SKKN Rèn luyện cho học sinh Lớp 8 kỹ năng sử dụng các trang bản đồ hành chính, địa chất và khoáng sản, các nhóm và các loại đất chính trong Atlat địa lí Việt Nam

Giới thiệu chung về Atlat địa lý Việt Nam
- Atlát địa lý là một dạng bản đồ giáo khoa, là một tập hợp có hệ thống các bản đồ địa lý được sắp xếp một cách khoa học, phục vụ cho mục đích dạy học.
Atlat địa lí là một tài liệu học tập hữu ích không chỉ đối với học sinh mà còn cả với giáo viên. Nội dung của Atlat Địa lí được thành lập dựa trên chương trình Địa lí ở trường phổ thông nhằm phục vụ các đối tượng học sinh từ lớp 8 đến lớp 12. Atlat Địa lí Việt nam (xuất bản năm 2009) gồm 31 trang. Trong đó bản đồ hành chính Việt Nam nằm ở trang 4 + 5 có tỉ lệ 1:6000000, bản đồ Địa chất khoáng sản nằm ở trang 8, bản đồ các nhóm và các loại đất chính nằm ở trang 11 có tỉ lệ 1:6000000.
Thực trạng sử dụng Atlat trong dạy học hiện nay
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy khả năng sử dụng Atlát của các em còn kém. HS chưa biết khai thác các thông tin từ các bản đồ trong Atlát vào các bài học để phát hiện kiến thức cũng như củng cố kiến thức.Vì vậy kết quả học tập chưa cao, trong quá trình học việc sử dụng Atlát của các em còn lúng túng, các em chưa có hứng thú nhiều với môn học, điểm số trong các bài kiểm tra nhất là những bài cần sử dụng Atlát còn thấp .
Nguyên nhân:
+ Theo quan niệm của của xã hội, của học sinh và một số bộ môn khác thì đây là môn học phụ. Cho nên có sự thiên lệch trong nhận thức về tầm quan trọng của môn học, không khuyến khích học sinh học tập tốt môn địa lý.
+ Thực tế của môn địa lý chưa đáp ứng nhu cầu thực tế về việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai hoặc lựa chọn được rất ít ngành nghề.
+ Môn địa lý là môn học khó (vừa có kiến thức tự nhiên vừa có kiến thức xã hội ), khô khan, ít thực dụng. Chương trình nặng, mang tính hàn lâm.
+ Giáo viên chưa chú trọng đến việc dạy cho học sinh kỹ năng sử dụng Atlat địa lý trong học tập bộ môn.
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Nghị quyết số 41/2000/ QH-10 đã nêu rõ mục tiêu của giáo dục THCS “ Bảo đảm cho hầu hết thanh niên sau khi tốt nghiệp Tiểu học tiếp tục học tập để đạt trình độ THCS trước khi hết tuổi 18 đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH đất nước” Căn cứ vào mục tiêu đó, chương trình giáo dục THCS được ban hành theo quyết định số 03/ 2002/QĐ- BGD& ĐT của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT cũng xác định rõ mục tiêu của môn Địa lý trong trường THCS “ góp phần làm cho HS có những kiến thức phổ thông cơ bản, làm quen với việc vận dụng những kiến thức địa lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh phù hợp với yêu cầu của đất nước, xu thế của thời đại.” Để đáp ứng được mục tiêu trên, ở hầu khắp các trường THCS giáo viên các bộ môn nói chung và giáo viên môn địa lý nói riêng đã vừa cung cấp kiến thức vừa hình thành, rèn luyện kĩ năng cho học sinh để góp phần đào tạo ra những con người “ vừa hồng vừa chuyên”. Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục phổ thông (GDPT) và một trong những nội dung trọng tâm của quá trình đổi GDPT mới đó là đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục học sinh. Phương pháp GDPT phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm, đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. Trong dạy học nói chung và dạy học bộ môn Địa lý ở trường phổ thông nói riêng thì việc sử dụng và khai thác kênh hình trong quá trình dạy học là một việc làm không thể thiếu trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay. Đặc biệt đối với bộ môn Địa lý việc sử dụng bản đồ, sử dụng Atlat trong dạy học là một việc hết sức quan trọng. Bởi vì Atlat là nguồn kiến thức địa lí khổng lồ cho chúng ta khai thác để giảng dạy, học tập trong điều kiện thời lượng dạy học cho môn Địa lý có hạn và nền kinh tế xã hội thế giới phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá và mạnh như vũ bão như hiện nay. Rèn luyện kỹ năng bản đồ giúp cho học sinh lĩnh hội được kiến thức địa lý một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và ghi nhớ kiến thức lâu bền và trau dồi cho các em phương pháp học tập nghiên cứu môn địa lý. Rèn luyện kỹ năng bản đồ còn là phương tiện đặc biệt quan trọng để phát triển tư duy nói chung và tư duy địa lý nói riêng. 1 ở trường phổ thông nhằm phục vụ các đối tượng học sinh từ lớp 8 đến lớp 12. Atlat Địa lí Việt nam (xuất bản năm 2009) gồm 31 trang. Trong đó bản đồ hành chính Việt Nam nằm ở trang 4 + 5 có tỉ lệ 1:6000000, bản đồ Địa chất khoáng sản nằm ở trang 8, bản đồ các nhóm và các loại đất chính nằm ở trang 11 có tỉ lệ 1:6000000. b. Thực trạng sử dụng Atlat trong dạy học hiện nay - Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy khả năng sử dụng Atlát của các em còn kém. HS chưa biết khai thác các thông tin từ các bản đồ trong Atlát vào các bài học để phát hiện kiến thức cũng như củng cố kiến thức.Vì vậy kết quả học tập chưa cao, trong quá trình học việc sử dụng Atlát của các em còn lúng túng, các em chưa có hứng thú nhiều với môn học, điểm số trong các bài kiểm tra nhất là những bài cần sử dụng Atlát còn thấp . - Nguyên nhân: + Theo quan niệm của của xã hội, của học sinh và một số bộ môn khác thì đây là môn học phụ. Cho nên có sự thiên lệch trong nhận thức về tầm quan trọng của môn học, không khuyến khích học sinh học tập tốt môn địa lý. + Thực tế của môn địa lý chưa đáp ứng nhu cầu thực tế về việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai hoặc lựa chọn được rất ít ngành nghề. + Môn địa lý là môn học khó (vừa có kiến thức tự nhiên vừa có kiến thức xã hội ), khô khan, ít thực dụng. Chương trình nặng, mang tính hàn lâm. + Giáo viên chưa chú trọng đến việc dạy cho học sinh kỹ năng sử dụng Atlat địa lý trong học tập bộ môn. c. Các kĩ năng cần hình thành cho học sinh khi sử dụng bản đồ trong Atlat địa lý Việt nam *. Kĩ năng đọc bản đồ gồm các bước: - Đọc tên để biết không gian bao quát của bản đồ, nội dung địa lí và thời gian biểu hiện đối tượng trên bản đồ. - Đọc lưới chiếu, tỉ lệ và bố cục bản đồ: + Đọc lưới chiếu để hiểu được quy luật biến dạng chung của nó trên lưới chiếu bản đồ. + Đọc tỉ lệ để hiểu mức độ thu nhỏ của các đối tượng địa lí so với thực tế. + Đọc bố cục bản đồ để thấy sự sắp xếp, bố trí không gian của bản đồ, các yếu tố nội dung, yếu tố hỗ trợ, các yếu tố bổ sung và vị trí của từng yếu tố trong việc khai thác kiến thức trên bản đồ. - Đọc chú giải: Cấu trúc bản