SKKN Sử dụng chuyền đề giáo dục phòng chống hiv/aids vào dạy - Học tiết 33: ngoại khóa những vấn đề xã hội ở địa phương, môn GDCD lớp 10

SKKN Sử dụng chuyền đề giáo dục phòng chống hiv/aids vào dạy - Học tiết 33: ngoại khóa những vấn đề xã hội ở địa phương, môn GDCD lớp 10

Nhiễm HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử văn minh của loài người. Những ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào mùa xuân năm 1981, sau đó số ca mới tăng liên tục, xâm chiếm tất cả các lục địa trên thế giới. Tính đến năm 2003, cả thế giới có khoảng 60 triệu người nhiễm HIV, hơn một phần ba trong số này đã chết! Rủi ro thay, hiện nay đại dịch nhiễm HIV/AIDS vẫn chưa hoàn toàn được kiểm soát và tiếp tục gây nhiều hậu quả trầm trọng cho hầu hết các nơi trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi vùng phía dưới sa mạc Sahara, Nam á và Đông Nam á, Trung - Nam Mỹ, Đông Âu.

 Trong những năm vừa qua, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới. Với cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập với thế giới đã có những tác động tích cực tới các mặt của đời sống xã hội, trong đó có Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường cũng bộ lộ và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xã hội. Một trong những ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập và giao lưu thế giới là sự du nhập nhanh chóng các hiện tượng lạm dụng và sử dụng chất gây nghiện, chất ma túy, lối sống buông thả, đề cao lối sống cá nhân, kích dục là những nguyên nhân đưa tới căn bệnh HIV/AIDS – “căn bệnh thế kỷ”, một căn bệnh mà ngày nay con người chưa có thuốc và phương pháp nào để chữa khỏi được.

 Hiện nay, có thể khẳng định rằng HIV/AIDS đã có mặt ở tất cả các tỉnh thành tỉnh thành của Viêt Nam. Tính đến ngày 30/9/2010, cả nước có 180.312 người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống được báo cáo, trong đó có 42.339 bệnh nhân AIDS và tổng số người chết do AIDS đã được báo cáo là 48.368 người.

Cho đến nay, có 100% tỉnh, trên 74% số xã, phường và 97,8% số quận/huyện trong toàn quốc đã có báo cáo về người nhiễm HIV/AIDS. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có số người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo cao nhất, chiếm khoảng 23% số người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo của cả nước.

 

doc 31 trang thuychi01 9852
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng chuyền đề giáo dục phòng chống hiv/aids vào dạy - Học tiết 33: ngoại khóa những vấn đề xã hội ở địa phương, môn GDCD lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 3
---------0O0---------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ SỬ DỤNG CHUYỀN ĐỀ GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS VÀO DẠY - HỌC TIẾT 33: NGOẠI KHÓA NHỮNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG”, MÔN GDCD LỚP 10.
Người thực hiện: Ngô Ngọc Tuyên
Chức vụ: Tổ trưởng
 SKKN thuộc môn: Giáo dục công dân
THANH HÓA, NĂM 2019
PHỤ LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
MỞ ĐẦU 
1
1.1
Lí do chọn đề tài 
2
1.2
Mục đích nghiên cứu 
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1
Cơ sở lí luận
2
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
18
3
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
20
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài
Nhiễm HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử văn minh của loài người. Những ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào mùa xuân năm 1981, sau đó số ca mới tăng liên tục, xâm chiếm tất cả các lục địa trên thế giới. Tính đến năm 2003, cả thế giới có khoảng 60 triệu người nhiễm HIV, hơn một phần ba trong số này đã chết! Rủi ro thay, hiện nay đại dịch nhiễm HIV/AIDS vẫn chưa hoàn toàn được kiểm soát và tiếp tục gây nhiều hậu quả trầm trọng cho hầu hết các nơi trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi vùng phía dưới sa mạc Sahara, Nam á và Đông Nam á, Trung - Nam Mỹ, Đông Âu. 
	Trong những năm vừa qua, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới. Với cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập với thế giới đã có những tác động tích cực tới các mặt của đời sống xã hội, trong đó có Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường cũng bộ lộ và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xã hội. Một trong những ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập và giao lưu thế giới là sự du nhập nhanh chóng các hiện tượng lạm dụng và sử dụng chất gây nghiện, chất ma túy, lối sống buông thả, đề cao lối sống cá nhân, kích dục là những nguyên nhân đưa tới căn bệnh HIV/AIDS – “căn bệnh thế kỷ”, một căn bệnh mà ngày nay con người chưa có thuốc và phương pháp nào để chữa khỏi được. 
