SKKN Rèn luyện kĩ năng giải bài tập “Nhận biết các hợp chất vô cơ” cho học sinh khá, giỏi lớp 9 trường THCS Nga Thạch

SKKN Rèn luyện kĩ năng giải bài tập “Nhận biết các hợp chất vô cơ” cho học sinh khá, giỏi lớp 9 trường THCS Nga Thạch

Là một giáo viên trực tiếp dạy môn hóa ở trường THCS Nga Thạch. Tôi nhận thấy đa phần học sinh đều cho rằng đây là một môn học khá trừu tượng và khó. Các em luôn cảm thấy khó khăn khi nhớ về nội dung lý thuyết và trạng thái của các chất dẫn đến không giải quyết được các bài tập. Cũng như tất cả các giáo viên giảng dạy môn Hóa học ở trung học cơ sở. Tôi luôn trăn trở là phải làm sao để gây hứng thú với các em, giúp các em yêu thích từng bài học và nhất là làm sao để các em hiểu và nắm vững kiến thức lý thuyết bộ môn. Khi nắm vững lý thuyết thì các em mới có thể giải các dạng bài tập được dễ dàng. Bộ môn hóa học có rất nhiều dạng bài tập nhưng tôi thấy bài tập dạng nhận biết các chất vô cơ cho học sinh là một vấn đề rất quan trọng trong việc nắm vững kiến thức lý thuyết và giải toán hóa học. Trong bồi dưỡng học sinh giỏi các em gặp nhiều khó khăn, hóa chất phục vụ cho thí nghiệm không có, các em vẫn còn lúng túng và hạn chế khi làm bài tập đặc biệt gặp những bài về nhận biết. Do trên lớp các em ít tiếp cận với loại bài tập này nên việc nhận biết các chất là rất khó khăn. Các em chưa được cung cấp hệ thống, phương pháp giải các bài tập cụ thể, nhiều em còn chưa xác định được mình bắt đầu làm từ đâu. Để học sinh lĩnh hội được sâu sắc bài học, không lúng túng, tự tin khi giải bài tập hóa học. làm tiền đề giúp các em tiếp thu kiến thức mới. Thì giáo viên giảng dạy cần phải phân loại được các dạng bài tập tương ứng với mỗi dạng bài tập cần áp dụng phương pháp giải phù hợp. Giáo viên phải thường xuyên cho học sinh làm nhiều các bài tập, giải các đề thi học sinh giỏi bằng các hình thức khác nhau như ra bài tập về nhà. Từ đó để góp phần nâng cao khả năng nhớ kiến thức lý thuyết và mối liên hệ giữa các chất vô cơ dấu hiệu của các phản ứng giúp học sinh tư duy sáng tạo trong qúa trình lĩnh hội kiến thức. Với mong muốn đó tôi mạnh dạn viết ra đây một số kinh nghiệm nhỏ đó là:“Rèn luyện kĩ năng giải bài tập “Nhận biết các hợp chất vô cơ” cho học sinh khá, giỏi lớp 9 trường THCS Nga Thạch”.

doc 21 trang thuychi01 20132
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng giải bài tập “Nhận biết các hợp chất vô cơ” cho học sinh khá, giỏi lớp 9 trường THCS Nga Thạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mở đầu .....................................................................................
trang 1
1. Lí do chọn đề tài.
trang 1
2. Mục đích nghiên cứu................................................................
trang 1
3. Đối tượng nghiên cứu...............................................................
trang 2
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................
trang 2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm .........
trang 2
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm .
trang 2
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
trang 2
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
trang 3
 3.1 Phân loại.
trang 3
 3.2 Những giải pháp và biện pháp tiến hành..............................
trang 3
 3.2.1. Tạo hứng thú học tập cho học sinh và yêu thích học môn hóa học cho học sinh..................................................................
trang 3
 3.2.2. Cung cấp cho học sinh những kiến thức cần dùng khi làm bài tập nhận biết các hợp chất vô cơ.............................................
trang 3
 3.2.2.1. Phương pháp nhận biết một số hợp chất vô cơ.................
trang 4
 3.2.2.2. Một số thuốc thử thông dụng.
trang 5
 3.2.2.3. Thuốc thử cho một số loại chất.
trang 6
 3.2.3.Hình thành kĩ năng giải bài tập nhận biết các hợp chất vô cơ.
trang 8
 3.2.3.1.Phương pháp chung.............................................................
