SKKN Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích để tìm ra hướng giải cho các bài toán vật lý

SKKN Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích để tìm ra hướng giải cho các bài toán vật lý

Qua các năm giảng dạy Vật lý tại trường THPT Như Xuân bản thân tôi nhận thấy rằng đứng trước một bài toán Vật lý, học sinh ở đây rất lúng túng không biết phải giải như thế nào, tìm đại lượng nào trước, đại lượng nào sau, áp dụng công thức nào? Đây cũng là thực trạng chung của rất nhiều học sinh của các trường. Một nguyên nhân quan trọng đó là do học sinh thiếu kỹ năng phân tích bài toán để tìm ra hướng giải. Dù là bài tập định tính hay định lượng thì cũng đều phải bắt đầu từ sự phân tích định tính trước khi đưa ra các công thức phù hợp. Thực tế hiện nay là rất nhiều học sinh học tập thụ động, máy móc còn giáo viên chỉ quan tâm đến kết quả nên học sinh chỉ thuộc công thức vật lý rồi áp dụng để tính toán một cách máy móc mặc dù không hiểu rõ hiện tượng vật lý, ý nghĩa của các công thức đó.

 Bởi vậy, để giúp học sinh thực sự vận dụng kiến thức vật lý cho việc giải bài tập thì điều quan trọng là phải hình thành cho học sinh kỹ năng phân tích để tìm ra hướng giải cho các bài toán vật lý. Vì lẽ đó nên tôi đã chọn vấn đề “Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích để tìm ra hướng giải cho các bài toán vật lý” để làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên, trong phạm vi chương trình vật lý phổ thông, bài tập vật lý rất nhiều, tôi không thể trình bày hết được nên tôi chỉ chọn phần dòng điện xoay chiều lớp 12 để trình bày.

 

docx 18 trang thuychi01 6572
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích để tìm ra hướng giải cho các bài toán vật lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài.
2
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
2
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
3
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục.
13
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
17
3.2. Kiến nghị.
17
Tài liệu tham khảo.
18
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
	Qua các năm giảng dạy Vật lý tại trường THPT Như Xuân bản thân tôi nhận thấy rằng đứng trước một bài toán Vật lý, học sinh ở đây rất lúng túng không biết phải giải như thế nào, tìm đại lượng nào trước, đại lượng nào sau, áp dụng công thức nào? Đây cũng là thực trạng chung của rất nhiều học sinh của các trường. Một nguyên nhân quan trọng đó là do học sinh thiếu kỹ năng phân tích bài toán để tìm ra hướng giải. Dù là bài tập định tính hay định lượng thì cũng đều phải bắt đầu từ sự phân tích định tính trước khi đưa ra các công thức phù hợp. Thực tế hiện nay là rất nhiều học sinh học tập thụ động, máy móc còn giáo viên chỉ quan tâm đến kết quả nên học sinh chỉ thuộc công thức vật lý rồi áp dụng để tính toán một cách máy móc mặc dù không hiểu rõ hiện tượng vật lý, ý nghĩa của các công thức đó.
	Bởi vậy, để giúp học sinh thực sự vận dụng kiến thức vật lý cho việc giải bài tập thì điều quan trọng là phải hình thành cho học sinh kỹ năng phân tích để tìm ra hướng giải cho các bài toán vật lý. Vì lẽ đó nên tôi đã chọn vấn đề “Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích để tìm ra hướng giải cho các bài toán vật lý” để làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên, trong phạm vi chương trình vật lý phổ thông, bài tập vật lý rất nhiều, tôi không thể trình bày hết được nên tôi chỉ chọn phần dòng điện xoay chiều lớp 12 để trình bày.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích để tìm ra hướng giải cho các bài toán vật lý phần dòng điện xoay chiều lớp 12.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Hoạt động dạy và học chương dòng điện xoay chiều vật lý 12.
- Kỹ năng phân tích để tìm ra hướng giải cho các bài toán vật lý
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết.