	Hiện nay, có thể khẳng định rằng HIV/AIDS đã có mặt ở tất cả các tỉnh thành tỉnh thành của Viêt Nam. Tính đến ngày 30/9/2010, cả nước có 180.312 người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống được báo cáo, trong đó có 42.339 bệnh nhân AIDS và tổng số người chết do AIDS đã được báo cáo là 48.368 người.
Cho đến nay, có 100% tỉnh, trên 74% số xã, phường và 97,8% số quận/huyện trong toàn quốc đã có báo cáo về người nhiễm HIV/AIDS. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có số người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo cao nhất, chiếm khoảng 23% số người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo của cả nước. 
Thực tế cho thấy, có nhiều nguyên nhân đẫn đến HIV/AIDS , một trong số đó là do sự thiếu hiểu biết về HIV/AIDS . ở Việt Nam hiện nay vẫn còn một bộ phận lớn người lao động và người sử dụng lao động, học sinh có nguy cơ bị nhiễm HIV do nhận thức về HIV/AIDS chưa đúng, chưa đầy đủ dẫn đến việc không thực hiện các biện pháp an toàn đối với HIV/AIDS. HIV/AIDS có nguy cơ lây lan nhanh một phần do vấn đề tuyên truyền, phòng chống HIV/AIDS chưa được quan tâm đúng mức, trong đó phải kể đến các trường THPT. Có thể khẳng định rằng, người lao động, người sử dụng lao động đa phần đều trải qua cấp học phổ thông. Vì vậy, nếu trong việc tuyên truyền, giáo dục cho học sinh – người chủ tương lai của đất nước có được những hiểu biết và nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS và tác hại của nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hạn chế đại dịch này trong một tương lai gần.
Từ thực tế cho thấy trong những năm qua hiệu quả của việc giáo dục, phòng, chống HIV/AIDS trong nhà trường đạt hiệu quả không cao. Trước thực trạng trên và qua thực tế dạy học môn giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông theo Tôi ngoài việc đưa vấn đề giáo dục phòng, chống HIV/AIDS vào tích hợp dạy học bộ môn thì giáo viên có thể giành một tiết ngoại khóa của môn giáo dục công dân lớp 10 để giảng dạy cho học sinh tìm hiểu về vấn đề này. Để giúp giáo viên có những kiến thức, thông tin về vấn đề vấn đề HIV/AIDS trong day học bộ môn Tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Sử dụng chuyên đề giáo dục, phòng, chống HIV/AIDS vào dạy – học tiết 33: “ngoại khóa những vấn đề xã hội ở địa phương” môn giáo dục công dân lớp 10.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Thực hiện đề tài “Sử dụng chuyên đề giáo dục, phòng, chống HIV/AIDS vào dạy – học tiết 16: ngoại khóa những vấn đề xã hội ở địa phương môn giáo dục công dân lớp 10” không ngoài mục đích góp phần cùng với nhà trường đẩy mạnh công tác tuyền truyền phòng, chống HIV/AIDS trong học đường, góp phần giáo dục đạo đức và nhân cách của học sinh trong việc tránh xa các tệ nạn xã hội.
Qua đề tài này, còn giúp tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trong học sinh – người chủ tương lai của đất nước về giáo dục phòng chống HIV/AIDS trong tình hình mới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Đề tài này tập trung nghiên cứu, tổng kết về chủ đề HIV/AIDS, cụ thể: nghiên cứu tổng kết về thực trạng dịch bệnh HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt Nam, nguyên nhân lây nhiễm và những con đường lây nhiễm HIV/AIDS thường gặp trong thực tế đời sống và các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Đây là một tiết ngoại khóa về vấn đề xã hội ở địa phương vì vậy để đạt hiệu quả cao trong dạy học giáo viên có thể sử dụng nhiều các đồ dùng kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học như: Máy chiếu, tranh ảnh, bảng biểu, phiếu học tập, câu hỏi tình huống và phương pháp đàm thoại, đóng vai, thảo luận, trò chơi
	Đề tài được viết dựa trên các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như:
Phương pháp quan sát
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
	Như chúng ta đã biết, xã hội ngày càng phát triển cùng với đó kéo theo không ít hệ lụy do mặt trái của cơ chế thị trường đưa lại như sự bùng nổ thông tin, sự hội nhập của nhiều nền văn hóa của các nước phương tây, của lối sông thực dụng, ăn chơi đua đòiNhiều gia đình học sinh, cha mẹ phải bươn chảy trong cuộc sống mưu sinh, bỏ quên con cái, sao nhãng trong quản lí quỹ thời gian của học sinh - điểm tựa là gia đình đối với các em không còn nữa.