trang 8
 3.2.3.2. Hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập nhận biết các hợp chất vô cơ. ..............................................................................
trang 9
 3.2.4 . Rèn luyện kĩ năng làm bài tập nhận biết các hợp chất vô cơ.
trang 14
 3.2.5. Phát triển kĩ năng làm bài tập nhận biết các hợp chất vô cơ
trang 16
 4. Kết quả ..............................................................................
trang 18
 III. Kết luận và kiến nghị...........................................................
trang 19
I . MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Là một giáo viên trực tiếp dạy môn hóa ở trường THCS Nga Thạch. Tôi nhận thấy đa phần học sinh đều cho rằng đây là một môn học khá trừu tượng và khó. Các em luôn cảm thấy khó khăn khi nhớ về nội dung lý thuyết và trạng thái của các chất dẫn đến không giải quyết được các bài tập. Cũng như tất cả các giáo viên giảng dạy môn Hóa học ở trung học cơ sở. Tôi luôn trăn trở là phải làm sao để gây hứng thú với các em, giúp các em yêu thích từng bài học và nhất là làm sao để các em hiểu và nắm vững kiến thức lý thuyết bộ môn. Khi nắm vững lý thuyết thì các em mới có thể giải các dạng bài tập được dễ dàng. Bộ môn hóa học có rất nhiều dạng bài tập nhưng tôi thấy bài tập dạng nhận biết các chất vô cơ cho học sinh là một vấn đề rất quan trọng trong việc nắm vững kiến thức lý thuyết và giải toán hóa học. Trong bồi dưỡng học sinh giỏi các em gặp nhiều khó khăn, hóa chất phục vụ cho thí nghiệm không có, các em vẫn còn lúng túng và hạn chế khi làm bài tập đặc biệt gặp những bài về nhận biết. Do trên lớp các em ít tiếp cận với loại bài tập này nên việc nhận biết các chất là rất khó khăn. Các em chưa được cung cấp hệ thống, phương pháp giải các bài tập cụ thể, nhiều em còn chưa xác định được mình bắt đầu làm từ đâu. Để học sinh lĩnh hội được sâu sắc bài học, không lúng túng, tự tin khi giải bài tập hóa học... làm tiền đề giúp các em tiếp thu kiến thức mới. Thì giáo viên giảng dạy cần phải phân loại được các dạng bài tập tương ứng với mỗi dạng bài tập cần áp dụng phương pháp giải phù hợp. Giáo viên phải thường xuyên cho học sinh làm nhiều các bài tập, giải các đề thi học sinh giỏi bằng các hình thức khác nhau như ra bài tập về nhà. Từ đó để góp phần nâng cao khả năng nhớ kiến thức lý thuyết và mối liên hệ giữa các chất vô cơ dấu hiệu của các phản ứng giúp học sinh tư duy sáng tạo trong qúa trình lĩnh hội kiến thức. Với mong muốn đó tôi mạnh dạn viết ra đây một số kinh nghiệm nhỏ đó là:“Rèn luyện kĩ năng giải bài tập “Nhận biết các hợp chất vô cơ” cho học sinh khá, giỏi lớp 9 trường THCS Nga Thạch”.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Giúp học sinh nắm vững về kiến thức về tính chất đặc biệt tính chất hóa học của các chất vào việc nhận biết chất.
- Gắn kết giữa lý thuyết và thực hành, giúp học sinh khỏi lúng túng trước những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống có liên quan đến nhận biết các chất .Đồng thời giúp học sinh có thể giải thích được các hiện tượng xảy ra liên quan đến hóa học trong thực tế cuộc sống. Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh .
- Đây cũng là tài liệu cần thiết cho giáo viên dùng để bồi dưỡng học sinh khá giỏi. 
- Nghiên cứu một số phương pháp giải các bài toán nhận biết các hợp chất vô cơ.
- Nêu ra phương pháp giải theo từng dạng nhằm giúp học sinh khá giỏi rèn luyện kỹ năng, giải tốt nhiều dạng bài toán nhận biết nhằm nâng cao chất lượng học sinh khá giỏi.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khá và giỏi lớp 9 trường THCS Nga Thạch năm học 2015 – 2016.
 + Sách giáo khoa Hoá học 9
 + Sách bài tập Hoá học lớp 9
+ Một số tài liệu liên quan. 
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu dành cho giáo viên và học sinh cũng như các tài liệu có liên quan tới dạng bài tập Nhận biết các chất vô cơ.
- Rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
- Áp dụng đề tài vào giảng dạy trên lớp , bồi dưỡng học sinh khá, giỏi tại trường.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận.
Việc làm bài tập Hóa học nhất là giải đề học sinh giỏi, không thể thiếu được dạng bài tập nhận biết các chất nói chung và hợp chất vô cơ nói riêng. Các em sẽ không biết làm bài tập khi giáo viên không cung cấp cho các em phương pháp nhận biết. Đây là dạng bài tập mà giúp các em củng cố phần tính chất của các chất rất tốt. Nếu các em không nắm được tính chất, đặc biệt là những dấu hiệu cơ bản, những tính chất riêng biệt thì các em sẽ không làm được. Là một dạng bài tập định tính mà các em không làm được dẫn đến các em sẽ chán nản gây mất hứng thú trong học tập môn Hóa.
Qua thực tế dạy đội tuyển để các em nhận biết được các hóa chất cần phải nắm vững tính chất lý, hóa học cơ bản của chất đó, chẳng hạn: trạng thái tồn tại, màu sắc, mùi vị, độ tan, sủn bọt khí, thay đổi màu sắc,.kể cả các chất chúng tạo nên trong quá trình nhận biết.
Phản ứng hóa học được chọn để nhận biết phải hội tụ đủ 2 yếu tố: Đơn giản và có dấu hiệu rõ ràng. Trừ trường hợp đặc biệt, muốn nhận biết n hóa chất cần phải tiến hành (n-1) thí nhiệm.
Tất cả các chất được lựa chọn dùng để nhận biết các hóa chất theo yêu cầu của đề bài, đều được coi là thuốc thử.
2. Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu	
 a. Thuận lợi:
Học sinh rất yêu thích môn Hoá học đây là một động lực giúp tôi cảm thấy yêu nghề và có thêm bầu nhiệt huyết say sưa với công việc giảng dạy của mình hơn. Nhà trường quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện có đủ dụng cụ, hoá chất, phương tiện hiện đại để tiến hành giảng dạy cho phù hợp với từng tiết dạy  Đặc biệt là có nhiều tài liệu tham khảo giúp bổ trợ và nâng cao kiến thức cho học sinh hơn.
b. Khó khăn:
Học sinh của trường trung học cơ sở Nga Thạch chủ yếu là con nhà nông nghiệp, bố mẹ thường đi làm ăn xa, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, do vậy ngoài thời gian học trên lớp về nhà các em còn phải phụ giúp gia đình nên đã ảnh hưởng tới thời gian học tập của các em. Chất lượng học tập của các em không đồng đều. Vì vậy để có giải HSG môn Hoá học các cấp cũng như vấn đề nâng cao chất lượng đại trà còn nhiều hạn chế.
c. Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài:
Vào đầu năm 2014-2015, tôi kiểm tra 10 em khá giỏi lớp 9A, 9B năm học 2015- 2016 ở mức độ đề bài là những bài tập “Nhận biết các hợp chất vô cơ”, nhận được kết quả : 
Tổng số HS
HS không làm được 
HS làm nhưng trình bày chưa đúng phương pháp
Học sinh làm được
10 em
8em(80%)
1 em (10 %)
1 em (10%)
Qua điều tra cơ bản và trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy đa số các em còn bỡ ngỡ trong việc vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. Các em không biết chọn thuốc thử để nhận biết các chất, không biết dựa vào đâu để xác định dấu hiệu của phản ứng. Cơ sở để nhận biết các chất, hoặc không biết trình bày bài làm sao cho khoa học, không biết viết PTHH để minh hoạ Tất cả những khó khăn trên càng làm cho tôi có suy nghĩ mình cần phải cố gắng hơn, đem hết tâm huyết yêu nghề, mến trẻ, kiến thức và năng lực công tác để giảng dạy các em đạt hiệu quả tốt hơn. 
3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề. 
3.1. Phân loại: Dựa vào yêu cầu của đề bài được phép sử dụng thuốc thử như thế nào ta có thể chia Bài tập nhận biết các chất vô cơ thành 3 loại cơ bản sau:
Dạng1. Nhận biết các hợp chất vô cơ với số thuốc thử không hạn chế:
Thí dụ: Cho các dung dịch sau đây KOH, K2SO4, KCl, HCl. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết từng dung dịch.
