SKKN Rèn kỹ năng vẽ trang trí cho học sinh khối 7

SKKN Rèn kỹ năng vẽ trang trí cho học sinh khối 7

 Xuất phát từ mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nuớc ta đã xác định cần phải đào tạo thế hệ trẻ trở thành người lao động làm chủ đất nước có trình độ văn hoá cơ bản,những con người thông minh sáng tạo,có phẩm chất đạo đức tốt ,chủ động chiếm lĩnh được tri thức của nhân loại ,đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. để có những người như vậy phải được rèn luyện trong quá trình đào tạo và tự đào tạo .Do đó nghành giáo dục đã xác định rõ mục tiêu đào tạo để có nội dung và phương pháp dạy học sao cho phát huy được tính độc lập,tính sáng đạo,tính chủ động tìm tòi khám phá tri thức của học sinh đối với các môn học nói chung và môn mĩ thuật nói riêng .

 Trong chương trình bậc THCS, Mĩ thuật là một môn học không kém phần quan trọng góp phần đào tạo con người phát triển một cách toàn diện thích ứng với nhu cầu của thời đại mới. Dạy và học mĩ thuật ở trường THCS là cần thiết góp phần xây dựng môi trường thẩm mỹ cho xã hội, mọi người đều hướng tới cái đẹp, thưởng thức cái đẹp theo ý mình sẽ làm cho cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp, phong phú và hài hoà hơn. trang trí là một “Hình thái nghệ thuật đặc biệt” của con người, là một phạm trù thẩm mỹ phục vụ cuộc sống con người, là nghệ thuật làm ra “Cái đẹp” để thỏa mãn nhu cầu trước hết là thông tin, giao tiếp với những ký hiệu gắn liền với những tiến bộ và sự phát triển tất yếu của đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Trang trí là nghệ thuật sắp xếp bố trí hình mảng, đường nét, màu sắc, khối lượng để tạo nên những vật phẩm đẹp và tiện nghi phục vụ cho nhu cầu đời sống tinh thần, thuận tiện cho lao động sản xuất, vui chơi, giải trí của con người hằng ngày. Trang trí là nhu cầu của trí tuệ, nó phản ánh sự phát triển về mặt văn hóa của mỗi người, mỗi xã hội, mỗi thời đại từ xưa đến nay.

 

docx 20 trang thuychi01 8481
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn kỹ năng vẽ trang trí cho học sinh khối 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lý do chọn đề tài
 Xuất phát từ mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nuớc ta đã xác định cần phải đào tạo thế hệ trẻ trở thành người lao động làm chủ đất nước có trình độ văn hoá cơ bản,những con người thông minh sáng tạo,có phẩm chất đạo đức tốt ,chủ động chiếm lĩnh được tri thức của nhân loại ,đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. để có những người như vậy phải được rèn luyện trong quá trình đào tạo và tự đào tạo .Do đó nghành giáo dục đã xác định rõ mục tiêu đào tạo để có nội dung và phương pháp dạy học sao cho phát huy được tính độc lập,tính sáng đạo,tính chủ động tìm tòi khám phá tri thức của học sinh đối với các môn học nói chung và môn mĩ thuật nói riêng . 
 Trong chương trình bậc THCS, Mĩ thuật là một môn học không kém phần quan trọng góp phần đào tạo con người phát triển một cách toàn diện thích ứng với nhu cầu của thời đại mới. Dạy và học mĩ thuật ở trường THCS là cần thiết góp phần xây dựng môi trường thẩm mỹ cho xã hội, mọi người đều hướng tới cái đẹp, thưởng thức cái đẹp theo ý mình sẽ làm cho cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp, phong phú và hài hoà hơn. trang trí là một “Hình thái nghệ thuật đặc biệt” của con người, là một phạm trù thẩm mỹ phục vụ cuộc sống con người, là nghệ thuật làm ra “Cái đẹp” để thỏa mãn nhu cầu trước hết là thông tin, giao tiếp với những ký hiệu gắn liền với những tiến bộ và sự phát triển tất yếu của đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Trang trí là nghệ thuật sắp xếp bố trí hình mảng, đường nét, màu sắc, khối lượngđể tạo nên những vật phẩm đẹp và tiện nghi phục vụ cho nhu cầu đời sống tinh thần, thuận tiện cho lao động sản xuất, vui chơi, giải trí của con người hằng ngày. Trang trí là nhu cầu của trí tuệ, nó phản ánh sự phát triển về mặt văn hóa của mỗi người, mỗi xã hội, mỗi thời đại từ xưa đến nay.
