SKKN Sử dụng các phương tiện dạy học nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường trung học phổ thông

SKKN Sử dụng các phương tiện dạy học nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường trung học phổ thông

Chúng ta, ai cũng biết rằng giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người. Nhiệm vụ của giáo dục là hình thành thế hệ trẻ được phát triển toàn diện, trang bị kiến thức, hiểu biết khoa học văn hóa xã hội, góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Đồng thời, giáo dục cho học sinh tự hoàn thiện mình về phẩm chất đạo đức và các mối quan hệ xã hội. Trong đó bộ môn lịch sử có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ, giúp thế hệ sau hiểu được những gì đã diễn ra trong quá khứ để hướng tới sự phát triển trong tương lai, biết được dân tộc Việt Nam có lịch sử lâu đời , nhân dân ta rất coi trọng lấy lịch sử để giáo dục thế hệ trẻ. Trong các câu truyện cổ tích, thần thoại, ca dao có nhiều yếu tố của tri thức lịch sử, phản ánh nhiều sự kiện lớn của công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc. Lịch sử dòng họ, địa phương (xã, huyện, tỉnh, miền) ra đời từ khá lâu, có tác dụng không nhỏ vào việc giáo dục truyền thống, lòng tự hào và trách nhiệm đối với quê hương, Tổ quốc như Bác Hồ đã từng nói:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Hiểu biết để trân trọng và gìn giữ những thành quả mà cha ông để lại, phải “ôn cố tri tân” (nhắc cái cũ để biết cái mới), sống có trách nhiệm hơn là nhiệm vụ của thế hệ trẻ hôm nay.

 

doc 22 trang thuychi01 6150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng các phương tiện dạy học nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1 . 1 Lý do chọn đề tài.
	Chúng ta, ai cũng biết rằng giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người. Nhiệm vụ của giáo dục là hình thành thế hệ trẻ được phát triển toàn diện, trang bị kiến thức, hiểu biết khoa học văn hóa xã hội, góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Đồng thời, giáo dục cho học sinh tự hoàn thiện mình về phẩm chất đạo đức và các mối quan hệ xã hội. Trong đó bộ môn lịch sử có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ, giúp thế hệ sau hiểu được những gì đã diễn ra trong quá khứ để hướng tới sự phát triển trong tương lai, biết được dân tộc Việt Nam có lịch sử lâu đời , nhân dân ta rất coi trọng lấy lịch sử để giáo dục thế hệ trẻ. Trong các câu truyện cổ tích, thần thoại, ca dao có nhiều yếu tố của tri thức lịch sử, phản ánh nhiều sự kiện lớn của công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc. Lịch sử dòng họ, địa phương (xã, huyện, tỉnh, miền) ra đời từ khá lâu, có tác dụng không nhỏ vào việc giáo dục truyền thống, lòng tự hào và trách nhiệm đối với quê hương, Tổ quốc như Bác Hồ đã từng nói:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Hiểu biết để trân trọng và gìn giữ những thành quả mà cha ông để lại, phải “ôn cố tri tân” (nhắc cái cũ để biết cái mới), sống có trách nhiệm hơn là nhiệm vụ của thế hệ trẻ hôm nay.
	Trong giai đoạn hiện nay, xã hội hiện đại có nhiều thay đổi: thời đại của công nghệ thông tin, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập cùng phát triển ... Việt Nam không nằm ngoài ảnh hưởng của quá trình đó. Vấn đề là làm thế nào mà chúng ta có tiềm lực hội nhập vào xu thế của thời đại mà không bị “hòa tan”, không mất đi những bản sắc tinh hoa văn hóa dân tộc.
	Một thực tế nữa đặt ra cho các nhà trường phổ thông và xã hội là: Do không yêu thích môn lịch sử là rất ít. Học sinh và phụ huynh quan niệm môn lịch sử là môn học phụ. Số lượng học sinh bị điểm thấp môn lịch sử trong các kì thi tốt nghiệp và đại học lại rất nhiều. Thậm chí có nhiều câu chuyện cười ra nước mắt sau mỗi kì thi, đó là nhiều bài thi các em tự bịa đặt lịch sử một cách vô tư, hồn nhiên ... Tất cả những điều đó thực sự là nỗi trăn trở lớn cho những người làm công tác giảng dạy bộ môn lịch sử.
	Xuất phát từ những lý do khách quan, chủ quan trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Sử dụng các phương tiện dạy học nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường trung học phổ thông”
1 . 2. Mục đích nghiên cứu.
