SKKN Rèn luyện kĩ năng làm bài văn thuyết minh cho học sinh trung học phổ thông

SKKN Rèn luyện kĩ năng làm bài văn thuyết minh cho học sinh trung học phổ thông

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn thứ hai của quá trình Công nghiệp hoá- hiện đại hoá với mục tiêu phấn đấu là đến năm 2020, nước ta sẽ trở thành một nước Công nghiệp. Để theo kịp xu thế chung của thế giới, chúng ta đã và đang chú trọng đầu tư cho giáo dục với mục tiêu là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẫm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(điều 2 chương I- Luật giáo dục).

 Để thực hiện những mục tiêu đó, ngành giáo dục đã và đang tiến hành những đổi mới cải cách về nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung và cho học sinh THPT nói riêng. Và một trong những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên THPT trong thế kỉ mới là tổ chức các hoạt động dạy- học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Bộ môn Ngữ văn cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Môn Ngữ văn hiện nay được xây dựng trên quan điểm tích hợp: ba phân môn Văn học, Tiếng việt, Làm văn được kết hợp thành một bộ môn có tên gọi là Ngữ văn.

 Làm văn là một trong ba phân môn của Ngữ văn và nó đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các tri thức cơ bản về các kiểu văn bản. Bài làm văn là sản phẩm tinh thần, kết tinh sự nhận thức, vốn sống, là bằng chứng thể hiện năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng, tạo lập văn bản để bộc lộ xúc cảm, trí tuệ, tình cảm nhân văn của học sinh. Nhiệm vụ chủ yếu của Làm văn trong nhà trường là rèn luyện các kĩ năng: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn Thành thục các kĩ năng này học sinh sẽ viết được bài văn rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ ý, đúng yêu cầu.

 

doc 22 trang thuychi01 10280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng làm bài văn thuyết minh cho học sinh trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG
-----š›&š›-----
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Người thực hiện: Phạm Thị Nam
Chức vụ: 	 Phó Hiệu trưởng	
Đơn vị công tác: Trường THPT Hà Trung
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 2016
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
	Đất nước ta đang bước vào giai đoạn thứ hai của quá trình Công nghiệp hoá- hiện đại hoá với mục tiêu phấn đấu là đến năm 2020, nước ta sẽ trở thành một nước Công nghiệp. Để theo kịp xu thế chung của thế giới, chúng ta đã và đang chú trọng đầu tư cho giáo dục với mục tiêu là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẫm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(điều 2 chương I- Luật giáo dục).
	Để thực hiện những mục tiêu đó, ngành giáo dục đã và đang tiến hành những đổi mới cải cách về nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung và cho học sinh THPT nói riêng. Và một trong những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên THPT trong thế kỉ mới là tổ chức các hoạt động dạy- học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm... Bộ môn Ngữ văn cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Môn Ngữ văn hiện nay được xây dựng trên quan điểm tích hợp: ba phân môn Văn học, Tiếng việt, Làm văn được kết hợp thành một bộ môn có tên gọi là Ngữ văn.
	Làm văn là một trong ba phân môn của Ngữ văn và nó đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các tri thức cơ bản về các kiểu văn bản. Bài làm văn là sản phẩm tinh thần, kết tinh sự nhận thức, vốn sống, là bằng chứng thể hiện năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng, tạo lập văn bản để bộc lộ xúc cảm, trí tuệ, tình cảm nhân văn của học sinh. Nhiệm vụ chủ yếu của Làm văn trong nhà trường là rèn luyện các kĩ năng: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạnThành thục các kĩ năng này học sinh sẽ viết được bài văn rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ ý, đúng yêu cầu.
