SKKN Sử dụng câu chuyện tình huống nhằm nâng cao chất lượng giờ học môn Giáo dục công dân lớp 9

SKKN Sử dụng câu chuyện tình huống nhằm nâng cao chất lượng giờ học môn Giáo dục công dân lớp 9

Môn giáo dục công dân là một môn khoa học xã hội, gắn với đường lối của Đảng, cùng với các bộ môn khác, nó góp phần đào tạo người lao động mới vừa có tri thức vừa có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, có trách nhiệm với gia đình, xã hội, có phương pháp suy nghĩ, hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của xã hội,lịch sử đất nước và nhân loại.

 Ở trường trung học cơ sở môn giáo dục công dân nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản, phù hợp với lứa tuổi về hệ thống các giá trị đạo đức, pháp luật, văn hóa, lối sống của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Quá trình dạy học môn giáo dục công dân là quá trình nhằm khai thác và phát triển tính tích cực hoạt động nhân thức, năng lực hoàn thiện nhân cách của học sinh. Có thể khẳng định rằng giáo dục công dân nói chung và và giáo dục đạo đức nói riêng là một môn học không thể thiếu trong chương trình học của các trường phổ thông hiện nay. Bởi đây là môn học tổng hợp nhiều tri thức khoa học, vừa góp phần nâng cao nhân thức vừa giúp các em hoàn thiện nhân cách của bản thân.

 Thực tế hiện nay dưới sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường dẫn đến việc xuống cấp và suy đồi về đạo đức của giới trẻ ngày càng trầm trọng và đáng lo ngại hơn. Nhiều em luôn xem nhẹ việc học tập và rèn luyện đạo đức, nhân cách của người học sinh. Các em chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học này nên xem nhẹ, thậm chí coi thường môn học. giờ học môn giáo dục công dân đa phần học sinh ít tập trung, học theo kiểu đối phó hoặc làm việc riêng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên song một trong những nguyên nhân đó là do phương pháp dạy của giáo viên chưa tạo được sự hứng thú và niềm say mê học tập ở học sinh. Điều đó ảnh hưởng không tốt đến việc đến việc thực hiện nhiệm vụ của bộ môn. Nhất là trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang đứng trước một tình trạng : Nền kinh tế phát triển nhưng những vấn đề đạo đức chân chính lại bị coi thường. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi giáo viên nói chung và giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân nói chung.

 

doc 18 trang thuychi01 12982
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng câu chuyện tình huống nhằm nâng cao chất lượng giờ học môn Giáo dục công dân lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN TÌNH HUỐNG NHẰM
 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ HỌC 
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9 
Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Lan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nhữ Bá Sỹ 
 Thị trấn Bút Sơn – Hoằng Hóa
SKKN thuộc lĩnh vực: Giáo dục công dân
THANH HÓA NĂM 2019
Môc lôc
Nội dung
Trang
I. PhÇn më ®Çu
1
1. Lý do chän ®Ò tµi
1
2. Môc ®Ých nghiªn cøu
2
3. §èi t­îng nghiªn cøu
2
4. Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu
2
II. Néi dung s¸ng kiÕn kinh nghiÖn
2
1. C¬ së lý luËn cña s¸ng kiÕn kinh nghiÖm
2
2. Thùc tr¹ng cña vÊn ®Ò
4
3. C¸c gi¶i ph¸p vµ tæ chøc thùc hiÖn
5
4. HiÖu qu¶ cña s¸ng kiÕn kinh nghiÖm
11
III. KÕt luËn, kiÕn nghÞ
13
1. KÕt luËn
13
2. KiÕn nghÞ
14
Tµi liÖu tham kh¶o
15
Danh mục các sáng kiến đã được xếp loại
16
 I. Phần mở đầu.
1. Lý do chọn đề tài.
 Môn giáo dục công dân là một môn khoa học xã hội, gắn với đường lối của Đảng, cùng với các bộ môn khác, nó góp phần đào tạo người lao động mới vừa có tri thức vừa có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, có trách nhiệm với gia đình, xã hội, có phương pháp suy nghĩ, hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của xã hội,lịch sử đất nước và nhân loại. 
