SKKN Rèn kỹ năng sống qua hoạt động ngoài giờ và trải nghiệm cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Cẩm Tú

SKKN Rèn kỹ năng sống qua hoạt động ngoài giờ và trải nghiệm cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Cẩm Tú

 Trong xu thế hội nhập với một xã hội không ngừng biến đổi hiện nay, đòi hỏi con người phải thường xuyên ứng phó với những thay đổi hàng ngày của cuộc sống. Để đáp ứng yêu cầu trong thời đại mới, con người trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngoài việc nắm vững tri thức, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ thì cần thiết phải có kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập.

 Mục tiêu của giáo dục không chỉ giúp con người học để biết, học để làm người mà còn học để cùng chung sống. Do đó vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Học sinh tiểu học là những học sinh đang trong quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất, nhân cách, những thói quen cơ bản chưa có tính ổn định mà đang được hình thành và củng cố. Do đó việc giáo dục cho học sinh tiểu học kỹ năng sống để giúp các em có thể sống một cách an toàn và khỏe mạnh là việc cần thiết. Chính những kết quả này là cơ sở, là nền tảng để các em phát triển nhân cách sau này.

 Tuy nhiên kỹ năng sống không phải tự nhiên mà có mà là kết quả rèn luyện của mỗi người trong suốt cuộc đời, trong các mối quan hệ xã hội, dưới sự ảnh hưởng của giáo dục, trong đó giáo dục nhà trường có vai trò hết sức quan trọng. Quan trọng nhất cho sự phát triển nói chung và kỹ năng sống nói riêng. Việc giáo dục kỹ năng sống ở trường học sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực cho người học, đồng thời tạo ra những tác động tốt với các mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa các học sinh bạn bè với nhau, tạo nên sự hứng thú trong học tập cho trẻ, đồng thời giúp người giáo viên hoàn thành nhiệm vụ một cách đầy đủ hơn và đề cao các chuẩn mực đạo đức góp phần nâng cao vị trí của nhà trường trong xã hội.

 

doc 21 trang thuychi01 16716
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kỹ năng sống qua hoạt động ngoài giờ và trải nghiệm cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Cẩm Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM THỦY
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG SỐNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VÀ TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM TÚ
 Người thực hiện : Hà Thị Hương
 Chức vụ : Giáo viên 
 Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Cẩm Tú
 	SKKN thuộc lĩnh vực: HĐNGLL 
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. Mở đầu
1
1.1 Lí do chọn đề tài
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1
2
2
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các biện pháp giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
3
5
6
15
3. Kết luận, kiến nghị
16
3.1. Kết luận
3.2 Kiến nghị
16
17
1. Mở đầu
	1.1. Lý do chọn đề tài 
 	 Trong xu thế hội nhập với một xã hội không ngừng biến đổi hiện nay, đòi hỏi con người phải thường xuyên ứng phó với những thay đổi hàng ngày của cuộc sống. Để đáp ứng yêu cầu trong thời đại mới, con người trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngoài việc nắm vững tri thức, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ thì cần thiết phải có kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập.
 	 Mục tiêu của giáo dục không chỉ giúp con người học để biết, học để làm người mà còn học để cùng chung sống. Do đó vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Học sinh tiểu học là những học sinh đang trong quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất, nhân cách, những thói quen cơ bản chưa có tính ổn định mà đang được hình thành và củng cố. Do đó việc giáo dục cho học sinh tiểu học kỹ năng sống để giúp các em có thể sống một cách an toàn và khỏe mạnh là việc cần thiết. Chính những kết quả này là cơ sở, là nền tảng để các em phát triển nhân cách sau này. 
 	Tuy nhiên kỹ năng sống không phải tự nhiên mà có mà là kết quả rèn luyện của mỗi người trong suốt cuộc đời, trong các mối quan hệ xã hội, dưới sự ảnh hưởng của giáo dục, trong đó giáo dục nhà trường có vai trò hết sức quan trọng. Quan trọng nhất cho sự phát triển nói chung và kỹ năng sống nói riêng. Việc giáo dục kỹ năng sống ở trường học sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực cho người học, đồng thời tạo ra những tác động tốt với các mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa các học sinh bạn bè với nhau, tạo nên sự hứng thú trong học tập cho trẻ, đồng thời giúp người giáo viên hoàn thành nhiệm vụ một cách đầy đủ hơn và đề cao các chuẩn mực đạo đức góp phần nâng cao vị trí của nhà trường trong xã hội.
