SKKN Rèn luyện năng lực nhận thức và giải quyết vấn đề về tâm lí, tình bạn, tình yêu cho học sinh THPT qua đọc hiểu văn bản thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh

SKKN Rèn luyện năng lực nhận thức và giải quyết vấn đề về tâm lí, tình bạn, tình yêu cho học sinh THPT qua đọc hiểu văn bản thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh

Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ đổi mới dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông của Bộ giáo dục và đào tạo hướng tới hình thành các năng lực nhận thức, giải quyết vấn đề rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiến tới xây dựng một nền giáo dục tiên tiến hiện đại có khả năng hòa nhập với khu vực và thế giới.

Đối với bộ môn Ngữ văn việc hình thành năng lực cho học sinh thường được tổ chức qua phương pháp dạy học tích hợp giữa các môn học một mặt vừa đảm bảo đặc trưng, kiến thức cơ bản của giờ Ngữ văn. Mặt khác góp phần hoàn thiện các năng lực nhận thức và giải quyết vấn đề tâm lí tình bạn, tình yêu cho học sinh một cách tự nhiên và hiệu quả.Trong chương trình giảng dạy hiện nay môn Ngữ văn cũng như các môn học khác chỉ chú trọng cung cấp tri thức mà chưa chú ý đến việc hình thành các năng lực cho người học. Vì vậy các giờ học thường mang nặng kiến thức hàn lâm, người học hoàn toàn thụ động do đó năng lực chưa được hình thành dẫn tới hậu quả đa số học sinh tốt nghiệp trung học nhưng vẫn còn non nớt, lúng túng trong việc giải quyết vấn đề diễn ra trong cuộc sống đây là hạn chế cần được khắc phục.

 

doc 19 trang thuychi01 8200
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện năng lực nhận thức và giải quyết vấn đề về tâm lí, tình bạn, tình yêu cho học sinh THPT qua đọc hiểu văn bản thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN NĂNG LỰC NHẬN THỨC VÀ 
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ TÂM LÍ,TÌNH BẠN, 
TÌNH YÊU CHO HỌC SINH THPT QUA ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ “SÓNG” CỦA XUÂN QUỲNH
	Người thực hiện: Lê Thị Oanh
	Chức vụ: Giáo viên
	SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Văn
THANH HÓA, NĂM 2017
MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ đổi mới dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông của Bộ giáo dục và đào tạo hướng tới hình thành các năng lực nhận thức, giải quyết vấn đề rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiến tới xây dựng một nền giáo dục tiên tiến hiện đại có khả năng hòa nhập với khu vực và thế giới.
Đối với bộ môn Ngữ văn việc hình thành năng lực cho học sinh thường được tổ chức qua phương pháp dạy học tích hợp giữa các môn học một mặt vừa đảm bảo đặc trưng, kiến thức cơ bản của giờ Ngữ văn. Mặt khác góp phần hoàn thiện các năng lực nhận thức và giải quyết vấn đề tâm lí tình bạn, tình yêu cho học sinh một cách tự nhiên và hiệu quả.Trong chương trình giảng dạy hiện nay môn Ngữ văn cũng như các môn học khác chỉ chú trọng cung cấp tri thức mà chưa chú ý đến việc hình thành các năng lực cho người học. Vì vậy các giờ học thường mang nặng kiến thức hàn lâm, người học hoàn toàn thụ động do đó năng lực chưa được hình thành dẫn tới hậu quả đa số học sinh tốt nghiệp trung học nhưng vẫn còn non nớt, lúng túng trong việc giải quyết vấn đề diễn ra trong cuộc sống đây là hạn chế cần được khắc phục.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài : “Rèn luyện năng lực nhận thức và giải quyết vấn đề về tâm lí, tình bạn, tình yêu cho học sinh THPT qua đọc hiểu văn bản thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh” mục đích của tôi nhằm trao đổi với đồng nghiệp cách giảng dạy giúp học sinh nắm vững kiến thức, chủ động giải quyết các tình huống tâm lí lứa tuổi, tình bạn, tình yêu trong cuộc sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Trong khuôn khổ có hạn của một đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ tập trung vào đối tượng nghiên cứu: “Rèn luyện năng lực nhận thức và giải quyết vấn đề về tâm lí, tình bạn, tình yêu cho học sinh THPT qua đọc hiểu văn bản thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu : Để đạt tới mục đích nghiên cứu, tôi sử dụng các phương pháp: Phương pháp khảo sát, phương pháp thực nghiệm, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích.	