 Ở trường trung học cơ sở môn giáo dục công dân nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản, phù hợp với lứa tuổi về hệ thống các giá trị đạo đức, pháp luật, văn hóa, lối sống của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Quá trình dạy học môn giáo dục công dân là quá trình nhằm khai thác và phát triển tính tích cực hoạt động nhân thức, năng lực hoàn thiện nhân cách của học sinh. Có thể khẳng định rằng giáo dục công dân nói chung và và giáo dục đạo đức nói riêng là một môn học không thể thiếu trong chương trình học của các trường phổ thông hiện nay. Bởi đây là môn học tổng hợp nhiều tri thức khoa học, vừa góp phần nâng cao nhân thức vừa giúp các em hoàn thiện nhân cách của bản thân.
 Thực tế hiện nay dưới sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường dẫn đến việc xuống cấp và suy đồi về đạo đức của giới trẻ ngày càng trầm trọng và đáng lo ngại hơn. Nhiều em luôn xem nhẹ việc học tập và rèn luyện đạo đức, nhân cách của người học sinh. Các em chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học này nên xem nhẹ, thậm chí coi thường môn học. giờ học môn giáo dục công dân đa phần học sinh ít tập trung, học theo kiểu đối phó hoặc làm việc riêng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên song một trong những nguyên nhân đó là do phương pháp dạy của giáo viên chưa tạo được sự hứng thú và niềm say mê học tập ở học sinh. Điều đó ảnh hưởng không tốt đến việc đến việc thực hiện nhiệm vụ của bộ môn. Nhất là trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang đứng trước một tình trạng : Nền kinh tế phát triển nhưng những vấn đề đạo đức chân chính lại bị coi thường. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi giáo viên nói chung và giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân nói chung.
 Câu chuyện, bài tập tình huống trong giảng dạy môn giáo dục công dân vô cùng phong phú và đa dạng. những câu chuyện tình huống gắn liền với thực tiễn đời sống của con người, là những bài học cho tất cả mọi người về mọi mặt của đời sống. nếu giáo viên biết cách lựa chọn, dẫn dắt, sử dụng phù hợp với bài học và đối tượng học sinhkhi dạy môn giáo dục công dân thì chắc chắn sẽ giúp học sinh say mê, hứng thú học tập, từ đó đạt kết quả tốt hơn Việc khai thác câu chuyện thông qua các bài giảng giáo dục công dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay.
 Những câu chuyện kể, những tình huống sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức, thái độ, hành vi của các em học sinh từ đó các em sẽ tìm ra những cách xử sự đúng đắn, phù hợp với đạo đức, pháp luật, các em sẽ nhận thức được vai trò, nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình, xã hội và đây chính là điều quan trọng dẫn đến niềm yêu thích môn giáo dục công dân của học sinh. Hơn nữa việc khéo léo sử dụng chuyện kể không chỉ có tác dụng tích cực đến kết quả học tập bộ môn mà còn có tác dụng trong việc giữ gìn văn hóa dân tộc , giáo dục truyền thông lịch sử , khơi gợi lòng yêu nước, tự hào dân tộc, 
 Xuất phát từ những lí do trên và nhằm nâng cao chất lượng và sự hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh tôi đã chọn đề tài : Sử dụng các câu chuyện tình huống nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn giáo dục công dân 9 ở trường THCS.
 2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu một số cơ sở lí luận từ đó đề ra giải pháp : Sử dụng các câu chuyện tình huống nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn giáo dục công dân 9 ở trường THCS.
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Các câu chuyện tình huống phù hợp phù hợp với nội dung day học môn giáo dục công dân 9 
4.Phương pháp nghiên cứu:
 Đối với đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nhằm xây dựng cơ sở cho đề tài.
- Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình học tập, kiểm tra đánh giá lẫn nhau của học sinh trong giờ học.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Nhằm đánh giá thực trạng học sinh trước và trong khi áp dụng đề tài.
- phương pháp thực nghiệm: Áp dụng cụ thể đối với tập thể học sinh, đối tượng học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Thông qua kết quả bài kiểm tra có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh.