 Trong những năm gần đây cùng với sự mở cửa, hội nhập quốc tế về quan hệ kinh tế, giao lưu văn hóa ....của đất nước, một số thanh thiếu niên học sinh thiếu hiểu biết về thực tế cuộc sống, chưa được rèn kỹ năng sống, có khi lại phải tự mình đương đầu với nhiều vấn đề tâm lý xã hội phức tạp, đã bị lôi cuốn vào lối sống thực dụng đua đòi không đủ bản lĩnh nói “Không” với cái xấu. Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, chính vì vậy vai trò của nhà trường tiểu học đối với việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh càng trở nên có ý nghĩa.
 	 Là những người làm công tác GD& ĐT ở nhà trường tiểu học, bản thân tôi ý thức được trách nhiệm trước vấn đề kỹ năng sống của học sinh. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng cuả đội ngũ giáo viên, những người trực tiếp giáo dục, rèn luyện các em trở thành những con người mới thích nghi với xã hội hiện nay.
 	 Từ những yêu cầu cấp bách mà nền giáo dục mới đặt ra, bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm tôi luôn băn khoăn trăn trở để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Làm sao để những mầm non tương lai của đất nước trở thành những con người vừa có tài, vừa có đức đáp ứng được mọi yêu cầu, thử thách của cuộc sống hiện đại. Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn sáng kiến “ Rèn kỹ năng sống qua hoạt động ngoài giờ và trải nghiệm cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Cẩm Tú” để nghiên cứu và chia sẻ.
	1.2. Mục đích nghiên cứu .
 	Việc đưa kỹ năng sống vào trường học trong những năm học vừa qua được nhiều phụ huynh tán thành. Việc đưa chương trình giáo dục kỹ năng sống vào trong trường học là điều cần thiết. Thế nhưng giáo dục kỹ năng sống đừng chỉ là những bài học lý thuyết sáo rỗng mà trên hết là cần những kỹ năng thực tế để các em có cơ hội tiếp xúc và thực hành ngay tại chỗ để áp dụng được ở mọi lúc, mọi nơi. 
 Thông qua việc tham gia các hoạt động mà giáo dục kỹ năng sống cần thiết cho trẻ, giúp trẻ biết làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày và có cuộc sống bình thường trong một xã hội hiện đại. 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu :
 1.3.1. Chương trình dạy học : 
 Nghiên cứu nội dung chương trình các môn học có thể dạy lồng ghép giáo dục kỹ năng sống để thực hiện nhiệm vụ dạy tích hợp các kỹ năng sống cho các em học sinh. 
 1.3.2. Nội dung dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp 
 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu  giáo dục cuả nhà trường. Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách cuả học sinh. Giúp các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình.
1.3.3. Học sinh lớp 4C của Trường Tiểu học Cẩm Tú :
 Đây là đối tượng học sinh lớp tôi chủ nhiệm, các em sẽ được tiếp cận nội dung và cách thức triển khai nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống do bản thân tôi tổ chức và vận dụng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
 - Dựa trên thực tiễn của giáo viên về cách dạy kỹ năng sống cho học sinh.
 - Dựa trên những kỹ năng sống mà học sinh đã biết.
 - Dựa trên hệ thống nội dung chương trình sách giáo khoa. 
 - Dựa trên các tài liệu giáo dục kỹ năng sống do Bộ Giáo dục Đào tạo phát hành.
 - Dựa trên cách thức tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động trải nghiệm ngoài thực tế.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn:
a. Cơ sở lý luận:
 	Thực hiện quyết định của Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT trong cả nước đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục, các trường học tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tăng cường nguồn lực trong và ngoài nhà trường cho giáo dục đạo đức, hình thành các chuẩn đạo đức, chú ý giáo dục giá trị gia đình, văn hóa gia đình bên cạnh giáo dục lòng yêu nước và truyền thống văn hóa dân tộc. Tập trung rèn luyện cho học sinh ý thức kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng, ngăn nắp, tăng cường giáo dục kỹ năng tự phục vụ, thói quen vệ sinh tốt, kỹ năng tự bảo vệ an toàn bản thân, mạnh dạn trong giao tiếp, thân thiện với bạn bè, lễ phép với người lớn Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được thể hiện qua các cách thức hoạt động như:
- Tích hợp vào nội dung các bài học ở các môn học trên lớp;
 - Thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 - Các hoạt động trải nghiệm ở địa phương.
