SKKN Sử dụng di tích lịch sử ở Thanh Hóa để nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử địa phương lớp 12 - Trường THPT Đông Sơn 1

SKKN Sử dụng di tích lịch sử ở Thanh Hóa để nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử địa phương lớp 12 - Trường THPT Đông Sơn 1

Trong các nhà trường trung học phổ thông hiện nay việc dạy học môn lịch sử đang bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế: Học sinh chỉ quan tâm học các môn khối A, khối B để phục vụ cho thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại học, trong khi đó lại xem nhẹ việc học môn lịch sử; giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy môn lịch sử theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, trong đó chưa chú ý khai thác sử dụng các di tích lịch sử văn hóa ở địa phương vào dạy học lịch sử để nâng cao chất lượng bộ môn, do vậy dễ làm cho học sinh nhàm chán, khó hiểu, không hứng thú với việc học môn lịch sử.

Nhận thức ró tầm quan trọng của việc sử dụng di sản văn hóa vào dạy học và giáo dục để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường phổ thông trong đó có bộ môn lịch sử, thông qua đó góp phần giáo dục di sản. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch ban hành Công văn liên ngành số 73/HD - BGD&ĐT-BVHTTDL ngày 16 tháng 01 năm 2013 để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc “Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX”.

Thanh Hóa là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, có nhiều danh nhân tiêu biểu, có nhiều di tích lịch sử văn hóa. Đây là lợi thế để giáo viên sử dụng di tích lịch sử văn hóa trong tỉnh vào dạy học để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông làm cho các bài học lịch sử trở nên sinh động, hấp dẫn lôi cuốn đối với học sinh. Tuy nhiên các trường THPT và giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử trong tỉnh lại chưa làm tốt điều này. Thanh Hóa hiện có hơn 1.535 di tích của tỉnh, có 135 di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến. Trong đó có 101 di tích đã được xếp hạng (32 di tích quốc gia và 69 di tích cấp tỉnh). Hệ thống di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa rất đa dạng, phong phú, gồm có đình, đền, chùa, địa điểm, khu di tích, nhà thờ, nhà lưu niệm, tượng đài,. gắn với các sự kiện lịch sử trong từng thời kỳ của cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

 

doc 22 trang thuychi01 12672
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng di tích lịch sử ở Thanh Hóa để nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử địa phương lớp 12 - Trường THPT Đông Sơn 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT ĐÔNG SƠN 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ Ở THANH HÓA ĐỂ 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12 - TRƯỜNG THPT ĐÔNG SƠN 1
Người thực hiện: Ngô Thị Kim Huê
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch Sử
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài
Trong các nhà trường trung học phổ thông hiện nay việc dạy học môn lịch sử đang bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế: Học sinh chỉ quan tâm học các môn khối A, khối B để phục vụ cho thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại học, trong khi đó lại xem nhẹ việc học môn lịch sử; giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy môn lịch sử theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, trong đó chưa chú ý khai thác sử dụng các di tích lịch sử văn hóa ở địa phương vào dạy học lịch sử để nâng cao chất lượng bộ môn, do vậy dễ làm cho học sinh nhàm chán, khó hiểu, không hứng thú với việc học môn lịch sử. 
Nhận thức ró tầm quan trọng của việc sử dụng di sản văn hóa vào dạy học và giáo dục để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường phổ thông trong đó có bộ môn lịch sử, thông qua đó góp phần giáo dục di sản. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch ban hành Công văn liên ngành số 73/HD - BGD&ĐT-BVHTTDL ngày 16 tháng 01 năm 2013 để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc “Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX”.