Trang trí luôn gắn bó với đời sống của con người, xung quanh chúng ta bất kỳ một đồ vật nào cũng được trang trí dù đó là những đồ vật có kích thước nhỏ cho đến các công trình kiến trúc như: Nhà hát, công viênthì hình dáng, màu sắc càng muôn vẻ và tinh tế. Những kết quả đó nói lên sự sáng tạo về trang trí vô cùng phong phú và to lớn của con người.
Trong quá trình giảng dạy thực tế, tôi nhận thấy vẽ trang trí cũng là một phân môn được nhiều em yêu thích vì các em được thỏa sức sáng tạo bằng những cảm nhận riêng của từng em về môi trường sống xung quanh. Với những hình ảnh quen thuộc trong đời thường, các em sẽ chắt lọc, khái quát, cách điệu lại để đưa vào các bài vẽ trang trí cụ thể.
Tuy nhiên không phải ta muốn trang trí kiểu nào cũng được mà nó có những nguyên tắc riêng. Nếu không tuân theo những nguyên tắc này thì sản phẩm tạo ra sẽ không có giá trị cao.
Mặc dù những nguyên tắc này đã được nói đến trong chương trình mĩ thuật lớp 6, nhưng vẫn còn nhiều em mơ hồ. Do đó tôi đã quyết định chọn đề tài “Rèn kỹ năng vẽ trang trí cho học sinh lớp 7” để nghiên cứu và áp dụng . Đây là vấn đề rất cần thiết không phải chỉ riêng tôi mà theo tôi thiết nghĩ các bạn tôi cùng chuyên nghành cũng thấy rất cần thiết.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghệ thuật trang trí có tác động lớn lao đối với đời sống xã hội, qua những sản phẩm được làm đẹp bởi nghệ thuật trang trí sẽ góp phần định hướng, giáo dục và xây dựng thị hiếu thẩm mỹ tốt cho con người, giúp hình thành một lối sống có văn hóa, có nhân cách.Đề tài “Rèn kỹ năng vẽ trang trí cho học sinh lớp 7”mà tôi nghiên cứu cũng không gì khác hơn là để phát huy những kỹ năng, sự sáng tạo của các em học sinh trong việc học phân môn vẽ trang trí.Những kinh nghiệm này, tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy thực tế ở lớp 7 theo chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy mới và phân phối chương trình mới.
Đề tài này có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp 6, 7, 8, 9 của bậc Trung học cơ sở 
  1.3.Đối tượng nghiên cứu:
 Rèn luyện kỹ năng vẽ trang trí cho học sinh lớp 7
2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Những vấn đề cơ sở lý luận 
Đối tượng mà tôi điều tra là học sinh ở khối 7 trong năm học 2018-2019. Thời gian áp dụng thực hiện : Từ đầu năm học 2018-2019, đến nay.Trong năm học này tôi đã giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa, chỉ cung cấp kiến thức cơ bản mà sách giáo khoa đưa ra , trong đó có lý thuyết và các bước thực hành đơn giản, tôi thu hoạch và chấm tất cả các bài vẽ trang trí từ đó tôi rút ra nhược điểm trong bài vẽ của học sinh, và trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh còn thiếu sót để nghiên cứu .
Cách thực hiện: Đưa ra các giải pháp và biện pháp thực hiện áp dụng vào các bài vẽ trang trí. Bài đầu cung cấp những kiến thức cơ bản là:Tiết 4: bài 4: Tạo họa tiết trang trí
Các bài sau tuỳ thuộc vào yêu cầu của bài học tôi sẽ đưa vào áp dụng từng giải pháp, biện pháp khác nhau, sao cho phù hợp và đạt kết quả nhất.