Dạng2. Nhận biết các chất bằng cách không được dùng chất thử nào khác:
 Thí dụ: Cho các dung dịch sau đây NaOH, CuSO4, BaCl2. Hãy tìm cách nhận biết mỗi dung dịch trên mà không dùng thuốc thử nào khác.
Dạng3. Nhận biết các chất với số thuốc thử có hạn chế. 
Thí dụ: Cho các dung dịch sau đây NaOH, H2SO4, CuCl2, Ba(NO2)2. Hãy nhận biết mỗi dung dịch, mà chỉ dùng giấy quỳ tím.
3.2. Những giải pháp và biện pháp tiến hành. 
 3.2.1. Tạo hứng thú học tập cho học sinh và yêu thích học môn hóa học cho học sinh.
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm một số thí nghiệm ngoại khoá về Hoá học vui, nghe, đọc một số bài thơ, về một số nguyên tố hoá học, về axit, về bazơ, về muối trong các tiết học cụ thể có liên quan, nhờ có phương pháp này mà tiết học trở nên sôi nổi hơn, sinh động hơn, các em nắm kiến thức bài học sâu sắc, tạo được niềm say mê, thích thú học tập hơn và cũng qua đó mà mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh có sự gắn bó, gần gũi và hiểu nhau hơn góp phần “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”. Từ đó giáo viên có những biện pháp thích hợp, cụ thể giúp các em học tập tốt hơn yêu thích môn học nhiều hơn.
3.2.2. Cung cấp cho học sinh những kiến thức cần dùng khi làm bài tập nhận biết các hợp chất vô cơ.
Giáo viên thực hiện nội dung này vào các tiết ôn tập, luyện tập đặc biệt vào các buổi dạy bồi dưỡng học sinh khá giỏi.
3.2.2.1. Phương pháp nhận biết một số hợp chất vô cơ.
a. Đối với chất khí:
-Khí CO2: Dùng dung dịch nước vôi trong có dư quan sát thấy hiện tượng xảy ra: Làm đục dung dịch vôi trong. PTHH: 
- Khí CO: Khi khí đi qua CuO nung nóng, màu đen của CuO sẽ chuyển thành mầu đỏ của C PTHH: CuO + H2 Cu + H2O
- Khí SO2: Mùi hắc, khó ngửi, làm phai màu hoa hồng.
Cho khí SO2 sục qua nước vôi trong, hiện tượng: Làm đục nước vôi trong.
 PTHH: 
Hoặc cho khí SO2 qua dung dịch Brom, khí SO2 làm mất màu dung dịch Brom. PTHH: 
Hoặc khí SO2 tác dụng với H2O tạo ra axit H2SO3 làm đỏ giấy quỳ.
- Khí SO3: 
Cho khí SO3 sục qua nước vôi trong, hiện tượng làm đục nước vôi trong. PTHH: 
Hoặc khí SO3 tác dụng với H2O tạo ra axit làm đỏ giấy quỳ tím.
 PTHH: SO3 + H2O 
- Khí NH3: Mùi khai, làm giấy quỳ tím tẩm nước hoá xanh.
- Khí NO2: Khí có màu nâu đỏ
- Khí NO: Dựa vào sự hoá nâu trong không khí ( Do sự tạo thành khí NO2)
PTHH: 2 NO + O2 2NO2
- Khí HCl: (Khí hiđro clorua) làm giấy quỳ tím tẩm nước hoá đỏ, hoặc sục vào dung dịch AgNO3 tạo được kết tủa trắng AgCl.
PTHH: 
- Khí H2S (khí sunfua hiđro) 
+ Dựa vào mùi trứng thối đặc trưng.
+ Dùng thuốc thử là chì nitrat Pb(NO3)2 tạo kết tủa đen PbS.
PTHH 
Hoặc sục khí vào dung dịch Br2, dung dịch bị mất màu.
- Hơi nước: Cho hơi nước đi qua bột CuSO4 khan (trắng), màu trắng của CuSO4 khan chuyển sang màu xanh lam của CuSO4, 5H2O.
 b. Đối với ba zơ.
 - Với dung dịch bazơ (kiềm)
Phương pháp chung: Dùng quỳ tím để thử hoặc phenolphtalein.
Hiện tượng: Dung dịch kiềm làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, làm phenolphtalein không màu chuyển sang màu đỏ.
+ Trường hợp có thể dùng hiện tượng tạo ra kết tủa.