	Đã có thời gian chúng ta chỉ coi trong việc dạy văn hóa cho học sinh học thật giỏi mà quên đi điều quan trọng là dạy cho học sinh “học làm người”, quên đi việc rèn luyện các kỹ năng sống cho các em, nhất là các kỹ năng phòng, chống các tệ nạn xã hội, trong đó đặc biệt là kỹ năng tuyền truyền phòng, chống đại dịch thế kỷ HIV/AIDS.
	Như chúng ta đã biết mục tiêu đào tạo của trường Trung học phổ thông là hình thành và phát triển con người toàn diện cho các thế hệ trẻ, đây là những công dân tương lai có đầy đủ: đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực... Theo yêu cầu của sự nghiệp cách mạng XHCN hiện nay của Đảng để đạt được mục tiêu trên, trường Trung học phổ thông phải có những chương trình giáo dục và giáo dưỡng phải đảm bảo cho phù hợp với nhiệm vụ của đất nước, giữ được con người Việt Nam trong thời đại mới. Từ năm 1990 – 1992 đến nay Đảng ta đã xác định môn giáo dục công dân là một môn khoa học xã hội trong nhà trường Trung học phổ thông. Chính vì vậy, môn giáo dục công dân có vai trò hết sức quan trọng, nó kết hợp với các môn khoa học khác trong nhà trường nhằm đào tạo con người mới cho đất nước những con người Việt Nam có tri thức khoa học, có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn; có phẩm chất chính trị; có ý thức trách nhiệm.
Hiện nay, việc dạy học bộ môn giáo dục công dân không đơn thuần là dạy học kiến thức trong sách giáo khoa mà dưới chủ trưởng của Bộ giáo dục thì hiện nay việc dạy học tích hợp các vấn đề trong xã hội như: Vấn đề ma túy học đường, vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề tham nhũng... được xem là bắt buộc đối với quá trình dạy học bộ môn.
Đối với việc dạy học tích hợp nội dung phòng, chống HIV/AIDS trong trường học thì với chỉ thị số 61/2008/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 11 năm 2008 của Bộ giáo dục và đào tạo về “Tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS trong ngành giáo dục” là cơ sở cho cán bộ giáo viên nói chung và giáo viên giảng dạy bộ môn giáo dục công dân nói riêng triển khai nội dung dạy học tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống HIV/AIDS trong thực tế nhà trường.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Như chúng ta đã biết, HIV/AIDS là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể tấn công bất kỳ ai, có thể lan truyền trong cộng đồng và xâm nhập vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Lan nhiễm HIV/AIDS không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, địa vị xó hội... bất kỳ ai nếu không hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS và không thực hiện các hành vi an toàn đều có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS. Vì vậy, việc tuyên truyền, phòng chống về HIV/AIDS có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hạn chế đại dịch này.
Hiện nay, ở các trường THPT nói chung và trường THPT Hậu Lộc 3 nói riêng công tác giáo dục phòng, chống HIV/AIDS luôn được các nhà trường quan tâm, chú trọng. Trước thực trạng tệ nạn ma túy, mai dâm, HIV/AIDS ngày càng lan rộng, có nguy cơ xâm nhập học đường, vì vậy công tác phòng, chống HIV/AIDS không còn là việc riêng của Đảng và Nhà nước mà còn là việc của các nhà trường, của thầy, cô giáo. Thực tế trong những năm qua công tác phòng, chống HIV/AIDS trong trường THPT Hậu Lộc 3 đã được triển khai trên nhiều lĩnh vực và đã thu được một số kết quả, góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về HIV/AIDS cho học sinh. Tuy nhiên, với thực tế trong các môn học ở trường Trung học phổ thông không có môn học nào, bài học nào đi sâu vào chuyên đề về phòng, chống HIV/AIDS mà phần lớn vấn đề về HIV/AIDS chỉ được tích hợp vào một số bài, một số kiến thức của một số môn đặc thù như: môn Giáo dục công dân, môn Địa lý, môn Sinh, môn Văn học.... Mặt khác, các tài liệu, thông tin về HIV/AIDA rất là hạn chế, vì vậy rất khó để giáo viên tích hợp vào môn học một cách có hiệu quả, có khai tích hợp cũng chỉ mang mang tính qua loa, đại khái một khi giáo viên dạy học cũng không am hiểu về vấn đề này. Tất cả điều này đã làm cho công tác tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn, học sinh cũng bị hạn chế rất lớn khi muốn tìm hiểu về HIV/AIDS, học sinh không biết nhiều về những thông tin, nguyên nhân và tác hại của HIV/AIDS.