- Khảo sát thực tế.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Như chúng ta đã biết, vật lý là môn học có rất nhiều các bài tập định tính, định lượng. Trong khuôn khổ một tiết bài tập giáo viên không đủ thời gian để hướng dẫn học sinh giải quyết tất cả các bài tập đó, giáo viên chỉ có thể hướng dẫn một số bài điển hình, số còn lại là do học sinh tự làm. Tuy nhiên thực tế cho thấy rất nhiều học sinh gặp khó khăn, lúng túng không biết phải làm như thế nào? Hoặc nếu có làm cũng chỉ là áp dụng máy móc.
Bởi vậy để giúp học sinh có thể giải được các bài tập vật lý thì điều quan trọng trước tiên là phải hướng dẫn cho học sinh biết cách phân tích bài toán để lựa chọn hướng giải quyết phù hợp. Hoạt động này lặp lại nhiều lần sẽ trở thành kỹ năng phân tích để tìm ra hướng giải cho các bài toán vật lý.
2.2. Thực trạng của vấn đề .
	Đối với học sinh: Trong thực tế nhiều khi học sinh thuộc những định nghĩa, định lý, quy tắc nhưng vẫn không giải được bài tập. Nguyên nhân là học sinh không biết lập luận để vận dụng chúng. Khi giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vật lý để giải bài tập nghĩa là yêu cầu các em thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức mà các em đã học vào một trường hợp cụ thể [1]. Để tìm ra kết quả của bài toán phải trải qua rất nhiều các phép tính trung gian. Nếu không phân tích được các bước trung gian này thì việc tìm đến kết quả cuối cùng sẽ rất khó khăn. 
Đối với giáo viên: Trong các tiết bài tập thường chỉ quan tâm đến kết quả bài toán mà chưa chú ý đến các suy luận và phân tích của học sinh để có được kết quả đó. Rèn luyện kỹ năng phân tích để tìm ra hướng giải cho các bài toán vật lý là một bước rất quan trọng mà nhiều giáo viên thường bỏ qua. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân:
- Một trong những lí do là do sự bó hẹp của thời gian 1 tiết dạy.
- Do hình thức thi chủ yếu là trắc nghiệm nên chỉ yêu cầu làm sao trong thời gian ngắn nhất học sinh đưa ra được kết quả còn không quan tâm đến các bước phân tích, lập luận.
Vì vậy việc rèn luyện cho học sinh biết phân tích, suy luận là rất quan trọng và cần thiết cần phải làm một cách kiên trì, có kế hoạch, tạo thói quen, thành nếp nghĩ của học sinh, không để các em mò mẫn đi tìm lời giải.
* Hậu quả của thực trạng trên.
- Nhiều học sinh không tìm ra được hướng giải quyết các bài toán mà mới chỉ áp dụng các kiến thức một cách máy móc.
- Số học sinh yêu thích môn Vật lý chưa nhiều.
- Kết quả học tập của học sinh qua các bài kiểm tra, bài thi còn thấp so với các môn khác.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Các bước để giải một bài toán vật lý.
Để có thể giải được tốt một bài tập định lượng thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh theo các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu đề.
Đọc kỹ đề bài toán.
Tìm hiểu ý nghĩa vật lý của các từ ngữ trong đề bài và diễn dạt bằng ngôn ngữ vật lý.
Biểu diễn các đại lượng vật lý bằng các ký hiệu và chữ cái quen dùng trong quy ước sách giáo khoa.
Vẽ hình (nếu cần)
Xác định điều “cho biết” hay đã cho và điều “phải tìm” hay ẩn số. [1]
Bước 2: Phân tích hiện tượng vật lý mà đề bài đề cập.
a. Căn cứ vào những điều đã cho biết, xác định xem hiện tượng đã nêu trong bài thuộc phần nào của kiến thức vật lý, có liên quan đến những khái niệm nào, định luật nào, quy tắc nào?
b. Đối với những hiện tượng vật lý phức tạp thì phải phân tích ra thành những hiện tượng đơn giản, chỉ chi phối bởi một nguyên nhân, một quy tắc hay một định luật vật lý nhất định.
c. Tìm hiểu xem hiện tượng vật lý diễn biến qua những giai đoạn nào, mỗi giai đoạn tuân theo những định luật nào? [1]
Bước 3: Xây dựng lập luận cho việc giải bài tập.
