SKKN Sử dụng hình ảnh, câu chuyện và kiến thức lịch sử địa phương Thanh Hóa vào giảng dạy tiết 1: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam - GDQPAN 10 nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh

SKKN Sử dụng hình ảnh, câu chuyện và kiến thức lịch sử địa phương Thanh Hóa vào giảng dạy tiết 1: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam - GDQPAN 10 nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh

Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp giáo dục đã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam, yêu cầu này được thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học trong đó có môn giáo dục quốc phòng an ninh.(GDQP-AN)

Môn học GDQP-AN trang bị cho học sinh, sinh viên những hiểu biết cơ bản về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về quốc phòng và an ninh; truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự, kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

Có thể nói GDQP-AN là môn học bao gồm kiến thức khoa học xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kĩ thuật quân sự, nó thuộc nhóm các môn học chung, kiến thức của môn học thường khó và khô cứng nên học sinh thường không hứng thú với môn học vì vậy là giáo viên giảng dạy bộ môn tôi luôn không ngừng tìm tòi, đổi mới hương pháp giảng dạy nhằm tạo hứng thú và nâng cao khả năng học tập của học sinh. Một trong những phương pháp tôi đã sử dụng và đạt kết quả cao đó là sử dụng hình ảnh, câu chuyện và kiến thức lịch sử về địa phương Thanh Hóa vào giảng dạy bài lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt nam bởi lẽ lịch sử địa phương là một bộ phận của lịch sử dân tộc, có quan hệ mật thiết với lịch sử dân tộc. Bất cứ một sự kiện lịch sử dân tộc cũng đều mang tính địa phương vì nó diễn ra ở một địa phương cụ thể với không gian và thời gian xác định. Qua bài giảng tôi thấy được sự hào hứng học tập của các em học sinh với bài học và đặc biệt các em nắm bài rất tốt và cũng hiểu nhiều hơn về lịch sử quê hương mình trên cơ sở đó giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương tha thiết, niềm tự hào chính đáng về nơi “chôn nhau cắt rốn”.Vì vậy Tôi mạnh dạn chọn đề tài “Sử dụng hình ảnh, câu chuyện và kiến thức lịch sử địa phương Thanh Hóa vào giảng dạy tiết 1: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam - GDQPAN 10 nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2018-2019 với mục đích vừa giảng dạy vừa tuyên truyền lịch sử oai hùng của dân tộc cũng như lịch sử của quê hương Thanh Hóa anh hùng, đồng thời muốn được trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp một phương pháp dạy học đã được tôi áp dụng bước đầu rất hiệu quả và qua đây cũng hi vọng phương pháp dạy học này sẽ được bổ sung, hoàn thiện và nhân rộng trong Trường THPT Triệu Sơn 5 nói riêng và trong toàn ngành Giáo dục của Thanh Hóa nói chung.

 

doc 22 trang thuychi01 7472
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng hình ảnh, câu chuyện và kiến thức lịch sử địa phương Thanh Hóa vào giảng dạy tiết 1: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam - GDQPAN 10 nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
1. MỞ ĐẦU...............................................2
1.1. Lý do chọn đề tài........................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu................................................. 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu. ...........................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................3
2. NỘI DUNG...........................................4
2.1. Cơ sở lí luận............................................4
2.2. Thực trạng vấn đề...............................................4
2.3. Giải pháp thực hiện............................................4
2.3.1. Lên kế hoạch cho tiết dạy............................................................................4
2.3.2. yêu cầu sử dụng hình ảnh, câu chuyện và kiến thức lịch sử địa phương....5
2.3.3. Tiến hành thực hiện.....................................................................................5
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm......................................17
2.5. Khả năng ứng dụng và triển khai sáng kiến kinh nghiệm............................19
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.......................................17
3.1. Kết luận........................................20
3.2. Kiến nghị..................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................22
