SKKN Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học vào dạy học chủ đề “Photpho và hợp chất của photpho” Hóa học lớp 11 ở trường THPT Bá Thước

SKKN Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học vào dạy học chủ đề “Photpho và hợp chất của photpho” Hóa học lớp 11 ở trường THPT Bá Thước

Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được triển khai từ hơn 30 năm qua. Hầu hết giáo viên hiện nay đã được trang bị lí luận về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như quá trình bồi dưỡng, tập huấn hằng năm. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực trong thực tiễn còn chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. Nguyên nhân là chương trình hiện hành được thiết kế theo kiểu "xoáy ốc" nhiều vòng nên trong nội bộ mỗi môn học, có những nội dung kiến thức được chia ra các mức độ khác nhau để học ở các cấp học khác nhau (nhưng không thực sự hợp lý và cần thiết); việc trình bày kiến thức trong sách giáo khoa theo định hướng nội dung, nặng về lập luận, suy luận, diễn giải hình thành kiến thức; cùng một chủ đề/vấn đề nhưng kiến thức lại được chia ra thành nhiều bài/tiết để dạy học trong 45 phút không phù hợp với phương pháp dạy học tích cực; có những nội dung kiến thức được đưa vào nhiều môn học; hình thức dạy học chủ yếu trên lớp theo từng bài/tiết nhằm "truyền tải" hết những gì được viết trong sách giáo khoa, chủ yếu là "hình thành kiến thức", ít thực hành, vận dụng kiến thức.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn và một số kinh nghiệm tiếp thu được khi tham gia tập huấn tại Sở giáo dục, tôi thấy để nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học, người giáo viên phải phát huy tốt các phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học. Giáo viên chủ động lựa chọn nội dung sách giáo khoa hiện hành để xây dựng các bài học theo chủ đề; thiết kế tiến trình dạy học theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học. Trong sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này, tôi xây dựng chủ đề “Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học vào dạy học chủ đề “Photpho và hợp chất của photpho” hóa học lớp 11 ở trường THPT Bá Thước”.

 

doc 20 trang thuychi01 6722
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học vào dạy học chủ đề “Photpho và hợp chất của photpho” Hóa học lớp 11 ở trường THPT Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN
MỤC LỤC
TRANG
1
MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2
NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
3
2.1.1. Tổ chức hoạt động học và hướng dẫn học sinh tự học
2.1.2. Vị trí, vai trò của tự học
2.1.3. Một số phương pháp và kĩ thuật tự học
4
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
2.3.1. Tình huống xuất phát (hoạt động trải nghiệm - kết nối)
5
2.3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
2.3.3. Hoạt động hình thành kĩ năng mới (luyện tập)
2.3.4. Hoạt động tìm tòi và mở rộng
2.3.5. Xây dựng chủ đề dạy học
2.4. KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM
16
2.4.2. Kết quả nghiên cứu
2.4.2. Kết quả đối chứng
3
KẾT LUẬN
ĐỀ XUẤT
3.1. KẾT LUẬN
17
3.2. ĐỀ XUẤT
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
5
ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
20
Phần 1. MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài:
Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được triển khai từ hơn 30 năm qua. Hầu hết giáo viên hiện nay đã được trang bị lí luận về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như quá trình bồi dưỡng, tập huấn hằng năm. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực trong thực tiễn còn chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. Nguyên nhân là chương trình hiện hành được thiết kế theo kiểu "xoáy ốc" nhiều vòng nên trong nội bộ mỗi môn học, có những nội dung kiến thức được chia ra các mức độ khác nhau để học ở các cấp học khác nhau (nhưng không thực sự hợp lý và cần thiết); việc trình bày kiến thức trong sách giáo khoa theo định hướng nội dung, nặng về lập luận, suy luận, diễn giải hình thành kiến thức; cùng một chủ đề/vấn đề nhưng kiến thức lại được chia ra thành nhiều bài/tiết để dạy học trong 45 phút không phù hợp với phương pháp dạy học tích cực; có những nội dung kiến thức được đưa vào nhiều môn học; hình thức dạy học chủ yếu trên lớp theo từng bài/tiết nhằm "truyền tải" hết những gì được viết trong sách giáo khoa, chủ yếu là "hình thành kiến thức", ít thực hành, vận dụng kiến thức.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn và một số kinh nghiệm tiếp thu được khi tham gia tập huấn tại Sở giáo dục, tôi thấy để nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học, người giáo viên phải phát huy tốt các phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học. Giáo viên chủ động lựa chọn nội dung sách giáo khoa hiện hành để xây dựng các bài học theo chủ đề; thiết kế tiến trình dạy học theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học. Trong sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này, tôi xây dựng chủ đề “Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học vào dạy học chủ đề “Photpho và hợp chất của photpho” hóa học lớp 11 ở trường THPT Bá Thước”.