PTHH 
+ Trường hợp: có thể dùng 
-Hiện tượng: Tạo ra BaSO4 kết tủa trắng.
PTHH 
- Với Ba zơ không tan có thể dựa vào trạng thái và mầu sắc:
Mg(OH)2 trắng.
Fe(OH)2 trắng xanh để lâu trong không khí đỏ nâu (Fe(OH)3
Fe(OH)3 đỏ nâu.
Cu(OH)2 xanh lam.
Al(OH)3 keo trắng.
c. Đối với dung dịch axit:
Phương pháp chung: Dùng quỳ tím nhỏ vào.
Hiện tượng quỳ tím hoá đỏ.
Ngoài ra còn có thể dùng các thuốc thử cụ thể sau:
- Axit HCl: Dùng dung dịch AgNO3 tạo AgCl kết tủa trắng.
PTHH 
- Axit HNO3: Dùng bột Pb tạo dung dịch Pb(NO3)2
PTHH: Pb + 4HNO3(đặc nóng) Pb(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Sau đó cho dd H2S cho vào sản phẩm trên.
Hiện tượng: Tạo kết tủa PbS màu đen.
PTHH 
d. Đối với muối: Nhận biết tương tự như axit.
- Muối Clorua (- Cl): Dùng dung dịch AgNO3. Hiện tượng: Tạo kết tủa AgCl
- Muối sunfat (= SO4): Dùng dung dịch BaCl2. Hiện tượng: Tạo kết tủa trắng BaSO4
 - Muối cacbonnat (= CO3): Dùng dung dịch HCl. Hiện tượng: Có bọt khí CO2 bay ra. K2SO3 + 2HCl 2KCl + CO2 + H2O.
- Muối sunfua (=S): Dùng dung dịch Pb(NO3)2. Hiện tượng: Tạo kết tủa màu đen PbS.
- Muối silicat (=SiO3): Dùng axit mạnh hơn. Hiện tượng: Tạo kết tủa keo trắng H2SiO3.
3.2.2.2. Một số thuốc thử thông dụng.
Thuốc thử
Dùng để nhận biết
Dấu hiệu nhận biết
1
Quỳ tím
-Axit
-Dd kiềm: NaOH, KOH
-Quỳ tím hoá đỏ
- Quỳ tím hoá xanh
2
Phenolphtalein
(Không màu)
-Dd kiềm: NaOH, KOH
-Hoá màu đỏ
3
Nước (H2O)
-Các kim loại mạnh (Na, K, Ca, Ba)
Tan và tạo khí H2 thoát ra
(Riêng Ca tạo “dd” đục)
-Các oxit kim loại mạnh (Na2O, K2O, CaO, BaO)
-Tan, tạo dd làm Phenolphtalein chuyển màu đỏ.
Riêng CaO tạo “dd” đục
P2O5
Tan, làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Các muối của Na, K, -NO3
 Tan
CaC2
Tan và có khí C2H2 
4
Dung dịch kiềm
Kim loại Al, Zn
Tan và có khí H2 thoát ra
Al2O3, ZnO, Al(OH)3, Zn(OH)2
Tan
5
Dung dịch axit
HCl, H2SO4, 
=CO3, =SO3, =S
Kim loại đứng trước H
Tan và có khí CO2, SO2, H2S thoát ra.
Tan và có khí H2 thoát ra
HNO3, H2SO4(đn)
Hầu hết các kim loại kể cả Cu, Hg, Ag
Tan và có khí NO2, SO2 thoát ra (Riêng Cu tạo dd muối Đồng màu xanh lam)
HCl
MnO2 (đun nóng nhẹ.)
Ag2O 
CuO
Tạo ra khí Cl2 thoát ra
Tạo ra AgCl kết tủa trắng
Tạo dd CuCl2 màu xanh
H2SO4
Ba, BaO, BaCl2, Ba(NO3)2
Ba(OH)2.
Tạo ra BaSO4 kết tủa trắng
HNO3
Fe, FeO, Fe3O4, FeS, FeS2, FeCO3, Cu2S
Tạo khí NO2 màu nâu 
H2SO4(đn)
Fe, FeO, Fe3O4, FeS, FeS2, FeCO3, Cu2S
Tạo khí SO2 không màu 
3.2.2.3. Thuốc thử cho một số loại chất.
Chất cần nhận biết
Thuốc thử
Dấu hiệu nhận biết
1
Các kim loại 
-Các kim loại mạnh (Na, K, Ca, Ba)
H2O
Tan và tạo khí H2 thoát ra
(Riêng Ca tạo “dd” đục)
Al, Zn
Dd kiềm: NaOH, Ba(OH)2
Tan và tạo khí H2 thoát ra
Phân biệt Al và Zn
Dd HNO3 đặc, nguội
Al không tan còn Zn tan, tạo ra khí NO2 màu nâu
Các kim loại từ Mg đến Pb
Dd HCl
Tan, có khí H2 thoát ra Riêng Pb tạo PbCl2 kết tủa trắng.
