SKKN Phương thức ẩn dụ - Một đặc trưng góp phần hình thành thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu” (Khảo sát qua ba bài thơ trong SGK ngữ văn nâng cao khối 11

SKKN Phương thức ẩn dụ - Một đặc trưng góp phần hình thành thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu” (Khảo sát qua ba bài thơ trong SGK ngữ văn nâng cao khối 11

Nhìn lại lịch sử thơ ca của dân tộc, có chưa có giai đoạn nào như giai đoạn 1930-1945, chưa có phong trào thơ ca nào lại rầm rộ, có nhiều thành tựu đặc sắc như phong trào thơ Mới. Phong trào thơ mới được coi là “Cuộc cách mạng trong thơ ca” .Trong cuộc hòa nhạc tân kỳ đó, Xuân Diệu được coi là một đỉnh cao thơ Mới (cách mạng vô sản) với một thế giới thơ đa dạng, phong phú, đầy sức hấp dẫn với bất cứ ai yêu thơ.

 Đặc biệt trong thế giới thơ ca Xuân Diệu còn nhiều mảng chưa kịp khai thác hoặc khai thác sơ sài. Trong những cách tân nghệ thuật của Xuân Diệu trước 1945, phương thức ẩn dụ còn nhiều vấn đề để ngỏ, đặc biệt chưa tác giả nào đi sâu nghiên cứu có hệ thống tín hiệu nghệ thuật này trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu đã được đưa vào SGK ngữ văn nâng cao lớp 11: “ Vội vàng”, “ Đây mùa thu tới”, “ Thơ duyên”.

 Trong sự phát triển của xã hội nói chung, sự đổi thay của văn học nói riêng, phong trào Thơ Mới với cái “tôi” là trung tâm của thế giới, với những sáng tạo nghệ thuật tân kì của nó ngày càng được đánh giá cao thì địa vị thơ ca của Xuân Diệu cũng ngày càng được củng cố. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu những tác phẩm thơ ca Xuân Diệu trong chương trình SGK ngữ văn nâng cao từ cái nhìn mang tính hệ thống là điều hết sức cần thiết ( Trong SGK ngữ văn nâng cao lớp 11 Xuân Diệu có ba bài “ Vội vàng”, “ Đây mùa thu tới”, “ Thơ duyên”. Trong khi đó Huy Cận có một bài “ Tràng giang”, Nguyễn Bính một bài “ Tương tư”, Hàn Mặc Tử một bài “Đây thôn Vĩ Dạ”, hai sáng tác của hai tác giả Thâm Tâm, Anh Thơ đưa vào phần đọc thêm).

 Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “ Phương thức ẩn dụ- một đặc trưng góp phần hình thành thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu” (Khảo sát qua ba bài thơ trong SGK ngữ văn nâng cao khối 11 “ Vội vàng”, “ Đây mùa thu tới”, “ Thơ duyên”.).

 

doc 19 trang thuychi01 8861
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương thức ẩn dụ - Một đặc trưng góp phần hình thành thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu” (Khảo sát qua ba bài thơ trong SGK ngữ văn nâng cao khối 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA IV
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG THỨC ẨN DỤ- MỘT ĐẶC TRƯNG GÓP PHẦN HÌNH THÀNH THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ XUÂN DIỆU
(Khảo sát qua ba bài thơ:
 “Vội vàng”, “Đây mùa thu tới”, “Thơ duyên”)
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực môn: Ngữ văn
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
 Trang
 I. Mở đầu1
 1. Lí do chọn đề tài.......... 1
 2.Mục đích nghiên cứu.1
 3. Đối tượng nghiên cứu.. 1
 4. Phương pháp nghiên cứu..2 
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm2
II. Nội dung. 2 
1. Cơ sở lí luận..2.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm3
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện..4
3.1. Ẩn dụ hình tượng và ẩn dụ cách thức..4
 a Cơ sở xây dựng các ẩn dụ hình tượng và ẩn dụ cách thức.. 4
 b. Ẩn dụ hình tượng và cách thức trong thơ Xuân Diệu..4
c. Khảo sát ẩn dụ hình tượng và cách thức trong ba thơ “Vội vàng”,.