Mục đích nghiên cứu:
Thiết kế chủ đề “Photpho và hợp chất của photpho” thành chuỗi các hoạt động học cho học sinh theo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giúp học sinh giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của học sinh. Giáo viên chỉ là người tổ chức, định hướng còn học sinh là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do giáo viên giao một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh các lớp: 11A2,11A4, 11A7, 11A9 của trường THPT Bá Thước năm học 2017-2018.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lí luận: nghiên cứu tài liệu tập huấn và các bài báo có liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu thực nghiệm: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năngđể thiết kế chủ đề. 
Phần 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
2.1.1. Tổ chức hoạt động học và hướng dẫn học sinh tự học
 Theo quan điểm dạy học tích cực, bản chất của học là tự học, nghĩa là người học luôn là chủ thể của nhận thức, tác động vào nội dung học một cách tích cực, tự lực, chủ động và sáng tạo để đạt được mục tiêu học tập. Nói cách khác, không ai học giúp cho người học được, vì thế muốn học được phải tự học.
 Đặc điểm cơ bản quan trọng không thể thiếu của tự học là sự tự giác, tính kiên trì, tích chủ động và sáng tạo của người học. Tuy nhiên, đối với học sinh phổ thông để việc tự học đạt hiệu quả cần phải có sự hướng dẫn, trợ giúp của giáo viên.
2.1.2. Vị trí, vai trò của tự học
 Tự học được xem là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học. Trong quá trình dạy học giáo viên không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức có sẵn, yêu cầu học sinh ghi nhớ, mà quan trọng hơn là phải định hướng, tổ chức cho học sinh tự khám phá ra những quy luật, thuộc tính mới của kiến thức hay các vấn đề khoa học.
 Rèn luyện kĩ năng tự học là phương cách tốt nhất để tạo ra động lực cho học sinh trong quá trình học tập. Hoạt động tự học là biểu hiện của sự gắng sức cao về nhiều mặt thông qua sự hưng phấn tích cực. Mà hưng phấn là tiền đề của hứng thú, có hứng thú thì người học mới có sự tự giác, say mê trong học tập và nghiên cứu.
2.1.3. Một số phương pháp và kĩ thuật tự học
 Để học sinh tự học có hiệu quả, ngoài việc tạo động cơ, hứng thú cho các em, cũng như hướng dẫn các em lập kế hoạch học tập hay tự kiểm tra đánh giá còn cần sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật tự học thông dụng:
 * Nghe hiệu quả
 * Ghi chép hiệu quả
 * Đọc hiệu quả
 * Ghi nhớ thông tin hiệu quả
 * Liên tưởng trong tự học
 * Suy nghĩ tích cực
 * Sử dụng CNTT trong tự học 
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Hóa học trong trường phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục học sinh. Mục đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn, hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế giới xung quanh ta thông qua các bài học, giờ thực hành của hóa học. 
Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Hóa học ở khối 11 trường THPT Bá Thước, chúng tôi thấy: Đa số học sinh nhận xét rằng môn Hóa học là môn khó, kiến thức nặng, phần đa học sinh mất kiến thức căn bản từ những lớp dưới, nhiều giáo viên khi dạy trên lớp chỉ quan tâm đến việc truyền đạt kiến thức mới mà quên hướng dẫn cho học sinh hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Hiện nay tại trường chúng tôi qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động chúng tôi thấy có hiện tượng một bộ phận không nhỏ học sinh sợ môn Hóa học, không muốn học môn Hóa học và số lượng học sinh đăng kí dự thi các khối A0, B ngày càng ít đi.
Để phần nào giúp học sinh có hứng thú hơn khi học môn Hóa học, với mong muốn đưa môn Hóa học trở lại với vị thế vốn có của nó, đề tài nghiên cứu này tôi thiết kế chủ đề “Photpho và hợp chất của photpho” theo hướng tổ chức hoạt động theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để phát huy được tính tự học của học sinh, mỗi chủ đề dạy học được xây dựng được trình bày theo các hoạt động sau:
2.3.1. Tình huống xuất phát (hoạt động trải nghiệm – kết nối)
 Mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu hướng dẫn học; làm bộc lộ "cái" học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết.
2.3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
 Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để tổ chức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của học sinh.
