

Trong giảng dạy nói chung, dạy học sinh học nói riêng giáo cụ trực quan (mô hình, tranh ảnh, dụng cụ thiết bị khác ) là hết sức quan trọng và được sử dụng phổ biến. Mặt khác, tôi nhận thấy gần đây, cơ sở vật chất các trường THPT cũng đã tương đối đầy đủ, để các giáo viên có thể trực tiếp sử dụng mô hình, tranh ảnh, dụng cụ thiết bị cho giờ lên lớp, ngoài ra cùng với sự phát triển về công nghệ thông tin của xã hội các giáo viên cũng đã trang bị cho mình kĩ năng tin học để có thể thiết kế và sử dụng giáo án điện tử để gián tiếp đưa những hình ảnh, thí nghiệm, phim, mô hình động trong hoạt động lên lớp của mình. Việc khai thác và sử dụng đúng, hợp lý các giáo cụ này sẽ làm tăng sự hào hứng và tích cực trong giờ học ở học sinh làm tăng hiệu quả của dạy và học một cách rõ rệt. Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng đúng, hợp lý các giáo cụ này thì chưa hẳn các giáo viên đã đầu tư nghiên cứu kỹ và sử dụng hiệu quả vào bài dạy, ngoài ra các tư liệu hình ảnh, mô hình, phim ảnh phục vụ cho mỗi bài dạy của phòng thiết bị thí nghiệm của trường, ở sách giáo khoa còn tương đối hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học.

Là một giáo viên giảng dạy môn Sinh học tôi thấy tính hiệu quả và thiết thực của giáo cụ trực quan trong mỗi giờ lên lớp. Vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi và khai thác các giáo cụ trực quan đặc biệt là kênh hình để đưa vào mỗi tiết dạy của mình, ngoài mục đích kích thích tính tích cực của học sinh, nâng cao hiệu quả học tập và còn trong cả việc ôn tập.

Nhiều năm được phân công giảng dạy sinh học lớp 12, tôi nhận thấy chương trình sinh học 12 có lượng lượng kiến thức lớn trong mỗi bài học, nhất là ở “Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị ” là một chương có kiến thức khó, trừu tượng với nhiều khái niệm và cơ chế di truyền biến dị phức tạp, ngoài ra chương này còn logic nhiều với các chương trình ở lớp dưới nếu giáo viên không nghiên cứu, soạn giảng kĩ càng thì học sinh khó nắm trọn vẹn được kiến thức bài học, thiếu thời gian để hoàn thành bài dạy.Vì vậy với phần kiến thức trên tôi đã nghiên cứu, khai thác và sử dụng kênh hình trong giảng dạy, ôn tập và tôi thấy kết quả tăng lên rõ rệt, học sinh hào hứng, tích cực hơn hẳn, học sinh không còn nhiều lúng túng khi hình thành khái niệm hay giải thích các cơ chế di truyền biến dị của phần này, thời gian tổ chức các hoạt động lên lớp cũng vừa kịp hơn, giúp các em dễ nhớ dễ nhận dạng kiến thức về đột biến ở cấp độ tế bào trong đề ôn tập, thi đại học.Từ những thành công nói trên, tôi xin giới thiệu SKKN về “Sử dụng kênh hình trong giảng dạy và ôn tập phần biến dị ở cấp độ tế bào, Sinh học 12 nâng cao ”

 

doc 22 trang thuychi01 8302
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng kênh hình trong giảng dạy và ôn tập phần biến dị ở cấp độ tế bào, Sinh học 12 nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Trong giảng dạy nói chung, dạy học sinh học nói riêng giáo cụ trực quan (mô hình, tranh ảnh, dụng cụ thiết bị khác) là hết sức quan trọng và được sử dụng phổ biến. Mặt khác, tôi nhận thấy gần đây, cơ sở vật chất các trường THPT cũng đã tương đối đầy đủ, để các giáo viên có thể trực tiếp sử dụng mô hình, tranh ảnh, dụng cụ thiết bị cho giờ lên lớp, ngoài ra cùng với sự phát triển về công nghệ thông tin của xã hội các giáo viên cũng đã trang bị cho mình kĩ năng tin học để có thể thiết kế và sử dụng giáo án điện tử để gián tiếp đưa những hình ảnh, thí nghiệm, phim, mô hình độngtrong hoạt động lên lớp của mình. Việc khai thác và sử dụng đúng, hợp lý các giáo cụ này sẽ làm tăng sự hào hứng và tích cực trong giờ học ở học sinh làm tăng hiệu quả của dạy và học một cách rõ rệt. Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng đúng, hợp lý các giáo cụ này thì chưa hẳn các giáo viên đã đầu tư nghiên cứu kỹ và sử dụng hiệu quả vào bài dạy, ngoài ra các tư liệu hình ảnh, mô hình, phim ảnh phục vụ cho mỗi bài dạy của phòng thiết bị thí nghiệm của trường, ở sách giáo khoa còn tương đối hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học. 