“Đây mùa thu tới”,“Thơ duyên”..5
3.2. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.8
 a. Cơ sở xây dựng các ẩn dụ chuyển đổi cảm giác...8
b. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong thơ Xuân Diệu.8
c. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong ba thơ “Vội vàng”, 
“Đây mùa thu tới”, “Thơ duyên”.8.
 3.3. Nhận diện phong cách thơ Xuân Diệu qua tìm hiểu phương
 thức ẩn dụ trong thơ ông10
 3.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo 
dục tại nhà trường11
III. Kết luận, kiến nghị14
1. Kết luận..14
2. Kiến nghị14.
I. Mở đầu	
 1. Lí do chọn đề tài
 	Nhìn lại lịch sử thơ ca của dân tộc, có chưa có giai đoạn nào như giai đoạn 1930-1945, chưa có phong trào thơ ca nào lại rầm rộ, có nhiều thành tựu đặc sắc như phong trào thơ Mới. Phong trào thơ mới được coi là “Cuộc cách mạng trong thơ ca” .Trong cuộc hòa nhạc tân kỳ đó, Xuân Diệu được coi là một đỉnh cao thơ Mới (cách mạng vô sản) với một thế giới thơ đa dạng, phong phú, đầy sức hấp dẫn với bất cứ ai yêu thơ.
 Đặc biệt trong thế giới thơ ca Xuân Diệu còn nhiều mảng chưa kịp khai thác hoặc khai thác sơ sài. Trong những cách tân nghệ thuật của Xuân Diệu trước 1945, phương thức ẩn dụ còn nhiều vấn đề để ngỏ, đặc biệt chưa tác giả nào đi sâu nghiên cứu có hệ thống tín hiệu nghệ thuật này trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu đã được đưa vào SGK ngữ văn nâng cao lớp 11: “ Vội vàng”, “ Đây mùa thu tới”, “ Thơ duyên”.
 Trong sự phát triển của xã hội nói chung, sự đổi thay của văn học nói riêng, phong trào Thơ Mới với cái “tôi” là trung tâm của thế giới, với những sáng tạo nghệ thuật tân kì của nó ngày càng được đánh giá cao thì địa vị thơ ca của Xuân Diệu cũng ngày càng được củng cố. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu những tác phẩm thơ ca Xuân Diệu trong chương trình SGK ngữ văn nâng cao từ cái nhìn mang tính hệ thống là điều hết sức cần thiết ( Trong SGK ngữ văn nâng cao lớp 11 Xuân Diệu có ba bài “ Vội vàng”, “ Đây mùa thu tới”, “ Thơ duyên”. Trong khi đó Huy Cận có một bài “ Tràng giang”, Nguyễn Bính một bài “ Tương tư”, Hàn Mặc Tử một bài “Đây thôn Vĩ Dạ”, hai sáng tác của hai tác giả Thâm Tâm, Anh Thơ đưa vào phần đọc thêm).
 Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “ Phương thức ẩn dụ- một đặc trưng góp phần hình thành thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu” (Khảo sát qua ba bài thơ trong SGK ngữ văn nâng cao khối 11 “ Vội vàng”, “ Đây mùa thu tới”, “ Thơ duyên”.).
 	 2. Mục đích nghiên cứu
 	 Nghiên cứu đề tài “Phương thức ẩn dụ- một đặc trưng góp phần hình thành thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu” mục đích của chúng tôi là tìm hiểu sâu vào phương thức ẩn dụ - một tín hiệu nghệ thuật quan trọng trong thơ Xuân Diệu khảo sát qua ba bài thơ Mới trích trong SGK ngữ văn năng cao lớp 11. Từ đó làm tỏa sáng vẻ đẹp tài hoa của ngòi bút thuộc đỉnh cao thơ Mới này.