a. Trình bày có hệ thống, chặt chẽ, logic để tìm ra mối liên hệ giữa nhũng điều đcho biết và những điều phải tìm.
b. Nếu cần phải tính toán định lượng thì lập công thức có liên quan đến các đại lượng cho biết, đại lượng cần tìm. Thực hiện phép biến đổi toán học để cuói cùng tìm ra được một công thức toán học, trong đó ẩn số là đại lượng vật lý cần tìm, liên hệ với các đại lượng khác đã cho trong đề bài.
c. Đổi các đơn vị đo trong đề bài thành đơn vị của cùng một hệ đơn vị và thực hiện các phép tính toán. [1]
Bước 4: Bắt tay vào giải bài toán.
	Dựa vào bước phân tích trên ta tìm các đại lượng trung gian E, F, G, H, I, K Từ các đại lượng trung gian này ta tìm các đại lượng trung gian A, B, C. Cuối cùng ta được đại lượng cần tìm.
Bước 5: Thử lại và biện luận kết quả thu được.
	Thử lại để chắc chắn kết quả là chính xác. Khi giải bài tập vật lý không phải lúc nào cũng phù hợp với thực tế. Vì vậy sau khi có kết quả phải biện luận để chọn kết quả phù hợp nhất với thực tế. [1]
Có thể mô tả phép phân tích bài toán theo sơ đồ sau: 
Hướng phân tích bài toán
Đại lượng trung gian B
Đại lượng trung gian H
Đại lượng trung gian A
Đại lượng trung gian G
Đại lượng trung gian I
Đại lượng cần tìm
Đại lượng trung gian F
Đại lượng trung gian E
Đại lượng trung gian C
Đại lượng trung gian K
Hướng giải quyết bài toán
2.3.2. Một số ví dụ minh họa.
Ví dụ 1: Mạch điện không phân nhánh gồm 3 phần tử: R = 100, C=10-4/2 (F) và cuộn dây thuần cảm có L = 1/(H) mắc nối tiếp. Điện áp xoay chiều trong mạch có biểu thức u = 2002cos(100t -/6) (V). Viết biểu thức cường độ dòng điện áp tức thời chạy trong đoạn mạch. [2]
Hướng dẫn cách phân tích bài toán:
Đại lượng cần tìm là biểu thức cường độ dòng điện tức thời
i = I0cos(ωt + φ)
ZC=1ωC
ZL=ωL
Z=R2+(ZL-ZC)2
tanφ=ZL-ZcR
Ta có sơ đồ phân tích
I0=U0Z
Dựa theo sơ đồ này những đại lượng đầu tiên chúng ta tìm là ZL và ZC. Sau đó sẽ là Z rồi I0 và φ. Cuối cùng thay I0 và φ vào biểu thức tổng quát của i ta được kết quả bài toán.
Lời giải:
Phương trình dòng điện chạy trong mạch có dạng i = I0cos(ωt + φ)
Cảm kháng của cuộn dây: ZL = ω.L = 100 (Ω).
Dung kháng của tụ điện: ZC=1ωC=200 (Ω)
Tổng trở của mạch: Z=R2+(ZL-ZC)2 = 1002 (Ω)
Cường độ dòng điện cực đại: I0=U0Z = 2 (A)
Độ lệch pha giữa u và i: tanφ=ZL-ZcR= -1→φ=-π4
Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là: 
i = 2cos(100πt – π/6 + π/4) =2cos(100πt + π/12) (A)
Ví dụ 2: Đặt vào hai đầu mạch điện xoay chiều R, L, C không phân nhánh điện áp hai đầu đoạn mạch điện xoay chiều u = 200cos(100-/6) (V). Biết R=100, C=10-4/ (F); L = 2/(H) . Xác định công suất tiêu thụ của đoạn mạch. [3]
Hướng dẫn cách phân tích bài toán:
Đại lượng cần tìm là công suất tiêu thụ của mạch điện
P = U.I.cosφ
Ta có sơ đồ phân tích
I=I02
U=U02
cosφ=RZ
Z=R2+(ZL-ZC)2
ZL=ωL
ZC=1ωC
Dựa theo sơ đồ này những đại lượng đầu tiên chúng ta tìm là ZL và ZC. Sau đó sẽ là Z rồi I, U và cosφ. Cuối cùng thay U, I và cosφ vào biểu thức tính công suất ta được kết quả bài toán.
