SKKN Rèn kĩ năng nhận diện các phép tu từ từ vựng thường gặp trong đề thi Trung học phổ thông quốc gia

SKKN Rèn kĩ năng nhận diện các phép tu từ từ vựng thường gặp trong đề thi Trung học phổ thông quốc gia

Môn Ngữ văn cũng như các môn khoa học khác, nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống cũng như phát triển tư duy của con người. Môn ngữ văn không chỉ cung cấp những trí thức phong phú, đa dạng mà còn giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm tốt đẹp cho học sinh. Nó còn thể hện rõ mối quan hệ với các môn học, học tốt môn Ngữ văn sẽ giúp các em học tốt môn học khác.

Môn ngữ văn trong nhà trường THPT là sự kết hợp của ba phân môn: đọc văn, tiếng Việt, làm văn. Chính môn học này đã giúp con người hiểu được những giá trị đặc sắc của tác phẩm nghệ thuật, biết thưởng thức cái hay, cái đẹp qua những áng thơ văn. Tuy nhiên trong quá trình dạy học phân môn tiếng Việt, chúng ta dễ dàng nhận thấy việc nhận diện các phép tu từ đối với học sinh cũng không phải là đơn giản. Đặc biệt một số em có học lực trung bình, yếu còn lẫn lộn giữa các phép tu từ với nhau.

Những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã đổi mới căn bản hình thức kiểm tra theo hướng đánh giá năng lực của người học, tăng cường câu hỏi vận dụng với học sinh. Theo cấu trúc của đề thi mới từ năm 2014 đến nay, đề thi gồm hai phần, phần đọc hiểu và phần làm văn. Với cấu trúc này ta thấy có phần đọc hiểu văn bản, đây là xu hướng mới, từ việc kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ kiến thức (tức người giáo viên là người đọc hộ, hiểu hộ, cảm hộ) sang kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh (tức tự học sinh hiểu, cảm và khám phá tác phẩm). Điều này đồng nghĩa với việc học sinh phải vận dụng kĩ năng đọc hiểu để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài thi.

 

docx 20 trang thuychi01 6420
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng nhận diện các phép tu từ từ vựng thường gặp trong đề thi Trung học phổ thông quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài.
Môn Ngữ văn cũng như các môn khoa học khác, nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống cũng như phát triển tư duy của con người. Môn ngữ văn không chỉ cung cấp những trí thức phong phú, đa dạng mà còn giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm tốt đẹp cho học sinh. Nó còn thể hện rõ mối quan hệ với các môn học, học tốt môn Ngữ văn sẽ giúp các em học tốt môn học khác.
Môn ngữ văn trong nhà trường THPT là sự kết hợp của ba phân môn: đọc văn, tiếng Việt, làm văn. Chính môn học này đã giúp con người hiểu được những giá trị đặc sắc của tác phẩm nghệ thuật, biết thưởng thức cái hay, cái đẹp qua những áng thơ văn. Tuy nhiên trong quá trình dạy học phân môn tiếng Việt, chúng ta dễ dàng nhận thấy việc nhận diện các phép tu từ đối với học sinh cũng không phải là đơn giản. Đặc biệt một số em có học lực trung bình, yếu còn lẫn lộn giữa các phép tu từ với nhau.
Những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã đổi mới căn bản hình thức kiểm tra theo hướng đánh giá năng lực của người học, tăng cường câu hỏi vận dụng với học sinh. Theo cấu trúc của đề thi mới từ năm 2014 đến nay, đề thi gồm hai phần, phần đọc hiểu và phần làm văn. Với cấu trúc này ta thấy có phần đọc hiểu văn bản, đây là xu hướng mới, từ việc kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ kiến thức (tức người giáo viên là người đọc hộ, hiểu hộ, cảm hộ) sang kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh (tức tự học sinh hiểu, cảm và khám phá tác phẩm). Điều này đồng nghĩa với việc học sinh phải vận dụng kĩ năng đọc hiểu để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài thi.
Trong khi đó, thực tế sách giáo khoa chương trình Ngữ văn thường thiên về làm văn, đọc hiểu văn bản hơn là kiến thức về tiếng việt. Những bài thực hành về tiếng Việt còn ít. Vì vậy, việc hướng dẫn học sinh hệ thống lại những kiến thức tiếng Việt đã học ở cấp hai để các em có những kĩ năng giải quyết những câu hỏi đọc hiểu trong đề thi là nhu cầu thiết yếu. 
