SKKN Sử dụng cảnh 3D trong dạy học môn Địa lí Lớp 10 phần Địa lí tự nhiên theo chương trình GDPT mới
Địa lí vốn là môn học có kiến thức gắn liền với thực tiễn, thay đổi hàng ngày theo sự phát triển của xã hội. Bởi vậy, Địa lí thực sự gần gũi và có vai trò quan trọng trong việc hình thành thế giới quan cho học sinh. Thế nhưng,môn Địa lí – một môn học từ trước đến nay vẫn bị coi là môn “phụ”, vẫn có một bộ phận học sinh còn thờ ơ với việc học tập bộ môn và nhiều phụ huynh coi nhẹ tầm quan trọng của Địa lí.
Để học sinh trở nên yêu thích môn học, để phụ huynh có cái nhìn đúng đắn về bộ môn thì rất cần sự thay đổi từ nhiều phía. Từ thực tế đó, chương trình sách giáokhoa đã được thay đổi theo hướng hiện đại, phương pháp giảng dạy cũng được đổi mới theo hướng “phát triển năng lực cho người học”. Để mỗi bài học là một sự khám phá, mỗi tiết lên lớp là những cuộc phiêu lưu, cuốn người học vào các hoạt động giảng dạy tích cực và hữu ích. Tuy nhiên, để có thể xây dựng các bài giảng với phương pháp tích cực phù hợp thì các phương tiện trực quan hỗ trợ bài học là vô cùng quan trọng.
Chương trình Địa lí 10 gồm 2 phần: Địa lí tự nhiên đại cương và địa lí kinh tế - xã hội. Mạch kiến thức địa lí tự nhiên đại cương bắt đầu từ những hiểu biết chung về Trái Đất (học thuyếtvề sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ TráiĐất, thuyết kiến tạo mảng, hệ quả địa lí các chuyểnđộng của Trái Đất); sau đó, đi sâu vào nghiên cứu các quyển của Trái Đất (thạch quyển, khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển); cuối cùng khái quát lại thành một số quy luật địa lí chung của Trái Đất (quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, quy luật địa đới và phi địa đới). Nhưvậy, chương trình chọn cách tiếp cận từ cụ thể đến khái quát,bắt đầu giới thiệu về Trái Đất, đi sâu vào các thành phần, sự vật, hiện tượng, mối liên hệ ở các quyển, khái quát thành các quy luật địa lí chung.
Trong nhiều năm giảng dạy, chúng tôi nhận thấy đây là một phần kiến thức rất “trừu tượng”và có thể gọi là “khó” với học sinh. Mặc dù, để hỗ trợ việc dạy học các nội dung này, SGK cũng có khá nhiều hình ảnh minh họa. Cùng với đó, thầycô giáo đã sưu tầm và sử dụng thêm các phương tiện trực quan như tranh, ảnh, video
… để hướng dẫn HS quan sát, kèm theo lời mô tả, giải thích, với mục đích giúp HS hứng thú, tích cực lĩnh hội tri thức và đồng thời hiểu, nhớ bài hơn.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU --------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CẢNH 3D TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 – PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI Môn: Địa lí Nhóm tác giả : LÊ THỊ LAN NGUYỄN THỊ HOA HUỆ Tổ : Sử - Địa – GDCD Năm thực hiện : 2022- 2023 Điện thoại : 0972311331 - 0972948849 VINH – 2023 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Địa lí vốn là môn học có kiến thức gắn liền với thực tiễn, thay đổi hàng ngày theo sự phát triển của xã hội. Bởi vậy, Địa lí thực sự gần gũi và có vai trò quan trọng trong việc hình thành thế giới quan cho học sinh. Thế nhưng, môn Địa lí – một môn học từ trước đến nay vẫn bị coi là môn “phụ”, vẫn có một bộ phận học sinh còn thờ ơ với việc học tập bộ môn và nhiều phụ huynh coi nhẹ tầm quan trọng của Địa lí. Để học sinh trở nên yêu thích môn học, để phụ huynh có cái nhìn đúng đắn về bộ môn thì rất cần sự thay đổi từ nhiều phía. Từ thực tế đó, chương trình sách giáo khoa đã được thay đổi theo hướng hiện đại, phương pháp giảng dạy cũng được đổi mới theo hướng “phát triển năng lực cho người học”. Để mỗi bài học là một sự khám phá, mỗi tiết lên lớp là những cuộc phiêu lưu, cuốn người học vào các hoạt động giảng dạy tích cực và hữu ích. Tuy nhiên, để có thể xây dựng các bài giảng với phương pháp tích cực phù hợp thì các phương tiện trực quan hỗ trợ bài học là vô cùng quan trọng. Chương trình Địa lí 10 gồm 2 phần: Địa lí tự nhiên đại cương và địa lí kinh tế - xã hội. Mạch kiến thức địa lí tự nhiên đại cương bắt đầu từ những hiểu biết chung về Trái Đất (học thuyết về sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng, hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất); sau đó, đi sâu vào nghiên cứu