Kim loại Cu
Dd HNO3 đặc
Tan, dd màu xanh và có khí NO2 màu nâu.
Kim loại Hg
Dd HNO3 đặc, sau đó cho sợi Cu vào dd
Tan, có khí NO2 màu nâu, có màu trắng bám lên đỏ, dd chuyển dần sang xanh.
Kim loại Ag
Dd HNO3 đặc, sau đó cho NaCl vào dd
Tan, có khí NO2 màu nâu sau đó có kết tủa trắng
2
Một số phi kim
C(màu đen)
Đốt trong O2, không khí
CO2 làm đục nước vôi trong.
S(màu vàng)
Đốt trong O2, không khí
SO2 mùi hắc
P(màu đỏ)
Đốt trong O2, không khí
 P2O5 rắn, tan trong nước dd làm đỏ giấy quỳ
3
Một số chất khí
NH3
Quỳ tím ướt
Mùi khai, giấy quỳ hoá xanh
NO2
Có màu nâu
NO
Không khí hoặc O2 
NO2 màu nâu
H2S
Mùi trứng thối
Cd(NO3)2dd;Pb(NO3)dd
CdS vàng; PbSđen
O2
Tàn đóm đỏ
Bùng cháy
CO2
Nước vôi trong
 Vẫn đục CaCO3
CO
Đốt trong không khí
CO2 làm nước vôi trong bị vẫn đục CaCO3
SO2
Nước vôi trong
 Vẫn đục CaSO3
Nước Br2 (dd màu da cam)
 Mất màu Br2
SO3
Dd BaCl2
 BaSO4trắng
Cl2
Dd KI và hồ tinh bột
 I2 + màu xanh 
Dd AgNO3
AgCl
HCl
Dd AgNO3
AgCl
H2
Đốt cháy
Giọt nước
4
Oxit ở thể rắn
Na2O,K2O, BaO
H2O
Tan, tạo dd làm quỳ chuyển màu xanh.
CaO,
H2O
Tan, tạo dd đục
P2O5
H2O
Tan, làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
SiO2
Dd HF (không tan trong các axit khác)
Tan, tạo SiF
Al2O3
Tan cả trong axit và trong kiềm
CuO
Dd axit HCl, H2SO4l 
Dd màu xanh
Ag2O
Dd HCl đun nóng
AgCl trắng
MnO2
Dd HCl đun nóng
Cl2 màu vàng
5
 Các dung dịch muối
 a.Nhận biết gốc axit
Cl-
Br-
I-
S2-
SO42-
CO32-
NO3-
Dd AgNO3
Cl2
Cl2 và hồ tinh bột
Cd(NO3)2Pb(NO3)2 
BaCl2, Ba(NO3)2
Dd axit HCl, H2SO4
Dd H2SO4 + Cu
AgCl trắng
Br2 lỏng màu đỏ nâu
Màu xanh do I2 
CdS vàng, PbSđen
BaSO4trắng
CO2 làm đục nước 
 dd màu xanh và khí NO2
b.Nhận biết kim loại trong muối:
Đốt cháy và quan sát màu ngọn lửa
 Màu vàng (Na). Màu tím(K), màu da cam (Ca)
Mg2+
Dd kiềm: NaOH
Mg(OH)2 trắng.
Fe2+
Dd kiềm: NaOH
Fe(OH)2 trắng xanh để lâu trong không khí đỏ nâu (Fe(OH)3)
Fe3+
Dd kiềm: NaOH
Fe(OH)3 đỏ nâu.
Cu2+
Dd kiềm: NaOH
Cu(OH)2 xanh lam.
Al3+
Dd kiềm dư : NaOH
Al(OH)3 keo trắng.