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 	Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp giáo dục đã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam, yêu cầu này được thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học trong đó có môn giáo dục quốc phòng an ninh.(GDQP-AN)
Môn học GDQP-AN trang bị cho học sinh, sinh viên những hiểu biết cơ bản về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về quốc phòng và an ninh; truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự, kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
Có thể nói GDQP-AN là môn học bao gồm kiến thức khoa học xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kĩ thuật quân sự, nó thuộc nhóm các môn học chung, kiến thức của môn học thường khó và khô cứng nên học sinh thường không hứng thú với môn học vì vậy là giáo viên giảng dạy bộ môn tôi luôn không ngừng tìm tòi, đổi mới hương pháp giảng dạy nhằm tạo hứng thú và nâng cao khả năng học tập của học sinh. Một trong những phương pháp tôi đã sử dụng và đạt kết quả cao đó là sử dụng hình ảnh, câu chuyện và kiến thức lịch sử về địa phương Thanh Hóa vào giảng dạy bài lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt nam bởi lẽ lịch sử địa phương là một bộ phận của lịch sử dân tộc, có quan hệ mật thiết với lịch sử dân tộc. Bất cứ một sự kiện lịch sử dân tộc cũng đều mang tính địa phương vì nó diễn ra ở một địa phương cụ thể với không gian và thời gian xác định. Qua bài giảng tôi thấy được sự hào hứng học tập của các em học sinh với bài học và đặc biệt các em nắm bài rất tốt và cũng hiểu nhiều hơn về lịch sử quê hương mình trên cơ sở đó giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương tha thiết, niềm tự hào chính đáng về nơi “chôn nhau cắt rốn”.Vì vậy Tôi mạnh dạn chọn đề tài “Sử dụng hình ảnh, câu chuyện và kiến thức lịch sử địa phương Thanh Hóa vào giảng dạy tiết 1: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam - GDQPAN 10 nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2018-2019 với mục đích vừa giảng dạy vừa tuyên truyền lịch sử oai hùng của dân tộc cũng như lịch sử của quê hương Thanh Hóa anh hùng, đồng thời muốn được trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp một phương pháp dạy học đã được tôi áp dụng bước đầu rất hiệu quả và qua đây cũng hi vọng phương pháp dạy học này sẽ được bổ sung, hoàn thiện và nhân rộng trong Trường THPT Triệu Sơn 5 nói riêng và trong toàn ngành Giáo dục của Thanh Hóa nói chung.
1.2 Mục đích nghiên cứu
 	Với đề tài “Sử dụng hình ảnh, câu chuyện và kiến thức lịch sử địa phương Thanh Hóa vào giảng dạy tiết 1: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam - GDQPAN 10 nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh” nhằm để đổi mới hình thức và cách thức, phương pháp dạy học theo hướng tự giác, tích cực, làm cho người học tăng cường chủ động sự tìm tòi, khám phá được vốn kiến thức của bản thân ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng vẫn đạt được mục đích dạy học, tăng hứng thú trong học tập và lĩnh hội kiến thức, làm cho người dạy và người học nhẹ nhàng, phấn chấn và dễ dàng đạt được mục đích dạy học đề ra, làm tăng tính hấp dẫn của môn học, tạo hứng thú cho học sinh trong tiếp thu kiến thức, nhiệt tình phối hợp với giáo viên trong việc dạy và học bộ môn GDQP-AN góp phần chuyển tiếp từ phương pháp giảng dạy truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn GDQP-AN ở trường THPT Triệu Sơn 5 từ đó khẳng định vai trò, vị trí của môn học trong hệ thống giáo dục quốc dân, thay đổi cách nhìn nhận chưa đúng của xã hội về môn học này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này tác giả sẽ tập trung nghiên cứu và chỉ ra những nội dung có thể sử dụng hình ảnh, câu chuyện và kiến thức của lịch sử địa phương vào dạy bài học. Từ đó chỉ ra việc vận dụng như thế nào sẽ mang lại hiệu quả trong giáo dục, giúp học sinh hiểu bài, phát triển tư duy tổng hợp, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Đối tượng thực nghiệm là học sinh khối 10 – trường THPT Triệu Sơn 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 	Phương pháp khảo sát thực tế và thu thập thông tin.
 	Phương pháp thuyết trình.
 	Phương pháp trực quan: Hình ảnh minh họa.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo viết: ‘‘Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.[1]
Như vậy có thể thấy việc đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết và vô cùng quan trọng vì phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên, và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học.