Từ thực tế giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT Như Xuân, tôi nhận thấy việc học sinh tìm đúng các phép tu từ và giá trị của chúng quả thật không dễ. Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài: “Rèn kĩ năng nhận diện các phép tu từ từ vựng thường gặp trong đề thi Trung học phổ thông quốc gia”. Mục đích của đề tài nghiên cứu là làm thế nào để học sinh có kĩ năng nhận diện các phép tu từ từ vựng, có khả năng tự tìm hiểu và khám phá văn bản. Hơn nữa, đề tài nghiên cứu này cũng giúp các em học sinh phân biệt rõ ràng các phép tu từ, không còn nhầm lẫn giữa phép tu từ này với phép khác. Bản thân tôi mong muốn tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất để giúp các em không chỉ hiểu đúng các biện pháp tu từ mà còn giúp các em yêu thích tiếng Việt hơn.
Việc cảm nhận đúng các biện pháp tu từ chính là “chìa khóa” mở cánh cửa để giúp các em cảm thụ và sáng tạo trong ngôn ngữ nghệ thuật.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Củng cố kiến thưc về các phép tu từ từ vựng để có thể giải quyết thật tốt các câu hỏi đặt ra trong phần đọc hiểu. Đồng thời cũng giúp các em phân biệt được các phép tu từ từ vựng, củng cố thêm kiến thức về văn học cũng như trong cuộc sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề nhận diện các phép tu từ từ vựng để làm bài tập đọc hiểu trong đề thi, đồng thời chỉ ra tác dụng của chúng. Qua đó học sinh sẽ được trang bị những kiến thức, kĩ năng cơ bản nhất, giúp các em tự tin và có kết quả tốt nhất của phần đọc hiểu nói riêng cũng như cả bài thi nói chung trong kì thi trung học phổ thông quốc gia trước mắt.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong qua trình ngiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Là phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin qua đọc sách báo, tài liệu tham khảo nhằm mục đích lựa chọn những khái niệm, tư tưởng cơ bản làm cơ sở lí luận của đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: là phương pháp khảo sát về thực trạng, tình hình học tập và năng lực học tập của học sinh tại địa bàn nghiên cứu qua đó đề xuất những giải pháp thực tiễn để giải quyết những khó khăn, vướng mắc.
- Phương pháp thông kê và xử lí số liệu là phương pháp thống kê, tính toán số lượng học sinh đạt hiệu quả khi áp dụng đề tài nghiên cứu và số lượng học sinh không áp dụng đề tài nghiên cứu.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Khái quát về phép tu từ.
Phép tu từ là cách kết hợp đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ nào đó (từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh cụ thể nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn. 
Tùy theo các phương tiện ngôn ngữ được kết hợp mà phép tu từ được chia ra: phép tu từ ngữ âm, phép tu từ từ vựng, phép tu từ cú pháp. Ở đề tài này, tôi chỉ hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách nhận diện phép tu từ từ vựng.
2.1.2. Các phép tu từ từ vựng thường gặp.
Theo hướng dẫn mới nhất của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, các phép tu từ từ vựng học sinh thường gặp trong đề đọc hiểu là : ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh, nói quá, nói giảm, nói tránh, phép điệp, chơi chữ. Những phép tu từ từ vựng này hầu hết các em đã được học ở chương trình Tiểu học và Trung học cơ sở. Với phạm vi một đề tài nghiên cứu nhỏ, tôi chỉ hệ thống lại các biện pháp tu từ và cách thức nhận diện các phép tu từ một cách dễ dàng hơn. 
 Phép tu từ ẩn dụ: Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác trên cơ sở những nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm, hàm súc cho sự diễn đạt.
Phép tu từ hoán dụ: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt. 
Phép tu từ nhân hóa: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi tả con người, làm cho thế giới loài vật cây cối trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Phép tu từ so sánh: So sánh là sự đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. 
Phép tu từ nói giảm nói tránh: Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ dùng hình thức biểu đạt giảm bớt mức độ hơn, nhẹ nhàng hơn để thay thế cho hình thức biểu đạt bình thường cần phải lảng tránh do những nguyên nhân của tình cảm. Nói giảm không có phương tiện riêng mà được thực hiện thông qua các hình thức ẩn dụ hay hoán dụ tu từ.