	Chọn để tài này tôi mong muốn được đóng góp kinh nghiệm cho những người làm công tác giảng dạy lịch sử khi sử dụng đồ dùng trực quan để phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh, nâng cao chất lượng học tập bộ môn. Từ đó các em có tình cảm yêu mến thực sự đối với bộ môn lịch sử, chủ động hơn trong việc tiếp nhận, lưu giữ những tri thức về lịch sử dân tộc.
	Sau giờ học lịch sử, các em có hiểu sâu hơn về truyền thống quê hương đất nước, về giá trị cuộc sống mà các em đang có. Từ đó, các em sẽ tự hào hơn về quê hương, đất nước, có trách nhiệm giữ gìn, phát huy những thành quả mà cha ông để lại.
1 . 3. Đối tượng nghiên cứu. 
 Học sinh lớp 10B, 11A, 12I trường THPT Hà Trung.
 Sử dụng các phương tiện dạy học môn Lịch sử ở trường THPT Hà Trung.
1 . 4 Phương pháp nghiên cứu. 
	- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Các văn kiện chỉ thị của Đảng, Nhà nước về đổi mới phương pháp dạy học, Luật giáo dục 2005 ...
	- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, dự giờ, trao đổi, đàm thoại, điều tra ...
2.Nội dung của sáng kiến kinh nghiêm.
2.1. Cơ sở lý luận.
	Luật giáo dục 2005 nêu rõ: “Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết bị giáo dục hiện đại và có hệ thống, coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi của người học. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tự giác, tích cực chủ động ... bồi dưỡng cho học sinh khả năng tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”
	Nhiệm vụ và chức năng của giáo viên lịch sử là cung cấp cho học sinh những sự kiện lịch sử, các quan điểm lịch sử cơ bản, phương pháp học tập lịch sử để phát huy tính tích cực, năng lực tự học, sáng tạo, rèn luyện quan điểm tư tưởng, giáo dục đạo đức phẩm chất và phát triển tư duy, hành động của học sinh. Nhưng do đặc trưng của môn học, các em không thể trực tiếp quan sát được quá khứ, không trực tiếp quan sát sự kiện, hiện tượng lịch sử. Bởi vậy, cung cấp sự kiện lịch sử, quan điểm lịch sử như thế nào để giờ học không khô cứng, học sinh yêu thích, chủ động tiếp nhận tri thức lịch sử một cách tích cực.
	Các phương tiện kĩ thuật minh họa đồ dùng trực quan, tranh ảnh góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng cho học sinh, là chỗ dựa để học sinh có thể hình thành các khái niệm lịch sử, học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu kiến thức lịch sử, từ đó nắm vững các quy luật của xã hội. Không chỉ vậy, nhờ vào việc quan sát đồ dùng trực quan còn giúp học sinh phát triển kỹ năng quan sát, trí tưởng tượng, khả năng tư duy và ngôn ngữ; học sinh có thể hình dung quá khứ diễn ra như thế nào, từ đó rút ra nhận xét, diễn đạt bằng lời nói chính xác. Hoặc phim tư liệu lịch sử sử dụng trong tiết dạy có hiệu quả cao. trước hết chúng phong phú về nội dung, kết hợp chặt chẽ giữa hình ảnh lời nói với âm nhạc, tác động vào giác quan của học sinh, cung cấp khối lượng thông tin lớn, hấp dẫn, không một nguồn kiến thức nào sánh kịp. Hình ảnh, màu sắc, âm thanh tạo cho học sinh biểu tượng sinh động về quá khứ, làm cho các em có cảm giác như đang sống cùng với sự kiện. Điều này góp phần khắc phục việc “hiện đại hóa” lịch sử.
 Việc sử dụng phim tư liệu lịch sử trong dạy học không phải để giải trí, minh họ bài học mà chủ yếu bổ sung kiến thức, giúp học sinh hiểu sâu hơn bài học. Sau khi xem phim cần tổ chức những cuộc trao đổi ngắn, làm bài taapjthu hoạch nhỏ. Như vậy việc học tập lịch có kết quả theo yêu cầu giáo dục bộ môn, khác hẳn việc xem phim tiểu thuyết lịch sử mang tính chất hư cấu, làm cho kiến thức lịch sử cua học sinh dễ sai lệch, nhầm lẫn.