 	Việc giáo dục kỹ năng sống góp phần giải quyết tình trạng trẻ thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, thậm chí không biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ... Bên cạnh đó, các bài học về kỹ năng sống sẽ giúp trẻ hình thành những kĩ năng tâm lý - xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống. Đó là những kỹ năng chúng ta phải biết để có được sự điều chỉnh, ứng xử phù hợp với những thay đổi diễn ra hằng ngày, hàng giờ. Qua học tập và rèn luyện các kỹ năng sống các em sẽ cảm nhận, thấu hiểu và trân trọng những giá trị căn bản của cuộc sống.
 *Vậy Kỹ năng sống là gì?
          Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. Là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại. Hay nói ngắn gọn Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.  Kỹ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của con người. Kỹ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người.
  - Phân loại kỹ năng sống:
1. Kĩ năng tự nhận thức.
2. Kĩ năng xác định giá trị.
3. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
4. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng.
5. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.
6. Kĩ năng thể hiện sự tự tin
7. Kĩ năng giao tiếp
8. Kĩ năng lắng nghe tích cực
9. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
10. Kĩ năng thương lượng.
11.  Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn
12.  Kĩ năng hợp tác.
13.  Kĩ năng tư duy phê phán
14. Kĩ năng tư duy sáng tạo.
15. Kĩ năng ra quyết định
16. Kĩ năng giải quyết vấn đề.
17. Kĩ năng kiên định.
18. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
19. Kĩ năng đạt mục tiêu.
20.  Kĩ năng quản lý thời gian.
21. Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.
* Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là gì?
 	 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình đào tạo học sinh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội. Hoạt động này do nhà trường quản lý, giáo viên lên kế hoạch cụ thể cho từng tiết học và tổ chức các hoạt đông ở ngoài giờ dạy học trên lớp (theo chương trình, kế hoạch dạy học). Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội, được diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể được thực hiện mọi nơi, mọi lúc.
 	 Nội dung của giáo dục ngoài giờ lên lớp rất phong phú và đa dạng thể hiện qua các hoạt động xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, lao động, nghiên cứu khoa học.chủ yếu thể hiện thông qua 3 hình thức cơ bản như: Tiết chào cờ đầu tuần, sinh hoạt tập thể; dạy tích hợp trong các môn học; hoạt động giáo dục theo chủ điểm, tham quan, du lịch. Nhờ đó các kiến thức tiếp thu ở trên lớp có cơ hội được bổ sung, áp dụng, mở rộng thêm trên thực tế, đồng thời có tác dụng nâng cao hứng thú học tập nội khóa. Do đặc thù của hoạt động ngoài giờ lên lớp  nên trong quá trình thực hiện chương trình, có thể vận dụng một cách linh hoạt các nội dung và hình thức hoạt động theo đối tượng học sinh, với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương. Với tính chất linh hoạt đặc trưng của hoạt động này nên nó sẽ là cơ hội để các giáo viên bổ sung các hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh một cách chủ động và sáng tạo.
 *Hoạt động trải nghiệm là gì?
 Hoạt động trải nghiệm được hiểu là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc ngoài xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục qua đó phát triển tình cảm, đạo đức các kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm cá nhân. Việc tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm chính là thực hiện quan điểm định hướng “ Học đi đôi với hành, giáo dục đi đôi với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” đã được nêu trong luật giáo dục Vệt Nam.
 *Giáo viên có vai trò, trách nhiệm như thế nào trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và trải nghiệm để rèn kỹ năng sống cho học sinh?
 - Là người xác định mục tiêu, hướng đi cho các hoạt động giáo dục để đảm bảo đúng yêu cầu khối lớp 4.
 - Là người đề ra kế hoạch tổ chức các hoạt động cho phù hợp với điều kiện cụ thể,đáp ứng nhiệm vụ giáo dục trọng tâm của từng năm học và nhiệm vụ chính trị của địa phương.
 - Là người tổ chức thực hiện các hoạt động.
 - Là người chủ động trong việc tạo ra cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động.
