SKKN Sử dụng bản đồ tư duy trong phần kiến thức cần nhớ ở các Bài luyện tập Chương 4, 5 Hóa học lớp 9

SKKN Sử dụng bản đồ tư duy trong phần kiến thức cần nhớ ở các Bài luyện tập Chương 4, 5 Hóa học lớp 9

Theo tinh thần nghị quyết IX của Đảng đối với giáo dục đã chỉ rõ: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Để đạt được những điều đó cùng với sự thay đổi về nội dung, hình thức tổ chức dạy học cần hình thành cho học sinh kĩ năng phân tích, tổng hợp, tạo cho học sinh năng lực tự học, tự rèn luyện bồi dưỡng kiến thức cho mình là việc vô cùng quan trọng.

Đổi mới phương pháp dạy học trong từng tiết dạy là một trong những yêu cầu mà mỗi giáo viên không ngừng đổi mới theo từng năm học, theo từng lớp học, từng tiết học, từng đối tượng học sinh cụ thể để từ đó các em có hứng thú với tiết học, chủ động chiếm lĩnh, lĩnh hội kiến thức một cách tự giác và hiệu quả cao hơn.

Trong số các môn khoa học tự nhiên mà học sinh được học trong chương trình THCS thì Hoá học là môn khoa học mà học sinh được tiếp cận muộn nhất. Tới năm lớp 8, học sinh mới bắt đầu làm quen với Hoá học trong thời gian ngắn (2 năm), mà lượng kiến thức tương đối nhiều nên Hoá học là một trong những môn học được học sinh coi là khó. Với tâm lí học Hoá học khó nên nhiều học sinh ngại học, tuy nhiên nó lại là một môn khoa học thực nghiệm, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống và sản xuất. Vì vậy trong quá trình giảng dạy bộ môn tôi đã thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học của mình nhằm tăng hứng thú học tập của học sinh trong các tiết học.

 

doc 16 trang thuychi01 9463
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng bản đồ tư duy trong phần kiến thức cần nhớ ở các Bài luyện tập Chương 4, 5 Hóa học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu
1
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1
Cơ sở lí luận
2
2.2
Thực trạng của vấn đề
3
2.3
Giải pháp thực hiện
3
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
13
3
Kết luận, kiến nghị
14
3.1
Kêt luận
14
3.2
Kiến nghị
14
Tài liệu tham khảo
15
1. Mở đầu
Lí do chọn đề tài:
Theo tinh thần nghị quyết IX của Đảng đối với giáo dục đã chỉ rõ: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Để đạt được những điều đó cùng với sự thay đổi về nội dung, hình thức tổ chức dạy học cần hình thành cho học sinh kĩ năng phân tích, tổng hợp, tạo cho học sinh năng lực tự học, tự rèn luyện bồi dưỡng kiến thức cho mình là việc vô cùng quan trọng.
Đổi mới phương pháp dạy học trong từng tiết dạy là một trong những yêu cầu mà mỗi giáo viên không ngừng đổi mới theo từng năm học, theo từng lớp học, từng tiết học, từng đối tượng học sinh cụ thể để từ đó các em có hứng thú với tiết học, chủ động chiếm lĩnh, lĩnh hội kiến thức một cách tự giác và hiệu quả cao hơn. 
Trong số các môn khoa học tự nhiên mà học sinh được học trong chương trình THCS thì Hoá học là môn khoa học mà học sinh được tiếp cận muộn nhất. Tới năm lớp 8, học sinh mới bắt đầu làm quen với Hoá học trong thời gian ngắn (2 năm), mà lượng kiến thức tương đối nhiều nên Hoá học là một trong những môn học được học sinh coi là khó. Với tâm lí học Hoá học khó nên nhiều học sinh ngại học, tuy nhiên nó lại là một môn khoa học thực nghiệm, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống và sản xuất. Vì vậy trong quá trình giảng dạy bộ môn tôi đã thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học của mình nhằm tăng hứng thú học tập của học sinh trong các tiết học. 
Bên cạnh đó, trong các bài luyện tập ở phần hóa học hữu cơ lớp 9 tôi đã hướng dẫn học sinh tạo ra các bản đồ tư duy ở phần kiến thức cần nhớ nhằm tạo ra cho các em có cái nhìn tổng quát nhất về các kiến thức cơ bản cần ghi nhớ đã được học trong chương. Từ đó tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Sử dụng bản đồ tư duy trong phần kiến thức cần nhớ ở các bài Luyện tập chương 4, 5 Hoá học hữu cơ lớp 9” nhằm giúp học sinh dễ tiếp thu bài hơn, khắc sâu được kiến thức bài học.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 	Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy phần hóa học hữu cơ, đặc biệt là các tiết luyện tập ở phần này của giáo viên .