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận:
Xuất phát từ nhiệm vụ mục tiêu giáo dục của Bộ trong chương trình đổi mới tích hợp trong dạy học nói chung, trong dạy học văn nói riêng đó là: Chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các bộ môn các bài học để đưa nền giáo dục Việt Nam phát triển.
Xuất phát từ đặc trưng của môn học, Ngữ văn là môn học đặc biệt không đơn thuần là khoa học về ngôn ngữ mà là một môn nghệ thuật có nhiều chức năng ưu việt so với các môn khoa học khác. Dạy học văn không chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức về cuộc sống con người về tâm hồn của người nghệ sĩ qua các thời đại mà giúp người học nhận thức về cuộc sống, bản thân từ đó mà có cách hành xử tích cực nhân văn.
Bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh)là thi phẩm đặc sắc viết về tình yêu từ khi đưa vào chương trình phổ thông giảng dạy cho đến nay vẫn được xem là bài thơ giản dị nhưng cũng rất sâu sắc, ấn tượng về đề tài tình yêu. Dù có ý thức hay chưa thì lâu nay khi giảng dạy thì hầu hết giáo viên đều hướng tới chức năng giáo dục tình yêu cho học sinh song việc rèn lụyên các năng lực nhận thức và giải quyết các vấn đề về tình bạn, trình yêu trong sáng, thủy chung thì chưa chắc có tài liêu nào,công trình nghiên cứu nào thể hiện một cách hệ thống, hiệu quả. Vì vậy người viết đề tài này mạnh dạn đề xuất một vài kinh nghiệm nhỏ để cùng tìm ra một phương pháp tích hợp, rèn luyện năng lực một cách hiệu quả nhất.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
- Thực trạng năng lực giải quyết câc vấn đề tâm lí, tình bạn, tình yêu của học sinh hiện nay:
Cùng với sự phát triển của xã hội, tâm lý con người cũng phát triển và hiện tượng tâm lý tình yêu cũng đến sớm hơn ở lửa tuổi thanh niên - học sinh. Hiện tượng học sinh yêu sớm đã trở thành khá phổ biển và rất khó kiểm soát. Vì chưa đủ sự chín chắn, lại chưa được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong tình yêu nên các em rất bồng bột, thiếu suy nghĩ trong cư xử.
	Trong những năm gần đây, tỉ lệ học sinh yêu sớm ngày càng tăng - kéo theo đó là những hậu quả về sự giảm sút trong học tập, những vụ bạo lực đánh ghen trong học đường và thật đau lòng khi hiện tượng "tự tử vì tình" đang có chiều hướng gia tăng. [5]
	Hơn lúc nào hết, vai trò của nhà trường là vô cùng quan trọng. Trường học không chỉ là nơi dạy kiến thức mà còn là nơi định hướng tư tưởng, tình cảm, hình thành các năng lực,lý tưởng sống, lối sống, kỹ năng sống lành mạnh cho các em.
	Khi "tình yêu" chưa được dạy thành môn học thì tích hợp để giáo dục tình yêu là một điều vô cùng cần thiết. Chúng ta có thể tích hợp trong các hoạt động ngoài giờ, các buổi ngoại khoá, các môn học Giáo dục công dân, Sinh học và đặc biệt trong môn Ngữ văn. Thông qua các bài giảng Ngữ căn có chứa đựng nội dung tình yêu. Chúng ta nên tích hợp để giáo dục, hình thành các năng lực, bồi dưỡng cho các em những tư tưởng tình cảm cao đẹp, những cách ứng xử tích cực, cao thượng trong tình yêu để các em có những kỹ năng cần thiết tự xây dựng cho mình những tình yêu trong sáng, cao thượng.
 - Thực trạng hình thành trong dạy học môn ngữ văn:
	Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 đã được Bộ GD&ĐT quán triệt: "Lấy quan điểm lích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn Sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy"; "Nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn học, từ Đọc văn, Tiếng việt đến Làm văn". [3]. Bài toán đặt ra là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng dạy học tích hợp vào dạy học Ngữ văn nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh một cách có hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo của bộ môn.
Tích hợp trong giảng dạy Ngữ văn được hiểu là sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc.
	Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn chẳng những dựa trên cơ sở các mội liên hệ về lý luận và thực tiễn trong các phân môn Văn học, Tiếng việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật... mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập những kiến thức, kỹ năng có thể bổ sung cho nhau đặc biệt đã tách rời các tình huống trong tác phẩm với những tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này. Nói cách khác, đó là lối dạy học khép kín trong nội bộ phận môn. Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn là cách thức để khắc phục, hạn chế lối dạy đó nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kỹ năng mà học sinh lĩnh hội được. Bảo đảm cho mỗi học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và kỹ năng của mình để giải quyết những tình huống tương tự, cũng có khi là một tình huống khó khăn, bất ngờ chưa từng gặp.
Những năng lực đó không phải được hiện lên rõ ràng bằng từ ngữ mà thông qua hình tượng văn học, ý tưởng của tác giả. Người giáo viên phải biết dùng các phương pháp thích hợp để dẫn dắt gợi mở vấn đề giúp học sinh tự khám phá và hình thành nên kỹ năng, năng lực nhận thức, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. 
Những bài học tư tưởng, tình cảm, những kỹ năng cuộc sống không phải được hình thành trong một sớm một chiều mà phải mất cả quá trình. Nó là sự thẩm thấu, tích hợp nhiều chiều. Có những bài học thật giản dị nhưng cũng có những bài học mà khi rút ra được ta phải tổng hợp từ nhiều vấn đề.
Bài giảng "Vợ nhặt"-Kim Lân sẽ giúp các em hình thành năng lực giao tiếp ứng xử, biết cách sẻ chia với người khác, cần biết cảm thông và có tinh thần thân ái. Đặc biệt tác phẩm giáo dục con người cần phải có niềm tin, khát vọng sống mãnh liệt: "Trong nạn đói con người không nghĩ đến cái chết mà luôn nghĩ đến sự sống."
Bài giảng "Số phận con người"( Sô-lô-khốp) sẽ giúp các em hình thành năng lực giải quyết vấn đề một cách quyết đoán trong cuộc sống. Con người có số phận nhưng số phận con người do nhân cách của bản thân quyết định: "Tôi chỉ có thể là kẻ do chính tôi làm ra". Vì vậy bài học định hướng cho các em là cần có nghị lực, quyết tâm, lý tưởng sống cao đẹp.
Bài giảng "Tình yêu và thù hận", trích "Rô-mê-ô và Giu-li-et" cho ta thấy thù hận chỉ làm cho con người đau khổ và dùng cái chết để giải quyết mâu thuẫn thì thật đau lòng.
Cũng đề tài tình yêu, bài giảng "Tôi yêu em" (Pu-skin) lại cho ta nhận thức về một tình yêu đầy trách nhiệm và cao thượng. Người con trai sẵn sàng hi sinh tình yêu của mình để người yêu được hạnh phúc. Một sự rút lui đầy cao thượng, một cách ứng xử đẹp trong tình yêu.
Những bài học, những năng lực đó được rút ra từ các bài giảng Ngữ văn. Đó là những năng lực cần thiết, bổ ích cho học sinh. Các em là những người sắp trưởng thành cần chuẩn bị những kỹ năng, năng lực cần thiết để ứng xử trong cuộc sống. Nó vô cùng thiết thực khi các em sắp thi vào các trường chuyên nghiệp. Vì vậy các em phải có mục tiêu, lý tưởng, ước mơ và quyết tâm thực hiện nó. Đặc biệt, các em đều ở lứa tuổi của tình yêu sẽ có rất nhiều tình huống bất ngờ gặp phải trong tình yêu của mỗi người. Dù trong hoàn cảnh nào các em cũng cần phải có sự lạc quan, ứng xử cao thượng để có một tình yêu trong sáng, lành mạnh.
Những bài học, kỹ năng đó không phải tự nhiên mà có, cũng không thể áp đặt một cách máy móc. Học sinh phải tự nhận thức, tự hình thành nên. Con đường tác động sâu sắc, nhạy cảm nhất là tích hợp giáo dục qua hình tượng văn học, qua bài giảng Ngữ văn. Đó là con đường giáo dục hiệu quả đi từ tâm hồn đến tâm hồn. Từ tâm hồn tác động đến trí tuệ.
2.3: Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1.Vận dụng và nắm vững các nguyên tắc dạy học:
2.3.1.1.Đảm bảo đặc trưng của môn học:
 Văn học trước hết là một bộ môn nghệ thuật nên khi dạy phải chú ý đến đặc thù của bộ môn.Thông qua hình tượng nghệ thuật, các phương thức biểu hiện người đọc phải tổ chức cho học sinh nắm được các giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó tạo rung cảm thẩm mĩ cho học sinh, hướng tới việc tiếp nhận cái đẹp, cái tốt, học tập rút ra bài học nhận thức đúng đắn, sâu sắc về tình yêu.