Thanh Hóa là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, có nhiều danh nhân tiêu biểu, có nhiều di tích lịch sử văn hóa. Đây là lợi thế để giáo viên sử dụng di tích lịch sử văn hóa trong tỉnh vào dạy học để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông làm cho các bài học lịch sử trở nên sinh động, hấp dẫn lôi cuốn đối với học sinh. Tuy nhiên các trường THPT và giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử trong tỉnh lại chưa làm tốt điều này. Thanh Hóa hiện có hơn 1.535 di tích của tỉnh, có 135 di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến. Trong đó có 101 di tích đã được xếp hạng (32 di tích quốc gia và 69 di tích cấp tỉnh). Hệ thống di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa rất đa dạng, phong phú, gồm có đình, đền, chùa, địa điểm, khu di tích, nhà thờ, nhà lưu niệm, tượng đài,... gắn với các sự kiện lịch sử trong từng thời kỳ của cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến hàm chứa cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mang dấu ấn lịch sử của cách mạng Việt Nam trên đất Thanh Hóa, thể hiện cốt cách, bản lĩnh, ý chí và khát vọng giành tự do độc lập, chiến thắng ngoại xâm và xây dựng đất nước, quê hương giàu đẹp, hùng cường của toàn dân tộc và của mỗi người dân nơi đây; đã và đang trở thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội và đó chính là nguồn lực quan trọng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng, hình thành và phát triển nhân cách, góp phần xây dựng đất nước và tỉnh Thanh  ngày càng đàng hoàng, tươi đẹp.
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta, công tác giáo dục truyền thống lịch sử là điều rất cần thiết. Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa ra đời, việc tổ chức thành lập các hội, chi bộ Đảng để lãnh đạo quần chúng và nhân dân đấu tranh giành độc lập, phong trào cách mạng của nhân dân..., những địa điểm nơi thành lập, tập kết, trú quân của quân và dân cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ là những di tích lịch sử cách mạng có ý nghĩa vô cùng quan trọng..... Tất cả các di tích lịch sử trên đều có thể sử dụng để nâng cao chất lượng dạỵ học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông, các giáo viên giảng dạy môn lịch sử căn cứ điều kiện, đặc điểm tình hình của trường mình để chọn các di tích lịch sử phù hợp, các hình thức và biện pháp sử dụng khác nhau để góp phần nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn. 
Với trách nhiệm của giáo viên giảng dạy môn lịch sử chúng ta phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực phẩm chất của người học, tích cực khai thác và sử dụng có hiệu quả các di tích lịch sử trên địa bàn Thanh Hóa vào trong mỗi giờ dạy của mình, làm cho giờ học lịch sử không còn khô khan mà trở nên hấp dẫn, sinh động làm cho học sinh hứng thú mỗi khi học lịch sử và khi học sinh đã yêu thích học môn lịch sử thì sẽ học tốt môn lịch sử. Từ những trăn trở đó tôi đã nghiên cứu và viết đề tài “Sử dụng di tích lịch sử ở Thanh Hóa để nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử địa phương lớp 12 - Trường THPT Đông Sơn 1”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nhằm nêu lên kinh nghiệm sử dụng các di tích lịch sử hiện có trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa để nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Đông Sơn 1. Qua đó giúp học sinh hiểu nội dung bài học lịch sử cũng như nắm vững truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng của quê hương, hiểu rõ sự hình thành và giá trị của các di tích. Từ đó, hình thành cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị của di tích lịch sử.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Sử dụng các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường trung học phổ thông Đông Sơn 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm của bản thân và các giáo viên trong tổ Lịch sử của trường; điều tra, khảo sát kết quả học tập, lấy ý kiến của giáo viên và học sinh. 
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và so sánh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Việc sử dụng di tích lịch sử văn hóa trong dạy học môn lịch sử ở trường THPT góp phần hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh: Các di tích lịch sử khi được sử dụng trong dạy học lịch sử đều góp phần nâng cao tính trực quan giúp học sinh mở rộng khả năng tiếp cận đối tượng, hiện tượng liên quan đến bài học.
- Phát triển kĩ năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức cho học sinh: Di tích lịch sử là phương tiện quan trọng giúp học sinh rèn một số kĩ năng như quan sát, thu thập xử lí thông tin, thảo luận nhóm, qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết trong quá trình tiếp cận học tập.
- Kích thích hứng thú của học sinh trong học tập môn lịch sử: Trong quá trình tiếp cận với di tích lịch sử văn hóa theo sự hướng dẫn của giáo viên, các giá trị của di tích sẽ được học sinh tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm. Điều đó làm cho học sinh có hứng thú và có được động cơ học tập đúng đắn và có thái độ hành vi thân thiện, giữ gìn, chăm sóc và phát huy giá trị của di tích.