 Tùy theo điều kiện cụ thể giáo viên sử dung các loại tài liệu minh họa và thiết bị sử dụng để nâng cao hiệu quả bài giảng. Theo số liệu khoa học mà UNESCO đã công bố thì khi nghe, học sinh chỉ nhớ 15% thông tin( nhiều kiến thức lại không phải kiến thức cơ bản, chủ yếu); khi nhìn, các em ghi nhớ 25% thông tin và việc nghe nhìn đem lại kết quả cao hơn: 65% thông tin. Những phương tiện kỹ thuật giúp học sinh chú ‎y, cảm xúc, tìm tòi, nhận thức, khái quát hóa, biết suy nghĩ, kết hợp cảm xúc và nhận thức quá trình đào tạo”.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Hiện nay, hầu hết các trường THPT đều trang bị các thiết bị dạy học như phòng nghe nhìn có máy chiếu, máy vi tính cho giáo viên trong công tác giảng dạy. Giáo viên và học sinh cũng đã quen thuộc với các thiết bị dạy học. Tuy nhiên, sử dụng công nghệ thông tin như thế nào cho có hiệu quả trong mỗi giờ học lại là một vấn đề cần được quan tâm.
 Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, có nhiều giáo viên đã sử dụng đồ dùng trực quan trong các giờ dạy nhưng hiệu quả chưa cao, chẳng hạn như chiếm quá nhiều thì giờ, làm loãng trọng tâm của bài, làm mất sự tập trung chú ý của học sinh vào nội dung bài giảng hoặc quá sa đà vào khai thác tranh ảnh chân dung của một nhân vật lịch sử hay diễn biến của một chiến dịch lịch sử hay một đoạn video nào đó...
	Một thực tế nữa là, mặc dù đồ dùng trực quan có vai trò rất quan trọng trong các giờ học lịch sử nhưng hiện nay có rất nhiều đồ dùng không đảm bảo để học sinh quan sát, ví dụ như quá bé hoặc mờ, kể cả những lược đồ to thì ở cuối lớp các em nhìn cũng không rõ. Hoặc nhiều lược đồ diễn biến của một trận đánh, một chiến dịch được sử dụng bằng phương tiện như máy chiếu nhưng lại không có những hiệu ứng sinh động để học sinh quan sát ... Hoặc ở một số bài học cần có những đoạn video minh họa cho học sinh để bài học thêm sinh động và lý thú mà đồ dùng trực quan bằng giấy không thể đáp ứng hết được. Chỉ có thể áp dụng các phương tiện kĩ thuật như máy tính, máy chiếu mới có thể đáp ứng được những đòi hỏi đó.
	Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương dạy học trong nhà trường phổ thông đã rất phổ biến, song không phải bài học nào thầy cô cũng áp dụng công nghệ thông tin, bài nào thầy cô cũng soạn trên powerpoint được bởi vì thực tế có nhiều học sinh đã phản ánh rằng có những tiết học, học ở phòng máy chiếu nhưng cả giờ chỉ nhìn và chép không kịp. Học xong một tiết, các em không ghi được đầy đủ nội dung của một mục nào trong bài. Nội dung của bài nào có thể phù hợp thì ta soạn trên powerpoint, còn nếu không thì ta có thể dùng các phương pháp khác.
	Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học 2016 - 2017, tôi đã có suy nghĩ: Cần phải trang bị một đĩa tư liệu lịch sử bao gồm các đồ dùng trực quan và các đoạn video để phục vụ các bài học. Vừa dạy học sinh bằng phương pháp truyền thống, vừa kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan thông qua phương tiện kĩ thuật. Làm thế nào để các em từ chỗ quan tâm đến yêu thích bộ môn lịch sử? Hay nói cách khác, sử dụng các phương tiện dạy học như thế nào để giờ dạy lịch sử đạt hiệu quả cao?
2. 3. Các giải pháp.
	Các phương tiện học lịch sử ở trường phổ thông có nhiều loại. Trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đi sâu vào ba loại là tranh ảnh, bản đồ trên phương tiện kĩ thuật (máy chiếu) và phim video.