Môn học GDQP-AN là môn học đặc thù, kiến thức môn học đa dạng và ở nhiều lĩnh vực khác nhau, ở mỗi bài đặc biệt là các bài lý thuyết thì giáo viên có nhiều phương pháp dạy học để chuyền đạt kiến thức cho học sinh. Việc sử dụng hình ảnh, câu chuyện và kiến thức lịch sử về chính mảnh đất quê hương của mình khi giảng dạy về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc sẽ có tác động sâu sắc tới người học bởi những hình ảnh trực quan cùng với những câu chuyên lịch sử sinh động sẽ kích thích sự tập trung của người học. Từ đó học sinh sẽ chủ động trong việc tiếp thu kiến thức, phát triển tư duy tổng hợp, nâng cao hứng thú học tập, giúp các em khi học môn GDQP-AN không nhàm chán và khô khan.
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 	 Trong những năm gần đây đổi mới phương pháp giáo dục trong đó có sử dụng kiến thức liên môn đã được Bộ giáo dục đưa ra và tổ chức trong chương trình giáo dục THPT vào dạy học trong môn GDQP-AN. Đặc biệt là việc thực hiện kiến thức liên môn đang được triển khai rộng rãi trong các môn học, cấp học, tuy nhiên đây vẫn là một vấn đề mới mẻ, khó khăn đối với giáo viên và học sinh. 
Đối với giáo viên cần phải có kiến thức sâu và hiểu biết về nhiều lĩnh vực song trên thực tế nhiều giáo viên môn GDQP-AN trong quá trình dạy học chưa chịu khó đầu tư về chuyên môn, nặng về lý thuyết, chỉ truyền tải theo nội dung sách giáo khoa, vì vậy không gây được hứng thú học tập cho học sinh. 
	Đối với học sinh tâm lý còn coi thường môn GDQP-AN vì đây là môn phụ không thi tốt nghiệp và Đại học, các em còn tiếp thu một cách thụ động, không có hứng thú với bài học, không biết liên hệ và vận dụng kiến thức của nhiều môn học trong quá trình học tập, vì vậy hiệu quả giáo dục không cao.
Vậy việc đổi mới phương pháp trong giảng dạy môn GDQP-AN ở trường THPT là yêu cầu bức thiết nhằm phát huy tính tự học của giáo viên và tính tích cực trong học tập của học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá và hình thành các kỹ năng cơ bản cho học sinh.
 2.3. Giải pháp thực hiện
2.3.1. Lên kế hoạch cho tiết dạy
Để lên được kế hoạch cho tiết dạy, trước tiên tôi phải chuẩn bị các thông tin, hình ảnh cần thiết thông qua các phương tiện truyền thông như: Tivi, sách, báo, mạng internet..., sau đó tôi căn cứ vào chuẩn kĩ năng, kiến thức nội dung chính của tiết học để lựa chon các kiến thức lịch sử địa phương và hình ảnh phù hợp nhằm tạo cho học sinh ấn tượng sâu sắc về tiết học, giúp tạo nên hứng thú trong học tập cho các em.
2.3.2. Yêu cầu về sử dụng hình ảnh, câu chuyện và kiến thức lịch sử địa phương Thanh Hóa:
Để tạo hứng thú và kết quả học tập tốt cho học sinh, ngoài việc tìm tòi các câu chuyện,sự kiện, hình ảnh, lên kế hoạch bài dạythì tôi cần phải sử dụng các kiến thức một cách hợp lí để có hiệu quả tối ưu nhất. Tôi đã thực hiện như sau: 
- Các câu chuyện, sự kiện và hình ảnh lựa chọn phải tiêu biểu và gắn liền với quê hương Thanh Hóa
- Hình ảnh phải sống động, thực tế và đáp ứng yêu cầu nội dung chính của bài học.
	- Áp dụng các phương pháp dạy học đặc trưng để khai thác các các sự kiện, câu chuyện lịch sử hiệu quả nhất.