- Góp phần phát triển trí tuệ và giáo dục nhân cách học sinh: Cho học sinh tiếp cận với di tích lịch sử đúng mục đích, đúng lúc với những phương pháp dạy học phù hợp sẽ giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, khả năng xử lí thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp và so sánh. Vì ẩn chứa trong di tích là các giá trị lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương được lưu truyền từ đời này qua đời khác, nó sẽ có tác động đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức dẫn tới việc hình thành nhân cách học sinh.
- Góp phần phát triển kĩ năng sống cho học sinh: Khi tổ chức học tập, tham quan, trải nghiệm tại di tích sẽ góp phần hình thành ở học sinh một số kĩ năng như: Kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Ưu điểm:
- Giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở bậc THPT đều ý thức rõ về tầm quan trọng của việc sử dụng di tích lịch sử văn hóa để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của mình, nâng cao nhận thức và góp phần phát triển nhân cách học sinh. 
- Chuyên viên phụ trách bộ môn Lịch sử Sở GD & ĐT Thanh Hóa và các tổ chuyên môn Lịch sử ở các trường THPT luôn trăn trở trong việc tìm giải pháp để sử dụng có hiệu quả các di tích lịch sử trên địa bàn Thanh Hóa nhằm nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn. 
2.1.2. Hạn chế:
- Đa số giáo viên lịch sử vẫn còn chưa mạnh dạn khai thác các di tích lịch sử để dạy học vì sợ mất thời gian sưu tầm tư liệu về di tích để phục vụ cho bài dạy của mình, hoặc còn lúng túng trong xây dựng kế hoạch, nội dung bài giảng.
- Khi tiến hành một bài học lịch sử nội khóa theo phân phối chương trình, một bài học lịch sử địa phương tại di tích hay một buổi tham quan tại bảo tàng thì mất nhiều thời gian và phải chuẩn bị rất công phu như: Lựa chọn di tích, xây dựng kế hoạch xin ý kiến nhà trường, chuẩn bị nội dung bài dạy, phương án đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình đi học tại di tích lịch sử, kinh phí thực hiện nên giáo viên rất e ngại.
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
2.3.1. Sử dụng di tích lịch sử ở Thanh Hóa để nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử địa phương lớp 12 - Trường THPT Đông Sơn 1.
a. Một số yêu cầu cần lưu ý khi sử dụng di tích lịch sử văn hóa để dạy học môn lịch sử. 
Di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT. Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả giáo viên phải thực hiện tốt các yêu cầu sau: 
- Đảm bảo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông của môn Lịch sử và mục tiêu giáo dục thông qua di tích lịch sử:
+ Đảm bảo chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (không thêm, bớt thời lượng làm thay đổi chương trình). 
+ Đảm bảo mục tiêu giáo dục phổ thông gắn với mục tiêu giáo dục di tích lịch sử. 
Vì vậy, việc lựa chọn di tích lịch sử để dạy học một bài hoặc một nội dung nào đó thì giáo viên cần xác định mục tiêu bài học và lựa chọn di tích phải hướng vào thực hiện mục tiêu đã được xác định. 
- Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo: Khi tiến hành dạy học tại địa điểm có di tích lịch sử hay dạy học trên lớp có sử dụng di tích lịch sử, GV cần chuẩn bị kỹ nội dung và các điều kiện thực hiện. 
- Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm: Phải luôn đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, luôn tạo điều kiện tối đa để học sinh được tham gia vào các hoạt động với di tích lịch sử, giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh làm việc với di tích lịch sử. Được tự chủ trong công việc, tự hoàn thành báo cáo sau khi đã tìm hiểu di tích, có sản phẩm do cá nhân hoặc nhóm tạo ra các em sẽ phấn khởi càng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Điều đó càng khuyến khích học sinh làm việc tích cực, nhiệt tình, là lúc các em có cơ hội được thể hiện mình. 