 II.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 1.1.Cơ sở triết học:
 Lê Nin nói rằng “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của nhân thức chân lí của sự nhân thức thực tiễn khách quan” luận điểm triết học này của lê nin chỉ ra rằng trực quan sinh động và tư duy trừu tượng gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình nhận thức thế giới khách quan; từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn mới hoàn thành một chu trình của quá trình nhận thức. nhận thức là một quá trình từ cảm tính đến lí tính, đây là cơ sở khoa học quan trọng trong việc sưu tầm truyện kể để vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt vào bài học nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Bởi vì dạy học là một quá trình truyền thụ tri thức khoa học, kĩ năng và phương pháp hành động. Đó là sự tác động của người dạy vào các giác quan của học sinh, cung cấp các kiến thức mang tính chất kích thích tư duy nhận thức của người học. Do vậy giáo viên cần sưu tầm có hệ thống và có chọn lọc các câu chuyện phù hợp với nội dung bài học mang lại kết quả cao nhất.
 Việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh là một hoặc nhiều chu trình của quá trình nhận thức thực tiễn khách quan đó. Quá trình học tập của học sinh có đạt kết quả nhanh hơn và tốt hơn hay không phụ thuộc vào việc giả quyết các bước của quá trình nhận thức như thế nào, người giáo viên có vai trò không nhỏ trong việc hiện thực hóa những chu trình nhận thức của học sinh. Cụ thể hơn trước khi để học sinh có những nhận thức về lí tính thì giáo viên cần giúp học sinh có được thật nhanh, thất nhiều những nhận thức về cảm tính. Đối với từng tiết học cụ thể ta thấy những câu chuyện sẽ tác đông rất nhanh đến sự nhận thức cảm tính đó của học sinhgiups học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn từ đó hình thành cho các em những tư tưởng đạo đức tốt đẹp, các em sẽ yêu thích môn giáo dục công dân hơn.
 1.2. Cơ sở giáo dục 
 Sự nghiệp giáo dục thường xuyên được nâng cao và đổi mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Đối với giáo viên việc đổi mới dạy học bộ môn đòi hỏi phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ nghiệp vụ sư phạm, cải tiến phương pháp dạy học phù hợp với nội dung, mục tiêu môn học là một yêu cầu cần thiết. Học sinh ngày nay có điều kiện tiếp xúc với nhiều phương tiện thông tin, khá nhạy bén với khoa học kĩ thuật. Một tiết học giáo dục công dân cho sinh động không phải chỉ là phô trương hình thức, nhiều phương pháp mà nên thực sự chú trọng đến chiều sâu, hiệu quả của mỗi phương pháp khi sử dụng, nhằm kích thích tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.
 * Các định hướng trong quá trình dạy học tích cực :
1.Tạo bầu không khí học tập tích cực :
 Trong mỗi giờ học cả học sinh và giáo viên đều căng thẳng do trải qua nhiều hoạt động dạy học cũng như các thao tác tư duy. Vì vậy, nếu tạo bầu không khí thân thiện, với sự nhận thức về một nội dung bổ ích, học sinh sẽ có tâm thế sẵn sàng hợp tác và việc học tập của học sinh sẽ đạt hiệu quả cao hơn, giờ học sẽ thật sự thú vị đối với cả thầy và trò 
2.Tổ chức việc tiếp thu kiến thức và kết nối với các kiến thức đã có 
3. Phát triển tư duy thông qua việc mở rộng và tinh lọc kiến thức 
 	Cái đích của việc học là học sinh hiểu sâu sắc các kiến thức quan trọng sao cho học sinh có thể vân dụng chúng ở trường và trong cuộc sống như vây việc học mới có kết quả. khái niệm mở rộng và tinh lọc kiến thức được hiểu ngắn gọn là quá trình làm cho người học biến kiến thức giáo khoa được mở rộng bằng các quá trình tư duy thành tri thức của riêng mình 
4. Định hướng phát triển tư duy bằng việc sử dụng kiến thức có ý nghĩa .
