SKKN Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội theo chủ đề cho học sinh giỏi môn Ngữ văn THPT

SKKN Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội theo chủ đề cho học sinh giỏi môn Ngữ văn THPT

 “Chỉ có quốc gia thu hút những cái đầu vĩ đại hoặc coi trọng giáo dục mới có thể trở nên giàu có”(Enrics). Vì vậy muốn thay đổi bộ mặt của một nhà trường cần chú trọng nhất là phát triển giáo dục đặc biệt là giáo dục mũi nhọn và một trong những mặt trận giáo dục mũi nhọn đó chính là việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. Đây chính là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường, để công nhận trường Chuẩn Quốc gia đồng thời thể hiện trình độ năng lực chuyên môn của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh [2]. Bên cạnh việc đào tạo tất cả các kĩ năng NLVH thì nghị luận xã hội là một mảng vô cùng quan trọng chiếm dung lượng không hề nhỏ trong kiểm tra đánh giá năng lực HSG môn Văn. Bởi nghị luận xã hội là một trong hai kiểu bài nghị luận trong nhà trường phổ thông. Nếu nghị luận văn học giúp học sinh nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm văn học, đưa ra những ý kiến đánh giá về các vấn đề văn học để từ đó bồi đắp thế giới tâm hồn, tình cảm của mình thì nghị luận xã hội lại giúp học sinh khả năng đưa ra ý kiến, suy nghĩ của bản thân mình trước những hiện tượng đời sống, trước các vấn đề xã hội, những tư tưởng đạo lý để từ đó hình thành ý thức công dân và nhân cách con người. Chất lượng của việc dạy và học làm văn nghị luận xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường.

 

doc 27 trang thuychi01 24253
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội theo chủ đề cho học sinh giỏi môn Ngữ văn THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.2
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...3
III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...3
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..3
PHẦN NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN..........4
1. Vai trò của việc bồi dưỡng học sinh giỏi4
2. Vai trò vị trí của văn NLXH trong bồi dưỡng HSG..4
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ..5
1. Từ phía giáo viên.5
2. Từ phía học sinh..5
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.5
1. Chia kiến thức NLXH thành các chủ đề ôn luyện...5
2. Các bước rèn kĩ năng làm văn NLXH cho HSG.6
3. Công tác sưu tầm tư liệu..7
4. Hướng dẫn học sinh luyện đề .7
5. Giao việc cho học sinh
6. Kiếm tra kiến thức theo chủ đề và kết quả sưu tầm tư liệu của HS bằng hình thức vấn đáp.. 8
7. Cho học sinh luyện đề và chấm chữa để kiểm tra mức độ vận dụng của các em.8
8. Chủ đề minh họa.8
9. Những tiến bộ của học sinh...16
IV KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC..17
PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1.Kết luận18
2. Kiến nghị..19
TÀI LIỆU THAM KHẢO20
PHẦN PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 “Chỉ có quốc gia thu hút những cái đầu vĩ đại hoặc coi trọng giáo dục mới có thể trở nên giàu có”(Enrics). Vì vậy muốn thay đổi bộ mặt của một nhà trường cần chú trọng nhất là phát triển giáo dục đặc biệt là giáo dục mũi nhọn và một trong những mặt trận giáo dục mũi nhọn đó chính là việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. Đây chính là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường, để công nhận trường Chuẩn Quốc gia đồng thời thể hiện trình độ năng lực chuyên môn của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh [2]. Bên cạnh việc đào tạo tất cả các kĩ năng NLVH thì nghị luận xã hội là một mảng vô cùng quan trọng chiếm dung lượng không hề nhỏ trong kiểm tra đánh giá năng lực HSG môn Văn. Bởi nghị luận xã hội là một trong hai kiểu bài nghị luận trong nhà trường phổ thông. Nếu nghị luận văn học giúp học sinh nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm văn học, đưa ra những ý kiến đánh giá về các vấn đề văn học để từ đó bồi đắp thế giới tâm hồn, tình cảm của mình thì nghị luận xã hội lại giúp học sinh khả năng đưa ra ý kiến, suy nghĩ của bản thân mình trước những hiện tượng đời sống, trước các vấn đề xã hội, những tư tưởng đạo lý để từ đó hình thành ý thức công dân và nhân cách con người. Chất lượng của việc dạy và học làm văn nghị luận xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường. 