2.2. Thực trạng của đề tài cần nghiên cứu:
Như đã nói ở trên, mặc dù những nguyên tắc về trang trí đã được học ở lớp 6 (Bài 6), nhưng vẫn còn nhiều em chưa nắm rõ. Kết quả là nhiều em vẽ bài không cân đối, sắp xếp họa tiết không hợp lý, một số em vẽ họa tiết quá đơn giản, hình mảng bị đều nhau, không tạo được điểm nhấn nổi bật trong bài. Toàn bộ bài vẽ chỉ là sự dàn trải, thiếu sự tinh tế trong bố cục. Do đó, ta cần phải nhấn mạnh lại các nguyên tắc trang trí để các em nắm thật chắc khi vận dụng vào từng bài vẽ cụ thể.
Tùy theo từng dạng bài, giáo viên hướng dẫn các thao tác thực hiện sao cho phù hợp.
2.3. Những giải pháp thực hiện đề tài:
Các bài vẽ trang trí trong chương trình Mĩ thuật 7 đều là những bài trang trí ứng dụng. Tuy nhiên nếu không có một nền tảng nhận thức đúng về các nguyên tắc trang trí cơ bản thì sẽ không đạt được hiệu quả cao. Vì thế giáo viên cần phải nhấn mạnh và khái quát lại những nội dung sau:
-Một số nguyên tắc cơ bản về bố cục trang trí
- Các yếu tố của nghệ thuật trang trí
- Những điều cần tránh trong nghệ thuật trang trí
- Rèn các kĩ năng trang trí
- Các phương pháp giảng dạy đối với phân môn vẽ trang trí
- Tiến trình thực hiện bài vẽ trang trí
- Đăng đối qua trục dọc (bên trái - bên phải) .
- Đăng đối qua trục ngang (phía trên - phía dưới) .
- Đăng đối qua đường chéo.
- Các họa tiết ở các góc ví dụ như ở các góc của hình vuông, hình chữ nhật,đều giống nhau và đối xứng nhau qua trục dọc, trục ngang hay trục chéo.
- Ngoài ra, các họa tiết có thể đăng đối trên một số hình ví dụ như hình tam giác, lục giác, ngũ giác, bát giác, Khi đó ta sẽ lấy một điểm chính làm trọng tâm cho cả hình để từ đó ta kẻ các đường trục về các góc nhằm tạo khoảng cách giữa các họa tiết đều nhau. Như vậy tỉ lệ của các họa tiết cũng sẽ đều nhau.
 Nhắc lại : Họa tiết chính được nhắc lại nhiều lần, đặt bên cạnh nhau.
 Xen kẽ : Họa tiết được nhắc lại nhưng không đặt liền nhau mà được đặt xen kẽ bởi một họa tiết khác trong một khoảng cách đều nhau để làm phong phú cho họa tiết, tạo sự chuyển đổi về tỉ lệ cũng như màu sắc.
 Nguyên tắc xoay chiều : Những họa tiết trang trí có thể xếp theo chiều ngược lại để tạo nên sự sinh động, nhịp nhàng .
 Hình mảng không đều: Ngoài các hình thức trang trí trên, ta còn áp dụng cách thức bố cục đặt hình mảng không đều nhau. Tuy nhiên, ta cũng cần phải chú ý tạo ra sự cân bằng của các họa tiết trong một tổng thể chung. Sự cân bằng, cân xứng ở đây không có nghĩa là bằng nhau như nguyên tắc đăng đối mà có thể một bên to - một bên nhỏ, thuận mắt mà không lấn áp, cạnh tranh nhau.
 Nguyên tắc phá thế:
Là làm giảm đi những mảng, hình, đậm nhạt có xu hướng lấn át đi bố cục chung khi có quá nhiều những đường thẳng thì phải đưa vào các đường cong.
Trong sắc độ đậm cũng cần phải có độ nhạt. Trong sắc độ rực rỡ phải có sắc độ êm dịu. Bên cạnh những mảng nhọn cứng phải có những đường cong mềm mại, làm giảm đi sự đơn điệu trong bài, trọng tâm sẽ được thể hiện rõ hơn.
Các yếu tố của nghệ thuật trang trí
Nền:
- Là khoảng trống giữa các họa tiết.