Là một giáo viên giảng dạy môn Sinh học tôi thấy tính hiệu quả và thiết thực của giáo cụ trực quan trong mỗi giờ lên lớp. Vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi và khai thác các giáo cụ trực quan đặc biệt là kênh hình để đưa vào mỗi tiết dạy của mình, ngoài mục đích kích thích tính tích cực của học sinh, nâng cao hiệu quả học tập và còn trong cả việc ôn tập. 
Nhiều năm được phân công giảng dạy sinh học lớp 12, tôi nhận thấy chương trình sinh học 12 có lượng lượng kiến thức lớn trong mỗi bài học, nhất là ở “Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị ” là một chương có kiến thức khó, trừu tượng với nhiều khái niệm và cơ chế di truyền biến dị phức tạp, ngoài ra chương này còn logic nhiều với các chương trình ở lớp dưới nếu giáo viên không nghiên cứu, soạn giảng kĩ càng thì học sinh khó nắm trọn vẹn được kiến thức bài học, thiếu thời gian để hoàn thành bài dạy.Vì vậy với phần kiến thức trên tôi đã nghiên cứu, khai thác và sử dụng kênh hình trong giảng dạy, ôn tập và tôi thấy kết quả tăng lên rõ rệt, học sinh hào hứng, tích cực hơn hẳn, học sinh không còn nhiều lúng túng khi hình thành khái niệm hay giải thích các cơ chế di truyền biến dị của phần này, thời gian tổ chức các hoạt động lên lớp cũng vừa kịp hơn, giúp các em dễ nhớ dễ nhận dạng kiến thức về đột biến ở cấp độ tế bào trong đề ôn tập, thi đại học.Từ những thành công nói trên, tôi xin giới thiệu SKKN về “Sử dụng kênh hình trong giảng dạy và ôn tập phần biến dị ở cấp độ tế bào, Sinh học 12 nâng cao ” 
II. Mục đích nghiên cứu: 
- Sử dụng kênh hình để nâng cao hiệu quả giảng dạy phần biến dị ở cấp độ tế bào, Sinh hoc 12 Nâng cao.
- Sử dụng kênh hình để nâng cao hiệu quả ôn tập phần biến dị ở cấp độ tế bào , Sinh hoc 12 Nâng cao. 
III. Đối tượng
 	Các kênh hình hỗ trợ cho việc giảng dạy và ôn tập phần biến dị ở cấp độ tế bào, chương I: Cơ chế di truyền và biến dị, Phần di truyền Sinh học 12 Nâng cao.
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Nghiên cứu lí thuyết
- Tìm hiểu, thu thập và đọc các tài liệu, các công trình nghiên cứu liên quan nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
2. Trao đổi, thảo luận
- Gặp gỡ, trao đổi, xin ý kiến của các đồng nghiệp về lĩnh vực nghiên cứu.