chú giải thường được trình bày theo trình tự nội dung chính được giải thích trước, nội dung phụ được giải thích sau. Vì vậy, khi đọc bản chú giải chúng ta cũng tuân thủ theo trình tự trên. - Đọc các yếu tố bổ sung như biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh Các yếu tố này có nhiệm vụ hỗ trợ đọc bản đồ, giải thích thêm nội dung biểu hiện trên bản đồ. 3 *Tên trang bản đồ: Bản đồ hành chính Việt Nam trang 4+ 5 Atlát tỷ lệ 1:6000000 * Nội dung chính - Nội dung chính: + Thể hiện toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam gồm 64 tỉnh thành, vùng lãnh thổ, hải đảo, vùng trời. + Giáp với các nước Trung Quốc; Lào; Campuchia. + Diện tích biển: > 1 triệu km2. + Diện tích đất liền. + Diện tích đảo; quẩn đảo thuộc tỉnh nào thì sẽ mang màu nền của tỉnh đó. Có ranh giới các tỉnh trong đó thể hiện tên tỉnh, thành phố, tên thủ đô, các thành phố trực thuộc trung ương, các đường quốc lộ, tên các đảo, quần đảo, hệ thống sông. - Nội dung phụ: + Vị trí Việt Nam trên thế giới, khu vực Đông Nam Á. + Diện tích, tên, dân số các tỉnh thành phố. * Cách sử dụng trang bản đồ hình thể - Đọc tên bản đồ - Xác định ranh giới: ?Địa giới ?Màu sắc ?Tên tỉnh ?Tỉnh lỵ (trung tâm) ?Đảo, quần đảo thuộc tỉnh nào, màu sắc thuộc tỉnh đó - Tìm hiểu sâu hơn các tỉnh bằng cách: bảng diện tích, dân số các tỉnh. - Trả lời các câu hỏi: + Nhận xét vị trí địa lý nước ta trong khu vực; giáp với các nước nào trên thế giới? Toạ độ địa lý? + Nhận xét màu sắc của bản đồ. + Các tỉnh giáp biển. + Những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lý đem lại. *. Bài tập ứng dụng Bài tập 1: Dựa vào Atlát địa lý Việt Nam trang 4,5 cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh và thành phố. Miền Bắc, miền Trung và miền Nam có những tỉnh và thành phố nào? Theo tài liệu chính thức năm 2009, nước ta có 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương. - Miền Bắc có 23 tỉnh gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nam, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và 2 thành phố trực thuộc trung ương là Hà 5 - Quốc lộ 51: Nối TP HCM - Vũng Tàu. Là tuyến huyết mạch nối tam giác kinh tế Biên Hòa - Vũng Tàu - TP HCM, thúc đẩy ngành dầu khí và du lịch ở Đông Nam Bộ. Là tuyến đầu mút của hành lang kinh tế Đông Tây phía Nam. Bài tập 4: Dựa vào át lát địa lý Việt Nam trang 4,5 cho biết các đảo và quần đảo Côn Đảo, Phú Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa thuộc các tỉnh nào? - Côn đảo là một huyện thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Phú Quốc là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang. - Hoàng Sa là một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. - Trường Sa là một huyện thuộc tỉnh Khánh Hoà. Bài tập 5: Dựa vào át lát địa lý Việt Nam trang 4,5 cho biết ở nước ta, tỉnh nào có diện tích lớn nhất, nhỏ nhất? Theo số liệu, cho đến năm 2009: 1.Tỉnh có diện tích lớn nhất là Nghệ An (16490.7 km2). Tỉnh có diện tích nhỏ nhất là Bắc Ninh (822.7 km2). 