 Phép tu từ nói quá: Nói quá là phép tu từ phóng đại quá mức, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Nói quá còn được gọi là ngoa dụ, phóng đại, thậm xưng, khoa trương.
 Phép tu từ chơi chữ: Chơi chữ là cách nói, cách viết sử dụng đặc sắc về âm về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn, thú vị. 
Phép điệp ngữ: Điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (từ, ngữ câu) nhằm nhấn mạnh ý nghĩa biểu đạt, nâng cao khả năng biểu cảm và gợi hình cho lời văn.
2.1.3. Vai trò của các biện pháp tu từ từ vựng
- Khi nói và viết, ngoài những cách sử dụng ngôn ngữ thông thường, còn có thể sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt gọi là các phép tu từ. Nhằm mục đích tạo ra hiệu quả nhất định đối với người đọc người nghe như ấn tượng về một hình ảnh, một cảm xúc, một thái độ ... 
- Trong tiếng Việt các phép tu từ rất phong phú, đa dạng. Do khả năng biểu đạt, biểu cảm đặc sắc, các phép tu từ rất được chú trọng sử dụng trong các văn bản nghệ thuật. Một văn bản nghệ thuật người ta có thể sử dụng một hoặc nhiều các phép tu từ nghệ thuật khác nhau và thậm chí có thể khai thác tối đa sức mạnh nghệ thuật của một số biện pháp tu từ nào đó. Điều này tạo nên dấu ấn cá nhân độc đáo trong nghệ thuật sử dụng các phép tu từ.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1.Thuận lợi 
 Về phía học sinh: Các phép tu từ từ vựng các em đã được làm từ cấp 1, cấp 2, thông qua các bài tập thực hành ở bậc THPT, các em sẽ nắm vững hơn kĩ năng nhận diện nó, biết cách sử dụng ngôn ngữ hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao. Hệ thống lại các phép tu từ giúp các em nắm vững kiến thức và có thể giải quyết bài tập đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia dễ dàng hơn.
Về phía giáo viên: Đầu tư, nghiên cứu để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ ôn tập và đạt chất lượng tốt trong kì thi trung học phổ thông Quốc gia sắp tới. Qua đây, giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, từng bước nâng cao kĩ năng cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
2.2.2.Khó khăn 
Về phía học sinh.
- Do điều kiện kinh tế cũng như sự quan tâm của các bậc phụ huynh chưa cao, cùng với ý thức tự học của các em còn thấp như: lười học, chưa chịu suy nghĩ, động não... chính vì thế quá trình học tập chưa đạt được kết quả cao.
- Vì các phép tu từ từ vựng các em đã học ở chương trình cấp tiểu học và trung học cơ sở dẫn đến việc khi lên đến THPT một số em đã quên, hoặc một số em chưa nắm được bản chất của các phép tu từ, còn nhầm lẫn giữa các phép tu từ, chưa phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các phép tu từ đó nên dẫn đến việc hiểu sai, hoặc hiểu chưa rõ về giá trị nghệ thuật cũng như nội dung của các phép tu từ.
- Một số em học sinh vẫn yêu thích phần văn bản hay phần làm văn hơn là phần tiếng Việt đẫn đến việc chưa nắm vững các biện pháp tu từ trong quá trình học tập.
Về phía giáo viên.
- Trong chương trình THPT không có những bài lí thuyết về các phép tu từ mà chỉ có những bài thực hành. Khi dạy những bài thực hành này nhiều khi chưa đạt kết quả cao vì một mặt phải nhắc lại kiến thức về lí thuyết cho học sinh, mặt khác lại phải đảm bảo thời lượng tiết dạy nên đôi khi giáo viên dạy chưa hết bài, hoặc hướng dẫn học sinh một cách chung chung, chưa cụ thể, dẫn đến cách nhận biết, cách tìm hiểu các giá trị nghệ thuật, cách vận dụng các phép tu từ vào bài viết chưa cao.