3. Hệ thống kiến thức về phần biến dị ở cấp độ tế bào, Sinh học 12 Nâng cao để từ đó khai thác, thiết kế và sử dụng kênh hình phù hợp với từng đơn vị kiến thức có hiệu quả cao.
4. Thực nghiệm sư phạm
- Áp dụng nội dung đề tài trong thực tế giảng dạy, quan sát thu thập thông tin và thống kê về kết quả thực tế trước và sau khi áp dụng nội dung đề tài.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận 
1. Kênh hình và vai trò của kênh hình trong dạy học
Trong quá trình dạy học, phương tiện trực quan và những đồ dùng trực quan nói chung là một trong những nguồn thông tin cung cấp kiến thức quan trọng, nó có tác dụng tạo nên hình ảnh giúp cho học sinh nhận thức kiến thức dễ dàng và bền vững.
Kênh hình sinh học tranh ảnh, sơ đồ về hình dạng cũng như các quá trình sinh học... Chúng không chỉ chỉ có vai trò minh hoạ cho bài học mà điều quan trọng hơn chúng còn là một phần kiến thức của bài học. Vì vậy việc sử dụng kênh hình để làm sao đạt được hiệu quả là việc làm rất quan trọng và cần thiết vì sử dụng kênh hình để hướng dẫn học sinh học tập có rất nhiều tác dụng.
Kênh hình kích thích hứng thú học tập ở các em tạo ra động cơ học tập, rèn luyện. Kích thích tính tích cực, chủ động trong học tập của các em nhờ đó làm cho các em hiểu và nắm kiến thức, kĩ năng của bài học một cách đầy đủ, vững chắc hơn.
Kênh hình phát triển ở các em các kỹ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý thông tin, và hơn hết là kỹ năng tự học, tự ôn tập kiểm tra, tuy ở đây mới dừng lại là tự học ôn tập có sự hướng dẫn nhưng từ đây nó có thể phát triển thành tự học không có hướng dẫn, một năng lực quan trọng, cần thiết đối với con người của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 
2. Đặc điểm lứa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh THPT
Về mặt sinh lí: các em phát triển như người lớn, sức khoẻ dồi dào có thể học tập với cường độ cao và trong thời gian tương đối dài.
Về mặt trí lực: Học sinh THPT, với sự phát triển của các đường liên hệ thần kinh giúp các em có năng lực quan sát tốt hơn,có tư duy nhạy bén hơn, có khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá tốt hơn nhiều so với lứa tuổi THCS. Ngoài ra tính tích cực và độc lập nhận thức của các em tăng lên rõ rệt, các em không thích chấp nhận một cách đơn giản các yêu cầu của giáo viên, các em sẽ có biểu hiện thờ ơ hoặc kém hứng thú trong tiết học nếu chỉ nghe giáo viên giảng bài và ghi chép.
Về tính cách: Các em đều thể hiện cá tính rõ rệt, các em thích tranh luận, thích bày tỏ ý kiến của bản thân mình.
 Do đó việc sử dụng kênh hình nói chung và kênh hình SGK nói riêng là hoàn toàn phù hợp với lứa tuổi, nó tạo điều kiện cho các em tự mình lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo.