 	Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức cơ bản một cách dễ nhất và mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau.
 	Thông qua việc giảng dạy nhiều năm và trong quá trình kiểm tra, đánh giá thấy được những ưu, nhược điểm của học sinh khi sử dụng bản đồ tư duy để ôn lại kiến thức.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
	Cách thức tổ chức trên lớp để học sinh hoạt động một cách có hiệu quả việc sử dụng bản đồ tư duy trong phần kiến thức cần nhớ ở các bài luyện tập chương 4, 5 Hóa học lớp 9.
	Mức độ tiếp thu bài và khả năng vận dụng kiến thức vào giải các bài tập định tính và định lượng Hóa học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để làm tốt sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Tìm hiểu thông tin trong quá trình dạy học, kết quả học tập của học sinh, đúc rút kinh nghiệm của bản thân qua các năm học.
- Nghiên cứu sách giáo khoa hóa học lớp 9, đặc biệt là các bài luyện tập ở phần hóa học hữu cơ ở cuối chương trình THCS.
- Vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phân tích lý thuyết, điều tra cơ bản, tổng kết kinh nghiệm sư phạm và sử dụng một số phương pháp thống kê toán học trong việc phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm v.v.. .
- Trực tiếp áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào đối tượng học sinh lớp 9A, 9B. Theo dõi diễn biến tâm lí, thái độ học tập của học sinh khi sử dụng cách dạy học mới này.
- Làm các cuộc khảo sát trước và sau khi sử dụng sáng kiến kinh nghiệm này, trao ổi ý kiến, học hỏi kinh nghiệm của một số đồng nghiệp.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận:
 Trong quá trình dạy học hóa học ở trường THCS Thạch Bình việc sử dụng bản đồ tư duy để tổng hợp lại kiến thức và mối quan hệ giữa các kiến thức ở phần hóa học hữu cơ là việc làm rất quan trọng. Công việc này có ý nghĩa đối với cả giáo viên và học sinh. Việc sử dụng bản đồ tư duy giúp học sinh hệ thống hóa lại kiến thức một cách dễ dàng,từ đó khắc sâu được kiến thức. 
Phận loại dạng bài toán giúp học sinh nghiên cứu tìm tòi, tạo cho học sinh thói quen tư duy, suy luậnvà kỹ năng làm bài khoa học, chính xác, giúp học sinh có thói quen nhìn nhận vấn đề theo nhiều cách khác nhau, từ đó học sinh có thể dùng nhiều kiến thức cùng giải quyết một vấn đề.
Trong việc thiết lập bản đồ tư duy từ nhũng kiến thức cần nhớ, kiến thức đã học, giúp học sinh rèn luyện một cách tập trung từng kĩ năng, kĩ xảo tổng hợp, từ đó các em sử dụng kĩ năng, kĩ xảo đó một cách linh hoạt. Trong quá trình học sinh được ôn tập cũng cố ôn lại các kiến thức đã học theo từng phần giúp học sinh nắm vững các kiến thức đã học để vận dụng trong các bài toán cụ thể.
 Nhiều học sinh chưa yêu thích môn học, còn cho môn Hóa học là một môn học khó đặc biệt với kiến thức phần hóa học hữu cơ ở cuối chương trình THCS, các em khó tiếp thu bài học, với các bài luyện tập ở phần này các em chưa tổng hợp lại kiến thức đã học một cách nhanh nhất, khoa học nhất. Để từ đó các em yêu thích môn học hơn, hăng say tham gia nghiên cứu bài học.
Hóa học hữu cơ THCS là tiền đề quan trọng để học sinh tiếp tục chương trình hóa học hữu cơ THPT, cung cấp kiến thức cơ bản, một bước quan trọng trong quá trình tìm hiểu kiến thức của học sinh.
Mỗi hợp chất hữu cơ đều được nghiên cứu khá kĩ, từ đặc điểm cấu tạo cho đến tính chất của các chất và ứng dụng của chúng, chính vì vậy đòi hỏi yêu cầu đối với mỗi học sinh phải được tìm hiểu và thấy được mối quan hệ giữa các kiến thức này.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
Qua trao đổi cởi mở sau giờ học, các em học sinh cho biết nghiên cứu các chất ở phần hóa học hữu cơ rất khó thuộc và cũng rất dễ quên.
Tôi đã có những nhận xét:
- Đa số học sinh trong lớp 9A, 9B có thái độ học tập nghiêm túc, tập trung nghe giảng.