 	Từ thực tế đó cho chúng ta thấy rằng hiệu quả của việc giáo dục, phòng, chống HIV/AIDS trong nhà trường còn mang tính mùa vụ, đạt hiệu quả không cao. Điều này thể hiện ở năm học 2016 - 2017 khi chưa đưa chuyên đề giáo dục phòng, chống HIV/AIDS vào giảng dạy tiết ngoại khóa môn giáo dục công dân lớp 10 Tôi thông qua phiếu điều tra xã hội học về các con đường lây nhiễm và không lây nhiễm HIV/AIDS ở lớp: 10A1, 10A2, 10A3, 10A4, 10A5, 10A6, 10A7 có kết quả như sau: 
TT
HIV/AIDS lây truyền qua con đường nào?
ý kiến học sinh (%)
Nhận thức đúng
Nhận thức không đúng
Nhận thức không rõ
1
Tiêm chính 
60%
28%
12%
2
Tình dục
50%
30%
20%
3
Từ mẹ sang con
65%
25%
10%
4
Ăn chung, ngủ chung
50%
35%
15%
5
Cùng làm việc, học tập
59%
25%
16%
6
Bắt tay, nói chuyện
68%
27%
 5%
7
Dùng chung nhà vệ sinh
49%
36%
15%
8
Muỗi đốt, côn trùng cắn
50%
45%
 5%
9
Ho, hắc hơi, mồ hôi
67%
25%
 8%
10
Mặc chung quần áo
75%
15%
10%
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
I. Cách thực hiện.
CHỦ ĐỀ: “TÌM HIỂU VỀ HIV/AIDS VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG”
1. Mục đích: Giúp học sinh nắm được:
a. Về kiến thức:
- Hiểuđược thế nào là HIV, thế nào là AIDS. Phân biệt được HIV và AIDS
- Hiểu được sự nguy hiểm, diễn biến và tác hại của HIV/AIDS
- Các con đường lây truyền HIV/AIDS và cách phòng chống
- Thông tin cơ bản về ma túy
b. Về kỹ năng :
Biết được tác hại của HIV/AIDS đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Biết giữ mình không bị nhiễm HIV/AIDS. Rèn luyện kỹ năng phòng, chống đại dịch HIV/AIDS cho bản thân, gia đình và xã hội
c. Về thái độ :
- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS
- Tham gia ủng hộ đấu tranh, tuyên truyền giáo dục, phòng, chống tệ nạn HIV/AIDS.
2. Phương pháp:
	Kết hợp phương pháp đàm thoại với thảo luận nhóm, động não, thuyết trình
3. Tài liệu và phương tiện
	- Máy chiếu hắt; máy Projector . 
- Các đoạn video về cấu tạo HIV/AIDS
	- Tranh, ảnh liên quan về HIV/AIDS
	- Thông tin về HIV/AIDS....
II. CÁC HOẠT ĐỘNG: 
1. Khởi động : Giáo viên tổ chức cho học sinh trò chơi “Đối mặt”
- Mục tiêu: 
+ Kích thích học sinh tự tìm hiểu nhanh về một số dịch bệnh hiểm nghèo trên thế giới và nguyên nhân lây nhiễm của các căn bệnh này như thế nào? Đâu mới là căn bệnh nguy hiểm nhất?
+ Rèn luận tư duy logic và phân tích của học sinh.
- Cách tiến hành: Giáo viên yêu cầu 6 học sinh đứng thành vòng tròn từ số 1 đến số 6, người quản trò đứng giữa vòng tròn đó. Trong thời gian 5 giây lần lượt từ số 1 đến số 6 sẽ phải kể ra một loại bệnh mà con người thường mắc phải. Người nào trả lời sai, không trả lời được hoặc trả lời trùng với đáp án mà người trước đã trả lời thì người đó bị loại. Cuộc chơi cứ tiếp tục như vậy người cuối cùng còn lại là người chiến thắng.