II. Cơ sở thực tiễn
Phần biến dị ở cấp độ tế bào thuộc chương I: “Cơ chế di truyền và biến dị” thuộc phần 5 “Di truyền học”của chương trình Sinh học 12 Nâng cao là chuỗi kiến thức về khái niệm và cơ chế. Đối với những kiến thức khái niệm và cơ chế biến dị này là phần kiến thức tương đối khó, trừu tượng có logic và có cơ sở để phát triển kiến thức từ các kiến thức đã học từ lớp 10 là cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào (bài nguyên phân, giảm phân) nên nếu chỉ sử dụng kênh chữ SGK học sinh sẽ gặp nhiều lúng túng khi hình thành kiến thức và cũng như khó giải quyết những câu hỏi ôn tập, câu hỏi khó trong đề thi đại học phần kiến thức này. Mặt khác các bài học “Bài 6:Đột biến cấu trúc nhiêm sắc thể( NST) và Bài 7: Đột biến số lượng NST kênh hình sách giáo khoa rất ít, sẽ khó cho HS hình thành được hết các khái niệm và giải thích được các cơ chế biến dị cũng như ôn luyện phần kiến thức này. Như vậy nghiên cứu, tìm tòi để khai và thiết kết thêm một số kênh hình phù hợp để phục vụ cho việc giảng dạy và ôn tập phần biến dị di truyền, Sinh hoc 12 Nâng cao là việc làm cần thiết. 
III.Giải pháp 
A. Các bước tiến hành để sử dụng kênh hình để nâng cao hiệu quả giảng dạy và ôn tập phần biến dị ở cấp độ tế bào, Sinh hoc 12 Nâng cao 
1. Chuẩn bị 
 - Nghiên cứu các tài liệu: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ Giáo Dục và Đào tạo để xác định được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của mỗi bài dạy cụ thể ,nội dung nào là nội dung trọng tâm
 - Xác định được các phương tiện thích hợp hỗ trợ cho việc giảng dạy đặc biệt là kênh hình Gv phải so sánh với các hình ảnh được cung cấp trong sách giáo khoa và của phòng thiết bị để khai thác và bổ sung thêm một số kênh hình hợp lí. Các hình ảnh không có ở phòng thiết bị nhà trường, GV phải khai thác từ internet hoạc có thể chụp lại hình ảnh sách giáo khoa hay tự vẽ để đưa vào bài giảng dưới dạng bảng phụ, vẽ lên bảng hoạc trình chiếu (chủ yếu là hình ảnh được đưa vào bài giảng Powerpoint). 
- Xây dựng hệ thống câu hỏi đa dạng, rõ ý, phù hợp với từng kênh hình.
- Chuẩn bị câu trả lời cho mỗi câu hỏi.
2.Hoạt động dạy- học trên lớp
- Để cho học sinh thực sự tích cực chủ động trong học tập và biết cách làm việc với kênh hình để tự mình tìm ra kiến thức, rèn luyện kĩ năng thì trong quá trình dạy học ở trên lớp giáo viên (GV) cần chú ý với những nội dung đã có trong kênh hình giáo viên không làm thay học sinh trong việc khai thác kiến thức mà nêu thành các vấn đề hoặc đặt câu hỏi cho học sinh làm, giáo viên chỉ là người gợi ý, hướng dẫn giúp đỡ học sinh khi học sinh thắc mắc hoặc gặp khó khăn.
- Để sử dụng kênh hình trên lớp chúng ta nên thực hiện theo các bước như sau:
+ Đưa kênh hình phù hợp với từng đơn vị kiến thức cho HS quan sát
+ Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình bằng cách nêu câu hỏi, nêu thời gian cần để hoàn thành câu hỏi để các em thực hiện
+ Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi, các em khác nhận xét, bổ sung.
+ Giáo viên kết luận, hình thành một đơn vị kiến thức.
B Sử dụng kênh hình để nâng cao hiệu quả giảng dạy và ôn tập phần biến dị ở cấp độ tế bào, Sinh học 12 Nâng cao. 
Để HS có cơ sở tiếp thu tốt phần biến dị ở cấp độ tế bào, trước khi dạy phần kiến thức mới GV giúp học sinh nhớ lại một số kiến thức phần vật chất và cơ chế di truyền đã học bằng GV chiếu hình ảnh về
- Đặc trưng NST về hình thái, số lượng
-Cơ chế giúp di trì bộ NST ổn định đặc trưng của loài qua các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh bình thường giúp di truyền bộ NST đặc trưng ổn định của mỗi loài 
1. Bài: Đột biến cấu trúc NST
- Đưa hình ảnh sau 
1.Sử dụng kênh hình để nâng cao hiệu quả giảng dạy phần biến dị ở cấp độ tế bào.Sinh hoc 12 Nâng cao.