- Một số em đã biết cách thiết lập bản đồ tư duy một để hệ thống lại các kiến thức đã học. Tuy nhiên, còn có một số vấn đề làm cho các em ít quan tâm, học kém môn hóa học đó là: Do sự hiểu biết các khái niệm hóa học hữu cơ mới mẻ nên các em dễ quên và khó học thuộc, phần lớn các em chỉ mới nắm được những kiến thức mang tính chất chung nhất nên rất khó trong việc phân định sự khác nhau về những tính chất cơ bản của các hợp chất hữu cơ.
- Chưa biết sử dụng thời gian hợp lí để học tốt, học nhớ các khái niệm, công thức, đặc điểm cấu tạo, tính chất, ứng dụng của các chất.
- Phần lớn các em chưa xác định được mới liên hệ giữa các kiến thức với nhau, để thiết lập được bản đồ tư duy một cách hợp lí nhất và chính xác nhất.
- Kết quả bài kiểm tra 45 phút tiết 58 hóa học lớp 9 năm học 2014-2015:
Lớp
Sĩ số
Kết quả
Giỏi
Khá
TB
Yếu - Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
38
06
15,8
12
31,6
14
36,8
06
15,8
9B
35
01
2,8
06
17,2
15
42,9
13
37,1
Tổng
73
07
9,6
18
24,6
29
39,7
19
26,1
2.3. Giải pháp thực hiện:
Qua thực trạng đã phân tích ở trên để có thể “Sử dụng bản đồ tư duy trong các bài Luyện tập chương 4, 5 ở phần Hoá học hữu cơ lớp 9” tôi có đưa ra những giải pháp thực hiện sau đây:
- Bước 1: Xác định kiến thức trung tâm của chương.
- Bước 2: Xác định các kiến thức cơ bản cần khắc sâu cho học sinh ở trong chương, từ đó thiết lập các nhánh về mối quan hệ giữa các kiến thức cần nhớ dưới dạng các ô để trống hoặc các đường dẫn. 
- Bước 3: Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, lần lượt xác định kiến thức và điền vào các ô để trống, chọn các miếng ghép đã được chuẩn bị sẵn hoặc ghi lên các đường dẫn.
Để tổ chức thực hiện được việc sử dụng bản đồ tư duy trong phần kiến thức cần nhớ ở các bài luyện tập chương 4, 5 phần hóa học hữu cơ lớp 9, giáo viên có thể dùng nhiều phương tiện, nhiều cách như: Sơ đồ đã được thiết lập sẵn nhưng để trống các ô hoặc nội dung kiến thức cần điền đã được chuẩn bị vào các miếng ghép rồi cho học sinh tự xác định hoặc có thể tiến hành thiết lập trực tiếp trên máy chiếu, dùng bảng phụ Điều này cần phụ thuộc nhiều vào điều kiện ở mỗi truờng, mức độ tiếp thu bài của học sinh, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể và phong cách dạy khác nhau để huy động tối đa. Vì phong cách dạy, nó như tính cách của mỗi người không ai giống ai nhưng phải đảm bảo được nội dung dạy học theo yêu cầu của chương trình.
Trong quá trình thực hiện tôi đã xây dựng được các loại sơ đồ có liên quan đến bài học. Tuy nhiên do phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ có thể đưa ra một vài minh họa cụ thể cho việc sử dụng sơ đồ tư duy vào phần kiến thức cần nhớ ở các bài luyện tập chương 4, 5 của chương trình Hoá học hữu cơ lớp 9:
Bài 42: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 4: Hiđrô Cacbon. Nhiên liệu
 Sử dụng bản đồ tư duy trong phần: I. Kiến thức cần nhớ.
Căn cứ vào bảng tổng kết yêu cầu học sinh nêu cấu tạo, tính chất và ứng dụng của các hiđrô cacbon đã học dưới dạng thiết lập sơ đồ tư duy:
Giáo viên
Học sinh
- Giáo viên đưa bản đồ để trống đã chuẩn bị trên giấy A0 lên bảng, cho học sinh hoạt động theo nhóm, xác định các kiến thức cơ bản để điền vào vị trí các nhánh đã được vẽ sẵn trên bản đồ trong khoảng thời gian 3 phút.
- Giáo viên gợi ý thêm cho học sinh: Mỗi một hình cầu để trống ở vị trí trung tâm là một loại hiđrô cacbon đã học.
Tương tự như vậy hoàn thành các nhóm còn lại.
- Học sinh hoạt động nhóm, xác định các kiến thức cần hoàn thành theo hướng dẫn của giáo viên.