 	Định hướng này cho thấy, nếu học sinh tham gia giải quyết vấn đề ở lớp nhiều thì các em sẽ nhanh, nhạy với những giải quyết sự việc hằng ngày, và khi giải quyết những vướng mắc trong thức tế thì kích thích mạnh trong học tập, đó chính là sử dụng kiến thức có ý nghĩa 
5. Thói quen tư duy 
 Có thể xem như là cái đích phải tới hay sản phẩm của quá trình dạy học. khi học sinh phát triển thói quen tư duy sẽ có hai cái lợi.Một là phát triển thói quen tư duy sẽ làm cho học sinh nội dung tri thức khoa học trong sách giáo khoa, hai là thói quen tư duy sẽ hỗ trợ tốt cho học sinh trong tương lai
 Môn giáo dục công dân là một môn không thể thiếu trong chương trình của các trường trung học cơ sở như hiện nay. Bởi đây là môn học tổng hợp nhiều tri thức khoa học vừa góp phần nâng cao nhận thức vừa giúp các em hoàn thiện nhân cách bản thân, tuy nhiên các em luôn tỏ ra coi thường thậm chí học đối phó vì cho đây là môn học phụ Thật vậy bản thân là giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dântôi rất băn khoăn, trăn trở nên đã không ngừng tìm tòi, học hỏi làm sao tạo ra sự hứng thú cho các em trong học tập và đạt kêt quả cao nhất.Đây chính là cơ sở giáo dục rất quan trọng giúp tôi thực hiện đề tài này
Sử dụng câu chuyện tình huống trong quá trình giảng dạy nhằm tạo ra được sự say mê hứng thú trong học tập, giúp các em biết sử dụng kiến thức thực tế trong cuộc sống vào nội dung bài học và ngược lại biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày để trở thành người công dân học sinh tốt, được mọi người tin yêu, quý mến.
 2. Thực trạng của vấn đề 
 Ở bậc trung học cơ sở, môn giáo dục công dân là một trong những môn học cơ bản góp phần giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và pháp luật cho học sinh được thực hiện ở tất cả các môn học thông qua các hình thức giáo dục trong nhà trường. Nhưng chỉ môn giáo dục công dân thể hiện trực tiếp giáo dục cho học sinh những tri thức đó theo một hệ thống xác định và toàn diện. Tuy nhiên thực trạng hiện nay cho thấy có một bộ phận học sinh chưa thật sự chú ý học tập môn giáo dục công dân, chưa ý thức được vai trò, vị trí của môn học, học theo hình thức đối phó, nhận thức sai dẫn đến hành động sai. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay. Mặt khác nội dung chương trình giáo dục công dân ở phổ thông cò thiếu tính thời sự, nặng về lí luận, phương tiện dạy học còn nghèo nàn, sơ sài không kích thích được hứng thú học tập của học sinhbên cạnh đó cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện nay còn nhiều bất cập.
 Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ phía phụ huynh và học sinh, thậm chí là chính đội ngũ giáo viên và các cơ quan chức năng chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò và tầm quan trọng của môn giáo dục công dân trong việc hình thành thế giới quan và nhân sinh quan của học sinh để góp phần giáo dục nhân cách cho các em học sinh, cụ thể giáo viên chưa đầu tư xứng đáng cho môn học, vẫn còn trú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen kẻ hỏi đáp, giảng giải kiến thức, ít phát huy tính tích cực và phát triển tư duy, chỉ khai thác những câu chuyện, thông tin, sự kiện,tình huống có sẳn ở trong sách giáo khoa và thường là chỉ giao nhiệm vụ cho học sinh đọc và tự tìm hiểu, chưa đầu tư công sức, chưa tìm tòi những điều mới để đưa vào bài giảng của mình sao cho phù hợp, sinh động. Bên cạnh đó phương tiện dạy học bộ môn còn thiếu, tranh ảnh trực quan giúp học sinh tìm hiểu và liên hệ trực tiếp vào cuộc sống nhà trường chưa được trang bị. Đặc biệt do tâm lí chung của mọi người trong đó có cha mẹ học sinh cho rằng đây là môn học phụ, nên kết quả học tập thế nào là không quan trọng lắm vì vây cũng không quan tâm nhiều và chưa chú ý động viên con em học tập .Do vậy để đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy, ở mỗi tiết học giáo viên cần có cách thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với nội dung kiến thức, phương tiện dạy học và năng lực của học sinh. Người giáo viên cần phải tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học. Để mỗi phần học, tiết học học sinh nắm được kiến thức, có khả năng vận dụng kiến thức đã học trên lớp để xử lí các thông tin mà các em tiếp xúc hằng ngày 
 Qua các năm giảng dạy, bản thân tôi luôn tìm tòi suy nghĩ, vận dụng những kinh nghiệm từ thực tiễn, những phương pháp, những cách thức làm thế nào để dạy học đạt kết quả cao nhất gây hứng thú cho học sinh nhằm giúp các em khắc sâu kiến thức đã học đồng thời biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống thực tiễn. Xuất phát từ thực tiễn dạy học và từ chính kinh nghiệm của bản thân , tôi nhận thấy rằng sẽ rất có hiệu quả nếu giáo viên có thể vận dụng câu chuyện tình huống trong việc giảng dạy để gây hứng thú học tập cho học sinh, tăng cường khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài học của các em, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng thẳng trong học tập của học sinh.