 Tuy NLXH không có gì xa lạ nhưng lại chưa được chú trọng đúng mức. Kết quả bài viết NLXH của HS còn nhiều hạn chế vì loại bài này viết rất khó, phải tự suy nghĩ, không sao chép được từ các tài liệu có sẵn [1]. Thêm vào đó các tài liệu NLXH chỉ dừng lại ở việc cung cấp các dạng đề nhỏ lẻ, không xâu chuỗi thành các chủ đề nên HS khó mà ghi nhớ hết. Muốn việc dạy và học làm văn nghị luận xã hội cho HSG trong nhà trường có chất lượng, cần phải rất quan tâm đến việc tìm ra chiếc chìa khóa để học sinh tự mình làm chủ kiến thức kĩ năng, đặc biệt là tìm ra phương pháp ôn luyện sáng tạo và thích hợp. Đó là ôn luyện nghị luận xã hội theo chủ đề. Ôn luyện nghị luận xã hội theo chủ đề là thước đo đồng thời là kim chỉ nam định hướng cho việc dạy và học. Ôn luyện nghị luận xã hội theo chủ đề sáng tạo, có tính giáo dục, phù hợp với đối tượng học sinh, phát huy tính chủ động, độc lập suy nghĩ của học sinh mới mong việc dạy và học làm văn nghị luận xã hội trong nhà trường đạt hiệu quả.
 Đặc biệt trong mảng ôn luyện Học sinh giỏi THPT, từ HSG cấp Tỉnh, đến HSG Quốc gia, nội dung nghị luận xã hội được dành một thời lượng khá cao chiếm 40% điểm số toàn bài thi. Song mảng này lại chưa được chú trọng đúng mức. Đa số các giáo viên thường chú trọng mảng NLVH: dạy rất kĩ các tác phẩm mà xem nhẹ 
việc tìm tòi sáng tạo trong dạy văn NLXH. Việc ôn luyện nghị luận xã hội theo chủ đề ở nhà trường trung học nói chung và ở trường THPT Quảng Xương 1 nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Việc dạy theo văn nghị luận xã hội còn dừng lại ở các đề vụn vặt manh mún, chưa tạo được hiệu quả cao trong dạy và học. Học sinh không có hứng thú với mảng nghị luận xã hội vì cho là khô khan, suy lí, không hấp dẫn Trong nhiều năm qua tôi có may mắn được nhiều lần dẫn dắt chính đội tuyển môn Ngữ Văn ở trường THPT Quảng Xương 1 nên tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn NLXH theo chủ đề cho HSG và đạt được kết quả rất đáng khích lệ - luôn đứng tốp đầu toàn Tỉnh, được tổ bộ môn nhân rộng trong toàn tổ và được bạn bè đồng nghiệp các trường học hỏi tích cực. Ở trường cũng như nhiều nơi, trong nhiều năm chưa ai nghiên cứu và áp dụng cách dạy này. Chính vì thế tôi chọn vấn đề “RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THEO CHỦ ĐỀ CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN THPT” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
	Nghiên cứu đề tài này, tôi muốn bản thân mình có thêm được những kỹ năng cần thiết, những tư liệu quý báu của anh em bạn bè đồng nghiệp khi áp dụng dạy theo chủ đề để ngày càng nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng HSG nói riêng. Qua đó thúc đẩy việc dạy và học nghị luận xã hội ở trường THPT Quảng Xương 1, đồng thời muốn chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp gần xa nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn nói chung và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo HSG môn Văn trong nhà trường THPT.
	Đề tài nghiên cứu của tôi giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học mảng kiến thức kĩ năng làm văn nghị luận xã hội hiện nay ở trường THPT Quảng Xương 1.
- Những yêu cầu cần thiết của một bài thi nghị luận xã hội cũng như các dạng đề thi
- Các bước làm bài nghị luận xã hội.
- Giới thiệu một số đề thi và một số chủ đề tóm tắt trong quá trình nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn.
Phạm vi của đề tài: 
	- Về nội dung: Mảng kiến thức nghị luận xã hội và phương pháp ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ Văn THPT.
	- Thời gian: nghiên cứu từ 2009 đến nay mới đúc rút thành kinh nghiệm.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh đội tuyển lớp 12 trường THPT Cầm Bá Thước và THPT Quảng Xương 1
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu, giáo trình có liên quan đến các vấn đề cần nghiên cứu. Nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo và các nguồn tư liệu.
2. Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành ra các đề thi và kiểm tra để sử dụng trong các bài thi và kiểm tra, làm đáp án, hướng dẫn chấm cho các đề đã ra.
3. Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm 
4. Phương pháp thống kê toán học: Thu thập, xử lý, đánh giá kết quả khi áp dụng đề tài.
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 1. Vai trò của việc bồi dưỡng học sinh giỏi
 Bồi dưỡng học sinh giỏi quả là một mặt trận hàng đầu của các trường THPT, là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường. Vì thế mặt trận này cần phải được quan tâm đúng mức. Nghị quyết TW2 khóa VIII chỉ rõ: “Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là cung cấp nguồn nhân tài cho đất nước cần được các nhà trường THPT đặc biệt quan tâm, mọi giáo viên phổ thông đều phải có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi”. Trong Qui chế thi chọn học sinh giỏi ban hành theo quyết định 3479/1997/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/11/1997, điều 1 có viết: Động viên khích lệ những giáo viên và học sinh trong dạy học là góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời phát hiện học sinh có năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. [8]
	Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, cứ mỗi một sản phẩm làm ra bao giờ cũng chiếm một tỷ trọng chất xám khá lớn, mỗi con người cần phải được đào tạo vững chắc về mặt tri thức mới có thể nắm bắt được khoa học kỹ thuật, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Công tác phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi vì thế lại càng trở nên quan trọng hơn đối với mỗi nhà trường THPT, mỗi Tổ chuyên môn và mỗi thầy cô giáo. Đối với bản thân tôi là một giáo viên luôn trăn trở tìm tòi và có may mắn được nhiều năm dẫn chính đội tuyển và đạt được những kết quả đáng khích lệ tôi luôn mong muốn chia se kinh nghiệm mình có được cho bạn bè đồng nghiệp.
2. Vai trò, vị trí của văn nghị luận xã hội trong bồi dưỡng học sinh giỏi
 Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết (người nói) trình bày những ý kiến của mình bằng cách dùng lí luận bao gồm cả lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ một vấn đề thuộc về chân lí nhằm làm cho người đọc (nghe) hiểu, tin, đồng tình với những ý kiến của mình và hành động theo những điều mà mình đề xuất. Văn nghị luận đã hình thành từ xa xưa và phát triển cùng với sự phát triển của tư tưởng, văn hóa nhân loại và góp phần vào sự phát triển ấy. Ngày nay, văn nghị luận càng phát triển mạnh mẽ. Nó thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đới sống xã hội. Nó là vũ khí khoa học và vũ khí tư tưởng sắc bén , giúp cho con người nhận thức đúng đắn các lĩnh vực của đời sống xã hội và hướng dẫn, thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người.
 Do đó, học làm văn nghị luận là một công việc, một yêu cầu rất trọng yếu của việc học văn trong nhà trường. Văn nghị luận đặt ra những vấn đề tư tưởng và học thuật đòi hỏi người học sinh phải giải quyết, từ đó giúp cho các em vận dụng tổng hợp 
các tri thức đã học được từ tự nhiên đến xã hội, rèn luyện khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, khả năng tư duy logic khoa học, nghĩa là có phương pháp tư duy đúng để tìm hiểu đúng vấn đề và có thái độ đúng trước các sự việc xảy ra trong cuộc sống. Từ đó góp phần tích cực vào việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách của người học sinh. Vì vậy, văn nghị luận ngày càng chiếm một vị trí, giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống. Đặc biệt là vấn đề ôn luyện văn NLXH cho HSG ngày càng được chú trọng để phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo, tư duy trí tuệ của học sinh.
II- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
	1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, đúng hướng của BGH nhà trường.
- Học sinh có nhiều cố gắng, nỗ lực, bứt phá. Có khả năng tự tìm tòi sáng tạo dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Các bậc phụ huynh ủng hộ nhiệt tình.
- Nguồn tư liệu cho mảng văn nghị luận khá phong phú.
	2. Khó khăn
	 a- Từ phía giáo viên
	 - Nhận trách nhiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi thực sự là một áp lực lớn cho người dạy.