Giáo viên
Học sinh
- Gọi đại diện một nhóm 2 lên trình bày kết quả của nhóm, nhóm 4 nhận xét.
- Giáo viên kiểm tra kết quả hoạt động của nhóm 1, 3.
- Giáo viên gọi đại diện nhóm 3 nêu vai trò kiến thức xuất hiện ở các nhánh, sau đó nhóm 4 nhận xét.
- Giáo viên chốt lại và đưa đáp án lên bảng.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả của nhóm.
- Các nhóm còn lại nạp kết quả cho giáo viên.
- Nhóm 3: 
+ Mỗi nhánh là một lượng kiến thức riêng biệt, không giống nhau.
+ Chúng ta có thể đảo vị trí của các nhánh mà không ảnh hưởng đến chất đó.
Giáo viên
Học sinh
- Giáo viên phân công mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ khác nhau với mỗi loại hiđrô cacbon.
+ Nhóm 1: Thực hiện đối với Mêtan (CH4).
+ Nhóm 2: Thực hiện đối với Etilen (C2H4).
+Nhóm 3: Thực hiện đối với Axetilen (C2H2).
+ Nhóm 4: Thực hiện đối với Bezen (C6H6).
- Giáo viên cho các nhóm học sinh thực hiện yêu cầu trong thời gian 5 phút.
- Giáo viên gọi đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Các nhóm học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm trên bảng.
Kết quả của nhóm 1:
Phân tử có bốn liên kết đơn
 H 
 H - C - H
 H
Kết quả của nhóm 2:
 H 
H - C = C - H
 H
Kết quả của nhóm 3:
H - C = C - H
Kết quả của nhóm 4:
Giáo viên
Học sinh
- Giáo viên gọi đại diện nhóm 1, nhận xét kết quả của nhóm 3, nhóm 4 nhận xét kết quả nhóm 1, nhóm 2 nhận xét kết quả nhóm 4, nhóm 3 nhận xét kết quả nhóm 2.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm viết PTHH minh họa cho các tính chất hóa học đặc trưng của các hiđrô cacbon.
- Giáo viên nhận xét, và kết luận.
- Đại diện các nhóm nhận xét kết quả của nhóm bạn.
- Đại diện nhóm viết PTHH:
Nhóm 1: Phản ứng thế
 askt
 CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl
Nhóm 2: Phản ứng cộng
 C2H4 + Br2 C2H4Br2
Nhóm 3: Phản ứng cộng
 C2H2 + 2Br2 C2H2Br4
Nhóm 4:
- Phản ứng thế:
 Fe, t0
 C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr
- Phản ứng cộng:
 Ni, t0
 C6H6 + 3H2 C6H12
 Xiclohexan
Bài 48: Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo:
Giáo viên
Học sinh
- Giáo viên đưa bản đồ để trống đã chuẩn bị trên giấy A0 lên bảng, cho học sinh hoạt động theo nhóm, căn cứ vào bảng tổng kết, xác định các kiến thức cơ bản để điền vào vị trí các nhánh đã được vẽ sẵn trên bản đồ trong khoảng thời gian 3 phút.
- Giáo viên gợi ý thêm cho học sinh: Mỗi một hình chữ nhật để trống ở vị trí trung tâm là một loại hợp chất hữu cơ xuất hiện trong bảng tổng kết.
- Học sinh hoạt động nhóm, xác định các kiến thức cần hoàn thành theo hướng dẫn của giáo viên.
Giáo viên
Học sinh
- Giáo viên gọi đại diện nhóm 2 trình bày kết quả hoạt động của nhóm.
- Giáo viên gọi đại diện nhóm 4 nhận xét.
- Giáo viên kết luận.
- Đại diện nhóm 2 trình bày đáp án của nhóm.
Giáo viên
Học sinh
- Giáo viên phân công nhiệm vụ hoàn tất thông tin trong sơ đồ tư duy cho các nhóm. Nhóm 1 và nhóm 3 thực hiện đối với rượu etylic, nhóm 2 thực hiện đối với axit axetic, nhóm 4 thực hiện đối với chất béo. Đã được chuẩn bị sẵn trên giấy A0.
- Yêu cầu các nhóm thực hiện trong thời gian 5 phút.
- Giáo viên gọi đại diện các nhóm đưa kết quả hoạt động của nhóm lên bảng.
- Sau đó yêu cầu các nhóm viết PTHH minh họa cho tính chất hóa học.
- Các nhóm học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Đại diện các nhóm dán kết quả của nhóm lên bảng.