2.3.3. Hoạt động hình thành kĩ năng mới (luyện tập)
 Hoạt động luyện tập theo định hướng chuyển từ chú trọng kiểm tra kết quả ghi nhớ kiến thức, sang coi trọng kết hợp kết quả đánh giá phong cách học và năng lực vận dụng kiến thức để hướng tới phát triển năng lực của học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không.
2.3.4. Hoạt động tìm tòi và mở rộng
 Thông qua các kênh như đọc tài liệu, sách báo, truyền hình, internet, hỏi ý kiến chuyên gia hay phụ huynhhọc sinh được yêu cầu vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề trong thực tế, mở rộng thêm những kiến thức liên quan đến bài học.
2.3.5. Xây dựng chủ đề dạy học
CHỦ ĐỀ: PHOTPHO VÀ HỢP CHẤT CỦA PHOTPHO
Giới thiệu chung chủ đề:
 Chủ đề photpho và hợp chất của photpho gồm các nội dung chủ yếu sau: Tính chất vật lí, tính chất hóa học, trạng thái tự nhiên, điều chế, ứng dụng của phốt pho; cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế axit photphoric; tính chất và nhận biết muối photphat. 
 Phạm vi của chủ đề là tổng hợp kiến thức của bài “Photpho” và bài “Axit photphoric và muối photphat” trong sách giáo khoa hiện hành. Chủ đề được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho học sinh theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, giúp học sinh sinh giải quyết trọn vẹn các vấn đề phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của học sinh. 
 Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 03 tiết
I. Mục tiêu chủ đề
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
Kiến thức
 Nêu được:
 	- Vị trí nguyên tố photpho trong Bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử.
 	- Các dạng thù hình, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan, độc tính), ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế photpho trong công nghiệp.
 	- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan), ứng dụng, cách điều chế H3PO4 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
 	- Tính chất của muối photphat (tính tan, tác dụng với axit), ứng dụng.
 Hiểu được:
 	- Tính chất hóa học cơ bản của P là tính khử (tác dụng với O2, Cl2) và tính oxi hóa (tác dụng với Na, Zn).
 	- Axit H3PO4 là axit trung bình, ba nấc.
Kĩ năng
 	- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận tính chất của photpho.
 	- Viết được phương trình minh họa tính chất của P, H3PO4 và muối photphat.
 	- Sử dụng photpho hiệu quả và an toàn trong phòng thí nghiệm và trong thực tế.
 	- Nhận biết được axit H3PO4 và muối photphat bằng phương pháp hóa học. 
 	- Tính khối lượng H3PO4 sản xuất được, thành phần phần trăm về khối lượng của muối photphat trong hỗn hợp. 
Thái độ
 	Say mê, ứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học
 	Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về photpho và hợp chất của photpho vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ đời sống con người
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
 	Năng lực tự học; năng lực hợp tác; 
 	Năng lực thực hành hóa học; 
 	Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học;
 	Năng lực tính toán;
 	Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống. 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của giáo viên
 - Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, giá thí nghiệm, bình tam giác
 - Hóa chất: P đỏ, nước cất, quỳ tím, dung dịch NaOH
Chuẩn bị của học sinh 
 - Ôn lại kiến thức đã học về cấu hình, cách xác định vị trí nguyên tố trong Bảng tuần hoàn.
 - Hoàn thành phiếu học tập số 1 (giáo viên đã chuẩn bị sẵn và phát cho học sinh ở cuối buổi học trước).
III. Chuỗi các hoạt động học
1. Giới thiệu chung
 Ở lớp dưới học sinh đã được biết một số kiến thức về photpho, về các dạng tồn tại của photpho trong tự nhiên cũng như một số ứng dụng của photpho, tính chất hóa học chung của axit Vì vậy tôi khai thác triệt để các kiến thức mà học sinh đã học trước đó để phục vụ cho việc nghiên cứu bài mới.
 Hoạt động trải nghiệm – kết nối: được thiết kế để huy động những kiến thức về các dạng tồn tại của P trong tự nhiên và ứng dụng của P trong thực tiễn, tính chất của axit mà học sinh đã biết trước đó. Tuy nhiên một số tính chất của P và của axit H3PO4 thì học sinh sẽ gặp khó khăn sẽ được nghiên cứu ở phần hình thành kiến thức.
 	Hoạt động hình thành kiến thức gồm các nội dung sau: vị trí, số oxi hóa của, tính chất vật lí của P đỏ và P trắng, tính chất hóa học, trạng thái tự nhiên, điều chế, ứng dụng của P; tính chất hóa học; điều chế, ứng dụng của axit photphoric và muối photphat.