 - Là người chịu trách nhiệm trong việc  hình thành các kỹ năng sống cần thiết cơ bản cho học sinh.
b. Cơ sở thực tiễn:
	Cuộc sống hiện đại về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật, môi trường khí hậu ở trong nước và trên thế giới đang vận động hết sức khẩn trương và chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường. Để sống, hội nhập và góp phần tích cực cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, con người nói chung và học sinh nói riêng không thể không quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng sống nhằm thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh.
	Hiện nay, đa số học sinh sống trong hai môi trường có hoàn cảnh khác nhau: một là: Các em được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của phụ huynh vì sống trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định; Hai là: Những em sống trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc mưu sinh, phụ huynh bỏ mặc con cái. Môi trường hoàn cảnh khác nhau ấy lại thường cùng mang đến cho các em một thiếu sót lớn trong từng bước trưởng thành, đó là kĩ năng sống.  
	Như chúng ta đã biết: Mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật. Tuy nhiên, nội dung giáo dục trong các nhà trường tiểu học trong thời gian qua còn xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.Thế nên việc giáo dục kỹ năng sống chỉ được mang tính chất lồng ghép vào các môn học và chỉ thực hiện đối với cấp học Tiểu học. 
Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát trắc nghiệm về kĩ năng sống cho học sinh khối 4 Trường Tiểu học Cẩm Tú cho thấy mới chỉ 40% số em đạt kết quả từ 70% trở lên bài kiểm tra các kĩ năng cần thiết. 
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Thực tế hiện nay bộ sách hướng dẫn dạy kỹ năng sống dành cho giáo viên đã được đưa vào tập huấn và đã được đưa vào sử dụng trong quá trình giáo dục học sinh trong năm học. Trong thời gian nghỉ hè, nhiều lớp kỹ năng sống cũng mở ra cho các em học sinh được dự án tổ chức như học bơi lội tại đập Bai Bông,đoàn xã tổ chức cắm trại, thi bóng đá mi ni trong thời gian học sinh nghỉ hè. Tuy nhiên chỉ mới có một bộ phận học sinh là con gia đình có điều kiện được tiếp cận nên việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào nhà trường là điều hết sức hợp lý.
 	Trường Tiểu học Cẩm Tú với đặc điểm là trường miền núi, thuộc một xã nông thôn mới, điều kiện kinh tế nhân dân địa phương đã tương đối ổn định. Tuy nhiên đây cũng là địa phương có tình hình phức tạp về an ninh do có nhiều nhà máy các cơ sở kinh doanh sản xuất, đồng thời cũng là địa phương có nhiều người đi làm ăn xa. 
 	Vì vậy việc các em học sinh phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức của các tệ nạn xã hội, phải tự mình quyết định những vấn đề trong cuộc sống là rất thực tế. Nhiều em còn nhút nhát rụt rè lại ở với ông bà đã già nên hạn chế khả năng giao tiếp từ đó dẫn đến các em ít thân thiện, thiếu sự linh hoạt, ít hòa đồng, ít tham gia; nhiều em nói chuyện thường cộc lốc, trống không  vì thế nên rất khó khăn khi nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục (cả trong giảng dạy và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 	Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là:
 - Hoạt động ngoài giờ lên lớp đòi hỏi người dạy phải có khả năng tổng hợp kiến thức đã dạy trong chương trình tiểu học kết hợp với vốn sống, vốn thực tế của giáo viên. Một số giáo viên chưa thực sự có khả năng này. Chính vì vậy khả năng tổ chức các Hoạt động ngoài giờ lên lớp còn nhiều hạn chế.
 - Một số giáo viên có quan điểm coi đây là môn học phụ nên cắt xén thời gian để dành cho môn Toán, Tiếng Việt. Hoặc có dạy nhưng chưa chú trọng khả năng thực hành.
 - Một số giáo viên coi đó là hoạt động tổ chức của đoàn thể nên ý thức xây dựng và thực hiện chưa cao.
 - Một số học sinh còn thụ động, lười tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp vì thiếu sự đôn đốc nhiệt tình của giáo viên. 
	2.3. Các biện pháp giải quyết vấn đề
 Trên thực tế, đã có nhiều phương pháp, nhiều cách thức để thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Nhưng theo tôi một trong những phương pháp hữu ích và thân thiện nhất để rèn kỹ năng sống cho học sinh đó là giáo dục thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và tổ chức các hoạt động trải nghiệm. 