Kết quả hoạt động của nhóm 1 và 3:
CH3 – CH2 - OH
Kết quả hoạt động của nhóm 2:
CH3 – COOH
Kết quả hoạt động của nhóm 4:
Giáo viên
Học sinh
- Giáo viên gọi đại diện nhóm 1 nhận xét kết quả của nhóm 4, nhóm 2 nhận xét kết quả nhóm 1, nhóm 3 nhận xét kết quả nhóm 2, nhóm 4 nhận xét kết quả nhóm 3.
- Giáo viên nhận xét, và kết luận.
- PTHH minh họa:
Nhóm 1 và nhóm 3: 
+ Phản ứng cháy:
 C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
+ Phản ứng với Na:
2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
+ Phản ứng với axit axetic:
 H2SO4 đ, t0
C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O.
Nhóm 2:
+ Có đầy đủ tính chất hóa học của axit.
+ Tác dụng với rượu etylic:
 H2SO4 đ, t0
C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O.
Nhóm 4:
+ Phản ứng thủy phân:
 H+, t0
(RCOO)3C3H5 + 3H2O 3RCOOH + C3H5(OH)3
+ Phản ứng xà phòng hóa:
 t0
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa+ C3H5(OH)3
- Đại diện các nhóm nhận xét kết quả của nhóm bạn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
- Trong hai năm học 2013 – 2014 và năm học 2014 – 2015 tôi đã mạnh dạn sử dụng bản đồ tư duy vào các bài luyện chương 4, chương 5 hóa học lớp 9 và đã đạt được những kết quả nhất định.
- Đa số học sinh đã hứng thú nghe giảng và tham gia tìm hiểu bài học một cách chủ động, sau bài học cơ bản học sinh đã nắm vững những kiến thức cần ghi nhớ và vận dụng vào làm các bài tập.
- Kết quả bài kiểm tra 45 phút tiết 58 hóa học lớp 9 năm học 2015-2016:
Lớp
Sĩ số
Kết quả
Giỏi
Khá
TB
Yếu - Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
38
12
31,6%
18
47,4%
7
18,4%
01
2,6%
9B
35
05
14,3%
10
28,6%
17
48,6%
03
8,5%
Tổng
73
17
23,3%
28
38,3%
24
32,9%
04
5,5%
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
- Để kiểm chứng việc đổi mới phương pháp dạy học “ Sử dụng bản đồ tư duy trong phần kiến thức cần nhớ ở các Bài luyện tập Chương 4, 5 Hóa học lớp 9” tôi đã tiếp tục áp dụng vào khối 9 mà tôi đang trực tiếp giảng dạy trong năm học 2015 - 2016. Đến bài kiểm tra 45 phút tiết 58 của năm học 2015 – 2016 so sánh với kết quả kết quả của năm học trước về khả năng nhớ lại được kiến thức cơ bản đã học ở trong chương 4, 5 Hoá học lớp 9 và vận dụng kiến thức vào làm bài tập, bài kiểm tra đã có những chuyển biến rõ rệt.
- Qua kết quả thu được ở trên tôi nhận thấy việc sử dụng bản đồ tư duy trong phần kiến thức cần nhớ ở các Bài luyện tập Chương 4, 5 Hóa học lớp 9 là cấp bách, cần thiết và hiệu quả.
- Qua kết quả của việc sử dụng tài liệu này vào giảng dạy, tôi thấy rằng muốn đạt kết quả cao trong việc dạy học, trước hết, người giáo viên phải sáng tạo, chịu khó tìm tòi những phương pháp vừa đơn giản, vừa dễ hiểu để truyền dạt cho học sinh. Đối với học sinh, cần nắm vững các kiến thức cơ bản và tìm ra mối liên hệ giữa chúng là vô cùng quan trọng.
 Trên đây chỉ là kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy môn Hoá học lớp 9. Kính mong đông đảo các bạn đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến để tôi có thêm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, để có thể nâng cao chất lượng dạy học và tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
3.2. Kiến nghị.
- Với Sở GD&ĐT: Những sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại A cấp tỉnh thuộc các bộ môn cần đưa về cho các nhà trường để giáo viên tham gia giảng dạy có cơ hội được học tập.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thạch Thành, ngày 15 tháng 4 năm 2016
HIỆU TRƯỞNG Tôi xin cam kết đây là SKKN của mình 
 viết, không coppy của người khác
 Người viết SKKN
 Hoàng Vũ Trường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Hóa học lớp 9.
Phần mềm iMindmap 5.0.
Mạng Internet.
Chuyên đề Hóa học hữu cơ.
Chuẩn kiến thức, kĩ năng.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_ban_do_tu_duy_trong_phan_kien_thuc_can_nho_o_ca.doc