 Sử dụng câu chuyện tình huống sẽ làm tăng tính thực tiễn của môn học, nâng cao tính chủ động, sáng tạo, bồi đắp sự hứng thú, tình yêu, sự say mê đối với môn học. Giúp các em củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức trọng tâm bài học một cách có hiệu quả, nâng cao kĩ năng phân tích, giải quyết vấn đề, kĩ năng trình bày ý kiến trước đám đông. Những câu chuyện tình huống pháp luật phản ánh những sự việc có thật diễn ra trong cuộc sống, rất gần gũi và dễ hiểu đối với học sinh, tạo cho các em có niềm tin vào sự công bằng của pháp luật. Qua đó các em sẽ phát triển kĩ năng thích ứng được với cuộc sống bên ngoài, có được lối sống đẹp, có văn hóa, đúng pháp luật. Vận dụng câu chuyện tình huống vào giảng dạy chắc chắn sẽ khơi dậy được niềm say mê học tập của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học
 3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 
 3.1. Các bước sử dụng câu chuyện tình huống pháp luật để dạy giờ giáo dục công dân lớp 9 
 Khi sử dụng câu chuyện tình huống pháp luật để dạy giờ giáo dục công dân tôi thường thực hiện theo 3 bước :
 Bước 1: Đọc, nghiên cứu kĩ nội dung bài cần giảng, tìm xem có thể sử dụng câu chuyện vào phần nào của bài học; chuẩn bị câu chuyện tình huống pháp luật có nội dung phù hợp với nội dung bài học. sau đó giáo viên có thể tóm tắt cho ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đưa vào nội dung bài học .
 Bước 2. Học sinh lắng nghe câu chuyện. Giáo viên đưa ra các câu hỏi dẫn dắt học sinh hát hiện, liên hệ và phân tích rút ra nội dung bài học. 
 Bước 3. Theo dõi và phân tích tổng hợp ý kiến của học sinh nếu như là trả lời cá nhân và các nhóm nếu như yêu cầu học sinh thảo luận nhóm ; đồng thời nhân xét, bổ sung và đưa ra kết luận.
 Ví dụ 1. Khi hướng dẫn học sinh hiểu được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư (Bài 1. Chí công vô tư ) giáo viên có thể chuẩn bị câu chuyện về Tô Hiến Thành.
 Tô Hiến Thành là một vị quan trụ cột nhà Lý vào thời Lí Cao Tông. Ông giữ chức Tể tướng, tính ti nhf trung thực khảng khái, được mọi người rất kính phục.
 Khi ông bệnh nặng, Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo, còn Trần Trung tá thì mải việc chống giặc nơi biên cương, không co sđiều kiện gần gũi ông. Một hôm Thái hậu đến thăm Tô Hiến Thành và hỏi : 
 - Nếu chẳng may ông mất thì ai là người sẽ thay ông gánh vác công việc của triều đình ?
 Ông đáp :
 - Tâu Thái hậu, quan giám nghị đại phu Trần Trung Tá có thể thay tôi!