 	Hoạt động hình thành kĩ năng mới (luyện tập): được thiết kế thành các câu hỏi/bài tập để củng cố, khắc sâu các nội dung kiến thức trọng tâm đã học trong bài (tính chất hóa học của P và axit H3PO4).
 Hoạt động vận dụng, tìm tòi và mở rộng: được thiết kế cho học sinh về nhà làm, nhằm mục đích giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi/bài tập gắn với thực tiễn, thực nghiệm và mở rộng kiến thức (học sinh có thể tham khảo tài liệu, internet) và không bắt buộc tất cả học sinh đều phải làm, tuy nhiên giáo viên nên chủ động khuyến khích học sinh tham gia, nhất là các học sinh say mê học tập, nghiên cứu, học sinh khá giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
2. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học.
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (25 phút)
 	a. Mục tiêu hoạt động:
 	Huy động các kiến thức đã được học và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của học sinh.
 	Nội dung hoạt động: Tìm hiểu về trạng thái tự nhiên của P một số tính chất của photpho và hợp chất.
 	b. Phương thức tổ chức hoạt động:
 	- Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm câu chìa khóa “nó là gì?” từ các hình ảnh gợi ý:
 	+ Hình ảnh bộ xương người (biếm họa vui)
 + Hình ảnh quả bom napan
 + Hình ảnh “ma chơi”
 + Một nguyên tố hóa học.
 	+ Thuộc ô thứ 15 trong Bảng tuần hoàn.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành Phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(Đã được giáo viên cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà)
Câu 1. Nguyên tố photpho có số hiệu nguyên tử là 15
 + Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố photpho? 
 + Tìm vị trí của nguyên tố P trong Bảng tuần hoàn? 
 + Dự đoán số oxi hóa của P?
Câu 2. Hoàn thành các phương trình hóa học sau
 P + O2 
P + Cl2 
 P2O5 + H2O 
H3PO4 + NaOH 
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
 + Khi tìm câu chìa khóa “nó là gì?” từ các hình ảnh gợi ý ban đều học sinh đều sẽ trả lời đáp án là: bộ xương, quả bom (quả lựu đạn), con ma đều không đúng đáp án, điều này sẽ kích thích sự tò mò của học sinh, mong muốn tìm hiểu những hình ảnh đó có liên quan gì đến nguyên tố photpho. 
 + Khi hoàn thành Phiếu học tập số 1, có thể nhiều em sẽ trả lời số oxi hóa của P là -3, +1,+2,+3,+4,+5 giống như của nitơ vì cùng một nhóm A, hay như khi viết phản ứng của H3PO4 với NaOH đa số học sinh chỉ viết tạo ra 1 sản phẩm là Na3PO4 Tuy nhiên, giáo viên không chốt vấn đề là đúng hay sai ngay mà điều này sẽ được làm sáng tỏ ở hoạt động hình thành kiến thức. 
c. Sản phẩm, đánh giá:
 	- Học sinh trả lời đáp án thông qua các hình ảnh gợi ý. Mâu thuẫn nhận thức ở đây đó là học sinh sẽ thấy hình ảnh gợi ý rất rõ ràng mà vẫn không thể trả lời đúng đáp án.
 	- Thông qua quan sát: trong quá trình học sinh hoạt động nhóm, giáo viên cần quan sát kĩ để có thể phát hiện được những khó khăn đồng thời có những gợi ý hợp lí (ví dụ: học sinh có thể khó khăn khi viết cấu hình e, tìm vị trí hoặc số oxi hóa thì giáo viên có thể gợi ý học sinh là nguyên tố photpho cùng một nhóm A với nguyên tố nitơ nên có thể có gì đó giống nhau ở đây chăng) 
 	- Thông qua báo cáo của các nhóm và sự góp ý bổ xung của các nhóm khác, giáo viên biết được học sinh đã nắm được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần điều chỉnh, bổ xung ở các hoạt động tiếp theo.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, cấu hình và tính chất vật lí (20 phút)
 	a. Mục tiêu hoạt động:
 	- Viết được cấu hình e, nêu được vị trí trong BTH và số oxi hóa của P.
 	- Phân biệt được điểm giống nhau và khác nhau liên quan đến tính chất vật lí của P đỏ và P trắng.
 	b. Phương thức tổ chức hoạt động
 	- Cho học sinh hoạt động cá nhân : nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp tục hoàn thành Phiếu học tập số 1.