- Phần nền có khi là các khoảng trống thoáng, rộng rãi mà các họa tiết chỉ là những điểm phụ, đơn giản hay có khi là những khoảng trống nhỏ còn sót lại do các họa tiết tạo ra.
- Màu của nền thường là một màu thống nhất sắc tố chính cho sự hòa sắc.
 Họa tiết :
- Là một kiểu hình thể nào đó được sáng tạo, chọn lựa để trang trí. Đó có thể là hình hoa lá, con vật hay các hình ảnh khác lấy thực tế cuộc sống.
- Màu của các họa tiết thường không giống màu của nền.
Các dạng kỷ hà:
- Dùng những hình kỷ hà như tròn, vuông, xoắn ốc,... kết hợp với nhau để tạo thành một họa tiết trang trí.
- Cũng có khi dùng hình kỷ hà này phối hợp để phối hợp và hỗ trợ cho các họa tiết chính để bố cục được chặt chẽ hơn.
Màu sắc :
- Là yếu tố thiết yếu trong nghệ thuật trang trí.
- Trong một mặt phẳng trang trí cần lưu ý đến các sắc chính (chủ sắc) không nên phối hợp hai sắc trái ngược như nóng - lạnh chiếm cùng diện tích như nhau. Do tính chất tương tranh của hai màu mà triệt tiêu lẫn nhau.
- Sự phối hợp màu sắc tùy theo sở thích của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc nhưng cần phải tránh bớt dùng nhiều màu nguyên chất như đỏ, vàng, xanh dương... để bài vẽ bớt sự nặng nề hay nhìn chói mắt, khó xem.
- Hình thể trong trang trí rõ ràng, dứt khoát. Do đó, màu sắc lúc nàu cũng phải nằm gọn trong một mảng hình nào đó. Các mảng màu thường ở dạng bẹt, không vờn bóng sáng - tối. Tuy nhiên đôi khi hoạ sĩ cũng thích dùng kỹ thuật vờn bóng sáng - tối để làm họa tiết có chiều sâu không gian nhưng điều đó cũng không làm mất đi tính dứt khoát của mảng trang trí.
- Dù dùng loại hòa sắc nào, nhẹ nhàng hay gay gắt, vui tươi hay trầm lặng cũng cần phải thể hiện được một hòa sắc thuận mắt, ưa nhìn, hòa được với hoàn cảnh xung quanh, với tự nhiên.
 Những điều cần tránh trong nghệ thuật trang trí:
- Không dứt khoát trong việc phân chia mảng, chia đôi hình ngập ngừng, xấp xỉ nhau, hình cao to đều nhau hay chia đôi một bề mặt đều nhau (không phải đăng đối họa tiết).
- Chia đôi một bề mặt góc vuông theo đường chéo.
- Trong một hình ba chiều phải tránh chỉ nhìn theo một mặt trước mà không chú ý đến chiều sâu, bề mặt nghiêng của hiện vật .
Rèn các kỹ năng trang trí :
* Để thực hiện tốt các bài vẽ trang trí, ta cần rèn luyện học sinh một số kỹ năng sau:
- Kỹ năng quan sát: tạo cho học sinh thói quen quan sát, biết cách quan sát các hình tượng, họa tiết, đường nét, màu sắc, đậm nhạt, nắm được đặc điểm của các sự vật, hiện tượng, làm tăng cảm xúc thẩm mỹ, phát huy tính sáng tạo, bồi dưỡng tình cảm trân trọng cái đẹp.
- Kỹ năng tư duy, tạo hình, bố cục: học sinh phải suy nghĩ, khám phá, sáng tạo những hình tượng đa dạng, phong phú về tạo hình, cách bố cục theo những ý tưởng độc đáo, mới lạ, không bị lặp lại, không bị nhàm chán khi sử dụng các ngôn ngữ hội họa về hình mảng, đường nét, màu sắc, làm cho các em hứng thú, chủ động và học tập tích cực hơn.
- Kỹ năng vẽ hình, chỉnh hình: học sinh cần được hình thành và phát triển kỹ năng vẽ hình để đạt được hiệu quả như mong muốn, tránh tẩy xóa nhiều, bài vẽ bẩn, hình vẽ sẽ bị méo mó, không cân đối. Hình vẽ, họa tiết cần phải cân đối về tỉ lệ hình mảng.