2.3.1.2. Đảm bảo nguyên tắc dạy học hiện đại:
 Phải lấy học sinh làm trung tâm, chủ thể tiếp nhận kiến thức, giáo viên chỉ đóng vai trò là người định hướng gợi mở cho học sinh tiếp nhận kiến thức.Trong khi tích hợp với GDTY giaó vên cũng không nên áp đặt kiến thức mà chỉ định hướng, gợi mở bằng hệ thống câu hỏi phù hợp để nội dung tích hợp không bị gượng ép.
2.3.13. Đảm bảo đặc trưng thể loại:
 Phải xuất phát từ đặc trưng thể loại mà khai thác các giá trị của tác phẩm. Đối với các tác phẩm tự sự phải xuất phát từ việc khai thác những điển chính về về tác giả, phong cách nhà văn, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, đề tài, chủ đề, ngoại cảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình, ngôn từ, hình ảnh, âm hưởng, nhịp điệu, cấu tứ cảm xúc , từ đó mà khái quát nên nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
2.3.1.4. Đảm bảo yêu cầu tích hợp phù hợp:
 Chỉ tích hợp ở những bài viết về đề tài tình yêu, không tích hợp gượng ép, tràn lan để đảm bảo cho việc khai thác nội dung về GDTY một cách tự nhiên, hợp lí, không khiên cưỡng.
 Mặt khác, nội dung tích hợp cần phải được lựa chon kĩ càng, tránh làm chương trình thêm nặng nề, quá tải, tránh sa vào cách dạy theo hướng xã hội hoá dung tục làm cho giờ học khô khan, nhàm chán, kém hiệu quả.
2.3.2. Các giải pháp cần sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.2.1.Nắm vững đặc trưng của thể loại:
- Tác phẩm trữ tình (thơ) là một thể loại thiên về bộc lộ cảm xúc, nỗi lòng của nhân vật trữ tình thông qua hệ thống hình ảnh, ngôn từ được tổ chức có vần nhịp, âm hưởng riêng-Các thành tố cấu thành nên thơ:
+ Ngoại cảnh: Có thể bao gồm thiên nhiên, cuộc sống, con người.
+ Nhân vật trữ tình: Là tiếng nói của tâm hồn nhà thơ được thể hiện trực tiếp qua ngôn từ hoặc gián tiếp qua ngoại cảnh.
+ Ngôn ngữ: Ngôn từ trong thơ giàu hình ảnh, có vần nhịp, sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ và có tính hàm xúc cao.
2.3.2.2. Trên cơ sở nắm vững đặc trưng của tác phẩm trữ tình người dạy tiến hành hướng dẫn học sinh khai thác tìm hiểu thơ theo bốn bước cơ bản:
- Tìm hiểu phong cách sáng tác của nhà thơ:
Ngoài việc giúp học sinh nắm bắt những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn, giáo viên phải giúp học sinh khắc sâu phong cách sáng tác của nhà văn đó nhằm giúp học sinh có được định hướng về cách thức khai thác văn bản.Chẳng hạn khi dạy tác phẩm sóng của Xuân Quỳnh phải xuất phát từ một phong cáhc thơ giản dị , chân thành thiết tha với tình yêu và hạnh phúc đời thường của người phụ nữ luôn chắt chiu cho hạnh phúc đời thường để từ đó hướng tới những hình ảnh giản dị của bài thơ như sóng, em.. mà khai thác nội tâm cũng như khát vọng tình yêucủa nữ thi sĩ.
- Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, xuất xứ của tác phẩm:
+ Phải xác định được tác phẩm đó được sáng tác trong giai đoạn nào, được gợi cảm hứng từ hoàn cảnh cụ thể nào? 
+ Xuất xứ : Tác phẩm được in trong tập ttơ nào,xuất bản năm nào tiêu biểu cho vấn đề gì ? từ đó định hướng cho học sinh kĩ năng đọc hiểu các tác phẩm khác của tác giả đó một cách hiệu quả.