	Ví dụ: Cho học sinh quan sát, kết hợp với khả năng thuyết trình của giáo viên, khả năng thảo luân nhóm đưa ra nội dung chính của bài học
2.3.3. Tiến hành thực hiện
Căn cứ vào những giải pháp trên và muốn giải quyết nội dung bài học, với mục đích dạy học, tuyên truyền cho học sinh biết, hiểu về lịch sử dân tộc cũng như lịch sử địa phương Thanh Hóa, tôi sẽ thực hiện như sau:
Giới thiệu bài: Việt Nam một dân tộc anh hùng. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam thường xuyên phải đối phó với nhiều kẻ thù xâm lược có tiềm lực quân sự mạnh. Nhưng bằng tài thao lược của bộ thống soái, phát huy cao độ lòng dũng cảm, trí thông minh, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, chúng ta đã chiến thắng các thế lực xâm lược hung bạo, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Chúng ta đã trãi qua nghìn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương bắc, tiếp đó là hai cuộc trường trinh cứu nước chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hàng triệu người con ưu tú đã ngã xuống để bảo vệ non sông đất nước, để dân tộc ta mãi trường tồn. Để hiểu rõ truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, hôm nay thầy và các em sẽ tìm hiểu bài: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Dạy bài mới:
Bài 1: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
I. Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam 
Ở tiết học này sẽ có 6 mục phải đi tìm hiểu đó là:
 Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên.
 Cuộc đấu tranh giành độc lập (từ thế kỉ I đến thế kỉ X).
 Các cuộc chiến tranh giữ nước (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX).
 Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân nửa phong kiến (thế kỉ XIX đến năm 1945).
 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954).
 Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954-1975).
Với 6 nội dung cần tìm hiểu trên tôi sẽ chia lớp làm 6 nhóm mỗi nhóm sẽ cùng nhau thảo luận một nội dung mà giáo viên phân công. Sau 10 phút các nhóm sẽ trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
GV lúc này sẽ lắng nghe từng tổ trình bày sau đó sẽ kết luận nội dung của từng mục.Trong quá trình kết luận giáo viên sẽ đưa thêm các hình ảnh, sự kiện, câu chuyện về lịch sử địa phương giúp các em hứng thú và tiếp thu bài tốt nhất.
Sau đây là những nội dung kiến thức về lịch sử địa phương cùng với hình ảnh và những câu chuyện tôi đã thực hiện lồng ghép vào bài học ở từng phần. Cụ thể như sau:
. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên
Sau khi nghe học sinh nhóm một báo cáo kết quả thảo luận tôi sẽ cho các em xem một số hình ảnh của vua Hùng và nhà nước Văn Lang:
 Vua Hùng người sáng lập ra nhà nước Văn Lang
 Đền Hùng- Phú Thọ nơi đặt kinh đô thời Hùng Vương
 Tiếp đó tôi sẽ thông tin đến các em về nền văn hóa Đông Sơn, đây là nền văn hóa phát triển vô cùng rực rỡ thời đại Hùng vương để các em thấy được vị trí của Thanh Hóa trong quá trình dựng nước: 
Trống đồng Đông Sơn	Dao găm Đông Sơn
 	Nhạc khí Đông Sơn	Ấm đồng Đông Sơn