Lời giải:
Công suất tiêu thụ của mạch: P = U.I.cosφ
Cảm kháng của cuộn dây: ZL = ω.L = 200 (Ω).
Dung kháng của tụ điện: ZC=1ωC=100 (Ω)
Tổng trở của mạch: Z=R2+(ZL-ZC)2 = 1002 (Ω)
Điện áp hiệu dụng hai đầu mạch: U =U02 = 200 (V)
Cường độ dòng điện hiệu dụng chạy trong mạch: I=UZ = 2 (A)
Hệ số công suất: cosφ=RZ=22 
Công suất tiêu thụ của mạch: P = U.I.cosφ = 200. 2. 22 = 200 (W).
Ví dụ 3: Cho mạch điện RC nối tiếp. R biến đổi từ 0 đến 600. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là u = U(V). Điều chỉnh R = 400 thì công suất toả nhiệt trên biến trở cực đại và bằng 100W. Khi công suất toả nhiệt trên biến trở là 80W thì biến trở có giá trị bao nhiêu? [3]
Hướng dẫn cách phân tích bài toán:
Đại lượng cần tìm là giá trị của biến trở R. Để tìm R ta sử dụng công thức
P = U.I.cosφ = U2RR2+ZC2
U
Tìm ZC
Ta có sơ đồ phân tích
Để Pmax thì MSmin
Áp dụng BĐT côsi ta tìm được ZC và U
P= U2R+ZC2R
Dựa theo sơ đồ này những đại lượng đầu tiên chúng ta tìm là ZC và U. Sau đó thay vào công thức tính công suất ta được kết quả bài toán. Cuối cùng là biện luận giá trị của R.
Lời giải:
Công suất tiêu thụ của mạch: P = U.I.cosφ = U2RR2+ZC2= U2R+ZC2R
Để Pmax thì MSmin. Áp dụng BĐT côsi cho hai số dương R và ZC2R
MS ≥2R.ZC2R= 2.ZC 
Dấu “=” xảy ra khi R=ZC2R→ZC=R=400 Ω .
Khi đó Pmax=U22R→U= 2.R.Pmax=2002 (Ω)
Giá trị của biến trở khi công suất trên biến trở là 80W
P=U2RR2+ZC2
↔P.R2- U2R+ P.ZC2=0
Giải phương trình bậc 2 này ta được 2 nghiệm của R là R1 = 200 (Ω) và R2 = 800 (Ω).
Biện luận: Theo đề bài ra thì R có giá trị từ 0 đến 600 Ω nên chỉ có nghiệm R=200Ω là thỏa mãn.
Ví dụ 4: Cho mạch điện xoay chiều R, L, C với R=403 Ω,L= 1,2π H; C= 10-316πF. Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều uAB=U0cos100πt (V). Xác định độ lệch pha của uAB với điện áp hai đầu cuộn dây. [3]
Hướng dẫn cách phân tích bài toán:
Đại lượng cần tìm là độ lệch pha Δφ giữa uAB và uL. Để tìm Δφ ta sử dụng công thức
Δφ = φ – φuL
φuL=π2
Ta có sơ đồ phân tích
Tìm φ
tanφ = ZL-ZCR
ZL=ωL
ZC=1ωC
Dựa theo sơ đồ này những đại lượng đầu tiên chúng ta tìm là ZL và ZC. Sau đó tìm độ lệch pha giữa u và i (là φ); độ lệch pha giữa uL và i (là φuL). Cuối cùng thay vào công thức tính độ lệch pha Δφ giữa uAB và uL
Phương trình dòng điện chạy trong mạch có dạng i = I0cos(ωt + φ)
Lời giải:
Cảm kháng của cuộn dây: ZL = ω.L = 120 (Ω).