các quyển của Trái Đất (thạch quyển, khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển); cuối cùng khái quát lại thành một số quy luật địa lí chung của Trái Đất (quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, quy luật địa đới và phi địa đới). Như vậy, chương trình chọn cách tiếp cận từ cụ thể đến khái quát, bắt đầu giới thiệu về Trái Đất, đi sâu vào các thành phần, sự vật, hiện tượng, mối liên hệ ở các quyển, khái quát thành các quy luật địa lí chung. Trong nhiều năm giảng dạy, chúng tôi nhận thấy đây là một phần kiến thức rất “trừu tượng” và có thể gọi là “khó” với học sinh. Mặc dù, để hỗ trợ việc dạy học các nội dung này, SGK cũng có khá nhiều hình ảnh minh họa. Cùng với đó, thầy cô giáo đã sưu tầm và sử dụng thêm các phương tiện trực quan như tranh, ảnh, video để hướng dẫn HS quan sát, kèm theo lời mô tả, giải thích, với mục đích giúp HS hứng thú, tích cực lĩnh hội tri thức và đồng thời hiểu, nhớ bài hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc sử dụng các phương tiện nói trên mặc dù đã tăng tính trực quan, sinh động. Nhưng chưa tạo được hứng thú học tập, đồng thời khi về nhà học sinh không có đủ nguồn “học liệu” để ôn lại bài hay tìm hiểu bài mới. Bởi vậy HS vẫn rất khó hiểu và nhớ các mảng kiến thức, dẫn đến hiệu quả mà các kênh hình này mang lại là chưa thực sự cao. Chúng ta đang sống trong thời đại kỷ nguyên số hay còn gọi là thời đại công nghệ 4.0. Sự phát triển chóng mặt của công nghệ đã thay đổi hoàn toàn đời sống của con người hiện nay. Mọi thứ đều trở nên tiện ích, nhanh chóng và hiện đại với sự 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Cách sử dụng cảnh 3D trong dạy học môn Địa lí 10 – phần Địa lí tự nhiên theo chương trình GDPT MỚI. - Phạm vi : Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu việc sử dụng cảnh 3D trong dạy học môn Địa lí 10 – phần Địa lí tự nhiên theo chương trình GDPT MỚI. 4. Thời gian nghiên cứu Sử dụng cảnh 3D trong dạy học Địa lí 10 – phần Địa lí tự nhiên theo chương trình GDPT MỚI được thử nghiệm trong năm học 2022 - 2023. 5. Tính mới của đề tài - Thứ nhất: Có thể nói, đây là biện pháp lần đầu tiên được sử dụng trong môn Địa lí 10 ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu nói riêng và một số trường THPT trên địa bàn Thành phố Vinh nói chung. - Thứ hai: Biện pháp tiếp cận đúng định hướng của chương trình GDPT MỚI và yêu cầu đặt ra của thời đại công nghệ 4.0. - Thứ ba: Sử dụng biện pháp góp phần phát huy tốt các năng lực HS cả các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của môn học. 6. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu nội dung này, tôi sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp thu thập tài liệu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống. - Phương pháp điều tra, quan sát. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp thống kê toán học. 7. Cấu trúc của sáng kiến Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung của sáng kiến bao gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng cảnh 3D trong dạy học môn Địa lí 10 – phần Địa lí tự nhiên theo chương trình GDPT Mới. Chương 2: Sử dụng cảnh 3D trong dạy học môn Địa lí 10 – Phần Địa lí tự nhiên theo chương trình GDPT Mới Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 3 •Phương pháp sử dụng phương tiện dạy học hiện đại Công nghệ dạy học hiện đại là các công nghệ dạy học gắn liền với việc sử dụng những thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông và thiết bị kĩ thuật số nhằm thay đổi căn bản hoạt động truyền thụ và tiếp nhận tri thức, kĩ năng, không chỉ là trong giờ học lên lớp mà cả trong các hoạt động tự học, tự tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu của HS sau giờ lên lớp. Điển hình nhất cho công nghệ dạy học hiện đại là việc sử dụng máy tính, mạng internet và các phần mềm ứng dụng vào các khâu của quá trình dạy học. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật công nghệ số, việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình giáo dục đang là xu thế tất yếu. Hiệu quả của việc sử dụng công nghệ, các trang thiết bị dạy học hiện đại trong quá trình giáo dục đã được khẳng định trong thực tế, nhất là khả năng làm cho bài giảng trở nên sinh động. GV có thể định hướng HS tiếp cận với một nguồn tri thức thật phong phú. Khi sử dụng công nghệ hiện đại, GV đề ra được nhiều hoạt động giúp HS tìm tòi khám phá và tự hình thành kiến thức mới thông qua hoạt động của bản thân, từ đó HS có niềm tin và hứng thú trong học tập hơn. Thông qua các công nghệ hiện đại HS được rèn luyện kĩ năng thực hành và củng cố kiến thức đã học một cách đầy đủ và liên hệ thực tiễn dễ dàng hơn. Để vận dụng hiệu quả PPDH sử dụng công nghệ hiện đại người GV hiểu rõ được chức năng của phần mềm sử dụng, tìm hiểu kĩ nội dung bài dạy, phát huy hết chức năng phần mềm, tạo cho HS cảm giác đang xem một cuốn phim hấp dẫn, hình thành phương thức học tập mới, một ý thức tự giác tích cực cho mỗi HS. Ngoài ra khi sử dụng phương pháp này còn phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường và đối tượng HS; chú ý phối hợp chặt chẽ và linh hoạt với các PPDH khác. Mặc dù vậy, qua thực tiễn giảng dạy cho thấy nếu lạm dụng quá mức, sử dụng không linh hoạt, phù hợp, các phương tiện dạy học hiện đại có thể gây ra những tác động phụ không mong muốn, làm giảm đi quá trình tương tác cần thiết giữa thầy và trò. Do đó, cần sử dụng công nghệ, các phương tiện dạy học hiện đại sao cho phù hợp là vấn đề cần được quan tâm. 1.1.2 Phối cảnh 3D • Giới thiệu về phối cảnh 3D Phối cảnh 3D là kỹ thuật dựng hình ảnh với không gian 3 chiều, được thực hiện dựa vào kĩ thuật của các phần mềm đồ họa chuyên dụng của máy tính. Phối cảnh 3D cung cấp những góc nhìn, hình ảnh chân thực cho người xem cảm nhận rõ ràng hơn về sự vật được nhắc tới trong khung hình. Với những mô hình trong các cảnh, GV và HS có thể khám phá các cảnh 3D bằng cách tương tác trực tiếp, xoay tự do theo nhu cầu khai thác nội dung. Hầu hết các cảnh 3D bao gồm: thuyết minh, âm thanh, các câu đố (trò chơi) và hiệu ứng tích hợp. Các nhãn thông 5 Phần mềm bao gồm các chủ đề, môn học như: Lịch sử, sinh học, địa lý, vật lý, hóa học, toán học, khoa học, kỹ thuật, ngôn ngữ, âm nhạc, nghệ thuật,... Kho học liệu số 3D được cập nhập thường xuyên từ nhà sản xuất. Hầu hết các cảnh 3D bao gồm: thuyết minh, âm thanh, các câu đố (trò chơi) và hiệu ứng tích hợp. Các nhãn thông tin được thêm vào các khung cấu trúc và mặt cắt có sẵn ngôn ngữ Tiếng Việt dễ dàng sử dụng (35 ngôn ngữ), cho phép học sinh thực hành, và đào sâu kiến thức, củng cố lại kiến thức vốn có một cách dễ dàng, trực quan. Cụ thể vai trò của cảnh 3D được thể hiện như sau: - Tạo hình ảnh trực quan sinh động, có mức độ chân thật cao về mô tả đặc điểm của các đối tượng và hiện tượng địa lí. - Tạo hứng thú và niềm tin, tình cảm cho HS trong quá trình lĩnh hội tri thức mới. - Phát triển năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho HS thông qua các thao tác tư duy (phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, trình bày vấn đề) - Làm tăng năng suất lao động của GV và HS. • So sánh phối cảnh 3D với một số phương tiện dạy học khác Sử dụng cảnh 3D trong dạy học Địa lí 10 là phương pháp dạy học mới. Tiếp cận và sử dụng phương pháp này chưa phổ biến trong dạy học Địa lí nói chung và Địa lí 10 nói riêng. Qua thực tế giảng dạy địa lí 10, bên cạnh các công cụ truyền thống: bản đồ, biểu đồ, quả địa cầu, các tập bản đồ giáo khoa theo chuyên đề, tranh ảnh đã được biết đến từ lâu đời thì hiện nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật công nghệ số hoá đã có các công cụ trực quan hiện đại mới ra đời và hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho việc dạy. Cụ thể hơn, chúng tôi so sánh về ba công cụ: Phối cảnh 3D, bản đồ giấy, tranh ảnh giáo khoa. Bảng 1.1: So sánh các công cụ trực quan trong dạy học Địa lí Đặc điểm Phối cảnh 3D Bản đồ giấy Tranh ảnh giáo khoa Dữ liệu Không gian Không gian Hình ảnh Định dạng Số Số Giấy Khả năng thu phóng Có Không có Không có Lượng thông tin Nhiều Ít Ít Mật độ tổng quát hoá Có thể thay đổi Không thể thay Không thể thay được đổi được đổi được 7
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_canh_3d_trong_day_hoc_mon_dia_li_lop_10_phan_di.docx
- Lê Thị Lan, Nguyễn Thị Hoa Huệ - Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu - Địa lí.pdf