 	 Trên cơ sở đó, chúng tôi nhận diện cái tôi Xuân Diệu và gọi tên đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ ông. Hi vọng, đây sẽ là một nguồn tài liệu có ích giúp các em học sinh đi sâu tìm hiểu ba bài thơ Xuân Diệu, từ đó hiểu hơn về con người Xuân Diệu, thơ ca Xuân Diệu, làm cơ sở so sánh đối chiếu với các nhà thơ Mới khác (Trong chương trình SGK ngữ văn nâng cao và cơ bản lớp 11). Từ đó giúp các em học sinh có cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn về phong trào thơ Mới.
 	3. Đối tượng nghiên cứu
 	Phạm vi nghiên cứu của đề tài này không mở rộng ra toàn bộ thế giới thơ Xuân Diệu trước 1945 mà chỉ khảo sát qua ba bài thơ Mới tiêu biểu của ông 
“ Vội vàng”, “ Đây mùa thu tới”, “ Thơ duyên” ( Được đưa vào chương trình SGK ngữ văn nâng cao lớp 11 tập 2 của NXB Giáo dục)
 	 4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê phân loại: Đây là phương pháp cần thiết để khảo sát sau đó nhận diện được những đặc trưng riêng biệt của từng loại ẩn dụ khi ta phân loại. Ứng dụng sáng kiến vào thức tiễn giảng dạy, người viết lại tiếp tục thống kê kết quả bài kiểm tra học sinh để thấy sự tiến bộ của các em.
- Phương pháp phân tích là phương pháp quen thuộc nhưng thật sự quan trọng để làm tỏa sáng sự đặc sắc, cốt cách tài hoa của hồn thơ Xuân Diệu.
 - Phương pháp tổng hợp sử dụng ở một trình độ tư duy cao hơn nhằm đi đến khái quát nhận diện phong cách thơ Xuân Diệu qua những tín hiệu nghệ thuật ẩn dụ trong ba bài thơ
 	 5. Những điểm mới
- Người viết đi sâu vào những sáng tạo độc đáo trong thơ Xuân Diệu, được tạo ra từ phương thức ẩn dụ- phân loại, thống kê trên cơ sở những lí luận sơ bản về ẩn dụ của các nhà ngôn ngữ, từ đó tìm ra những đặc điểm mang tính hệ thống trong thơ. Người viết có lí giải cắt nghĩa bằng những yếu tố cuộc đời, con người, những hoạt động thơ ca của Xuân Diệu.
- Chỉ ra những sáng tạo mang tính hệ thống của Xuân Diệu là biểu hiện sinh động để nhận diện thế giới nghệ thuật thơ và phong cách thơ ca của thi nhân
II. Nội dung 
1. Cơ sở lí luận
- Ẩn dụ là biện pháp nghệ thuật truyền thống trong thơ ca được nhiều văn nghệ sĩ sử dụng để tăng hiệu quả thẩm mĩ cho tác phẩm văn học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về biện pháp nghệ thuật quan trọng này. 
1.1. Khái niệm ẩn dụ
- Khái niệm ẩn dụ được các nhà ngôn ngữ nêu lên bằng những cách diễn đạt khác nhau. Trong cuốn “Phong cách học tiếng Việt”, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa, Võ Bình có viết: “ẩn dụ là cách lấy tên gọi của đối tượng này để lâm thời biểu thị một đối tượng khác trên cơ sở thừa nhận ngầm một nét giống nhau nào đấy giữa hai đối tượng”. Trong “Phong cách học và phong cách chức năng tiếng Việt”, Hữu Đạt nêu: “Ẩn dụ chính là việc dùng tên gọi này để biểu thị sự vật dựa trên cơ chế tư duy và ngôn ngữ dân tộc”.
- Như vật cách diễn đạt có thể khác nhau nhưng các ý kiến đều thống nhất: Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Đây thực sự là một kiểu so sánh ngầm trong đó yếu tố so sánh được giảm đi, yếu tố làm chuẩn so sánh được nêu lên.