Văn hoá Đông Sơn là một nền văn hoá thời đại kim khí cách ngày nay khoảng 2000-2500 năm.khu vực sông Mã thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa ngày nay được xem là địa bàn gốc của văn hóa Đông Sơn. Cho đến nay, người ta đã phát hiện gần 100 di tích thuộc văn hóa Đông Sơn ở lưu vực sông Mã với niên đại sớm, muộn và tính chất khác nhauVăn hóa - văn minh Đông Sơn là đỉnh cao của văn minh buổi đầu dựng nước. Trong đó, trống đồng Đông Sơn là đại diện tiêu biểu nhất cho nền văn hóa này, còn tồn tại đến ngày nay; cũng đồng thời là sản phẩm thể hiện rõ nhất tài năng và trí sáng tạo của chủ nhân văn hóa Đông Sơn. Trống đồng Đông Sơn được ví như “tập đại thành tất yếu của nghệ thuật tạo hình Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung trong thời đại đồ đồng” và là một kiệt tác có tầm nhân loại. Trống đồng lấy mặt trời làm trung tâm, các vòng ngoài từ cảnh sinh hoạt cộng đồng, đến các con vật chim thú... đều chứa đựng tư duy triết học Việt cổ. Về nghệ thuật tạo dáng, trống đồng là mẫu mực của vẻ đẹp bền vững, cân đối, nghiêm cẩn. Hoa văn trống đồng là hoa văn hình học, được tổ hợp ở mức độ hài hòa, tuyệt đối. Điểm nổi bật là hoa văn hình học đậm nét trừu tượng, được sử dụng một cách tài tình để mô tả hiện thực cuộc sống nguyên thủy và đạt được chức năng phản ánh với nhu cầu biểu hiện tuyệt vời của nghệ thuật tạo hình trong văn hóa Đông Sơn.Lưu vực sông Mã chẳng những là địa bàn gốc của văn hóa Đông Sơn, mà còn là nơi phát hiện được nhiều trống đồng Đông Sơn nhất. Trống đồng Đông Sơn ở đây có những chiếc với các mô típ đồ án hoa văn, các khối lượng khá đặc sắc, phản ánh sự sáng tạo của chủ nhân văn hóa Đông Sơn vùng đất này. Đồng thời, không ít trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở Thanh Hóa đã trở thành những hiện vật tiêu biểu, có giá trị trong hệ thống trống đồng Đông Sơn ở Việt Nam. Đó là trống đồng Cẩm Giang có các khối tượng vịt được xem là hiện tượng độc đáo của trống đồng Đông Sơn và mới chỉ tìm thấy ở Thanh Hóa.[2]
->Từ những dữ liệu trên Gv kết luận: Thanh Hóa là vùng đất có vị trí quan trọng từ những ngày đầu dựng nước và là trung tâm của nền văn hóa Đông Sơn cách đây hơn 2000 năm.
. Cuộc đấu tranh giành độc lập (từ TK I đến TK X)
Đối với giai đoạn này tôi sẽ lựa chọn cuộc khởi nghĩa Bà Triệu để làm kiến thức bổ sung cho các em vì khởi nghĩa Bà Triệu gắn liền với địa danh Tân Ninh với nuối Nưa nơi bà dấy binh phát cờ khởi nghĩa gần với địa phương nơi trường Tôi đóng và cũng có nhiều học sinh trong lớp đến từ xã Tân Ninh điều này sẽ kích thích sự hứng thú của các em.
Đầu tiên tôi sẽ đọc bài thơ:
 “Ru con, con ngủ cho lành
 Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
 Muốn coi lên núi mà coi
 Có Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng
 Túi gấm cho lẫn túi hồng
 Têm trầu cánh kiếm cho chồng ra quân”
	 (Tục ngữ và ca dao Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999)
Sau đó tôi sẽ hỏi học sinh những câu thơ trên nói về cuộc khởi nghĩa nào và nó gắn liền với địa danh nào của Thanh Hóa?
Học sinh sẽ tích cực phát biểu ý kiến vì nó là kiến thức ở ngay địa phương nơi các em đang sống.
Gv sẽ tổng hợp ý kiến sau đó cho các em biết thông tin cuộc khởi nghĩa cũng như một số hình ảnh về nữ anh hùng này:
-> Những câu thơ trên nói về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) trong đó núi Nưa Thuộc xãTân Ninh, huyện Triệu Sơn là nơi bà đã dấy binh khởi nghĩa.
Nữ anh hùng Triệu Thị Trinh
Bà Triệu sinh ngày 2 tháng 10 nǎm 226 (Bính Ngọ) tại miền núi Quân Yên (hay Quan Yên), quận Cửu Chân (nay thuộc làng Quan Yên (hay còn gọi là Yên Thôn), xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) trong một gia đình hào trưởng. Từ nhỏ, bà sớm tỏ ra có chí khí hơn người. Khi cha bà hỏi về chí hướng mai sau, tuy còn ít tuổi, bà đã rắn rỏi thưa: "lớn lên con sẽ đi đánh giặc như bà Trưng Trắc, Trưng Nhị".Năm 19 tuổi, đáp lời người hỏi bà về việc chồng con, Bà Triệu nói:“Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!