- Kết hợp đa dạng các hình thức tổ chức thực hiện: Xung quanh chúng ta tồn tại rất nhiều di tích lịch sử. Tùy theo mỗi di tích và các giá trị chứa đựng trong mỗi di tích để giáo viên sử dụng vào mục đích dạy học và giáo dục. Mỗi loại di tích lại có những đặc điểm riêng về hình thức, giá trị. Vì vậy, ta có thể tổ chức nhiều hình thức tiếp cận khác nhau: Cho HS trực tiếp quan sát di tích, tiếp xúc qua phim, ảnh. Nếu không có điều kiện đưa học sinh tới nơi có di tích, thì nhà trường tổ chức các loại hình hoạt động để học sinh tìm hiểu di tích lịch sử ngay trong khuôn viên, phòng truyền thống của nhà trường, các buổi ngoại khóa, tiến hành các buổi sinh hoạt chuyên đề tìm hiểu di tích lịch sử xung quanh nhà trường
b. Di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở Thanh Hóa có thể sử dụng để nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử địa phương lớp 12 - Trường THPT Đông Sơn 1.
Thanh Hóa hiện có hơn 1.535 di tích của tỉnh, có 135 di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến. Trong đó có 101 di tích đã được xếp hạng (32 di tích quốc gia và 69 di tích cấp tỉnh). Tất cả các di tích lịch sử trên đều có thể sử dụng để nâng cao chất lượng dạỵ học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông, giáo viên giảng dạy môn lịch sử căn cứ điều kiện, đặc điểm tình hình của trường mình để chọn các di tích lịch sử phù hợp, các hình thức và biện pháp sử dụng khác nhau để góp phần nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn. Tôi xin nêu ra một số di tích lịch sử tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
▪ Cụm di tích lịch sử cách mạng đình Hàm Hạ
Cách đây 87 năm, ngày 25/6/1930, tại nhà ông Lê Kiều Oanh làng Hàm Hạ, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, Chi bộ Hàm Hạ - Chi bộ Đảng đầu tiên ở Thanh Hóa được thành lập tại làng Hàm Hạ, tổng Kim Khê (nay là khu phố Đại Đồng thị trấn Rừng Thông). Sự ra đời của Chi bộ Hàm Hạ là một mốc son chói lọi trong phong trào cách mạng ở Đông Sơn trước Cách mạng Tháng 8, đồng thời là nền móng cho sự ra đời của Đảng bộ huyện Đông Sơn nói riêng và Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa nói chung. Chấm dứt giai đoạn khủng hoảng kéo dài của phong trào cách mạng do thiếu sự lãnh đạo của một chính Đảng. Từ đây phong trào cách mạng ở Thanh Hóa bước vào thời kỳ mới, thời kỳ có Đảng Cộng sản lãnh đạo như con thuyền có người chèo lái vững vàng. 
▪ Khu di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo
Giữa năm 1941, Ngọc Trạo huyện Thạch Thành đã được chọn để xây dựng chiến khu du kích, làm căn cứ huấn luyện cán bộ cốt cán, đào tạo về quân sự, chính trị, phát triển nhanh lực lượng cách mạng, tiến tới xây dựng đội quân vũ trang theo tinh thần Hội nghị Trung ương lần thứ 8. Ngày 19-9-1941, tại Hang Treo - một địa điểm của căn cứ Ngọc Trạo, Ban lãnh đạo chiến khu thành lập đội du kích vũ trang thoát ly đầu tiên gồm 21 đồng chí. Đội du kích Ngọc Trạo được biên chế thành tiểu đội cảm tử, tiểu đội súng, tiểu đội trinh sát cùng các bộ phận y tế, cứu thương và liên lạc. Dù chỉ có 11 khẩu súng, còn lại là các loại vũ khí thô sơ như dao bầu, mã tấu, cung nỏ, gậy gộc... cùng điều kiện sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn nhưng các chiến sĩ du kích luôn lạc quan, tin tưởng vào con đường mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn, cùng nhân dân Ngọc Trạo dốc lòng, chung sức gây dựng chiến khu. Từ chỗ có 21 đội viên khi mới thành lập, đến cuối tháng 9-1941, số đội viên du kích và cán bộ ở chiến khu Ngọc Trạo đã tăng lên trên 80 chiến sĩ. Lúc này, thực dân Pháp đánh hơi thấy hoạt động vũ trang của các chiến khu ở Thanh Hóa, chúng ráo riết tìm cách trấn áp, càn quét. Trước sự lớn mạnh không ngừng của chiến khu Ngọc Trạo, thực dân Pháp đã điên cuồng càn quét nhằm triệt phá phong trào, khủng bố tinh thần cách mạng của nhân dân ta. Mặc dù chỉ có vũ khí thô sơ như giáo mác, mã tấu nhưng các chiến sĩ cảm tử Ngọc Trạo vẫn anh dũng chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù, bảo vệ thành quả cách mạng.