 	Xác định vai trò quan trọng của giáo viên trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh nên trong năm học, đồng thời với việc áp dụng các hoạt động giáo dục trong các tiết học chính khóa bản thân tôi còn chú trọng chuyên sâu vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp và trải nghiệm thực tế. Vì theo tâm sinh lý của học sinh tiểu học thì đây là con đường dễ tiếp cận và mau thích nghi nhất. Với kinh nghiệm thực tiễn áp dụng tôi nhận thấy một số biện pháp mà người giáo viên trực tiếp dạy khối 4 cần làm để thực hiện nhiệm vụ rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và trải nghiệm như sau:
2.3.1. Phải xác định mục tiêu, hướng đi cho các hoạt động giáo dục để đảm bảo đúng yêu cầu của khối 4.
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp có 3 nhiệm vụ rất rõ ràng. Đó là: Củng cố tăng cường nhận thức; bồi dưỡng thái độ, tình cảm và hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi. Nắm được những nhiệm vụ này sẽ giúp ta có định hướng đi đúng đắn, phù hợp. Vì vậy trong từng nhiệm vụ tôi đã vận dụng và tổ chức các hình thức hoạt động như sau:
 Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức:
	Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện tri thức đã được học trên lớp; giúp các em có những hiểu biết mới. Những tri thức học sinh thu được trong giờ lên lớp là tri thức cơ bản nhất, hiện đại nhất. Nếu không được củng cố, bổ sung thì những tri thức đó khó có thể duy trì được lâu bền.Vì vậy hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ giúp cho học sinh việc củng cố tri thức đã học, đồng thời tăng cường cho học sinh sự hiểu biết thêm về tự nhiên, xã hội, về con người. Để thực hiện được những yêu cầu trên, dưới chỉ đạo của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Phòng GD&ĐT Cẩm Thủy, ban giám hiệu nhà trường, bản thân tôi đã tổ chức xây dựng và hoàn thiện các quy tắc ứng xử văn hóa trong lớp học để đạt được những giá trị cơ bản là:
	 Đoàn kết                        Thân thiện
 Chính trực                      Tích cực, sáng tạo
 Chia sẻ kinh nghiệm      Khát vọng vươn lên
 	 Đây chính là những quy tắc sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với học sinh. 
 	 * Nhiệm vụ giáo dục bồi dưỡng thái độ 
 	 Hoạt động ngoài giờ lên lớp bồi dưỡng lý tưởng, tình cảm yêu trường, yêu lớp, yêu quý thầy cô bạn bè, yêu thương em nhỏ, kính trọng người lớn tuổi, tôn trọng, thân thiện, biết yêu cái đẹp, ghét cái xấu, cái ác, ý thức tôn trọng luật pháp, định hướng nghề nghiệp, hình thành thái độ năng động tích cực.
 	 * Nhiệm vụ giáo dục hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi .
 	 Nhiệm vụ này của hoạt động giaó dục ngoài giờ lên lớp chính là tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức, tình cảm thái độ của mình để thực hành trong xử lý các tình huống cụ thể và trong cuộc sống hàng ngày.
 	Trên cơ sở thực hiện các hoạt động ứng dụng học sinh không chỉ hiểu được giá trị của việc làm, trải nghiệm những cảm xúc tích cực khi tương tác với người khác mà điều quan trọng nhất là được rèn luyện kỹ năng, biết cách thực hiện phù hợp với từng hoàn cảnh. Học sinh không chỉ là những con người có suy nghĩ, có tình cảm mà còn là những con người biết hành động chủ động, tích cực. 
2.3.2. Làm thế nào để thực hiện điều đó? Sau đây là một số hoạt động nhằm thực hiện đó là:
+Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản. 
 Để trang bị cho học sinh khối 4 những kiến thức cơ bản về kỹ năng sống cần thiết, cơ bản, bản thân tôi đã bám sát nội dung chương trình tất các môn học như Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật, Thể dục, Khoa học, Lịch sử và Địa lý và chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp của khối 4. Đồng thời bám sát tất cả các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường để tổng hợp, vận dụng vào thực tế tổ chức.
 Là giáo viên chủ nhiệm lớp 4C trực tiếp dạy môn Toán, Tiếng Việt và Hoạt động ngoài giờ lên lớp, tôi đã vận dụng kiến thứ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_ky_nang_song_qua_hoat_dong_ngoai_gio_va_trai_nghiem.doc