- Kỹ năng vẽ đậm nhạt: khi học sinh cảm nhận tốt độ đậm nhạt của các mảng hình trang trí thì sẽ vẽ màu tốt, tạo được tương quan chung hài hòa, hợp lý, nổi bật được trọng tâm của hình hay vật dụng trang trí. Độ đậm nhạt cần phải lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng và nội dung trang trí. Độ đậm nhạt có thể tương phản mạnh mẽ, cũng có thể êm dịu, nhẹ nhàng, vừa phải về màu sắc.
- Kỹ năng cảm thụ: giúp học sinh biết cảm nhận cái đẹp về hình mảng, họa tiết, đường nét, màu sắc, đậm nhạt, theo cách tư duy và cách vẽ trong trang trí.
- Kỹ năng tư duy: giúp học sinh tư duy và tưởng tượng có sáng tạo, biết khái quát hóa, điển hình hóa, chi tiết hóa các hình tượng mang yếu tố trang trí, cách điệu,
- Kỹ năng thực hành: rèn cho học sinh biết cách bố cục, vẽ hình, vẽ nét, vẽ màu, đậm nhạt; nắm được phương pháp thể hiện bài tập, sáng tạo theo lối vẽ trang trí.
- Kỹ năng đánh giá: giúp học sinh biết nhận ra cái đẹp, chưa đẹp; biết phân tích, đánh giá, so sánh cái đẹp một cách sáng tạo, không lệ thuộc một cách máy móc, khuôn mẫu.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn: tạo cho học sinh thói quen sáng tạo, vận dụng những kiến thức đã học vào việc trình bày, xếp đặt, trang trí, trong sinh hoạt, học tập của bản thân và môi trường sống xung quanh các em.
Các phương pháp giảng dạy đối với phân môn vẽ trang trí
Phương pháp trực quan:
Đây là phương pháp quan trọng nhất quyết định chất lượng bài vẽ của học sinh. Vì thông qua quan sát các em sẽ phân tích, nhận xét, đánh giá những hoa văn, những hình vẽ cũng như những cách sắp xếp (bố cục) trong từng bài vẽ cụ thể. Khi học sinh quan sát, giáo viên cần gợi ý để các em nhận ra những nguyên tắc của trang trí, cách sắp xếp các hình mảng.
Ví dụ: trong một bài trang trí thì mảng chính sẽ chiếm diện tích lớn nhất, đường nét được cách điệu, khái quát cao hơn so với những họa tiết xung quanh. Màu sắc nhiều hơn và nổi bật hơn so với họa tiết phụ.
Một điều cần lưu ý các em là muốn cho họa tiết chính nổi bật thì ta có 2 cách: một là màu của họa tiết chính sáng, nền ta vẽ màu đậm; hai là vẽ màu họa tiết đậm thì nền chọn màu nhạt.
Khi quan sát, giáo viên cũng cần đưa những sản phẩm còn hạn chế để các em rút kinh nghiệm và tránh những lỗi ấy khi tiến hành làm một bài vẽ cụ thể.
Ví dụ: trong bài vẽ tất cả các đường nét đều là nét thẳng, làm cho bài trở nên khô cứng, nếu ta thêm vào vài nét cong thì sẽ thấy bài vẽ trở nên sinh động hơn hẳn. Ngược lại, nếu tất cả các đường nét đều là nét cong sẽ gây cảm giác nhàm chán, nếu thêm vào nét thẳng thì bài sẽ cảm giác có bố cục chặt chẽ hơn.
Phương pháp vấn đáp:
Song song với việc sử dụng phương pháp trực quan, giáo viên cần phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi sao cho khoa học, phù hợp. Các câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, dễ hiểu.
Ví dụ: khi dạy tiết 3: Tạo họa tiết trang trí, ta có thể đặt một số câu hỏi như:
- Họa tiết thường là gì? (Hoa,lá,mây,sóng nước).
- Đường nét cách điệu như thế nào? (mềm mại, uyển chuyển ).
- Cách điệu ra sao? ( Đối xứng,hoặc không đối xứng).