Năm 248, Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa ở vùng núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hóa). Đông đảo nhân dân khắp hai quận Cửu Chân, Giao Chỉ (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ) nổi dậy hưởng ứng. Các thành ấp của quân Ngô đều bị đánh phá tan tành. Bọn quan cai trị kẻ bị giết, kẻ chạy trốn hết. Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa lan rộng nhanh chóng. Thứ Sử Châu Giao hoảng sợ bỏ chạy mất tích. Sử sách của nhà Ngô phải thú nhận: "Toàn thể Châu Giao chấn động".
Mỗi lần ra trận, Triệu Thị Trinh thường mặc áo giáp đồng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi dẫn quân xông trận, oai phong lẫm liệt. Quân Ngô kinh hồn, bạt vía. Hay tin khởi nghĩa ở Cửu Chân và thứ sử Châu Giao mất tích, vua nhà Ngô bên Tàu hốt hoảng phái ngay tướng Lục Dận, một tướng có nhiều kinh nghiệm ngoài vừa đem của cải chức tước ra dụ dỗ mua chuộc các thủ lĩnh người Việt. Một số kẻ giao động mắc mưu địch. Mặc dầu vậy, Triệu Thị Trinh vẫn kiên cường đánh nhau với giặc không nao núng. Sau 6 tháng chống chọi, vì có kẻ phản bội, bà đã hy sinh trên núi Tùng (Hậu Lộc - Thanh Hóa). Bấy giờ bà mới 23 tuổi. Hiện nay dưới chân núi Tùng là đền thờ Bà.[3] 
 Núi nưa nơi Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa 	Huyệt đạo thiêng trên đỉnh núi Nưa 
 (Xã Tân Ninh- huyện Triệu Sơn)
 Kiếm ngắn núi nưa cách đây khoảng 2000 năm được tìm thấy tại chân núi Nưa	
=> Như vậy qua cuộc khởi nghĩa Bà Triệu có thể thấy tinh thần quật cường quyết đứng lên chống ngoại xâm của người dân Thanh Hóa đã được hun đúc từ rất sớm. Tuy cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng kết quả của nó đã thúc đẩy tinh thần phản kháng, chống đồng hóa của cả dân tộc và thực sự đã làm thức tỉnh nhân dân cả nước, tạo ra những bước chuyển biến mới trong nhận thức tư tưởng và hình thái đấu tranh giải phóng dân tộc trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
. Các cuộc chiến tranh giữ nước (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX)
Sau khi củng cố phần kiến thức học sinh trình bày tôi sẽ hỏi học sinh: tại sao Thanh Hóa được gọi là mãnh đất ‘‘Tam vương nhị chúa’’?
Học sinh suy nghĩ và trả lới câu hỏi.
Gv củng cố: Trải qua nhiều nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, xứ Thanh miền đất “địa linh nhân kiệt”, “là sân khấu chính trị” của các vương triều: Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Lê Trung Hưng, Nguyễn... đã sản sinh cho non sông, đất nước nhiều bậc quân vương, anh hùng hào kiệt và cả các văn thần, võ tướng. Trong đó có ba vị vua tiêu biểu đó là Lê Đại Hành ( Lê Hoàn), vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) và vua Hồ Quý Ly đồng thời cũng là nơi phát tích của hai dòng chúa đó là chúa Trịnh và chúa Nguyễn sau đó tôi sơ lược về vua Lê Đại Hành và vua Lê Thái Tổ cho học sinh nghe:
*Vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn)
 Đền thờ Lê Hoàn ở Thọ xuân- Thanh Hóa
 Lê Hoàn (941-1005) sinh ra và lớn lên tại làng Trung Lập, thuộc Ái Châu (nay là xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân) trong bối cảnh đất nước bị các thế lực địa phương nổi lên và cát cứ gây loạn 12 sứ quân. Lê Hoàn đã sớm gia nhập đội quân của Đinh Bộ Lĩnh và được giao 2.000 quân sĩ đánh dẹp 12 sứ quân và được phong giữ chức Thập đạo tướng quân. Vào năm Kỷ Mão (979), triểu đình Nhà Đinh xảy ra biến loạn, đứng trước họa xâm lăng của phong kiến phương Bắc, với tầm nhìn sâu rộng và tư tưởng chọn người đứn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_hinh_anh_cau_chuyen_va_kien_thuc_lich_su_dia_ph.doc
  • docMau 1(1)-Bia sang kien kinh nghiem (1).doc