	Từ vị trí, nhiệm vụ của phân môn Làm văn có thể thấy đây là phân môn có vai trò quan trọng giúp học sinh tạo lập văn bản nói hoặc viết phục vụ mục đích giao tiếp. Tuy nhiên thực tế giảng dạy môn Làm văn hiện nay còn một số vấn đề bất cập sau:
	Trước hết, giáo viên còn tâm lí “ngại”khi giảng dạy Làm văn vì cho rằng phân môn này khó. Còn học sinh cũng có tâm lí “sợ”trước mỗi bài kiểm tra Làm văn, học sinh còn viết lan man, nghĩ gì viết nấy, không có định hướng. Từ thực tế trên cho thấy, để giúp học sinh viết được một bài văn có chất lượng, người giáo viên phải có phương pháp hướng dẫn học sinh các kĩ năng viết văn theo từng bước có đề cương cụ thể mạch lạc. 	
 Trong nhà trường, văn bản tự sự, miêu tả, hành chính công vụ được học rất sớm ở tiểu học. Nhưng văn bản thuyết minh thì lại là một kiểu văn bản hoàn toàn mới lạ đối với các em học sinh. Điều đó gây ra không ít khó khăn đối với cả người dạy và người học . Đây là kiểu bài chưa có tính truyền thống như kiểu bài tự sự, miêu tả, nghị luận. Vì chưa có tính truyền thống nên nói chung chúng ta chưa tích luỹ được những kinh nghiệm cần thiết để dạy học có hiệu quả. Cũng cần nói thêm là vốn sống, vốn tri thức của người học sinh còn hạn chế nên khi yêu cầu thuyết minh, các em gặp khó khăn.
	Mặt khác để làm một bài văn thuyết minh, ngoài việc tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài thì phương pháp thuyết minh là một vấn đề hết sức quan trọng. Nắm được phương pháp thuyết minh chính là nắm được chìa khoá để mở cánh cửa bài văn thuyết minh. Không có phương pháp, bài viết của các em sẽ trở nên rời rạc, thiếu căn cứ, lộn xộn dẫn đến sự thiếu thuyết phục đối với người đọc, người nghe.
	Trong chương trình Ngữ văn 10 các em được học 1 tiết về phương pháp thuyết minh (tiết 66). Như vậy là chưa đủ để các em nắm được các phương pháp thuyết minh, khiến các em còn lúng túng khi làm bài. 
 Với đề tài “ Rèn luyện kỹ năng làm bài văn thuyết minh cho học sinh THPT” tôi mong rằng sẽ góp phần nhỏ bé mà hữu ích cho đồng nghiệp cũng như các em học sinh trong việc dạy và học văn thuyết minh.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 
	1. Phân biệt văn thuyết minh với các kiểu văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận:
Thuyết minh
Kiểu văn bản cung cấp tri thức khách quan, xác thực, hữu ích.
Tự sự
Trình bày chuỗi sự việc theo một trình tự, có nhân vật và hành động, ngôn ngữ của nhân vật để thể hiện diễn biến sự việc
Miêu tả
Tái hiện hình ảnh của người, vật, việc một cách sinh động để người nghe, đọc như thấy nó đang ở ngay trước mắt.
Biểu cảm
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ, thái độ, đánh giá chủ quan của người viết, truyền tải cảm xúc, tình cảm ấy tới người đọc, người nghe.
Nghị luận
Người viết, người nói xác lập tư tưởng, quan điểm và thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với mình
	Văn thuyết minh là loại văn bản khác hẳn với tự sự (vì không có sự việc, diễn biến), khác với miêu tả ( vì không đòi hỏi tái hiện hình ảnh một cách cụ thể cho người đọc cảm thấy, mà cốt làm cho người ta hiểu), khác với văn bản nghị luận ( vì ở đây cái chính là trình bày nguyên lí, quy luật, cách thứcchứ không phải là luận điểm, suy luận, lí lẽ), nghĩa là văn bản thuyết minh là một kiểu văn bản riêng, mà các loại văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận không thay thế được.