- Từ thực trạng trên, tôi nghĩ đối với một bài thực hành về các biện pháp tu từ tiếng Việt thì điều quan trọng nhất là phải giúp các em cách nhận biết, cách tìm hiểu giá trị nghệ thuật, cách vận dụng các phép tu từ vào bài viết của mình. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài “Rèn kĩ năng nhận diện các phép tu từ từ vựng thường gặp trong đề thi THPT quốc gia”.
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
Giáo viên thiết kế giáo án và hướng dẫn học sinh nhận diện các phép tu từ từ vựng qua một tiết ôn tập phần đọc hiểu.
 Ôn tập phần đọc – hiểu
 Buổi 1 ( 3 tiết) 
 ÔN TẬP CÁC PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG THƯỜNG GẶP
A. Mức độ cần đạt
- Ôn luyện, củng cố, nâng cao kiến thức về các phép tu từ từ vựng thường gặp.
- Có kĩ năng nhận diện, phân tích, cảm thụ các phép tu từ này trong văn bản
- Bước đầu có thể sử dụng các phép tu từ phù hợp với ngữ cảnh để mang lại hiệu quả giao tiếp nhất định.
B.Trọng tâm kiến thức,kĩ năng.
1. Kiến thức: Nâng cao cho học sinh hiểu biết về phép tu từ vựng cho học sinh để các em dễ dàng giải quyết bài tập đọc hiểu.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng phân tích giá trị sử dụng của các phép tu từ đã học
C.Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp
2. Bài mới. 
Giới thiệu bài: Trong đề thi trung học phổ thông quốc gia môn ngữ văn, từ năm 2014 đến nay, đọc - hiểu đã trở thành phần thi bắt buộc. Một trong những nội dung thường gặp trong phần thi này là yêu cầu nhận diện các phép tu từ nghệ thuật. Chính vẻ đẹp của các phép tu từ ấy đã tạo nên hiệu quả thẩm mĩ đặc sắc trong tác phẩm văn chương xưa nay. Bài học này chúng ta sẽ ôn lại các kiến thức đã học và làm bài tập củng cố về các phép tu từ từ vựng thường gặp.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt.
I. Ẩn dụ
Hoạt động 1: Giáo viên ôn tập lại kiến thức lí thuyết về ẩn dụ cho hs qua các câu hỏi:
Bước 1: Ẩn dụ là gì?
 ( Học sinh trả lời ).
 Bước 2: Ẩn dụ ngôn ngữ và ẩn dụ nghệ thuật có gì khác nhau?
( Học sinh trả lời ).
Bước 3: Có mấy loại ẩn dụ thường gặp?
(Học sinh suy nghĩ trả lời)
Bước 4. Ẩn dụ có tác dụng gì?
Hoạt động 2: GV Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành.
Bài tập
Tìm các phép tu từ ẩn dụ trong đoạn văn sau và phân tích tác dụng của chúng.
“Vứt đi những thứ văn nghệ ngòn ngọt, bày ra sự phè phỡn thỏa thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật, quanh quẩn với vài tình cảm gầy gò của cá nhân co rúm lại. Chúng ta muốn có những tiểu thuyết, những câu thơ thay đổi được cả cuộc đời người đọc- làm thành người đẩy chúng ta đến một sự sống trước kia chỉ đứng nhìn xa thấp thoáng”.
( Nguyễn Đình Thi)
II. Hoán dụ
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được lí thuyết về hoán dụ
Bước 1. Thế nào là hoán dụ?
(Học sinh trả lời)
Bước 2: Có mấy loại hoán dụ thường gặp?
Học sinhtrả lời: ( có 4 loại)
Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân biệt phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
Bước 4: Giáo viên hỏi: Hoán dụ có tác dụng gì?
( Học sinh trả lời)
Hoạt động 2: giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập
 Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào.
(Nguyễn Bính, Tương tư)
Giáo Viên hỏi:
Câu thơ trên có cả ẩn dụ và hoán dụ. Anh/chị hãy phân biệt hai phép tu từ đó.
( Học sinh trả lời)
Gv nhận xét, khẳng định các kĩ năng cần thiết: Để hiểu đúng một đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối tượng đó, cần nắm rõ đặc điểm, dấu hiệu của chúng
Hs thảo luận trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung.
Em hãy cho biết tác dụng của việc kết hợp giữa phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ ở câu thơ trên?