Giảng dạy phần biến dị ở cấp độ tế bào , GV sư dụng kênh hình trong các đơn vị kiến thức sau:
1.1.Đột biến cấu trúc NST 
- Khai thác: Nêu tên của các dạng đột biến tương đương với các hình a,b,c,d trên và nêu khái niệm về mỗi dạng đột biến đó ?
- Trả lời của HS
+ Các dạng đột biến cấu trúc 
 + Nội dung của mỗi dạng đột biến NST: 
Mất đoạn: Là 1 đoạn Nhiễm sắc thể bị đứt ra và mất đi. Đoạn bị đứt có thể ở đầu mút hay phía trong đầu mút.
Lặp đoạn: Là 1 đoạn NST được lặp lại 2 hay nhiều lần.
Đảo đoạn: Là 1 đoạn NST bị đứt ra và quai 180o gắn vào vị trí cũ.
Chuyển đoạn: Là một đoạn NST bị đứt ra và gắn vào vị trí mới. Ví trí mới có thể trên cùng NST hoặc khác NST. 
1.2. Khái niệm đột biến số lượng NST
- Sử dụng hình sau: 
Cơ thể A
2n -1
Cơ thể B 2n +1
Cơ thể C 3n
Cơ thể ban đầu 2n = 8
- Khai thác: Nghiên cứu hình vẽ, nêu khái niệm về đột biến số lượng và phân loại đột biến số lượng 
- HS trả lời 
- GV bổ sung kết luận:
+ Đột biến số lượng NST là những biến đổi về số lượng NST, làm thay đổi số lượng ở một hay một số cặp NST hoặc ở tất cả các cặp NST.
+ Sự thay đổi số lượng NST có 2 loại chính là: lệch bội và đa bội 
1.3. Đột biến lệch bội: 
Số NST trong tế bào của cơ thể 2n = 8
1..
2.
3..
4
5
6.
- Khai thác: Quan sát mô tả ở hình trên, nêu tên các dạng đột biến số lượng NST
(1,2,3,4,5,6) và nêu khái niệm về đột biến lệch bội và mỗi dạng đột biến lệch bội theo hình trên ? 
- Trả lời của HS 
- GV bổ sung kết luận: 
Số NST trong tế bào của cơ thể 2n = 8
1.Thể không nhiễm 
2. Thể 1 nhiễm 
3. Thể 1 nhiễm kép 
4. Thể ba nhiễm 
5. Thể bốn nhiễm 
6. Thể 4 nhiễm kép 
 + Lệch bội là những đột biến liên quan đến số lượng NST, làm biến đổi số lượng của 1 hay ở một số cặp NST tương đồng.
+ Thể không nhiễm: Là cơ thể mà trong mỗi tế bào có 1 cặp NST không có NST 
+ Thể một nhiễm: Là cơ thể mà trong mỗi tế bào có 1 cặp NST có 1 chiếc 
+ Thể một nhiễm kép: Là cơ thể mà trong mỗi tế bào có 2 cặp NST có 1 chiếc
+ Thể ba nhiễm: Là cơ thể mà trong mỗi tế bào có 1 cặp NST có 3 chiếc.
+ Thể bốn nhiễm: Là cơ thể mà trong mỗi tế bào có 1 cặp NST có 4 chiếc
+ Thể ba nhiễm kép: Là cơ thể mà trong mỗi tế bào có 2 cặp NST có 3 chiếc
 1.4. Cơ chế hình thành lệch bội
- Cho hình bên
 - Khai thác: Quan sát hình trên và nêu cơ chế hình thành lệch bội nói chung và một số lệch bội thường gặp ?