	2. Các dạng văn thuyết minh:
	Trong văn thuyết minh thường gặp các dạng sau:
	- Thuyết minh về một thứ đồ dùng
	-Thuyết minh về một loài vật
	- Thuyết minh về một phương pháp (cách làm món ăn)
	- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
	- Thuyết minh về một thể loại văn học (hoặc một tác giả văn học)
	- Thuyết minh về một phong tục, một đồ chơi dân gian
	3. Các yêu cầu của văn thuyết minh
	a. Phải nắm bắt được đặc trưng sự vật
	Việc nắm bắt được đặc trưng sự vật là vô cùng quan trọng. Đặc trưng của sự vật chính là nét phân biệt giữa sự vật này với sự vật khác. Nắm được đặc trưng của sự vật thì trung tâm bài văn mới được biểu đạt một cách rõ ràng, mới giúp người đọc nắm bắt được chính xác, cụ thể đối tượng cần thuyết minh.
	Để nắm bắt được đặc trưng sự vật phải nghiên cứu một cách tỉ mỉ đối tượng được thuyết minh. Nếu như chỉ hiểu qua loa về đối tượng cần thuyết minh thì chắc chắn yêu cầu này sẽ không thể đạt được 
	b. Phải làm rõ mạch thuyết minh
	Mạch lạc là yếu tố cần thiết cho mọi thể văn.Với văn bản thuyết minh thì yêu cầu này càng cao. Bởi lẽ: mục đích chính của thuyết minh là đem đến cho người đọc một vốn hiểu biết tương đối hoàn chỉnh về đối tượng (dù chỉ là hoàn chỉnh về một mặt, một phương diện nào đó). Vậy nên, các tầng thứ trình bày càng rành mạch, rõ ràng, tuân theo tính quy luật của đối tượng thì chắc chắn sự lĩnh hội ở người đọc sẽ dễ dàng và mang tính khoa học cao.
	Sự mạch lạc trong văn thuyết minh cũng sẽ hiển thị ở trình tự trình bày. Sự vật khách quan muôn hình muôn vẻ, bởi vậy trình tự thuyết minh cũng phải hết sức linh hoạt. Có thể thuyết minh theo trình tự: thời gian, không gian, phương diện, cấu trúcmiễn sao hợp lí, lôgic, rõ ràng, dễ hiểu.
	4. Các phương pháp thuyết minh
	a. Phương pháp nêu định nghĩa
	Đây là phương pháp chỉ ra bản chất của đối tượng thuyết minh, vạch ra phương pháp lôgic của thuộc tính sự vật bằng lời lẽ rõ ràng, chính xác, ngắn gọn. Muốn thuyết minh chuẩn xác đối tượng theo cách định nghĩa, cần nắm được hai vấn đề: Một là tính chất của đối tượng, nó thuộc loại nào. Hai là đặc điểm riêng của đối tượng, tức là chỗ khác với đối tượng cùng loại. Chẳng hạn: 
	- Giun là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.
	- Hát quan họ là một lối hát đối đáp giữa hai bên trai và gái.
	b. Phương pháp liệt kê.
	Đây là phương pháp lần lượt chỉ ra các đặc điểm, tính chất của đối tượng theo một trật tự nào đó.
	c. Phương pháp nêu ví dụ cụ thể
	Đây là phương pháp thuyết minh sự thật bằng cách nêu dẫn chứng thực tế. Dùng cách này ta có thể thuyết minh, giải thích rõ ràng hơn, tạo ấn tượng cụ thể cho người đọc. 
	d. Phương pháp so sánh.