 - Thời gian dành cho đội tuyển hết sức eo hẹp vì giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều công việc, từ dạy trên lớp, ôn luyện đại học, công tác đoàn
 - Mảng NLXH phong phú về tư liệu, kiến thức phủ rộng, không theo một chuẩn nào như nghị luận văn học, nếu dạy manh mún sẽ dễ thất bại bởi như muối bỏ bể.
	b- Từ phía học sinh:
	Hàng ngày các em phải tiếp thu một lượng kiến thức khá lớn từ các môn học, nhất là tâm lí cần phải học đều cả 3 môn thi Đại học đã khiến các em và cả các bậc phụ huynh lo ngại, họ không muốn thiên lệch về một môn nào trong khi để có được một giải học sinh giỏi cấp Tỉnh cần phải học thêm cho bộ môn rất nhiều, mất rất nhiều thời gian học tập và phải rất kỳ công ôn luyện cày đi cày lại kiến thức nhiều lần, mở rộng, đào sâu nâng cao Trong khi đó, thời gian học thêm các môn để thi Đại học, Cao đẳng của các em đã rất nhiều, chúng tôi không dễ điều các em đội tuyển học riêng được thành một buổi từ 14h đến 16h45 như các môn ôn luyện Đại học, vì thế, muốn dạy bồi dưỡng đội tuyển hầu như các giáo viên đều phải dạy sau giờ học thêm buổi chiều, tức là từ 17h đến 19h, ở cái giờ lẽ ra cả thầy cả trò phải được nghỉ ngơi, cơm nước Việc vận động các em theo học đội tuyển môn của mình là rất khó vì các em chỉ chú trọng vào thi đại học, với tâm lí học sẽ mất thời gian học lệch thì kết quả đại học không cao  Đặc biệt phần nghị luận xã hội các em cho rằng mảng ấy khô, kiến thức lại vô cùng rộng trong đời sống, đề đến đâu tự
 “ chém” đến đó. Tất cả gây khó khăn cho việc giảng dạy của GV. 
	III- GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 
1. Chia kiến thức nghị luận xã hội thành các chủ đề để ôn luyện
 Tôi chú trọng ôn luyện các câu nghị luận về tư tưởng đạo lí, nghị luận về hiện tượng xã hội như : tình yêu thương, sự sẻ chia, sự nhiệt tình cống hiến, ý chí nghị lực vươn lênRèn kĩ năng làm văn nghị luận kĩ càng; liên hệ với các vấn đề thực tiễn đặc biệt vấn đề quốc gia dân tộc. Bản thân tôi không dạy NLXH riêng lẻ từng đề mà nhóm lại theo từng chủ đề với những câu danh ngôn, câu chuyện, dẫn chứng có nội dung gần gũi nhau để HS có thể xâu chuỗi, liên hệ và gặp bất cứ đề nào cũng có thể làm được: Vd chủ đề tình yêu thương, chủ đề vượt lên số phận bằng ý chí, nghị lực, niềm tin , chủ đề sống đẹp. Dạy theo chủ đề là phát kiến của tôi từ nhiều khóa ôn luyện trước, tôi đã trao đổi với tổ trong mấy năm nay và đạt hiệu quả tốt. Bản thân tổ tôi cũng đề xuất thành hoạt động chuyên môn thường kì, giao cho mỗi giáo viên làm một chủ đề thảo luận ở tổ. Từ đó chất lượng dạy HSG nói riêng và ôn luyện ĐH nói chung được nâng lên rõ rệt. Từ các đề HSG nhiều năm, cho đến các đề thi THPT đều không nằm ngoài các chủ đề tôi đã dạy. Năm nay HS tôi vừa nhìn văn đã huy động tất cả KT, KN và đây là câu các em có thể đạt điểm gần như tuyệt đối. Tôi kì công sưu tầm các câu thơ, câu danh ngôn, dẫn chứng về các tấm gương trên báo chí yêu cầu HS học thuộc để có thể lựa chọn phục vụ cho nhiều đề khác nhau Do thời lượng trên lớp có hạn nên tôi liên tục ra đề và làm đáp án kĩ càng poto cho các em yêu cầu HS viết thành bàn theo dàn ý đã cho. Đây là cách tôi vừa cung cấp kiến thức xã hội vừa rèn kĩ năng làm bài cho các em.
 Với dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí tôi xoay quanh ba chủ đề chính như : 
- Vượt lên số phận bằng ý chí nghị lực niềm tin để đến với hạnh phúc thành công
- Sống đẹp: Sống ước mơ khát vọng, cống hiến sáng tạo
- Tình yêu thương sự sẻ chia
Ngoài ra tôi chọn một số HSG để hướng dẫn cho HS tiến hành thu thập tư liệu trình bày theo chủ đề giống như tôi đã tiến hành rồi trình bày trước lớp: 
- Chủ đề Tình yêu quê hương đất nước
- Người thầy
- Công lao cha mẹ
- Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể
- Tình bạn
- Hạnh phúc
- Thành công
- Các tệ nạn xã hội
- Bện vô cảm
- An toàn giao thông
- Môi trường
- Học vấn
- Lao động, tư tưởng
- Các phẩm chất: trung thực, bản lĩnh
2. Các bước rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội theo chủ đề cho học sinh giỏi
2.1. Làm rõ các khái niệm liên quan đến chủ đề
 Khó nhất đối với học sinh là giải thích các khái niệm trong luận đề. Vì vậy tôi chú trọng từ điển hóa cho các em các khái niệm liên quan đến chủ đề.