2. Những tỉnh và thành phố có số dân đông nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh (7396.5 nghìn người), Hà Nội (6561.9 nghìn người), Thanh Hoá (3406.8 nghìn người), Nghệ An (2917.4 nghìn người), Đồng Nai (2596.4 nghìn người), An Giang (2149.5 nghìn người). Những tỉnh và thành phố có mật độ dân số lớn nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh (3530 người/km2), Thành phố Hà Nội (1962 người/km2), Hưng Yên (1226 người/km2), Hải Phòng (1221 người/km2). e.2. Bản đồ Địa chất khoáng sản *.Tên trang bản đồ: Bản đồ Địa chất khoáng sản Át lát Địa lí Việt Nam trang 8 với tỉ lệ là 1:6 000 000. *. Nội dung chính - Nội dung của bản đồ chính là thể hiện các thành tạo địa chất bao gồm: các loại đá theo tuổi, các đứt gãy kiến tạo, các thể xâm nhập macma, điều kiện địa chất Biển Đông và sự phân bố các mỏ khoáng sản. - Các loại đá theo tuổi dựa theo thang địa tầng phản ánh tính liên tục của các giai đoạn phát triển lớp vỏ Trái Đất của nước ta. Với hệ thống phân vị được sử dụng trong Atlat lớn nhất là Đại (Đại Thái cổ – Ackêôzôi; Đại Nguyên sinh – Prôtêrôzôi; giới Cổ sinh – Palêôzôi; giới Trung sinh – Mêzôzôi; giới Tân sinh – Kainôzôi); giới được chia ra các kỉ (hệ) và mỗi kỉ lại được chia thành thế (thống); mỗi thống lại được chia ra nhiều thời. - Các loại đá có tuổi khác nhau trong bản đồ được thể hiện bằng phương pháp nền chất lượng với các nền màu khác nhau kết hợp với kí hiệu chữ. Các đứt gãy kiến tạo được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu tuyến (theo đường). - Giai đoạn Tiền Cambri ở Việt Nam được xem là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ với các đá biến chất cổ nhất ở nước ta được phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây khoảng 2,3 tỉ năm. Giai đoạn Cổ kiến tạo là giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta. Đất đá 7 - Các mỏ dầu: Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng. - Các mỏ khí: Tiền Hải (Thái Bình), Lan Tây, Lan Đỏ. - Các mỏ dầu và khí đốt phân bố trong các bồn trầm tích Kannôzôi. Bài tập 2 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy nêu sự phân bố (tên mỏ và tên tỉnh) của một số loại khoáng sản sau: than đá, sắt, thiếc, bô xit, apatit? TT Loại khoáng Tên mỏ Tên tỉnh sản 1 Than Vàng Danh, Hòn Gai, Cẩm Phả. Quảng Ninh Quỳnh Nhai Điện Biên Lạc Thuỷ Ninh Bình Phấn Mễ Thái Nguyên Nông Sơn Quảng Nam 2 Sắt Trại Cau Bà Rịa-Vũng Tàu Tùng Bá Hà Giang Văn Bàn Yên Bái Thạch Khê Hà Tĩnh 3 Bô xit Măng Đen Kon Tum Đắc Nông Đắc Nông Di Linh, Đà Lạt Lâm Đồng 4 Thiếc Tĩnh Túc Cao Bằng Sơn Dương Tuyên Quang Quỳ Châu Nghệ An 5 Apatit Cam Đường Lào Cai e.3. Bản đồ các nhóm đất và các loại đất chính *.Tên trang bản đồ: Át lát Địa lí Việt Nam trang 11 với tỉ lệ 1: 6 000 000 *. Nội dung chính - Nội dung chính: Thể hiện các loại đất chính ở nước ta gồm: tên, sự phân bố, diện tích (ước lượng). - Nội dung phụ: Thể hiện sông ngòi, một số điểm quần cư, hình ảnh về phẫu diện của một số đất điển hình. *. Cách sử dụng Giáo viên hướng dẫn HS sử dụng bản đồ này bằng cách đi từ toàn thể đến cục bộ theo gợi ý: - Đọc tên từng nhóm đất, các loại đất trong nhóm đất. - Nhìn màu sắc tỷ lệ loại đất nào chiếm nhiều nhất, phân bố ở đâu (lấy sông, biển làm chuẩn, ví dụ dọc bờ sông, vùng ven biển). - Giá trị kinh tế của các loại đất, đặc biệt với ngành trồng trọt trong nông nghiệp. 9
Tài liệu đính kèm:
skkn_ren_luyen_cho_hoc_sinh_lop_8_ky_nang_su_dung_cac_trang.docx
skkn_dia_nam_hoc_2016-_2017_2310201810.pdf