- HS trả lời
- GV bổ sung kết luận:
 Cơ chế chung: 
+Do giảm phân sự không phân li của một hay một số cặp NST trong giảm phân tạo giao tử thừa hay thiếu một vài NST.
+ Sự kết hợp giữa các giao tử thừa hay thiếu một số NST với giao tử bình thường hoạc giao tử thừa hoạc thiếu một số NST trong thụ tinh sẽ hình thành hợp tử thừa hoạc thiếu một số nhiễm sắc thể so với hợp tử bình thường, qua nguyên phân có thể hình thành thể lệch bội. 
 Cơ chế hình thành mỗi dạng lệch bội:
+ Giao tử (n - 1) x giao tử (n )" hợp tử (2n - 1) phát triển thành thể 1 nhiễm 
+ Giao tử (n + 1) x giao tử (n) " hợp tử (2n + 1) phát triển thành thể 3 nhiễm 
Sự không phân li một số nhiễm sắc thể xảy ra cả NST thường và gới tính. 
Sự không phân li một số nhiễm trong nguyên phân hình thành thể khảm 
Không phân li một số NST trong nguyên phân 
2n = 8
Thể khảm 
1.5. Khái niệm về thể tự đa bội
- Cho hình sau:
- Khai thác: HS quan sát và nêu khái niệm thể đa bội cùng nguồn? Phân loại đa bội cùng nguồn? 
 - HS trả lời
- GV bổ sung kết luận: 
+ Thể tự đa bội là cơ thể mà có số lượng NST tăng theo bội của n, n > 2 ,n thuộc số tự nhiên
+ Đa bội chẳn (4n, 6n) 
và đa bôi lẻ( 3n, 5n) 
1.6.Cơ chế hình thành tự đa bội
- Cho hình sau:
- Khai thác: Quan sát hình trên nêu cơ chế hình thành đa bội cùng nguồn ?
- HS trả lời: 
- GV bổ sung kết luận: Do tất cả các cặp NST không phân li trong phân bào:
 + Nếu trong giảm phân tạo giao tử đột biến 2n, sự kết hợp 
 Giao tử (2n) x giao tử (n) " hợp tử 3n phát triển thể tam bội (3n)
Giao tử (2n) x giao tử (2n) " hợp tử tứ bội phát triển thành thể tự tứ bội (4n)
+ Nếu trong nguyên phân: lần đầu tiên của hợp tử (2n) nếu tất cả các NST không phân li " hợp tử 4n phát triển thành thể tứ bội. Nếu xảy ra đỉnh sinh trưởng của cây thì phát triển thành. 
 1.7. Đặc điểm vai trò của tự đa bội: 
- Cho hình sau:
- Khai thác: Nêu đặc điểm và vai trò của thể tự đa bội ?
- HS trả lời 
-GV bổ sung kết luận: Tế bào của cơ thể đa bội có hàm lượng ADN răng gấp bội,do đó quá trình tổng hợp chất hữu cơ mạnh mẽ làm cho cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt.
Các thể tự đa giảm độ hữu thụ do bị rối loạn phân bào giảm phân, tự đa bội khá phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật 
Vai trò: Đột biến tự đa bội là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống cây lấy cơ quan sinh dưỡng. 
 1.8. Khái niệm và cơ chế hình thành dị đa bội (đa bội khác nguồn)
- Cho hình vẽ sau: (hình 7. 1 SGK Sinh học 12 nâng cao)
- Khai thác: Nêu tên sản phẩm của quá trình và nêu khái niệm, cơ chế tạo thành sản phẩm đó ?
- HS trả lời: 
+ Tên sản phẩm là thể song nhị bội( đa bội khác nguồn hay dị đa bội)
+ Khái niệm dị đa bội: Dị đa bội là thể mà mỗi tế bào chứa từ 2 bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội khác loài trở lên.