	Đây là cách đối chiếu hai hoặc hơn hai đối tượng để làm nổi bật bản chất của đối tượng cần được thuyết minh. Có thể dùng so sánh cùng loại hoặc so sánh khác loại nhưng đến cuối cùng là nhằm để người đọc hình dung rõ hơn về đối tượng được thuyết minh. Sau đây là đoạn văn tiêu biểu cho phương pháp này 
	“ Loài cá sống dưới nước, trong đó có nhiều giống biết phát ra âm thanh. Tiếng kêu của cá bò như tiếng ong bay qua, âm thanh vù vù Cá mè bơi thành đàn y như đàn chim nhỏ vậy, tiếng kêu “chíp chíp”. Cá nhám thì tiếng kêu như tiếng lá xào xạc”sa, sa” Cá trích thì ồn ĩ như tiếng sóng vỗ biển trong đêm. Cá nóc và cá nhím thì lại kêu “ cù rù, cù rù..”như tiếng trống vậy. Còn các bạc má thì tiếng kêu phát ra như cách ta lấy móng tay cạo thật nhanh trên hàng răng lược”	( Âm thanh của cá)
	e. Phương pháp dùng số liệu 
	Đây là phương pháp dẫn con số cụ thể để thuyết minh về đối tượng. Bài văn thuyết minh càng có thêm tính khoa học chính là nhờ vào phương pháp này. Đoạn văn thuyết minh về hoa quân tử lan là dùng phương pháp này. 
	“ Ta chỉ cần chăm sóc đúng cách, từ khi trồng đến khi đơm hoa chỉ khoảng 3 năm. Năm nào cây giống đâm chồi lá thì năm sau sẽ được 5 đến 6 lá, hai năm sau là 8 đến 10 lá, ba năm sau là 15 đến 20 lá. Lúc này sẽ đơm hoa. Nếu ta chăm sóc không đúng cách thì giống quý sẽ bị kém đi, không đơm hoa được” 
	g. Phương pháp phân loại phân tích 
	Đối với những loại sự vật đa dạng, sự vật có nhiều bộ phận cấu tạo, có nhiều mặt người ta dùng phương pháp này. Đây là cách chia đối tượng ra từng loại, từng mặt để thuyết minh
	Chẳng hạn, muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lí, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật
	h. Dùng hình thức tự thuật.
	Một trong những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn thuyết minh là cho sự vật tự thuật về mình .
	Như vậy, khi làm một bài văn thuyết minh phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau. Bởi vì văn bản thuyết minh do yêu cầu nội tại, đòi hỏi sự đa dạng của các phương pháp trình bày. Đây là một đặc trưng quan trọng trong phương pháp viết bài văn thuyết minh.
	5. Quy trình làm bài văn thuyết minh.
	Làm một bài văn thuyết minh cũng phải tiến hành qua 5 bước: Tìm hiểu đề , tìm ý, lập dàn ý, viết văn bản, kiểm tra.
	II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 
	Thực tiễn trong quá trình dạy và học văn thuyết minh ở trường THPT, giáo viên và học sinh gặp một số thuận lợi và khó khăn. Trước hết, văn thuyết minh là kiểu loại văn bản mới mẻ nhưng cũng rất thông dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội nhất là đã học ở THCS. Vì vậy, người giáo viên có điều kiện tìm được nhiều ví dụ quen thuộc trong đời sống hàng ngày để học sinh có thể tìm hiểu và thấy được kiểu văn bản này mang tính ứng dụng lớn. Từ đó có thể khích lệ các em sử dụng kiểu văn bản thuyết minh vào những trường hợp cụ thể, thích hợp.
	Bên cạnh đó, trong quá trình làm bài văn thuyết minh, học sinh được chủ động tìm hiểu và tiếp cận với nhiều tri thức đôi khi là rất mới mẻ về các vật dụng có thể nói là quen thuộc trong đời sống (Ví dụ: chiếc bút bi, cái nón). Điều này đem đến sự hứng thú cho học sinh trong học tập và tạo cho các em thói quen tìm hiểu sự vật một cách cặn kẽ để tạo lập được những văn bản mang tính khoa học. Qua đó, năng lực tư duy và biểu đạt của học sinh được nâng cao.