2.3.1 Sử dụng tranh ảnh: 
	Thông thường, khi soạn giáo án, giáo viên sẽ biết được nội dung của tiết học đó có những kênh hình nào để minh họa, giới thiệu cho học sinh. Tuy nhiên, không phải bài nào cũng có tranh ảnh trong sách giáo khoa. Vậy thì, giáo viên cần phải làm như thế nào để cho bài học thêm sinh động, lý thú? Theo tôi, giáo viên nên có sự chuẩn bị như sau:
	Thứ nhất: Sưu tầm tranh ảnh
	Đối với những bài không có tranh ảnh trong sách giáo khoa hay đã có tranh ảnh trong sách giáo khoa như tranh: Các nước đế quốc xâu xé cái bánh ngọt Trung Quốc” (bài 3: Trung Quốc - Sách giáo khoa Lịch sử 11) hay tranh Những người lính Nga ngoài mặt trận, tháng 1 - 1917 (bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 - Sách giáo khoa Lịch sử 11) ... thì giáo viên có thể tìm kiếm các tranh ảnh này trên Internet hoặc các tư liệu lịch sử khác rồi lưu file để phục vụ bài dạy hoặc sử dụng các đĩa tư liệu để giới thiệu cho học sinh.
	Thứ hai: Thực hiện giờ dạy
	Nếu như ở một tiết dạy học bình thường, nếu tiết học đó cần có tranh ảnh thì giáo viên chuẩn bị trước rồi thực hiện giờ dạy, đến phần nào có liên quan đến tranh ảnh thì giáo viên mới dùng để giới thiệu cho học sinh. Thực hiện như vậy cũng được nhưng đôi khi học sinh không quan sát hết vì tranh có thể bé hoặc mờ ... gây mất hứng thú của học sinh, đôi khi vì nhiều lí do giáo viên không sử dụng bất kì tranh nào mà chỉ dạy chay, thuyết trình cho học sinh một cách khô cứng nhàm chán. Để khắc phục điều đó, tôi đã thử làm bằng cách: Cho học sinh sưu tầm tranh ảnh ở nhà và các câu hỏi kèm theo để định hướng vào nội dung bài học. Sau đó, khi thực hiện giờ dạy, đến phần mà tôi cho học sinh chuẩn bị thì mời học sinh lên giới thiệu, cuối cùng giáo viên nhận xét, kết luận và có thể cho học sinh xem tranh của giáo viên đã chuẩn bị nếu tranh của giáo viên rõ ràng và sắc nét hơn tranh của học sinh.
	Ví dụ: Bài 3: Trung Quốc - Lịch sử lớp 11
	Trước khi dạy bài học này, giáo viên giao cho học sinh chuẩn bị ở nhà bức tranh: Các nước đế quốc xâu xé cái bánh ngọt Trung Quốc với câu hỏi kèm theo: Quan sát bức tranh đó, em cho biết:
	- Tác giả bức tranh muốn nói điều gì?
	- Các em rút ra được điều gì về lịch sử Trung Quốc cuối thế kỉ XIX được thể hiện qua bức tranh?
	Bài học này giáo viên có thể không dùng giáo án điện tử nhưng cho các em học ở phòng nghe nhìn. Khi dạy đến nội dung có tranh ảnh minh họa thì giáo viên cho học sinh lên trình bày trên máy chiếu và sử dụng máy chiếu.
 Thực tế tiết học cho thấy các các em rất hào hứng vơi bức tranh trên màn hình, tập trung lắng nghe phần giới thiệu bức tranh và nội dung liên quan đến kiến thức cơ bản của bài. Khác hẳn với một tiết học chay, các em khó có thể hình dung ra chân dung của nhân vật lịch sử đó là những ai thì ở tiết học này các em tỏ ra ngạc nhiên, trầm trồ trước những thông tin về các nhân vật lịch sử trong tranh và thái độ của từng người như thế nào mà trước đây các em chưa từng biết đến, điều này tưởng như rất đơn giản nhưng thực sự đã thu hút các em. Qua những biểu hiện về thái độ học tập đó của các em tôi có thể thấy một điều là rõ ràng với tiết học này các em đã thực sự tâp trung và hào hứng, lớp học không còn biểu hiện của sự mệt mỏi uể oải. Điều đó chứng tỏ, một tiết học có sử dùng đồ dùng dạy học là tranh ảnh minh họa trên lớp đã khác hẳn với tiết học chay chỉ có sự thuyết trình của giáo viên, nhưng nếu giáo viên để học sinh chủ động tìm hiểu các thông tin về tranh ảnh đó ở nhà trên các câu hỏi gợi ý mà giáo viên đưa ra rồi các em tự trình bày trước lớp bằng phương tiện day học như máy chiếu sẽ khác hơn rất nhiều.