1.2. Phân loại
- Mỗi nhà ngôn ngữ sẽ có những tiêu chí riêng để phân loại ẩn dụ. Theo Đỗ Hữu Châu, ẩn dụ được chia làm năm loại: ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ chức năng, ẩn dụ kết quả. Cù Đình Tú lại chia làm 4 loại: ẩn dụ tương đồng về màu sắc, tương đồng về phẩm chất, tương đồng về trạng thái và tương đồng về hành động. Đinh Trọng Lạc chia ẩn dụ hình tượng, ẩn dụ bổ sung, ẩn dụ tượng trưng.
- Dựa trên kết quả của các nhà ngôn ngữ, có thể chia ẩn dụ thành 4 loại:
+ Ẩn dụ hình tượng: Cách gọi sự vật A bằng sự vật B
+ Ẩn dụ cách thức: Là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B
+ Ẩn dụ phẩm chất: Là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: trong đó B là một cảm giác vốn thuộc một loại giác quan dùng để chỉ những cảm giác A vón thuộc các loại giác quan khác nhau hoặc cảm xúc nội tâm. Nói gọn lại là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B
Chúng tôi căn cứ vào cách phân chia này để tìm hiểu về ẩn dụ- một phương thức nghệ thuật đặc trưng làm nên phong cách Xuân Diệu
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 - Vậy đã có những nguồn tài liệu nào cũng đã khảo sát về nghệ thuật ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu?
+ “Những cách tân nghệ thuật thơ Xuân Diệu” ( Lê Tiến Dũng NXB ĐHQG Hồ Chí Minh. 2005). Đây là một công trình nghiên cứu dày dặn về những đổi mới trong thơ Xuân Diệu. Tuy nhiên Lê Tiến Dũng đi vào khám phá những đổi mới quan niệm nghệ thuật về thế giới, con người, đổi mới nội dung tư tưởng và phương thức trần thuật, đổi mới thể thơ và ngôn ngữ. Người viết chưa đi vào tìm hiểu phương thức ẩn dụ. 
+ Bài tiểu luận “Tìm hiểu phương thức ẩn dụ thể hiện qua thơ tình Xuân Diệu” (Hà Thị Hồng). Bình diện khám phá của người viết khá rộng về thơ tình Xuân Diệu trước và sau cách mạng tháng Tám. Mục đích của người viết là
 “tìm hiểu phương thức ẩn dụ thông qua mảng thơ tình Xuân Diệu góp một phần sức nhỏ khẳng định đúng với bản chất như nhiều người khẳng định Xuân Diệu “ nhà thơ tình bậc nhất”, đến “ đệ nhất thi sĩ tình yêu trong lịch sử văn học Việt Nam”.” Qua đó cho thấy rõ Xuân Diệu là nhà thơ tình số một của văn học Việt Nam”.
 	- Trong thực tiễn giảng dạy
+ Học sinh mới phân tích được những nét cơ bản về nội dung- nghệ thuật qua ba tác phẩm trong sách giáo khoa, thấy được một cái tôi khát khao giao cảm với đời.
+ Chưa thấy được một cách rõ nét, một cách hệ thống những sáng tạo độc đáo trong ba bài thơ “Vội vàng”, “Đây mùa thu tới”, “Thơ duyên” từ phương thức ẩn dụ. Từ đó học sinh chưa có đánh giá về cái tôi Xuân Diệu một cách toàn diện và chưa cảm nhận được thế giới thơ Xuân Diệu với những đặc điểm thống nhất và đối lập, chưa biết lí giải nó một cách thuyết phục.
Trên cơ sở những kiến thức cơ bản về ẩn dụ của các nhà ngôn ngữ, những khám phá ban đầu của các nhà nghiên cứu, từ thực tiễn giảng dạy cho học sinh, người viết tiếp tục đi sâu vào phương thức ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu qua ba bài thơ “Vội vàng”, “Đây mùa thu tới”, “Thơ duyên” không nhằm mục đích khẳng định vị trí ông hoàng thơ tình của Xuân Diệu mà để nhận diện phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
 	3.1. Ẩn dụ hình tượng và ẩn dụ cách thức.
 	a. Cơ sở xây dựng các ẩn dụ hình tượng và ẩn dụ cách thức.