	Tuy nhiên việc dạy và học văn thuyết minh còn gặp một số khó khăn. Trước hết, ta thấy tài liệu viết chuyên về văn thuyết minh không nhiều bằng các kiểu loại văn bản khác như tự sự, miêu tả, nghị luận. Vì thế người giáo viên ít có tài liệu tham khảo để bồi dưỡng thêm những hiểu biết về đặc trưng của kiểu loại văn bản này . Để hướng dẫn các em viết được một bài văn thuyết minh tốt, xuất phát từ đặc trưng của bộ môn, người giáo viên phải tìm tài liệu về đối tượng thuyết minh. Ví dụ tìm hiểu về nguồn gốc của chiếc nón, lịch sử ra đời của chiếc bút bi Có nhiều nguồn để tìm những tư liệu này . Nhưng để tìm được tư liệu đủ và phong phú về một đối tượng thuyết minh cũng là một công việc mất thời gian. Nhiều sự vật, hiện tượng trong đời sống dù quen thuộc nhưng cũng rất khó tìm tư liệu cho thật chính xác. Với điều kiện như vậy, việc tìm tư liệu về các đối tượng thuyết minh cũng đặt ra nhiều khó khăn cho người giáo viên.
	Về phía chương trình: một số tiết lí thuyết tương đối nặng. Mặc dù cách làm bài văn thuyết minh cũng có nét tương tự như các kiểu văn bản khác qua các bước: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài. Tuy nhiên văn thuyết minh cũng có những đặc điểm riêng nên cần có thêm thời gian để hướng dẫn học sinh một cách cụ thể các thao tác. Ví dụ thao tác tìm ý rất quan trọng nhưng cũng không có bài riêng. Đây là một khó khăn đặt ra cho người giáo viên. Bên cạnh đó, vì thời gian tiết học ít nên người giáo viên cũng không thể hướng dẫn cụ thể từng bước cách làm bài văn thuyết minh dẫn đến học sinh chưa làm tốt một số bước khi làm bài văn thuyết minh.
	Đối với học sinh, thực tế việc viết văn thuyết minh cũng có những hạn chế. Để viết tốt một bài văn thuyết minh, bên cạnh các kĩ năng làm bài văn, học sinh còn cần có các tri thức về đặc điểm, tính chất, lai lịch, nguồn gốc của đối tượng cần thuyết minh. Tuy nhiên, với một số sự vật, hiện tượng, học sinh rất khó tìm thấy tư liệu, đặc biệt là tư liệu về nguồn gốc, lịch sử. Có nhiều nguồn để học sinh tìm tư liệu như qua sách báo, internetNhưng không phải em nào cũng có điều kiện để tìm được tư liệu đủ và chính xác. Điều này dẫn đến khâu tìm ý của học sinh gặp khó khăn. Bài làm của các em còn chưa có nhiều ý phong phú, các ý tản mạn hay sự sắp xếp ý của các em cũng còn chưa thực sự hợp lí, khoa học nên bài viết còn lan man. Trong quá trình viết bài, học sinh cũng chưa thực sự đảm bảo về ngôn ngữ. Văn thuyết minh đòi hỏi cách trình bày tri thức khoa học. Vì vậy học sinh cũng cần viết câu văn mang phong cách khoa học, chính xác, ngược lại với cách viết văn biểu cảm
	Có thể nói, trên thực tế, việc hướng dẫn để học sinh viết tốt bài văn thuyết minh là một công việc đòi hỏi nhiều sự nỗ lực của giáo viên. Và chính người học sinh cũng cần có nhiều cố gắng trong quá trình học văn thuyết minh. Bởi lẽ, hiện nay, nhiều học sinh xuất hiện tâm lí ngại khi phải làm bài văn thuyết minh. Điều đó dẫn đến việc một số học sinh còn có thói quen ỷ lại vào văn mẫu để trả bài trên lớp. Nguyên nhân trên dẫn đến chất lượng bài văn thuyết minh do học sinh tạo lập có chất lượng chưa cao
	Xuất phát từ thực tiễn dạy và học văn thuyết minh trong chương trình Ngữ Văn 10 (những thuận lợi, khó khăn, những việc đã làm được, những hạn chế gặp phải), việc hướng dẫn các kĩ năng làm văn gắn với kiểu văn bản thuyết minh cho học sinh là điều cần thiết. Đặc biệt, văn thuyết minh là kiểu bài cung cấp tri thức khoa học nên vấn đề phương pháp càng cần được quan tâm để giúp học sinh có chất liệu phong phú để viết bài giúp các em tự tin hơn, cố gắng tạo ra được một bài văn thuyết minh tốt- một sản phẩm mang tính cá nhân người viết.