- Màu sắc của họa tiết thường như thế nào? Màu sắc có thể rực rỡ hoặc êm dịu tùy thuộc vào hình trang trí được cách điệu(Giáo viên cần đặt câu hỏi gợi ý để phát triển khả năng tư duy và trí sáng tạo của các em. 
Sau tiết học tạo họa tiết các em có thể áp dụng cho bài tạo dáng và trang trí lọ hoa, bài trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật, bài trang trí đĩa tròn
 Phương pháp thảo luận:
Giáo viên sẽ đưa ra vấn đề và phân công các nhóm cùng bàn luận về vấn đề đưa ra.
Giáo viên có thể đưa ra yêu cầu thảo luận như:
- Em hãy phân tích đặc điểm, cấu tạo, chất liệu, họa tiết, màu 
Giáo viên có thể đưa ra yêu cầu các nhóm thảo luận, đánh giá bài vẽ của các bạn trong lớp, phân tích những ưu điểm và những hạn chế trong bài của bạn.
Điều này sẽ rất hay khi áp dụng thực tế vì nó giúp các em nhận biết rõ giá trị của một bài vẽ. Đồng thời qua việc tranh luận giữa các nhóm, các em sẽ ngày càng tự tin hơn, hiểu được giá trị thực sự của sản phẩm do bạn cũng như do mình làm ra.
 Phương pháp gợi mở:
Khi thực hiện giảng dạy một bài vẽ nào đó, ta đều biết rằng có nhiều cách để thực hiện. Chính vì vậy, giáo viên phải là người biết khơi dậy những tiềm năng của các em, giúp các em phát triển kỹ năng và không ngừng sáng tạo nên những sản phẩm ngày càng mới lạ, độc đáo.
Ví dụ: Trang trí đĩa tròn có nhiều cách để thực hiện, giáo viên có thể gợi ý: trang trí xứng hoặc không đối xứng. (trang trí tự do)
TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG
TRANG TRÍ KHÔNG ĐỐI XỨNG
Phương pháp minh họa:
 Giáo viên sau khi phân tích, giảng giải xong, cần thực hiện minh họa để học sinh hiểu và nắm được các bước tiến hành. Hình minh họa cần phải rõ ràng, thể hiện rõ cách cố cục, sắp xếp các mảng.
Phương pháp luyện tập:
 Vẽ trang trí trong chương trình Mĩ thuật 7 là sự tiếp nối và nâng cao so với các lớp dưới mà các em đã học. Vì thế để có được kỹ năng thành thạo, đòi hỏi học sinh phải không ngừng rèn luyện. Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên sẽ bao quát lớp và góp ý cho từng em để các em hoàn thành bài tốt hơn. Đồng thời qua đó, giáo viên phát hiện ra những hạn chế trong bài vẽ của học sinh để các em kịp thời sửa chữa.
Phương pháp trò chơi:
 Nhằm hưởng ứng phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và thực hiện chương trình đổi mới phương pháp dạy – học, giáo viên cần phải biết sáng tạo ra những trò chơi để gây sự hứng thú, phấn khởi cho học sinh. Thông qua trò chơi, các em sẽ nhận biết thêm, hiểu thêm về vấn đề mà giáo viên đặt ra cho trò chơi. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, trò chơi đưa ra phải phù hợp với từng nội dung bài, không phải bài nào cũng đưa ra trò chơi mà có thể sử dụng những phương pháp khác. Một trò chơi đưa ra cần phải thể hiện rõ mục đích của cuối cùng của trò chơi là gì? Phải có luật chơi, thởi gian quy định rõ ràng để các cá nhân hay các nhóm thi đua với nhau. Sau khi chơi trò chơi xong, giáo viên tổng kết, tuyên dương nhóm thực hiện tốt để động viên, khuyến khích các em.