III. Nhân hóa
Hoạt động 1: Giáo viên ôn tập lại kiến thức lí thuyết về nhân hóa cho học sinh qua các câu hỏi:
- Bước 1: Nhân hóa là gì?
( Học sinh trả lời)
- Bước 2: Có những kiểu nhân hóa nào?
( Học sinh trả lời)
Bước 3: Nhân hóa có tác dụng gì?
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành.
Bài tập
Tìm phép tu từ và tác dụng của chúng trong ví dụ sau:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
( Xuân Diệu)
IV. So sánh.
Hoạt động 1. Giáo viên cho học sinh ôn lại lí thuyết về phép tu từ so sánh theo các bước.
Bước 1. Thế nào là so sánh?
Bước 2: Cấu tạo của phép so sánh?
Bước 3: Các kiểu so sánh?
Bước 4: Tác dụng của so sánh?
Hoạt động 2. Hướng đẫn học sinh làm bài tập thực hành.
Bài tập.
Tìm các phép tu từ và tác dụng của chúng trong ví dụ sau:
Khi trời trong,gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã,
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng,
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
 (Tế Hanh, quê hương). 
V. Nói giảm, nói tránh
Hoạt động 1. Giáo viên cho học sinh ôn lại lí thuyết về nói giảm, nói tránh
Bước 1. Thế nào là nói giảm nói tránh?
Bước 2: Các hình thức nói giảm, nói tránh?
Bước 3: Tác dụng của nói giảm, nói tránh?
Hoạt động 2. Hướng đẫn học sinh làm bài tập thực hành.
Bài tập
Hãy tìm và phân tích các biện pháp nói giảm nói tránh trong các trường hợp sau.
(1) Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương
 (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
( 2) Bỗng lòe chớp đỏ
 Thôi rồi, lượm ơi
 (Tố Hữu, Lượm )
VI. Nói quá
Hoạt động 1. Giáo viên cho học sinh ôn lại lí thuyết về nói quá
Bước 1. Thế nào là nói quá
Bước 2: Các hình thức nói quá?
Bước 3: Tác dụng của nói quá
Hoạt động 2. Hướng đẫn học sinh làm bài tập thực hành.
Bài tập
Xác định biện pháp nói quá và phân tích tác dụng của chúng trong các trường hợp sau:
(1)Đồn rằng bác mẹ anh hiền
Cắn hạt cơm không vỡ, cắn đồng tiền vỡ đôi.
 (Ca dao)
(2 )Ngực lép bốn nghìn năm.
Trưa nay cơn gió mạnh
Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời.
(Tố Hữu)
VII. Chơi chữ.
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh ôn tập lí thuyết.
Bước 1: Thế nào là chơi chữ?
Bước 2: Các kiểu chơi chữ thường gặp?
Bước 3. Tác dụng của phép chơi chữ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành?
Bài tập
Tìm phép tu từ chơi chữ trong ví dụ sau. 
 Nhà cửa để lầm than, con thơ dại lấy ai rèn cặp.
Cơ đồ đành bỏ bễ, vợ trẻ trung lắm kẻ đe loi. ( Nguyễn Khuyến)
VIII. Điệp ngữ.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập lí thuyết về điệp ngữ.
Bước 1: Thế nào là điệp ngữ?
Bước 2: các dạng điệp ngữ thường gặp?
Bước 3: Tác dụng của điệp ngữ?
Bước 4: Hướng dẫn học sinh phân biệt điệp ngữ và hiện tượng lặp từ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành.
Bài tập.
Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ sau và phân tích tác dụng của chúng.
Mai về Miền Nam thương trào nước mắt,
Muốn làm con chim, hót quanh lăng Bác.
 Muốn làm đóa hoa, tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre , trung hiếu chốn này.
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
Giáo viên: Qua các bài tập trên, em hãy nêu các bước tìm và phân tích các phép tu từ?
Học sinh trả lời.
Giáo viên kết luận.
I. Ẩn dụ
1. Ôn tập lí thuyết.
a. Khái niệm: Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác trên cơ sở những nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b. Phân biệt ẩn dụ ngôn ngữ và ẩn dụ nghệ thuật
- Ẩn dụ ngôn ngữ: là hình thức chuyển đổi tên gọi cho sự vật hiện tượng trên cơ sở so sánh ngầm, trong đó các sự vật, hiện tượng có thể giống nhau về vị trí, hình thức, chức năng, cảm giác. Ví dụ : Cổ chai, chân bàn..