+ Cơ chế: lai xa (lai khác loài) và đa bội hóa 
2. Sử dụng kênh hình để nâng cao hiệu quả ôn tập phần biến dị ở cấp độ tế bào, Sinh học 12 Nâng cao 
a. Nhận dạng đột biến và cơ chế tạo thể đột biến 
Câu 1.Quan sát hình sau và lựa chọn đáp án không đúng 
(a ) mất đoạn 
B.(b ) Thêm 2 cặp nu
C. (c ) Đảo đoạn
D. (d) Chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 NST tương đồng 
- Đáp án: D 
- Hướng dẫn chi tiết: Hình (d) có chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 NST không tương đồng, có trình tự gen khác nhau.
 Câu 2: Nhận định đúng về hậu quả dạng đột biến sau: 
A. Thường làm giảm sức sống ở thể đột biến 
B. Thường làm tăng hoạc giảm độ biểu hiện tính trạng ở thể đột biến 
C. Thường làm ít ảnh hưởng tới sức sống và tạo sự đa dạng nòi trong loài ở thể đột biến 
D. Có thể chuyển gen từ NST này sang NST khác, loài này sang loài khác 
- Đáp án: Chọn B
Câu 3: Cho hình sau và các nhận định
Là 1 đoạn NST bị đứt ra và mất đi. 
Có thể dùng để lặp bản đồ gen
 Là 1 đoạn NST được lặp lại 2 hay nhiều lần
Làm tăng hoạc biểu hiện tính trạng
Thường ít ảnh hưởng tới sức sống 
6. Là 1 đoạn NST bị đứt ra và quai 180 o gắn vào vị trí cũ.
7. Chuyển đoạn: Một đoạn NST bị đứt ra và gắn vào vị trí mới 
Phương án đúng là: 
A. (a) 1,4; (b) 3, 7; (c) 5,2 ; ( d) 6 	B. (a) 1,2; (b) 3,4; (c) 5,3 ; ( d) 7
 C(a) 1,4; (b) 3, 7; (c) 5,2 ; ( d) 6 	D. (a) 1,2; (b) 3; 4(c) 5,6 ; ( d) 7 
 - Đáp án: Chọn D
Câu 4: Cho cơ thể có kết quả phân bào ở cuối mũi tên trong hình vẽ
Nhận định đúng về cơ chế và kết quả của quá trình phân bào trên
A. Quá trình giảm phân, tạo các giao tử bình thường 
B. Quá trình giảm phân, tạo các giao tử không bình thường 
C. Quá trình giảm phân bình thường, tạo các giao tử bình thường và các giao tử không bình thường 
D. Quá trình giảm phân có một số tế bào có 1 cặp NST không phân li, tạo các giao tử bình thường n và giao tử thiếu một NST( n-1) và thừa 1 NST ( n+1)
- Đáp án: Chọn D. 
- Vì nhìn hình vẽ cho thấy kết quả các tế bào thường chỉ còn 1 NST so với cặp NST tương ứng ở tế bào ban đầu, một số tế bào có 2 chiếc hoặc 1 chiếc của cặp NST tương ứng ban đầu. Nên các tế bào sau là kết quả của cơ thể ban đầu có một số tế bào 1 cặp không phân li trong giảm phân 1.
Câu 5: Cho một tế bào trãi qua quá trình phân bào theo hình vẽ sau:
Nhận xét đúng về cơ chế và kết quả của quá trình phân bào của tế bào trên (Biết các cặp NST khác phân chia bình thường, quá trình phân bào bình thường) 
A. Tế bào đang nguyên phân cho 4 tế bào con	
B. Tế bào đang giảm phân, cho 2 tinh trùng 
C. Tế bào nguyên phân có 1 NST không phân li, cho 2 dòng tế bào khác nhau về bộ NST
D. Tế bào giảm phân có cặp NST kép không phân li trong giảm phân 1 cho 4 tế bào, có 2 loại bộ NST thiếu 1 NST và thừa 1 NST. 