 Giáo viên tổ chức´“Trò chơi với các hình mẫu do giáo viên cắt sẵn” Chúng ta cần phải khẳng định rằng việc tổ chức trò chơi hợp lý sẽ mang lại hiệu quả giáo dục rất cao. Nói cụ thể hơn là khi các em tiến hành một bài vẽ trang trí thì đòi hỏi các em phải cân nhắc, suy nghĩ để tìm ra cách sắp xếp, bố cục một cách hợp lý và hài hòa. Chính vì lẽ đó, tôi đã suy nghĩ đến việc làm những hình ảnh cắt rời sẵn. Yêu cầu đưa ra đối với học sinh là hãy sắp xếp những gì giáo viên đã chuẩn bị sẵn thành một sản phẩm đẹp nhất, hợp lý nhất. Thông qua bàn bạc giữa các thành viên trong nhóm, các em sẽ phải tìm ra cách thực hiện tốt nhất. 
 	Khi các nhóm đã thực hiện xong, giáo viên yêu cầu trưng bày sản phẩm và cho lớp nhận xét về cách bố cục của bạn nhằm tìm ra nhóm có sản phẩm đẹp nhất để tuyên dương. Đối với những sản phẩm chưa hợp lý, giáo viên yêu cầu học sinh Phát biểu ý kiến về cách khắc phục hạn chế ở sản phẩm của bạn.
 Đối với sản phẩm tốt, giáo viên vẫn gợi ý thêm, ngoài cách sắp xếp như nhóm của bạn, ta còn có thể bày trí, sắp xếp như thế nào nữa? Điều đó để các em nhận thấy rằng sản phẩm tốt khi nãy không phải là khuôn mẫu để thực hiện theo mà ta còn có nhiều cách bày trí khác.
 - Trò chơi nhận diện những bố cục chưa đẹp, cách sắp xếp các hình mảng chưa hợp lý: 
 	Đối với trò chơi này ta có thể vẽ minh họa nhiều tranh để các em nhận xét. Tuy nhiên tôi nhận thấy nếu minh họa bằng tranh thật, học sinh phát hiện cái sai hay cái chưa hợp lý chứ không thấy được cách khắc phục. Còn nếu giáo viên vẽ thêm tranh hoàn chỉnh để các em nhận thấy sản phẩm đã được khắc phục thì lại phải đầu tư nhiều thời gian cho việc vẽ tranh, làm đồ dùng dạy – học.
 Trong chương trình mĩ thuật 7, chúng ta thấy có 2 dạng bài trang trí ứng dụng: trang trí vật dụng và trang trí sản phẩm ,cách thực hiện 2 dạng bài này cũng có sự khác nhau.
 Dạng bài trang trí vật dụng:
 Có thể kể đến dạng bài này là các bài như: trang trí lọ hoa,đồ vật dạng hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn
 Các thao tác thực hiện gồm:
- Xác định khuôn khổ định trang trí.
- Tìm bố cục (mảng chính, mảng phụ).
- Tìm họa tiết.
- Tìm đậm nhạt.
- Vẽ màu.
 Xác định khuôn khổ định trang trí:
 Tùy theo từng bài cụ thể mà giáo viên yêu cầu các em về kích thước, tỉ lệ của hình vẽ. Ví dụ: bài trang trí đĩa tròn đường kính 16cm để trang trí phù hợp trên khổ giấy A4, giáo viên quy định đo bán kính một nửa là 8cm
 Còn đối với các bài như hình chữ nhật, hay chữ trang trí, trang trí đầu báo tường thì giáo viên định hướng các em sẽ vẽ hình có chiều dài bố cục ngang sẽ hợp lý và đẹp hơn, từ đó ta sẽ bố trí giấy ngang cho hợp lý, đảm bảo bố cục chặt chẽ, hình vẽ nằm gọn bên trong tờ giấy, không để giấy trống quá nhiều ở 2 bên hay ở trên – dưới.
 Tìm bố cục (mảng chính, mảng phụ):
Khi thực hiện tìm bố cục, giáo viên yêu cầu học sinh cần phải xác định rõ mình đang trang trí cái gì để từ đó lựa chọn hình thức trang trí cho hợp lý. Có thể nêu lại các hình thức trang trí như đăng đối, nhắc lại, xen kẽ, xoay chiều, phá thế, mảng hình không đều Từ đó, giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm mảng chính, mảng phụ 
 Tìm họa tiết:
 	Tùy theo bài mà ta lựa chọn họa tiết cho phù hợp, có thể họa tiết được cách điệu từ h

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ren_ky_nang_ve_trang_tri_cho_hoc_sinh_khoi_7.docx