 - Ý nghĩa: Qua trò chơi giáo viên nhấn mạnh cuộc sống của mỗi chúng ta luôn phải đối mặt với những căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng và tài sản của cá nhân, gia đình và thậm chí là xã hội. Nguyên nhân của những căn bệnh này có thể là do di truyền, do vô tình nhưng trong đó cũng có những nguyên nhân bị bệnh do sự thiếu hiểu biết. Một trong những căn bệnh mà các em vừa kể thì căn bệnh AIDS là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất. Vậy HIV là gì? AIDS là gì? Có tại hai như thế nào? Con đường lây nhiễm và cách phong chống?
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
* Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu “Tình hình HIV/AIDS trên thế giới và ở việt nam”
- Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thực trạng của đại dịch HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam hiện nay
- Cách tiến hành: 
+ Bước 1: Giáo viên sử dụng máy chiếu Projector cho học sinh xem một số thông tin về số trường hợp nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt Nam
+ Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi chia cho học sinh thảo luận lớp:
Em hãy cho biết tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt Nam?
Em hãy cho biết tình hình lây nhiễm HIV/AIDS ở địa phương em?
- Em có nhận xét gì về thực trạng HIV/AIDS ở trên thế giới và Việt Nam?
Trên cơ sở học sinh trả lời giáo viên kết hợp giảng diễn và kết luận:
A. TRÊN THẾ GIỚI.
Mặc dù chỉ mới xuất hiện cách đây 37 năm, nhưng nhiễm HIV/AIDS đã trở nên một dịch bệnh có tính cách quốc tế. Ngày 5 tháng 6 năm 1981, ca đầu tiên về bệnh suy miễn dịch bất bình thường có thể gây tử vong được phát hiện ở một người nam đồng tính luyến ái và người nghiện dùng chung kim chích tại California, Hoa Kỳ. Theo số liệu được Tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố cho thấy, trong năm 2017, trên toàn thế giới đã có hơn 41 triệu người tử vong vì HIV và 119 quốc gia đã báo cáo kết quả có khoảng 95 triệu người đã xét nghiệm HIV. Bên cạnh đó, vẫn còn hơn 37 triệu người đang sống cùng loại virus nguy hiểm này, đủ để thấy HIV/AIDS vẫn đang là một trong những vấn đề y tế cộng đồng nghiêm trọng nhất trong lịch sử.
Hiện nay theo tổ chức Y tế thế giới WHO: 
- Cứ 7 giây trôi qua thế giới có thêm 1 người bị nhiễm HIV/AIDS.
- Cứ 1 giờ trôi qua thế giới có thêm 500 người bị nhiễm HIV/AIDS.
- Cứ 1 ngày trôi qua thế giới có thêm 14.000 người bị nhiễm HIV/AIDS.
B. Ở VIỆT NAM.
1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS
Tính từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tại TP Hồ Chí Minh cho đến hết ngày 19/1/2018 toàn quốc hiện có 209.450 người nhiễm HIV còn sống và đến nay đã có hơn 94.000 người tử vong vì AIDS. Đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2018 của Bộ Y tế ngày 19/1. Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, hiện số người nhiễm HIV của cả nước hiện còn sống là 209.450 nghìn người. Trong đó 90.100 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS; số người tử vong do HIV/AIDS của cả nước tính đến thời điểm trên là 94.620 người. Tiếp tục khống chế được tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS dưới 0,3% và giảm số người nhiễm mới.
Tỷ lệ người hiện mắc HIV toàn quốc trên 100.00 dân theo số báo cáo là 248 người, tỉnh Điện Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ hiện mắc HIV trên 100.000 dân cao nhất cả nước (875), tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh (690), thứ 3 là Thái Nguyên (636).
Trong 3 tháng đầu năm 2014, có 2012 trường hợp mới phát hiện nhiễm HIV được báo cáo, 928 người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS; 300 người nhiễm HIV/AIDS tử vong. 10 tỉnh có số trường hợp xét nghiệm mới phát hiện dương tính lớn nhất trong 3 tháng đầu năm 2014, bao gồm TP. Hồ Chí Minh 374 trường hợp, Sơn La 94 trường hợp, Điện Biên 79 trường hợp; Yên Bái 74 trường hợp; Lai Châu 70 trường hợp; Đồng Tháp 70 trường hợp; Kiên Giang 70 trường hợp; Thái Nguyên 56 trường hợp; Đồng Nai 56 trường hợp; Nghệ An 56 trường hợp.