	III. GIẢI PHÁP VÀ CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN VẤN ĐỀ
1.Phương pháp dạy lý thuyết “Phương pháp thuyết minh”:
Trong dạy học tập làm văn nói chung và trong dạy học văn thuyết minh nói riêng thì phương pháp phân tích và dạy học theo mẫu, có thể nói là phương pháp tối ưu hơn cả. Nhưng muốn sử dụng thành thạo và hiệu qủa phương pháp này thì người giáo viên phải nắm được bản chất, quy trình thực hiện, ưu điểm, hạn chế và một số lưu ý của phương pháp này
1.1. Nhận thức chung.
Phương pháp dạy học theo mẫu là phương pháp thông qua mẫu cụ thể về lời nói để giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu dặc điểm của mẫu, cơ chế tạo mẫu, biết cách tạo ra những lời nói theo định hướng của mẫu .
Quy trình thực hiện phương pháp này gồm 4 bước:
- Bước 1: Giáo viên chọn lọc giới thiệu mẫu chứa hiện tượng ngôn ngữ cần tìm hiểu.
- Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu để nhận biết các bộ phận tạo thành mẫu và đặc điểm của mẫu.
- Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh mô phỏng mẫu để tạo ra lời nói của mình (khuyến khích sự sáng tạo của học sinh).
- Bước 4:Giáo viên hướng dẫn học sinh kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm về sản phẩm tiếp nhận hoặc sản sinh ra lời nói qua rèn luyện theo mẫu.
Một số lưu ý:
* Tiêu chuẩn mẫu văn:
- Mẫu được giới thiệu cần đảm bảo tính chính xác, đảm bảo tính tư tưởng
- Mẫu có sự hấp dẫn giúp học sinh hứng thú và sáng tạo khi tạo lập theo mẫu.
- Mẫu ngắn gọn, chứa đựng nhiều nội dung lý thuyết cần giảng, dễ quan sát.
- Mẫu cần đảm bảo tính thẫm mỹ, đảm bảo việc giáo dục cho học sinh biết nhìn nhận, thưởng thức và đánh giá cái đẹp một cách đúng đắn.
- Mẫu phải phù hợp với tâm lý học sinh.
- Mẫu phải phù hợp với đối tượng nhận thức trong từng trường hợp cụ thể
* Nguồn mẫu văn:
- SGK, SGV, sách bài tập.
- Sách báo và các tài liệu bên ngoài
- Giáo viên tự viết
- Giáo viên lựa chọn, sửa chữa, nâng cao những bài, những đoạn viết phù hợp từ những bài tập làm văn của học sinh.
* Phân tích mẫu:
- Vấn đề hệ thống câu hỏi phân tích - tổng hợp được tính toán kỹ lưỡng để tới mục đích hình thành khái niệm lý thuyết.