- Phân tích bài thơ: cần phải lần lượt làm rõ các vấn đề sau:
+ Phân tích ngoại cảnh: Đó có thể là thiên nhiên, là cuộc sống hoặc con người, khi phân tích nội dung này cần gúp Hs trả lời các câu hỏi: Ngoại cảnh được miêu tả như thế nào? Qua đó thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ ra sao? Ngại cảnh đó tác động ra sao tới tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình?
+ Phân tích hệ thống từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, màu sắc, ánh sáng, các biện pháp tu từ, âm hưởng, nhịp điệu của bài thơ cung như hiệu quả của nó trong quá trình biểu đạt nội dung tư tưởng, cảm hứng của nhà thơ, của nhân vật trữ tình.
*Lưu ý: Không phải bài thơ nào nào cũng nhất nhất phân tích chi tiết như trên ,tuỳ theo nghệ thuật ,sở trường phản ánhcủa nhà thơ mà có thể áp dụng linh hoạt tất cả hoặc một số khía cạnh.
- Xác định giá trị tư tưởng của tác phẩm:
 	Phải khái quát được những vấn đề đời sống, tình yêu, được nhà thơ phát hiện,gửi gắm tư tưởng,tình cảm và quan niệm về cuộc đời.
2.3.2.3. Tiến hành dạy học tích hợp để hình thành các năng lực giải quyết vấn đề tâm lí, tình bạn, tình yêu của học sinh:
 	Dạy học tích hợp liên môn để vừa khắc sâu được kiến thức cơ bản của môn học vừa cung cấp cho học sinh những kiến thức về tình yêu và giáo dục tình yêu hình thành các năng lực cho học sinh. Qua quá trình giảng dạy thực nghiệm tôi đã rút ra một số kinh nghiệm tích hợp như sau:
- Chỉ tích hợp ở những bài có nội dung liên quan đến tình yêu.
- Thường tích hợp bộ phận ,tức là chia nhỏ, rải đều vào trong từng phần, từng khâu một cách hợp lí. Không tích hợp hoàn toàn , ôm đồm kiến thức gây cảm giác nặng nề ,quá tải, thiên về phân tích văn học theo hướng xã hội hoá dung tục. Chẳng hạn khi dạy bài thơ sóng của Xuân Quỳnh, sau khi gúp học sinh đọc hiểu khổ thơ thể hiện những cung bậc cảm xúc của tình yêu “ Lòng em nhớ đến anh Hướng về anh một phương”, tôi đã tích hợp bằng việc đặt ra vấn đề để các em rút ra bài học về một tình yêu đẹp, chân thành thì không thể thiếu được chiều sâu của nỗi nhớ và lòng chung thuỷ. Từ đó mà hình thành năng lực xây dựng tình bạn, tình yêu trong sang, lành mạnh.
- Tích hợp vào quá trình luyện tập, kiểm tra:
 Muốn tích hợp được vào khâu này cũng như kích thích sự thích thú học tập bộ môn thì người dạy phải thay đổi cách thức ra đề. Lâu nay đề ra thường chỉ chú trọng ra đề theo hướng taí hiện kiến thức đã có, giờ đây nên ra đề thế nào để học sinh có nhiều cơ hội hơn trong việc thể hiện các năng lực của mình như năng lực bày tỏ chính kiến , khả năng sáng tạo, thậm chí có thể nhập vai nhân vật trữ tình để lắng nghe, thấu hiểu và rút ra bài học nhận thức bổ ích cho mình. Chẳng hạn khi dạy xong bài thơ tôi yêu em của Puskin tôi đã ra đề kiểm tra bằng cách đặt ra câu hỏi: Cảm nhận của em về tình yêu của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tôi yêu em. Từ tình yêu của nhân vật trữ tình em rút ra bài học gì cho bản thân trong tình yêu?
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Thông qua việc chuẩn bị và giảng dạy bài sóng của Xuân Quỳnh tôi đã rút ra một số biện pháp cụ thể cũng như hiệu quả buớc đầu như sau:
2.4.1. Biện pháp
SÓNG 
 - Xuân Quỳnh -
A.Mục tiêu cần đạt
Giúp HS nắm được:
- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng Sóng.
- Đặc sắc nghệ thuật trong xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết,sôi nổi, nồng nàn, nhiều suy tư, trăn trở.
- Giáo dục cho học sinh những kĩ năng để có tình yêu trong sáng, cao thượng.
 - Hình thành các năng lực giải quyết vấn đề tâm lí, tình bạn, tình yêu của học sinh.