	Tương tự như vậy ở bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1919). Khi dạy đến mục 2: Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven, giáo viên có thể yêu cầu em học sinh được phân công chuẩn bị phần này ở nhà, lên trình bày chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đồng thời có minh họa bức tranh “Người khổng lồ tượng trưng cho nhà nước”. Về bức tranh này giáo viên có thể định hướng để em khai thác như sau: 
 - Bức tranh trên nói lên điều gì?
	 - Tại sao Nhà nước lại phải can thiệp tích cực vào các ngành kinh tế? Tác dụng của nó?
	- Em có nhận xét gì về Chính sách mới của Ph. Ru-dơ-ven?
	Khi em học sinh đó trình bày thì cả lớp chăm chú lắng nghe, quan sát. Thậm chí có em vừa theo dõi bạn trình bày vừa để ý sách giáo khoa xem có thiếu hoặc lệch với sách giáo khoa không...Chỉ với chi tiết nhỏ như vậy thôi cũng đủ để tôi phấn chấn cả tiết dạy bởi lẽ các em đã thực sự nhập tâm với tiết học. Sau khi học sinh trình bày, giáo viên gọi các học sinh khác bổ sung, góp ý. Cuối cùng giáo viên nhận xét, kết luận nội dung trình bày.
 Khi dạy bài 5 - Châu Phi và khu vực Mĩ La tinh (Lịch sử 12). Giáo viên giao cho các em tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp của các nhân vật lịch sử N. Manđêla và Phiđen Catxtơrô (1959) từ ở nhà. Khi dạy đến mục 1 của phần I và mục 1 của phần II, giáo viên có thể gọi học sinh lên giới thiệu chân dung các nhân vật lịch sử này. Tuy nhiên, giáo viên định hướng các em không nên miêu tả hình dạng bên ngoài của nhân vật mà phải hướng dẫn học sinh phân tích nội tâm, tài, đức, quan điểm thể hiện ở hành động của nhân vật. Chẳng hạn tranh chân dung của Phiđen Catxtơrô ở mục 1- Vài nét khái quát về quá trình giành và bảo vệ độc lập ở các nước Mĩ la tinh, đây là bức ảnh chụp chân dung người anh hùng của đất nước CuBa, giáo viên gợi ý bằng một số câu hỏi : 
 - Nhìn vào diện mạo bên ngoài của Phiđen Catxtơrô, em thấy ông là một người như thế nào?
 - Ông có vai trò như thế nào đối với cách mạng CuBa?
 - Vì sao Phiđen Catxtơrô được gọi là anh hùng giải phóng dân tộc của đất nước CuBa?
 Sau khi học sinh giới thiệu cả lớp tập trung chú ý lắng nghe và quan sát bức tranh, giáo viên nhận xét kết luận. Cuối cùng giáo viên đặt câu hỏi để học sinh nhận xét về vai trò của Phiđen Catxtơrô. Với phần giới thiệu chân dung của anh hùng dân tộc của CuBa các em học sinh lớp 12 không chỉ biết ông có ngoại hình như thế nào mà còn không khỏi trầm trồ ngưỡng mộ khi biết những thông tin về công lao của ông trong thời kì đất nước khó khăn cũng như trong thời kì đất nước hòa bình, cải cách và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
 Hoặc khi dạy bài 14 - Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam, mục 1: Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc, giáo viên để học sinh giới thiệu tranh “Lưỡi cày đồng” với định hướng: 
- Kích thước và hình dạng như thế nào?
- Lưỡi cày đồng thời văn hóa Đông Sơn được tìm thấy ở đâu? 
- So với cuốc đá thì lưỡi cày đồng có ưu điểm gì hơn?
- Việc chế tạo ra lưỡi cày đồng chưng tỏ điều gi?
 	Bằng việc quan sát bức tranh đó, học sinh vừa tưởng tượng được công cụ lao động thời kì đó, vừa hiểu được rằng thời Đông Sơn công cụ lao động bằng đồng thực sự là sự sáng tạo lớn của con người đương thời. Nó làm cho năng suất lao động tăng lên tạo ra cuộc sống định cư lâu dài của con người ở vùng đồng bằng, tạo ra những tiền đề cho một cuộc chuyển biến lớn về sau.
 Bài 20- Lịch sử lớp 10. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV, mục II- ‎y1- Giáo dục, giáo viên cho học sinh sưu tầm tranh: Bia tiến sĩ trong Văn Miếu Quốc Tử Giám, các em giới thiệu về tranh với nội dung giáo viên đã cho:
 - Bia tiến sĩ được dựng nhằm mục đích gì? Việc dựng bia tiến sĩ nói lên điều gì? ...