Dung kháng của tụ điện: ZC=1ωC=160 (Ω)
Độ lệch pha giữa uAB và i
tanφ = ZL-ZCR=120-160403=-13→φ=-π6
Vì điện áp hai đầu cuộn thuần cảm nhanh pha hơn dòng điện i góc π2 nên độ lệch pha giữa uL và i là φuL=π2
Độ lệch pha giữa uAB và uL là: 
Δφ = φ – φuL = -π6 - π2 = -2π3
Kết luận: uAB chậm pha uL góc 2π3
Ví dụ 5: Cho đoạn mạch xoay chiều A, B gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếp với điện trở R = 203 Ω và tụ điện có điện dung C = 159μF. Đặt vào hai đầu đoạn mạch A, B điện áp uAB = 802cos100πt (V) thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua điện trở bằng 2A. Tính độ tự cảm L (biết L≠0). [3]
Hướng dẫn cách phân tích bài toán:
Đại lượng cần tìm là độ tự cảm L của cuộn dây
L=ZLω
Ta có sơ đồ phân tích
Z=UI
Z=R2+(ZL-ZC)2
ZC=1ωC
Dựa theo sơ đồ này những đại lượng đầu tiên chúng ta tìm là Z và ZC. Sau đó sẽ tính được ZL. Từ đó ta tính được L. Cuối cùng biện luận để lấy kết quả phù hợp.
Lời giải:
Dung kháng của tụ điện: ZC=1ωC=20 (Ω)
Tổng trở của mạch: Z=UI=40 (Ω)
mà 
Z=R2+ZL-ZC2
↔ Z2 = R2+ZL-ZC2
↔ 402 = (203)2+ZL-202
Giải phương trình này ta được ZL = 40Ω và ZL = 0.
Biện luận: Theo đề ra L≠0 nên loại nghiệm ZL = 0, lấy nghiệm ZL = 40Ω
→ L=ZLω=0,4π (H)
Ví dụ 6: Một điện trở R = 30Ω và một cuộn dây được mắc nối tiếp với nhau thành một đoạn mạch. Khi đặt điện áp không đổi 24V vào hai đầu mạch thì dòng điện qua mạch có cường độ 0,6A. . Khi đặt điện áp xoay chiều có tần số 50Hz vào hai đầu mạch thì dòng điện qua mạch lệch pha π/4 so với điện áp này.
Tính độ tự cảm L của cuộn dây
Tính độ lệch pha giữa dòng điện xoay chiều qua cuộn dây và điện áp hai đầu cuộn dây. [4]
Hướng dẫn cách phân tích bài toán:
Đại lượng cần tìm là độ tự cảm L của cuộn dây, độ lệch pha giữa dòng điện xoay chiều qua cuộn dây và điện áp hai đầu cuộn dây.
tanφ=ZLr+R
Với dòng điện không đổi R + r = UI→r
L=ZLω
φd
tanφd=ZLr
và
Ta có sơ đồ phân tích	
Lời giải:
a. Đối với dòng điện không đổi, cuộn cảm chỉ có tác dụng với điện trở thuần r
R + r = UI=40Ω→ r = 10Ω
Đối với dòng điện xoay chiều, cuộn cảm có thêm tác dụng cảm kháng:
tanφ=ZLr+R = 1→ ZL = 40Ω
→ L=0,4π (H)
b. Độ lệch pha giữa dòng điện xoay chiều qua cuộn dây và điện áp hai đầu cuộn dây
tanφd=ZLr=4 →φd=1,326 rad
Ví dụ 7: Cho một đoạn mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch có biểu thức u=1502cos100πt (V). Biết R = 100Ω; L=0,318H; C =15,7 µF
Tính công suất tiêu thụ của mạch.
Muốn công suất tiêu thụ điện của mạch đạt cực đại, người ta mắc thêm tụ C’ với C vào mạch. Hỏi phải ghép tụ C’ như thế nào, giá trị bao nhiêu? [4]
Hướng dẫn cách phân tích bài toán:
Đại lượng cần tìm là công suất tiêu thụ của mạch và khi công suất tiêu thụ điện của mạch đạt cực đại, người ta mắc thêm tụ C’ với C vào mạch như thế nào, giá trị bao nhiêu?