- Ẩn dụ nghệ thuật: là biện pháp tu từ từ vựng nhằm xây dựng hình tượng thẩm mĩ. Không chỉ gọi tên lại mà quan trọng hơn là gợi ra những liên tưởng có liên quan chủ yếu đến đến đời sống con người VD: con cò - ẩn dụ chỉ người nông dân trong ca dao...
c. Phân loại:
- Ẩn dụ hình thức: Loại ẩn dụ này được hình thành trên cơ sở những nét tương đồng về hình thức giữa các đối tượng. 
Ví dụ:
 Dưới trăng quyên đã gọi hè,
 Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông. 
 ( Nguyễn Du- Truyện Kiều)
Lửa lựu là mầu đỏ của hoa lựu khi nở đỏ như lửa. Với biện pháp nghệ thuật này, tác giả làm nổi bật hình ảnh của hoa lựu nở đỏ như lửa trên một diện rộng.
 Ẩn dụ cách thức: Loại ẩn dụ này được hình thành trên cơ sở những nét tương đồng về cách thức thực hiện hành động giữa các đối tượng.
Ví dụ:
Trăng lên, trăng đứng, trăng tàn,
 Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng.
 Thuyền em rách nát,
 Mà em chưa chồng.
 Em đi với chiếc thuyền không,
 Khi mô vô bến rời dòng dâm ô!
(Tố Hữu- Tiếng hát sông Hương)
Hình ảnh ẩn dụ: bến, dòng dâm ô cùng với chiếc thuyền nan, chiếc thuyền không chỉ là phương tiện được gắn kết liền mạch với các từ chỉ cách thức thực hiện hành động như đi, vô, rời của chủ thể trữ tình tạo nên những ẩn dụ cách thức quen thuộc. Nhờ hình ảnh ẩn dụ này, nhà thơ đã truyền tải tâm trạng chất chứa khổ đau của người kĩ nữ trong chế độ cũ. 
Ẩn dụ phẩm chất: dựa trên sự tương đồng về phẩm chất của các sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,
 Mặt trời chân lí chói qua tim 
 (Tố Hữu- Từ ấy) 
Bừng nắng hạ, chói qua tim là hình ảnh ẩn dụ chỉ lí tưởng cách mạng và sự giác ngộ lí tưởng cách mạng. 
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: dựa vào sự tương đồng về cảm giác.
Ví dụ:
 Chao ôi, trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.
(Nguyễn Tuân- Người lái đò sông Đà)
- Nắng được cảm nhận bằng thị giác, nhưng Nguyễn Tuân lại cảm nhận nắng bằng vị giác - nắng giòn tan: ẩn dụ hình thức.
d. Tác dụng của ẩn dụ
Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm xúc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau. Cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng. 
2. Bài tập thực hành.
 Các phép tu từ ẩn dụ trong đoạn trích là:
 + Văn nghệ ngòn ngọt - ẩn dụ bổ sung chỉ văn chương lãng mạn, thoát li đời sống, ru ngủ con người.
+ Sự phè phỡn thoả thuê - ẩn dụ hình thức chỉ sự hưởng lạc.
+ Cay đắng chất độc của bệnh tật - ẩn dụ hình thức chỉ sự bi quan, yếu đuối.
+ Tình cảm gầy gò - ẩn dụ hình thức chỉ tình cảm cá nhân nhỏ bé, ích kỉ.
Tác dụng: Từ đoạn văn trên, tác giả phê phán những thứ văn chương vô bổ, những tình cảm cá nhân nhỏ bé, ích kỉ nhưng không dùng những lời lẽ gay gắt II. Hoán dụ.
1.Ôn tập lí thuyết
a. Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt.
b. Các loại hoán dụ.
Lấy bộ phận để gọi toàn thể.
Ví dụ: Đầu xanh đã tội tình gì
 Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
 (Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Đầu xanh: con người ở độ tuổi trẻ.
Má hồng: người con gái đẹp, người đàn

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ren_ki_nang_nhan_dien_cac_phep_tu_tu_tu_vung_thuong_gap.docx
  • docxMỤC LỤC.docx
  • docxTÀI LIỆU THAM KHẢo hiep.docx