 Sau khi học sinh miêu tả, trình bày, trao đổi, giáo viên chốt lại những nội dung cơ bản và khẳng định những tấm bia Tiến sĩ trong quần thể di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám là tài sản quy của quốc gia, thể hiện truyền thống hiếu học, tôn vinh người hiền tài của dân tộc.
 	Đối với bài 14 - Phong trào cách mạng 1930- 1935 (Lịch sử 12), khi dạy mục 2 - Xô viết Nghệ-Tĩnh, giáo viên cũng có thể cho học sinh tự khai thác và giới thiệu về bức tranh “Đấu tranh trong phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh”, giáo viên gợi ý để học sinh chuẩn bị ở nhà bằng một số câu hỏi gợi ý:
 	- Quan sát bức tranh, em thấy bức tranh phản ánh điều gì? Không khí cách mạng ra sao?
 	- Tham gia phong trào đấu tranh đó là những ai?
 	Bằng việc quan sát bức tranh và trình bày những hiểu biết của mình về bức tranh đó, hình ảnh anh hùng cách mạng của những người công nhân và nông dân Nghệ Tĩnh, không khí cách mạng sục sôi như thế nào được khắc sâu trong tâm trí các em....
	Việc sử dụng tranh ảnh trong bài học như trên có tác dụng thu hút sự chú ý của học sinh, khiến học sinh tập trung quan sát, nghe giảng, tao sự say mê thích thú cho học sinh, giúp học sinh tích cực chủ động hơn trong giờ học. Tranh ảnh có tác dụng làm cho bài giảng trở nên linh hoạt, sinh động mà không bị khô cứng giúp học sinh hiểu sâu được kiến thức bài học.
2. 3. 2. Sử dụng bản đồ:
	Tương tự như việc sử dụng tranh ảnh, tôi đã sử dụng bản đồ trong tiết học lịch sử theo các bước như sau:
	Thứ nhất: Chuẩn bị bản đồ
	Tùy thuộc vào nội dung bài giảng có bản đồ hay không mà giáo viên cần có sự chuẩn bị. Ví dụ như ở bài 18 (Sách giáo khoa Lịch sử 12), giáo viên cần chuẩn bị lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, bản đồ chiến dịch biên giới thu - đông năm 1950; ở bài 20 (Sách giáo khoa Lịch sử 12), cần chuẩn bị lược đồ hình thái chiến trường trong đông - xuân 1953-1954, lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), lược đồ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ...
	Để chuẩn bị cho việc dạy tốt, giáo viên cần lấy các lược đồ diễn biến các chiến dịch đó trên các đĩa tư liệu lịch sử hoặc trên mạng Internet có độ chính xác cao vào file riêng.
	Thứ hai: Xử lý bản đồ
	Sau khi đã tìm được bản đồ, giáo viên cần xử lý bản đồ như thế nào để khai thác triệt để những ngôn ngữ của bản đồ, theo ý người dạy mà không làm sai lệch tính khoa học, tính nguyên tắc của bản đồ giáo khoa mà lại thu hút được sự chú ý của học sinh, lôi cuốn học sinh vào bài giảng.
	Trước hết, giáo viên cần nghiên cứu kỹ các kí hiệu, các biểu tượng, đường biên giới trên bản đồ; thứ hai nắm rõ diễn biến của một chiến dịch hay hình thái chiến trường quân sự mà được thể hiện trên bản đồ. Để tạo được sự hấp dẫn và để học sinh nắm được nội dung của diễn biến chiến dịch, giáo viên nên tạo ra các hiệu ứng bằng những màu mũi tên, kí hiệu khác nhau trên lược đồ. Ví dụ: Ở bài 20 (Sách giáo khoa Lịch sử 12), giáo viên có thể sử dụng Slide thứ nhất là lược đồ hình thái chiến trường trong đông - xuân 1953 - 1954, các hiệu ứng sẽ giúp học sinh thấy rõ các địa bàn phân tán lực lượng của địch. Đồng thời giáo viên có thể kết hợp ghi lời nói diễn biến luôn trên Slide đó. Điều này khiến học sinh bị lôi cuốn, chú ý vì lược đồ vừa thể hiện hình ảnh, vừa có lời nói minh họa. Slide thứ hai, giáo viên chuẩn bị luôn lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Ở chiến dịch này, giáo viê

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_cac_phuong_tien_day_hoc_nham_nang_cao_hieu_qua.doc