Chiến khu Ngọc Trạo là đỉnh cao của phong trào khởi nghĩa vũ trang ở Bắc Trung Bộ, là tiền thân của lực lượng vũ trang Thanh Hóa sau này. Những chiến tích hào hùng và sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ du kích Ngọc Trạo là dấu son đậm nét, tô thắm truyền thống bất khuất, kiên cường của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa. 
▪ Khu lưu niệm Bác Hồ tại thị trấn Rừng Thông
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt đối với Thanh Hóa. Khi lần đầu tiên Bác Hồ về thăm Thanh Hóa (20/2/1947), trước khi ra về, Người căn dặn “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu”
Bác Hồ đã về thăm Thanh Hóa 4 lần, có thể nói những lần Bác Hồ về thăm Thanh Hóa là nguồn cổ vũ, động viên kịp thời cho người dân Thanh Hóa quyết tâm chiến đấu, hết lòng vì lý tưởng độc lập cho dân tộc. Điều này còn có ý nghĩa chiến lược vì Thanh Hoá là một trong những tỉnh có tiềm lực lớn về nhiều mặt: đất rộng, người nhiều, nhân dân có truyền thống anh dũng đấu tranh và cần cù lao động, có địa thế phát triển về kinh tế biển, đồng bằng và rừng núi. Khi cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, cần phải huy động nhân lực, vật lực tối đa, Thanh Hóa là địa phương có điều kiện để đáp ứng. Mảnh đất này là huyết mạch của con đường chi viện cho tiền tuyến miền Nam, con người nơi đây luôn tiếp sức ủng hộ sức người, sức của, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng dân tộc.
72 năm đã qua, kể từ ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa, bằng sự ngưỡng mộ và lòng kính yêu Bác vô hạn, Ðảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết một lòng, vượt lên muôn vàn khó khăn, gian khổ, giành được những thành tựu hết sức tự hào. Quyết tâm xây dựng quê hương Thanh Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh, sớm trở thành “Tỉnh kiểu mẫu” như lời Bác Hồ hằng mong muốn.
▪ Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng
Nhắc đến mảnh đất Thanh Hóa, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Hàm Rồng, địa danh đã đi vào lịch sử như những trang vàng chói lọi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Nơi đây còn được biết đến là thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú với quần thể sông, núi, hang động lôi cuốn du khách mỗi khi có dịp ghé thăm.
Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng với tổng diện tích 568 ha thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, bao gồm các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng và công trình văn hóa tâm linh như: cầu Hàm Rồng, núi Hàm Rồng, núi Ngọc, đồi Quyết Thắng, đền thờ Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các anh hùng liệt sĩ tỉnh Thanh Hóa, làng cổ Đông Sơn, động Tiên Sơn, động Long Quang, núi Cánh Tiên
Hình ảnh đầu tiên gợi nhớ về chiến thắng Hàm Rồng lịch sử năm xưa đó chính là cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã. Cầu được xây dựng năm 1905 theo kiểu cầu vòm thép có trụ, hiện đại nhất Đông Dương thời bấy giờ...
Bị thất bại ở chiến trường miền Nam, cuối năm 1964, đầu năm 1965 đế quốc Mỹ vạch kế hoạch ném bom miền Bắc, xác định từ Hà Nội vào đường mòn Hồ Chí Minh có 60 điểm tắc, trong đó Hàm Rồng được xem là “điểm tắc lý tưởng”, là “đầu mút của khu vực cán xoong”. Phá sập cầu Hàm Rồng, Mỹ sẽ cắt đứt được mạch máu giao thông Bắc - Nam, đồng thời phá hoại nền kinh tế Thanh Hóa, làm suy yếu vai trò của hậu phương đối với tiền tuyến miền Nam. 