 Ví dụ: 
- Chủ đề Sống đẹp tôi dạy cho HS các khái niệm về ước mơ, lí tưởng, đam mê, 
- Chủ đề Vượt lên số phận bằng ý chí nghị lực niềm tin để đến với hạnh phúc thành công tôi làm rõ các khái niệm: Số phận, ý chí, nghị lực, niềm tin, hy vọng, bản lĩnh, hạnh phúc, thành công
- Chủ đề Tình yêu thương sự sẻ chia tôi làm rõ các khái niệm: yêu thương, sẻ chia, quan tâm, tử tế, tấm lòng, cho và nhận
2.2 Trả lời câu hỏi Tại sao ? ( Tại sao đúng? Tại sao sai?)
 Để lí giải rõ vấn đề cần nghị luận tôi giúp các em trả lời câu hỏi vì sao chúng ta phải làm sống như vây. Việc trả lời câu hỏi bao trùm toàn chủ đề sẽ giúp HS vận dụng được cho tất cả các vấn đề có trong đề bài liên quan tới chủ đề.
Ví dụ: 
Tại sao phải sống đẹp ( ước mơ, khát vọng, lí tưởng, đam mê)? 
Tại sao phải sống yêu thương?
Tại sao phải vượt lên thử thách của số phận?
2.3. Trả lời câu hỏi Làm thế nào ?
Tôi hướng dẫn cho các em cách trả lời câu hỏi làm thế nào để thực hiện theo yêu cầu của đề đồng thời chỉ rõ cách các em áp dụng giải quyết cho từng dạng đề cụ thể khi vận dụng kiến thức cơ bản này.
Ví dụ: 
Làm thế nào để sống đẹp ( ước mơ, khát vọng, lí tưởng, đam mê)? 
Làm thế nào để sống yêu thương?
Làm thế nào để vượt lên thử thách của số phận?
2.4. Trả lời câu hỏi Có phải ai cũng làm như vậy? 
Đây là câu hỏi giúp các em có cái nhìn trái chiều, phê phán những hiện tượng chưa tốt 
Ví dụ: 
Có phải ai cũng sống đẹp ( ước mơ, khát vọng, lí tưởng, đam mê)? 
Có phải ai cũng sống yêu thương?
Có phải ai cũng vượt lên thử thách của số phận?
2.5. Trả lời câu hỏi Chủ đề đem đến cho ta bài học gì?
Việc hướng dẫn cho HS trả lời câu hỏi này sẽ giúp các em trình bày bài học nhận thức và hành động của mình một cách dễ dàng khio đã có bài học cơ bản của chủ đề giáo viên hướng dẫn
3. Công tác sưu tầm tư liệu
Giáo viên cung cấp cho các em HS các tư liệu về: 
- Danh ngôn liên quan đến chủ đề
- Thơ liên quan đến chủ đề
- Các mẩu chuyện liên quan đến chủ đề
- Các dẫn chứng về những tấm gương liên quan đến chủ đề
4. Hướng dẫn học sinh luyện đề 
 Sau khi dạy xong một chủ đề là tôi ra đề kiểm tra, giới thiệu các đề liên quan tới chủ đề và hướng dẫn HS vận dụng nhuần nhuẫn các kiến thức của chủ đề đó vào trong bài làm. Chỉ cần các em làm khoảng 5 đề cho tất cả các dạng ( dạng bình luận về một câu danh ngôn; Dạng cặp nhiếp hai câu danh ngôn; Trình bày suy nghĩ về thông điệp có trong một đoạn thơ bài thơ hoặc mẩu chuyện..) là các em có thể vận dụng nhuần nhuyễn chủ đề.