Tính ZL; ZC
P=U2RR2+(ZL-ZC)2
Khi Pmax thì ZL= ZCb
Cách ghép tụ C’ và giá trị của C’
So sánh ZCb và ZC
và
Ta có sơ đồ phân tích	
Lời giải:
a. Cảm kháng của cuộn dây: ZL = ω.L = 100 (Ω).
Dung kháng của tụ điện: ZC=1ωC=200 (Ω)
Công suất tiêu thụ của mạch: P=U2RR2+(ZL-ZC)2 = 112,5 (W)
b. Ta có: P=U2RR2+(ZL-ZC)2
Để Pmax thì ZL= ZCb=100Ω
Ta thấy ZCb<ZC nên Cb gồm C mắc song song với C’
Với ZC'=ZC.ZCbZC-ZCb=200Ω→C'=C=15,7 µF
Ví dụ 8: Cần truyền tải điện năng từ A đên B cách nhau 5km, tại A có điện áp 100kV và công suất 5000kW, dây dẫn bằng đồng có điện trở suất 1,7.10-8 (Ωm). Biết rằng độ giảm điện áp trên đường dây tải không vượt quá 1%. Xác định tiết diện của dây dẫn. [5]
Hướng dẫn cách phân tích bài toán:
Đại lượng cần tìm là tiết diện của dây dẫn.
S=ρlR
Ta có sơ đồ phân tích	
∆U≤0,01U
I.R≤0,01U
PU.R≤0,01U
Lời giải:
Theo đề ra độ giảm điện áp không quá 1% nên ta có
∆U≤0,01U↔I.R≤0,01U↔PU.R≤0,01U→R≤0,01U2P=20Ω
Tiết diện của dây dẫn là:
S=ρlR=1,7.10-8.2.500020=8,5.10-6(m2)=8,5 (mm2)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục.
Để tiến hành đánh giá hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục tôi tiến hành khảo sát thực nghiệm nhằm trả lời các câu hỏi sau:
- Có giúp học sinh rèn luyện kỹ năng phân tích bài toán không?
- Có giúp học sinh tích cực hơn trong học tập không?
- Có tạo điều kiện để học sinh trao đổi thảo luận với nhau và với giáo viên không?
- Có nâng cao được kết quả học tập không?
	Tôi đã tiến hành thực nghiệm trên 2 lớp là 12B2 và 12B3 trường THPT Như Xuân. Lớp 12B3 tôi sử dụng các bài tập có các bước phân tích (lớp thực nghiệm)s, còn lớp 12B2 thì không (lớp đối chứng).
Kết quả thực nghiệm:
- Các tiết dạy có các bài tập có các bước phân tích giúp học sinh hứng thú, tích cực suy nghĩ và tự giác hơn trong học tập.
- Các tiết dạy lôi cuốn được học sinh, các em tự tin tranh luận để tìm ra lời giải đúng.
- Học sinh nhanh nhẹn, linh hoạt hơn trong việc giải bài tập vật lý và đặc biệt là yêu thích môn Vật lý hơn.