Do vậy, việc đánh phá Hàm Rồng được Nhà Trắng và Lầu Năm Góc chọn là mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
Với âm mưu cắt đứt sự chi viện Bắc - Nam, cô lập Hàm Rồng và tập trung đánh dứt điểm Hàm Rồng, vào 8 giờ 45 phút ngày 3/4/1965, 16 chiếc máy bay đầu tiên của Mỹ ném bom vào địa phận Thanh Hoá với một loạt địa điểm đánh phá như cầu Đò Lèn (Hà Trung), cầu Cun (Nông Cống), ga Văn Trai (Tĩnh Gia)... 
13 giờ ngày 3/4, cuộc tấn công của đế quốc Mỹ vào khu vực Hàm Rồng bắt đầu. Từng tốp máy bay phản lực hiện đại đủ các loại F105, F8, RF101..., tên lửa, rốc két... đánh phá cầu Hàm Rồng liên tục trong 2 giờ 36 phút. 
7 giờ 30 phút ngày 4/4/1965, nhiều tốp máy bay địch tiến vào vùng trời Thanh Hoá và phát hiện lực lượng pháo của Trung đoàn 234 đang trên đường từ Nghệ An vào Thanh Hoá, chúng đã tập trung đánh phá khu vực bến phà Ghép (Tĩnh Gia) nhằm ngăn không cho xe pháo của ta qua sông. Ngay lập tức, các đại đội 2, 4, 5 và khẩu đội 14 ly 5 cùng quân dân các xã Hải Ninh, Tân Dân, Hải An, Hải Châu (Tĩnh Gia)... đã bắn rơi 3 chiếc F105 và bắt sống một tên giặc lái.
Chỉ trong 2 ngày 3 và 4/4/1965, quân Mỹ đã sử dụng 174 lần tốp, 454 lần chiếc máy bay, ném xuống địa bàn tỉnh Thanh Hoá 627 quả bom phá, 58 quả bom nổ chậm (gồm các loại từ 500 đến 1.000kg), hàng trăm tên lửa, rốc-két vào các khu vực trọng điểm của Thanh Hoá. Riêng khu vực Hàm Rồng - Nam Ngạn - Yên Vực, địch bổ nhào 85 lần, cắt bom bắn phá 80 lần, ném 350 quả bom, bắn 149 quả đạn rốc-két. 
Đáp trả lại hành động điên cuồng của đế quốc Mỹ, quân, dân Hàm Rồng - Nam Ngạn - Yên Vực dũng cảm bám chắc trận địa với ý chí quyết chiến quyết thắng. Hàng chục khẩu súng cao xạ của bộ đội chủ lực ở các trận địa Đồng Đá, Yên Vực, Nam Bình, Cồn Đu (bờ Bắc), đồi C4, Đám Cháy, Tàu thuyền, đồi Không tên (bờ Nam) và hàng trăm khẩu súng trung liên, súng trường của tự vệ các xí nghiệp Lò cao, Phân lân, Máy xanh, Máy điện..., các tay súng dân quân các xã Hoằng Long, Hoằng Lý, Hoằng Anh, Nam Ngạn... hợp đồng nổ súng tạo thành nhiều tầng đạn, lưới lửa bủa vây đội hình máy bay Mỹ. Những chiếc nào lọt vào gần cầu lập tức bị các trận địa cao xạ trên đồi Không tên, đồi Ba cây thông, núi Ngọc, núi Rồng nổ súng tan xác. Hoảng hốt trước sự đánh trả mãnh liệt của quân ta, giặc Mỹ đành bay vút lên cao bỏ chạy. Đến 16 giờ ngày 4/4/1965, trận chiến đấu kết thúc.
Có thể khẳng định đây là lần đầu tiên kể từ khi mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc, đế quốc Mỹ tổ chức một trận đánh với quy mô lớn nhất và mức độ ác liệt nhất. Sau 2 ngày chiến đấu kiên cường, T

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_di_tich_lich_su_o_thanh_hoa_de_nang_cao_chat_lu.doc