- Đáp án: Chọn D.
Câu 6: Một loài ban đầu có 2n = 10, Khi quát sát 1 quá trình phân bào của 1 cơ thể C của loài thấy có tất cả tế bào đều hình ảnh về bộ nhiễm sắc thể trong tế bào như sau
 Tổ hợp các nhận định đúng nhất về cơ thể C là
1. Cơ thể trên l là thể khuyết nhiễm
2. Cơ thể trên đang ở kì sau nguyên phân 
3. Tế bào trên đang ở kì sau giảm phân 2
4.tế bào trên sinh ra từ cơ thể ban đầu do 1 cặp NST không phân li trong giảm phân 1
A. 1,3	B. 1.4	C. 2,3 	D. 1,2
- Đáp án: Chọn A. 1,3	
- Hình ảnh cho thấy NST ở trạng thái đơn thì phù hợp với phân bào ở kì sau, vì 8 NST đơn = 2 x 4 nên nếu tế bào của loài ban đâu đã xảy ra không phân li một cặp NST trong giảm phân 1 cho tế bào 4 NST kép và 6 NST kép. Tế bào có 4 NST kép ở kì sau giảm phân 2 có 8 NST đơn và tế bào có 12 NST sai với đề bài. Đề bài cho tất cả tế bào quan sát thấy đều có 8 NST nên các tế bào đang ở kì sau giảm phân 2 của thể khuyết nhiễm 2n – 2= 10 - 2 là phù hợp nhất 
Câu 7: Nhận định đúng về tế bào bên
 / / 
 > >
 < <
 “ 
A.Tế bào trên đang ở kì sau nguyên phân 
B.Tế bào trên đang ở kì sau giảm phân 2
 C. Tế bào trên đang ở kì sau nguyên phân có 1 NST không phân li
D.Tế bào trên đang ở kì sau giảm phân 2 có 1 NST kép không phân li
- Đáp án: Chọn D, không chọn C vì nếu ở kì sau nguyên phân thì thường ở mỗi cặp NST tương đồng có 4 chiếc, còn hình vẽ trên cho thấy mỗi cặp NST thường 2 chiếc. 
 // 
 ,, 
 ..
 >
 // 
 ,, 
 .. 
 >> >
Câu 8: Hợp tử lần nguyên phân đầu tiên có kết quả như hình dưới đây (các tế bào có NST chưa nhân đôi)
 // 
 ,, 
 .. 
 >>
Nhận định đúng về kết quả phát triển về sau (cho quá trình phân bào sau đó bình thường) 
A. Phát triển thành thể lệch bội
B. Phát triển thành thể lệch bội khảm 
 C. Phát triển thành cơ thể 1 nhiễm
 D. Phát triển thành cơ thể 3 nhiễm 
- Đáp án: chọn B, vì cơ thể có 2 dòng tế bào khác nhau về bộ NST
Câu 9: Một Loài gốc có bộ nhiễm thể trong tế bào như hình vẽ hình trước mũi tên, khi phân tích 1 cơ thể A của loài thấy có các số lượng NST trong tế bào ở trạng thái chưa nhân đôi như sau mũi tên trên hình vẽ (các tế bào có NST chưa nhân đôi)
 // 
 ,, 
 ..
 >>
 // 
 ,, 
 ..
 >>
 // 
 ,, 
 ..
 >
 // 
 ,, 
 ..
 >>>
Nhận định đúng về cơ chế phát sinh thể A là:
A. Cơ thể A có 1 NST không phân li trong nguyên phân của hợp tử 
B.Cơ thể A có 1 NST không phân li trong giảm phân 1 
 C.Cơ thể A có 1 NST không phân li trong nguyên phân ở một số tế bào 
D. Cơ thể A có 1 NST không phân li trong

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_kenh_hinh_trong_giang_day_va_on_tap_phan_bien_d.doc