B. Phương tiện thực hiện:
	- GV: SGK, STK, giáo án,
	- HS: SGK, vở ghi, vở soạn, sưu tầm những câu thơ ,câu ca dao ,bài hát về tình yêu.
C.Cách thức tiến hành:
 GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức gợi mở, nêu vấn đề
D. Tiến trình dạy học
	Bước 1: Ổn định , kiểm tra sĩ số.
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ.
CH: Em hãy đọc thuộc lòng một số câu thơ viết về đề tài tình yêu mà em biết?
Bước 3: Bài mới.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
*HĐ 1: Tìm hiểu những nét chính về tác giả, tác phẩm
- Tóm tắt những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của nhà thơ Xuân Quỳnh?
- Bài thơ được sáng tác vào thời điểm nào?
(Đứng trước biển ,viết về sóng cảm xúc của chị chân thành hơn.Bài thơ viết khi xa người thương nên cảm xúc càng mãnh liệt hơn)
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm, gọi 1 HS đọc.
- GV nhận xét và đọc mẫu 1 lần
- Bài thơ đươc chia làm mấy phần? Nội dung từng phần là gì?
* HĐ 2: Tìm hiểu bài thơ
- Em có nhận xét gì nhan đề bài thơ.
- Con sóng thiên nhiên được miêu tả ở những trạng thái nào?
- Em có nhận xét gì về những trạng thái đó?
- So sánh trạng thái của con sóng với tâm trạng người con gái đang yêu?
- Điều nhà thơ muốn nói trong 2 câu thơ đầu là gì?
- Nhà thơ miêu tả hành trình của con sóng thiên nhiên như thế nào?
- Từ đó liên tưởng gì đến tình yêu và tâm hồn người phụ nữ?
- Người phụ nữ không cam chịu , chấp nhận tình yêu nhỏ bé, tầm thường. Họ sẵn sàng từ bỏ để đến với tình yêu cao cả hơn.
- Những trạng từ thời gian nào được nói đến trong khổ 2 và được sử dụng như thế nào?
- Em hiểu như thế nào về từ "vẫn thế"?-Sóng thiên nhiên là một hiện tượng tồn tại như thế nào?
- Nhà thơ liên tưởng gì đến tình yêu?
- Chúng ta sẽ yêu ở thời điểm nào?
- Cội nguồn của sóng được lí giải như thế nào, có lí giải được trọn vẹn không?
- Từ sóng nhà thơ liên tưởng đến điều gì?
- Có bao giờ các em nghĩ về thời điểm bắt đầu yêu và có biết chính xác là giây phút nào không?
- Em có nhận xét gì về vị trí và hình thức của khổ thơ này?
- Nội dung khái quát của khổ thơ là gì?
THẢO LUẬN NHÓM: 5 phút
+ Nhóm 1: Nỗi nhớ được thể hiện ntn qua hình tượng Sóng và bằng những biện pháp NT nào trong 4 câu thơ đầu?
+ Nhóm 2: Nỗi nhó được diễn tả ntn qua 2 câu thơ sau?
+ Nhóm 3: Tìm những câu thơ, câu ca dao viết về nỗi nhớ trong tình yêu?
- GV phát phiếu học tập thảo luận theo bàn, hết thời gian nhóm trưởng trình bày kết quả.
GV nhận xét, định hướng.
- GV bình: Nỗi nhớ bao trùm mọi không gian.Nỗi nhớ dạt dào sôi nổi khi cuồn cuộn trào dâng như con sóng trên mặt nước,khi âm thầm sâu lắng như con sóng ngầm dưới lòng đại dương.Nhà thơ thật tinh tế: Từ quy luật, bản chất của sóng TN vận động theo phương thẳng đứng, truyền theo phương nằm ngang để thể hiện nỗi nhớ->dù ở đâu sóng cũng dạt dào nỗi nhớ.
-Nhóm 2 trình bày kết quả.
HS nhận xét,bổ sung
GV nhận xét, kết luận
- GV so sánh,bình: Người phụ nữ xưa còn e dè trong bộc lộ tình cảm. Nỗi nhớ người thương được bộc lộ gián tiếp qua những h/ảnh tượng trưng 
Ở lớp 10,các em đã học bài ca dao nào. Đọc lại bài ca dao đó?( Khăn thương nhớ ai)
Em hãy nhận xét về mức độ của nỗi nhớ?
- Nhóm 3 đọc nhữn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_nang_luc_nhan_thuc_va_giai_quyet_van_de_ve_ta.doc