Ca2+
Dd Na2CO3
CaCO3trắng
Pb2+
Dd Na2S hoặc H2S
Cl2 màu vàng
3.2.3. Hình thành kĩ năng giải bài tập nhận biết các hợp chất vô cơ. 
3.2.3.1. Phương pháp chung:
Để giải bài tập nêu phương pháp nhận biết các chất vô cơ giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tiến hành theo các bước sau:
a. Nghiên cứu đề bài: Học sinh cần nghiên cứu kĩ đề bài, xác định được đề bài cho biết cái gì và yêu cầu phải làm gì? Đề bài thuộc dạng bài tập nào?
b. Xác định hướng giải:
Học sinh cần phải phân loại các chất cần nhận biết, sử dụng những kiến thức đã được giới thiệu về một số thuốc thử để nhận biết các chất vô cơ cùng dấu hiệu của phản ứng tương ứng mà giáo viên đã trình bày ở mục II để tìm thuốc thử cho từng chất. Có thể vạch ra sơ đồ nhận biết như sau:
Chất cần nhận biết
 Dấu hiệu Thuốc thử 1 Dấu hiệu.
Nhóm chất I
Nhóm chất II
 Thuốc thử 2 Thuốc thử 
 . .  .
c. Trình bày lời giải: Sau khi thực hiện các bước trên, bước tiếp theo học sinh trình bày bài làm. Đây là bước quan trọng nhất vì đánh giá được trình độ và kết quả học tập của học sinh. Học sinh có thể trình bày theo các cách sau:
Cách trình bày bài làm về nhận biết : thường dùng 1 trong 2 phương pháp sau : 
*. Phương pháp mô tả : qua 4 bước .
- Bước 1: Trích mẫu thử.
- Bước 2: Chọn thuốc thử (tùy theo yêu cầu của dề bài : Thuốc thử tùy chọn, hạn chế thuốc thử, không dùng thuốc thử bên ngoài..) 
- Bước 3 : Cho thuốc thử vào mẫu, trình bày hiện tượng quan sát được (mô tả hiện tượng) rút ra kết luận đã nhận được hóa chất nào. 
- Bước 4: Viết phương trình hóa học minh họa.
*. Phương pháp lập bảng:
Cũng theo thứ tự các bước như trên, riêng bước 2,3 thay vì mô tả, gộp lại thành bảng: trình tự nhận diện, thí dụ:
Thuốc thử sử dụng
Chất cần nhận biết
 A
 B
 C 
..
 X
 Y
Kết luận đã nhận ra
(1)A
(2)B
(3)C
 Sau cùng nhớ phải viết phương trình phản ứng.
d. Kiểm tra: Đây là một khâu không kém phần quan trọng, sau khi làm tập xong học sinh cần có thói quen kiểm tra lại phần trình bày của mình xem có sai sót gì không, nếu sai cần phải sửa kịp thời, nhờ đó mà rèn luyện tính cẩn thận cho học sinh.
3.2.3.2. Hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập nhận biết các hợp chất vô cơ.
Qua các thí dụ sau giáo viên có thể hình thành kĩ năng giải các bài tập nhận biết các hợp chất vô cơ bằng phương pháp hoá học cho học sinh.
Dạng 1:
Loại bài tập nhận biết các chất vô cơ với thuốc thử không hạn chế.
Phương pháp: Đây là loại bài tập nhận biết các chất dùng thuốc thử không hạn chế: Có thể dùng một hoặc nhiều thuốc thử để nhận biết các chất theo yêu cầu của đề.
Hướng dẫn học sinh:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
-Nghiên cứu đề bài: Giáo viên cho học sinh nghiên cứu đề bài sau đó cho học sinh xác định được đây thuộc loại bài tập nhận biết các chất dùng thuốc thử không hạn chế: Có thể dùng một hoặc nhiều thuốc thử.
-Xác định hướng giải: Giáo viên yêu cầu học sinh :
+Phân loại chất và tìm thuốc thử riêng cho từng dung dịch. 
KOH: Kiềm, có thể nhận biết bằng quỳ tím hoặc phenolphtalein.
K2SO4: Muối trung hoà, có thể dùng thuốc thử là BaCl2
KCl: Muối trung hoà, có thể dùng thuốc thử AgNO3.
HCl: Axit, có thể dùng thuốc thử là quỳ tím và AgNO3.
+ Xác định phương pháp nhận biết:
 DD
Thuốc thử
KOH
K2SO4
KCl
HCl
1.Quỳ tím
Xanh
T

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ki_nang_giai_bai_tap_nhan_biet_cac_hop_chat_v.doc