So sánh cùng kỳ 3 tháng đầu năm 2014 với năm 2013: số trường hợp mới phát hiện nhiễm HIV giảm 35% (1105 trường hợp), số bệnh nhân AIDS giảm 47% (815 trường hợp), tử vong do AIDS giảm 53% (337 trường hợp), 12 tỉnh có số người nhiễm HIV được mới phát hiện tăng hơn so với cùng kỳ năm 2013 (chi tiết 10 tỉnh có số người nhiễm HIV tăng tại bảng 1) và 46 tỉnh có số người nhiễm HIV phát hiện mới giảm (chi tiết 10 tỉnh có số người nhiễm HIV giảm tại bảng 2).
Bảng 1. 10 tỉnh có số người nhiễm HIV tăng cao nhất so với cùng kỳ năm 2013
STT
Tỉnh
HIV Phát hiện 2014
HIV phát hiện 2013
Số HIV tăng
% tăng
1
Yên Bái
74
53
21
39%
2
Sóc Trăng
48
32
16
50%
3
Phú Thọ
55
43
12
28%
4
Tuyên Quang
19
8
11
137%
5
Cà Mau
55
48
7
15%
6
Bắc Giang
23
16
7
43%
7
Hà Tĩnh
17
10
7
70%
8
Kiên Giang
70
67
3
4.5%
9
Bình Định
6
4
2
50%
10
Đồng Tháp
70
69
1
1.5%
Các tỉnh có tỷ lệ nhiễm tăng cao như Tuyên Quang hoặc Hà Tĩnh, nhưng số người nhiễm HIV tăng không cao, do đó thuộc những tỉnh có người nhiễm HIV được phát hiện thấp. Tuy nhiên quan ngại về số người nhiễm HIV gia tăng ở Yên Bái, mức phát hiện người nhiễm HIV hằng năm vẫn ở mức cao.
Bảng 2. 10 tỉnh có số người nhiễm HIV giảm nhiều nhất so với cùng kỳ năm 2013.
STT
Tỉnh
HIV Phát hiện 2014
HIV phát hiện 2013
Số HIV giảm
% giảm
1
Hồ Chí Minh
374
576
202
35%
2
Hà Nội
25
149
124
83%
3
Thanh Hóa
21
100
79
79%
4
An Giang
7
74
67
90%
5
Nghệ An
56
110
54
49%
6
Thái Nguyên
56
101
45
45%
7
Đồng Nai
56
100
44
44%
8
Cần Thơ
53
96
43
45%
9
Hải Dương
4
44
40
91%
10
Quảng Ninh
50
87
37
43%
Bảng trên cho thấy các tỉnh trọng điểm về dịch HIV/AIDS đã giảm nhiều số ca phát hiện mới nhiễm HIV và triển khai mạnh các giải pháp can thiệp trong thời gian qua như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hải Dương, An Giang, CầnThơ.
Phần lớn các tỉnh có số người nhiễm HIV cao là các tỉnh, thành phố có dân số cao và kinh tế phát triển, tuy nhiên một số tỉnh có người nhiễm HIV cao như Sơn La, Thái Nguyên có người nhiễm HIV cao liên quan nhiều đến số người nghiện chích ma túy cao.
Phân tích xu hướng và hình thái dịch HIV trên toàn quốc:
Biểu 1: Số người phát hiện mới nhiễm HIV/AIDS và tử vong qua các năm
Biểu 2: So sánh tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân của cả nước và các khu vực
Xu hướng dịch HIV tiếp tục giảm qua các năm, tuy nhiên các vùng miền có mức độ dịch HIV khác nhau, tỷ lệ hiện mắc HIV trên 100.000 dân cao ở các khu vực miền núi phía bắc, các tỉnh miền đông nam bộ (bao gồm cả TP Hồ Chí Minh).
Biểu đồ 3. Phân bố người nhiễm HIV theo giới qua các năm
Phân bố người nhiễm HIV theo giới: phát hiện trong quý 1 năm 2014 ở nam giới chiếm 67,6%, nữ giới chiếm 32,4%, thay đổi nhỏ không đáng kể so với cùng kỳ năm 2013.
Biểu đồ 4: Phân bố người nhiễm HIV
Theo nhóm tuổi cùng kỳ năm 2013 và 2014
Biểu đồ 5: Phân bố người nhiễm HIV theo nhóm tuổi qua các năm
Trong số người nhiễm HIV được phát hiện trong năm quý 1 năm 2014 cho thấy chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi từ 20-39 tuổi với chiếm từ 7

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_chuyen_de_giao_duc_phong_chong_hivaids_vao_day.doc