 Thái hậu ngạc nhiên hỏi tiếp :
 - Sao ông không cử Vũ Tán Đường là người đã ngày đêm hầu hạ ông ?
 Tô Hiến Thành chậm rãi trả lời:
 Nếu Thái hậu hỏi ai là người hầu hạ vua tận tình nhất thì tôi xị tiến cử Vũ tán Đường. Còn hỏi người phải thay tôi lo việ nước thì phải cử Trần Trần Trung Tá.
 (Phỏng theo cuộc sống và sự nghiệp, tập 3 và những vì sao đất nước, tập 4. NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1976)
 Bước 1. : Giáo viên tóm tắt ý chính và kể cho học sinh nghe về câu chuyện để sử dụng vào phần 1 khái niệm và biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư 
 Bước 2. Học sinh lắng nghe câu chuyện. Giáo viên đưa ra câu hỏi 
 Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và trong giải quyết công việc? Biểu hiện nào của Tô Hiến Thành thể hiện chí công vô tư?
 2. Qua câu chuyện em thấy, chí công vô tư có tác dụng gì đối với đời sống con người ?
 Học sinh thảo luận và trình bày ý kiến của mình 
 Bước 3. Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng thời bổ sung kết luận : 1.Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải , xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân; 2. Biểu hiện công bằng, không thiên vị, vì lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích các nhân;
 3. Chí công vô tư được mọi người kính trọng, vị nể; đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng xã hội
 Ví dụ 2 : Khi truyền đạt kiến thức về quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh (Bài 13 GDCD lớp 9 giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện :
 Có xin giấy phép kinh doanh hay không ?
 Năm 2013 bà Loan mở siêu thị mi ni để kinh doanh văn phòng phẩm, thời gian gần đây con trai bà ở Hồng Kông thường xuyên gửi quần áo, túi xách về để bà bán thêm kiếm lời. Thấy kinh doanh quần áo, túi xách lãi nhiều hơn lại không phải vất vả đi lấy hàng, bà Loan bàn với chồng chuyển hẳn sang mặt hàng mới. Chồng bà Loan sau khi nghe song ý định của bà đã không nhất trí vì nếu đổi mặt hàng kinh doanh phải đi kê khai lại, rất phiền toái, nên tốt nhất là cứ bán kèm như hiện tại vừa vẫn có lãi lại không phải làm lại thủ tục kinh doanh, bà Loan đồng ý và bán thêm mặt hàng quần áo, túi xách. 
Bước 1: Giáo viên tóm gọn ý chính và kể cho học sinh nghe về câu chuyện để củng cố phân 1và phần 3 của nội dung bài học trong khoảng 2 phút 
 Bước 2. Học sinh lắng nghe câu chuyện. Giáo viên đưa ra câu hỏi 
 1.Theo em suy nghĩ và việc làm của vợ, chồng ba Loan như vậy là đúng hay sai? Vì sao?
 2.Nếu em là một người trong gia đình bà Loan và được tham gia vào câu chuyện trên em sẽ bày tỏ ý kiến của mình như thế nào ? 
 Học sinh thảo luận và trình bày ý kiến của mình 
 Bước 3. Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng thời bổ sung kết luận : suy nghĩ và việc làm của vợ chồng bà Loan như vậy là sai và vi phạm pháp luật. pháp luật quy định công dân có quyền tự do kinh doanh nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật như phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng nghành, mặt hàng ghi trong giấy phép. Nếu em là người thân trong gia đình bà em sẽ khuyên ông bà nên đăng kí thêm những mặt hàng mà mình muốn kinh doanh thêm, vừa có thêm thu nhập lại vừ thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh
 3.2. Cách sử dụng câu chuyện tình huống để dạy giờ học giáo dục công dân lớp 9
 3.2.1 Sử dụng câu chuyện tình huống để giới thiệu bài 
 Khi giới thiệu bài mới, thông thường tôi sử dụng phương pháp thuyết trình hoặc đàm thoại,... Bắt đầu giờ học như vây tôi nhận thấ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_cau_chuyen_tinh_huong_nham_nang_cao_chat_luong.doc