 	- Cho học sinh hoạt động nhóm để tìm hiều tính chất vật lí sau đó gọi 2 học sinh đại diện cho 2 nhóm lên nhập vai ”P đỏ” và ”P trắng” trả lời :
 + Bạn và tôi giống nhau ở điểm gì ? (mỗi bạn trả lời 1 ý)
 + Bạn và tôi khác nhau như thế nào? 
 + Bạn bảo quản thế nào?
 + Tôi và bạn ai hoạt động mạnh hơn ?
 + Bạn chuyển hóa thành tôi như thế nào ?
c. Sản phẩm đánh giá hoạt động
 	Học sinh hoàn thành được nội dung kiến thức sau :
Nội dung
P trắng
P đỏ
Cấu hình electron, vị trí trong BTH, số oxi hóa
15P: 1s22s22p63s23p3 => Ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA 
Trạng thái, màu sắc
Chất rắn trong suốt, màu trắng hay hơi vàng, mềm.
Chất bột, màu đỏ.
Cấu tạo phân tử
Cấu trúc mạng tinh thể phân tử (P4)
Cấu trúc polime.
Độc tính
Rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da.
 Không độc
Tính bền
Kém bền, dễ nóng chảy; t ≥ 400C bốc cháy trong không khí, phát quang màu lục nhạt trong bóng tối.
Bền trong không khí ở nhiệt độ thường, không phát quang trong bóng tối. 
Tính tan
Không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.
Không tan trong nước và các dung môi thông thường.
Bảo quản
 Ngâm trong nước
Để vào lọ đậy kín
Chuyển hóa
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của photpho (15 phút)
 	a. Mục tiêu hoạt động:
 - Nêu được tính chất hóa học của photpho là tính oxi hóa và tính khử.
 - Viết được các phản ứng minh họa.
 - Giải thích được vì sao độ hoạt động của photpho lại mạnh hơn nitơ.
 	b. Phương thức tổ chức hoạt động 
 	- Học sinh hoạt động nhóm: Từ số oxi hóa của P kết hợp với kiến thức đã học của nitơ, giáo viên yêu cầu học sinh dự đoán tính chất của photpho.
 	- Giáo viên mời đại diện các nhóm lên viết phương trình của P với O2; Cl2; Zn và Ca.
 	- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm: so sánh tính chất hóa học của photpho so với nitơ. Giải thích vì sao nguyên tố photpho có độ âm điện hơn nguyên tố nitơ nhưng đơn chất phopho hoạt động hóa học mạnh hơn đơn chất nitơ? Vì sao nitơ có hóa trị tối đa là IV, còn photpho có hóa trị tối đa là V?
 	c. Sản phẩm đánh giá kết quả hoạt động
 	- Nêu được P có tính oxi hóa và tính khử.
 	- Viết được các phản ứng xảy ra giữa P với O2 (dư); O2 (thiếu); Cl2 (dư); Cl2 (thiếu); Zn và Ca:
 * Tính khử
 Thiếu oxi: (điphotpho trioxit)
 Dư oxi: (điphotpho pentaoxit)
 Thiếu clo: (photpho triclorua)
 Dư clo: (photpho pentaclorua)
 * Tính oxi hóa:
 Photpho thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với một số kim loại hoạt động tạo ra photphua kim loại.
 Thí dụ: ( can xi photphua)
 - Sở dĩ nitơ có độ hoạt động kém hơn photpho mặc dù độ âm điện cao hơn là do phân tử N2 có liên kết 3 bền vững hơn. 
 - Nitơ không có phân lớp d nên chỉ có 4 AO tạo liên kết nên chỉ cho hóa trị tối đa là IV còn photpho có phân lớp 3d có thể kích thích lên 5 AO tạo liên kết nên có hóa trị tối đa là V. 
 - Giáo viên cung cấp thêm thông tin: 
 * Zn3P2 được sử dụng làm thuốc chuột
 Zn3P2 + 6H2O 3Zn(OH)2 + 2PH3 (photphin)
* Trong xương động vật, cơ bắp và tế bào não có nhiều P. Khi chết bị phân hủy giải phóng P dạng PH3 có lẫn lượng nhỏ P2H4 có khả năng cháy trong không khí ngay ở nhiệt độ thấp cho ngọn lửa lập lòe “như ma chơi” điều mà trong phần trải nghiệm - kết nối đã đề cập tới.
Hoạt động 3. Tìm hiểu trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều chế photpho (10 phút)
 	a. Mục tiêu hoạt động
 	- Nêu được các dạng tồn tại của photpho trong tự nhiên.
 	- Ứng d

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_cac_phuong_phap_va_ki_thuat_to_chuc_hoat_dong_h.doc