- Vấn đề học sinh đọc mẫu, trả lời các câu hỏi và tự hình thành khái niệm lý thuyết
1.2. Minh hoạ: Minh hoạ cụ thể phương pháp dạy học theo mẫu trong dạy học phương pháp thuyết minh trong văn thuyết minh:
a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích:
* Bước 1: Cung cấp mẫu: Giáo viên cho học sinh đọc kĩ mẫu
	BÁNH CỐM
Thuở ban đầu người làm bánh cốm chỉ suy nghĩ đơn giảnlà muốn làm loại bánh gần giống như bánh chưng, nhưng khác với bánh chưnglà có ngọt. Bởi vậy nguyên liệu làm bánh cốm cũng là gạo nếp và đậu xanh. Loại gạo nếp làm bánh cốm là gạo nếp non được chế biến ra dạng cốm, dùng làm vỏ bánh. Nhân bánh được làm từ đậu xanh và dừa. Cả nhân và vỏ bánh đều được xào lẫn với đường tạo cho bánh vị ngọt, thơm ngon.
Bánh cốm có ngon hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào khâu chọn nguyên liệu. Cốm làm bánh phải là cốm già, nếu non quá khi xào với đường sẽ bị nhão không dùng làm vỏ bánh được. Nếu bánh được làm đúng vào mùa cốm, người ta thường pha thêm cốm tươi để bánh dẻo và thơm mùi cốm mới. Trước khi xào đường, cốm được ủkhoảng một giờ đồng hồ. Tiếp đến là làm nhân bánh. Đậu xanh thường dùng là loại đậu của vùng Thái Bình, Sơn La, Bắc Ninh vì loại đậu này khi ngâm nước có độ nở vừa phải. Còn đậu xanh của các vùng khác, đặc biệt là đậu trồng ở khu vực phía Nam, khi ngâm nước nở nhiều, dễ bị thiu, không thể dùng làm nhân bánh được.
Những người chuyên làm bánh cho rằng chẳng có một công thức cụ thể nào để làm bánh cốm. Bí quyết để có bánh ngon hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm và thói quen của mỗi người làm bánh. Ví dụ ở khâu ủ cốm, nhiều người cho rằng khi đặt tay lên bề mặt cốm cảm giác hết độ dính thì mới đem xào đường. Do vậy tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu, tuỳ loại cốm, thời gian ủ có xê dịch đôi chút. Khi xào cốm phải xác định thời gian vừa phải, không kĩ quá làm vỏ bánh bị cứng, hoặc không quá nhanh, cốm chưa kịp ngấm đường, không để được lâu. Khi xào nhân cũng vậy, phải xào cho đến khi nước bốc hơi hết, chỉ còn lại đường và đậu dính quyện vào nhau mới ngon. Bánh cốm làm xong được ướp hương hoa bưởi và một số vị thuốc bắc hoặc bằng vani, vừa nhanh, vừa tiện.
Hàng Than là một phố chuyên làm bánh cốm của Hà Nội. Ở phố này có tới hơn 20 cửa hàng bánh cốm với những cái tên gần giống nhau như Ạn Ninh, Ninh Hương, Anh Ninh, Nguyên NinhCó những gia đình nổi tiếng với năm đời làm bánh cốm. Bánh cốm ở đây đặc biệt bán chạy vào mùa cưới, khi mà các gia đình của họ nhà trai mua bánh cốm, chè sen, hạt senlàm đồ ăn hỏi. Bình thường số lượng bánh cốm làm ra mỗi ngày không nhiều, chỉ vài trăm chiếc, chủ yếu là làm theo đơn đặt hàng. Và có lẽ người ta theo đuổi nghề này bởi đó là nghề cha truyền con nối và những người làm bánh cốm không muốn để mất đi một nghề mà tổ tiên để lại cho họ.	(Theo Tạp chí Việt Nam hương sắc)
*Bước 2: Phân tích đặc điểm của mẫu.
Giáo viên đưa các câu hỏi gợi ý để giúp học sinh tìm hiểu đặc điểm của mẫu. Có thể chia học sinh thành nhóm nhỏ để các em trao đổi tìm câu trả lời.
Đối tượng thuyết minh của văn bản là gì ?
(2)Tác giả đã đề cập đến nhiều mặt của chiếc bánh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ki_nang_lam_bai_van_thuyet_minh_cho_hoc_sinh.doc