5. Giao việc cho học sinh
 Sau khi tôi dạy kĩ cho các em HS đội tuyển 3 chủ đề chính nêu trên. Khi HS đã được luyện đề nhuần nhuyễn 3 chủ đề tôi giao việc đến từng HS. Đội tuyển năm 2016-2017 của tôi ban đầu gồm 10 em tôi giao cho mỗi em một chủ đề : như chủ đề về Văn hóa thần tượng; Văn hóa lễ hội; Thời gian, Mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần; Ước mơ; Cá nhâ- Tập thể; Thời gian; Lòng biết ơn; Người thầy; Mối quan hệ giữa hành động và lời nói Tôi giao việc cho các em vào dịp hè khi kết thúc chương trình lớp 11 nên các em có thời gian sưu tầm. Kết quả các em nạp đầy đủ và kiến thức cũng như các dạng đề các em sưu tầm được làm tôi bất ngờ.
6. Kiểm tra kiến thức theo chủ đề và kết quả sưu tầm của học sinh bằng hình thức vấn đáp.
 Sau khi đã có trong tay sản phẩm của các em. Trước hết tôi tiến hành kiểm tra các kiến thức chủ đề tôi đã dạy cho các em đồng thời kiểm tra khả năng nắm vững kiến thức chủ đề mà các em được giao sưu tầm, biên soạn. Sau đó tôi xem xét sự đánh giá công tác sưu tầm của từng em và xếp loại. nếu chủ đề nào đạt yêu cầu, đảm bảo khoa học tôi sẽ cho poto để các em tiếp tục học tập của các bạn trong đội.
7. Cho học sinh luyện đề và chấm chữa để kiểm tra mức độ vận dụng của các em.
 Tôi thường xuyên ra đề chấm chữa. Ban đầu tôi dặn các em về ôn từng chủ đề sau đó ra đề vào đúng chủ đề đó. Sau khi các em đã thành thục cơ bản, nhận diện chính xác và nhanh yêu cầu của đề, có khả năng huy động kiến thức và có kĩ năng lập luận tốt tôi sẽ chuyển sang ra đề vào một chủ đề bất kì mà không thông báo trước với các em để tạo tính bất ngờ và kiểm tra năng lực nhận diện đề và huy động kiến thức chủ đề có chính xác không. Với những đề lạ ban đầu nhiều em vẫn nhận diện sai lệch đề, vận dụng kém. Nhưng tôi bền bỉ kiên trì cuối cùng các em cũng thành thục. Càng về sau bản thân tôi và đồng nghiệp ra bất kì dạng đề nào, chủ đề nào thì học sinh của tôi đều làm tốt. Bất kì đống nghiệp nào cũng cho điểm câu nghị luận xã hội với phổ điểm từ 5.5-7,5/ 8 điểm. Các đồng nghiệp dạy hỗ trợ đều đánh giá cao năng lực NLXH của các em.
8. Chủ đề minh họa: Sau đây tôi xin minh họa một trong các chủ đề tôi đã dạy cho HSG.
 Chủ đề : SỐNG ĐẸP
I. KIẾN THỨC CHỦ ĐỀ
1. Làm rõ các khái niệm
 * Ước mơ, khát vọng:
 - Là những việc làm con người mong muốn đạt được mà chưa thể có ở trong thực tại.
 - Có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người đặc biệt là những giấc mơ vĩ đại. Đó là những khát khao, đòi hỏi con người phải có cố gắng, nỗ lực hết mình thì mới có thể biến ước mơ thành hiện thực .Nếu không có ước mơ thì cuộc sống sẽ nghèo nàn.
 - Ước mơ giống như ngọn hải đăng cho con tàu cập bến bờ hạnh phúc.Chỉ có ước mơ mới nâng tâm hồn con người lên tầm vĩ đại.
 -Tuy nhiên,ước mơ khát vọng có ranh giới rất mong manh với tham vọng.
 - Chúng ta cần phải biết mình là ai, hiểu được bản thân mình, hiểu được hoàn cảnh của mình nếu không sẽ rơi vào thất bại.
 * Lý tưởng:
 - Là những tư tưởng, là con đường mà con người hướng đến trong tương lai. Lý tưởng được cụ thể hoá qua những ước mơ. Lý tưởng chỉ được gọi là đẹp, là đúng đắn khi phù hợp với mong muốn, chuẩn mực của nhân loại về tình yêu, hạnh phúc, khát vọng làm giàu chính đáng, có những tư tưởng cao quý, chinh phục đỉnh cao tri thức
 * Mục đích:
 - Là đích đến cuối cùng
 * Nhiệt tình,đam mê,nhiệt huyết:
 - Là bầu máu nóng,ngọn lửa tri thức để hết tâm,hết sức vào công việc mình làm.
 - Mong muốn cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_ki_nang_lam_van_nghi_luan_xa_hoi_theo_chu_de_cho_ho.doc