- Kết quả các bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng. (xem kết quả phía dưới)
Điểm bài kiểm tra 15 phút học kì 1 lớp 12B3 (lớp thực nghiệm)
STT
Họ và tên học sinh
Điểm 15’
Đỗ Tuấn
Anh
7
Nguyễn Quang
Anh
10
Nguyễn Thế
Bắc
8
Quách Thanh
Chương
5
Hoàng Văn
Cường
9
Lê Thị
Diệp
6
Dương Thị
Dung
6
Lường Hữu
Dũng
4
Cao Hùng
Đức
8
Lê Nhân
Đức
7
Cao Thị Hà
Giang
8
Đinh Thị Minh
Hằng
7
Dương Ngọc
Hân
8
Hoàng Thị
Hiền
6
Kiều Minh
Hiếu
8
Lê Huy
Hoàng
9
Lô Đức
Huy
8
Lê Bá Thiên
Hùng
6
Lê Việt
Hùng
4
Lê Thị Thảo
Hương
9
Nguyễn Linh
Hương
6
Hà Diệu
Linh
7
Lê Hoàng
Loan
8
Nguyễn Thị Thuý
Ngọc
6
Đinh Tố
Nhi
6
Lê Thị
Nhung
9
Đinh Tố
Như
9
Trần Thu
Phương
8
Nguyễn Văn
Quý
7
Trịnh Ngọc
Sơn
9
Nguyễn Thị
Thảo
7
Nguyễn Vũ Ngọc
Thắng
10
Hoàng Minh
Thư
6
Đỗ Huyền
Trang
9
Lê Thị
Trang
9
Lê Thị
Trang
7
Quách Minh
Trang
9
Lê Khắc
Tuấn
7
Điểm bài kiểm tra 15 phút học kì 1 lớp 12B2 (lớp đối chứng)
STT
Họ và tên học sinh
Điểm 15’
Lê Phúc
Anh
5
Lương Thị
Dung
5
Lang Thị
Duyên
4
Lê Thị
Duyên
5
Nguyễn Thế
Đức
7
Nguyễn Trọng
Đức
9
Lục Văn
Hải
6
Lê Thị
Hiền
4
Trương Thị
Hiền
5
Trương Thị
Hoa
5
Nguyễn Thị
Hoà
5
Lữ Văn
Hoàng
5
Nguyễn Thị
Huệ
8
Kim Văn
Huy
7
Lương Thị
Huyền
6
Hoàng Công
Hùng
6
Lang Thị
Hương
4
Nguyễn Văn
Linh
6
Lê Thị
Ly
9
Quách Hoài
Nam
6
Kim Thị
Ngần
7
Vi Thị
Như
4
Lê Ngọc
Phong
7
Nguyễn Thị
Phương
8
Nguyễn Văn
Quý
6
Lương Thị
Sánh
5
Bùi Văn
Tâm
4
Tô Thị
Thắm
6
Hồ Công
Thắng
5
Vi Văn
Toàn
4
Lương Thị
Trang
5
Lê Sử
Trường
4
Lê Thị
Vân
5
Nguyễn Thị
Vân
4
Lang Thị
Xuân
6
Vũ Thị
Xuân
5
Thống kê kết quả điểm 15 phút học kì 1 ở lớp 12B2 và 12B3
Lớp
Kém
(0-2,75)
Yếu
(3-4,75)
TB
(5-6,75)
Khá
(7-8,75)
Giỏi
(9-10)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12B2
0
0
8
22,2
20
55,6
7
19,4
1
2,8
12B3
0
0
2
5,3
10
26,3
15
39,4
11
29,0
Biểu đồ tỉ lệ % điểm kiểm tra 15 phút học kì 1 ở lớp 12B2 và 12B3
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Trên cơ sở rèn luyện kỹ năng phân tích bài toán vật lý để tìm ra hướng giải quyết đề tài đã đưa ra được giải pháp nhằm giúp học sinh có được những kỹ năng cơ bản trong quá trình làm bài tập. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh, giúp các em hứng thú hơn trong học tập và yêu thích môn học vật lí. 
3.2. Kiến nghị:
	Những giải pháp đổi mới thường liên quan đến nhiều vấn đề, tuy nhiên sự thành công của các giải pháp phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người. Để đề tài thực sự mang lại hiệu quả, tôi mạnh dạn đề nghị một số vấn đề sau:
* Đối với người dạy:
- Thường xuyên tìm tòi để có những bài giảng hay, những bài tập thú vị lôi cuốn học sinh vào bài giảng của mình
* Đối với người học:
- Phải thực sự yêu thích môn học.
- Phải nắm vững được kiến thức.
- Phải tích cực hợp tác với người dạy để hoạt động dạy - học đạt kết quả cao nhất
* Đối với các cấp quản lý
- Thường xuyên quan tâm đến giáo viên, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để giáo viên có thể áp dụng các phương pháp mới vào giảng dạy.
- Có hình thức động viên khen thưởng kịp thời giáo viên và học sinh có kết quả dạy – học tốt.
	Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong năm học 2016 – 2017. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để việc dạy và học vật lý ở trường THPT đạt kết quả ngày càng tốt hơn. 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG 
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
Đinh V

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ren_luyen_cho_hoc_sinh_ky_nang_phan_tich_de_tim_ra_huon.docx