- Sinh ra trong thời điểm giao thời hai nền văn hóa, Xuân Diệu chính là nhịp nối của hai vùng quê Nghệ An- Quy Nhơn. Đặc biệt chính đất Quy Nhơn với biển cả, những ngọn gió nồm đã gợi lên những con sóng lãng mạn đầu tiên góp phần làm nên những hình tượng thơ độc đáo của nhà thơ này.
 - Xin hãy nói về bản thể của nhà thơ: Khi chàng thi sĩ Xuân Diệu bước vào làng thơ, dường như Xuân Diệu đã lựa chọn cho mình một tôn chỉ: sống để yêu và phụng sự tình yêu. Dường như, Xuân Diệu sinh ra trên xứ sở hữu tình này là để ca hát về tình yêu. Ông sống hết mình với tình yêu, lại có tài thơ thiên phú, lòng yêu đời và nõi khao khát tình yêu đã trở thành nguồn cảm xúc chủ đạo và khiến ông tạo nên một thế giới nghệ thuật riêng của mình. Xuất phát từ con tim khao khát giao cảm với đời, Xuân Diệu luôn cảm nhận cuộc đời bằng con mắt xanh non, bằng đôi tai thính nhạy, bằng cả sự sống của tuổi thanh xuân. Cho nên thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu không chấp nhận sự đơn điệu, khô khan mà tràn ngập những hình ảnh mang tính chất ẩn dụ biểu tượng cho sự sống, tuổi trẻđầy màu sắc trần thế
b. Ẩn dụ hình tượng và cách thức trong thơ Xuân Diệu
 Những biểu tượng thơ ca xuất hiện với tần số lớn trong thơ Xuân Diệu. Hình ảnh mang tính chất biểu tượng thực chất là một kiểu ẩn dụ, là “sự liên tưởng về mốc tương đồng có tính chất hiện thực hoặc được tưởng tượng ra giữa hai đối tượng về mặt nào đó” mà ở đây sự vật A là trừu tượng, sự vật B là cụ thể. Đây là phương tiện biểu đạt có giá trị hình tượng, có sức mạnh biểu cảm, được sử dụng với tần số khá cao.
Khi ẩn dụ kết hợp nhân hóa
Tháng giêng cười không e lệ chút nào
 Bằng trăm của cánh bướm chim rối rắm
 (Mời yêu)
Tóc liễu buông xanh quá mĩ miều
Bên màu hoa mới thắm như thêu
 (Nụ cười xuân)
Mây lang thang phiêu lãng trên bầu trời nên dễ cho ta liên tưởng ngầm đến phẩm chất đa tình
Những hoa quí tỏa hương vương giả
Mây đa tình như thi sĩ đời xưa
 (Tình mai sau)
Lại có khi hiểu thấu tầm quan trọng của nguồn máu nóng trong cơ thể con người, ông dùng hai chữ “máu xuân” để hướng tới một nguồn sống trẻ
 - Máu xuân đã cạn đâu mà
 Nếu càng tưới nữa cho hoa rực hồng
 (Trăm ba mươi đóa)
 Xuân Diệu còn có sự kết hợp giữa danh từ với các động từ tạo nên những ẩn dụ cách thức độc đáo:
Hãy tuôn âu yếm lùa mơn trớn
Gió thơm vô ý bay phơ phất
 Đem đụng nhành mai sát nhánh đào
 ( Nụ cười xuân)
 Có thể khẳng định những sáng tạo từ phương thức ẩn dụ - biểu tượng và cách thức trong thơ Xuân Diệu đã tạo cho thơ ông một vẻ đẹp đa nghĩa đầy hấp dẫn
c. Ẩn dụ hình tượng và cách thức trong “Vội vàng”, “Đây mùa thu tới”, “Thơ duyên”
 	*Thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu không phải là những tháp Chàm đổ nát trong thơ Chế Lan Viên, không phải là vũ trụ hoang liêu mở rộng đến mọi chiều kích trong thơ Huy Cận. Nó là cuộc sống đầy trần thế các nhà thơ Mới đang tìm cách trốn tránh. Nhưng bằng đôi mắt xanh non, một nguồn sống trẻ dào dạt, Xuân Diệu đã xây dựng được nhiều biểu tượng gần gũi thân quen:
 “Của ong bướm này đây tuần tháng mật
 Này đây hoa của đồng nội xanh rì
 Này đây lá của cành tơ phơ phất
 Của yến ah này đây khúc tình si”
 ( Vội vàng)
 	Những hình ảnh hoa, lá xanh rì, cành tơ phơ phất, ánh sáng chớp hàng mi tập hợp lạ cho chúng ta hình dung về hình tượng một khu vườn tràn đầy sự sống. Vạn vật tươi non, biếc rờn, căng tràn nhựa sống. Lá xanh nhưng phải là xanh rì, non tơ nhưng phải là “cành tơ phơ phất”. Cả khu vườn tràn ngập hương thơm, màu sắc, thanh âm. Sắc xuân đang dâng đầy trong lòng tạo vật. Các cặp hình ảnh sóng đôi ong- bướm, yến-anh đang trong trạng thái giao tình ngân nga lên “khúc tình si’ trong khoảng thời gian dâng đầy mật ngọt : “tuần tháng mật”. Vườn xuân trở thành vườn của sự sống cũng là khu vườn của tình cảm luyến ái chăng tơ. Tất cả các hình ảnh của vườn xuân trong “vội vàng” của Xuân Diệu tập hợp lại trở thành biểu tượng cho cuộc sống trần thế căng tràn sự sống thanh xuân, giăng mắc một niềm khát khao luyến ái mà xuân Diệu- nhà thơ của cuộc sống trần thế luôn khao khát hướng về.
 	Xuất thân từ gia đình nhà nho, tiếp thu một cách tự nhiên ảnh hưởng của nền văn hóa truyền thống, lại hấp thụ tư tưởng và văn hóa Pháp một cách có hệ thống trên ghế nhà trường, có thể nói thơ Xuân Diệu có sự kết hợp hai yếu tố cổ điển và hiện đại ở mọi cấp bậc. Đặc biệt ở cấp độ hình ảnh, Xuân Diệu vừa tiếp thu truyền thống vừa thổi vào linh hồn của thời đại Thơ Mới để tạo nên những biểu tượng đa nghĩa đặc sắc.
 	Ta hãy xem trong “Thơ duyên”:
 “Chim nghe trời rộng giang thêm cánh
 Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần”
 Chim, hoa là những thi liệu quen thuộc trong thơ cổ, nhưng đến Xuân Diệu, nó đã được thổi vào đó một linh hồn riêng. Trong thơ cổ, hình ảnh cánh chim bay vào cõi xa xăm mù mịt mang đầy màu sắc hư vô “Thiên sơn điểu phi tuyệt” thì đến Xuân Diệu, Xuân Diệu chỉ nhấn mạnh vào trạng thái của sự vật. “ Nghe” là trạng thái của tâm hồn cảm nhận về sự đổi thay của thế thế giới. Nghe thấy “trời rộng” đồng nghĩa với cảm nhận về một cái tôi bé nhỏ, cô đơn giữa vũ trụ bao la. “Dang thêm cánh” để trốn chạy khong gian rộng lớn, trốn chạy thời gian khi buổi chiều đang buông xuống cũng đồng nghĩa trốn chạy nỗi cô đơn. Điệu tâm hồn tinh tế đó chỉ có ở một cái tôi Thơ Mới nhạy cảm trước vũ trụ bao la. Như vậy cánh chim trong “Thơ duyên” của Xuân Diệu trở thành biểu tượng cho một cái tôi Thơ Mới.
 	 Nghệ thuật thơ Xuân Diệu bắt rễ sâu trong cội nguồn truyền thống, hấp thụ những tinh túy của thơ dân gian, tho cổ điển để rồi kết hợp với tinh hoa thơ Tượng Trưng Pháp, Xuân Diệu đã xây dựng nên được những hình tượng thơ:
 “Mây biếc về đâu bay gấp gấp
 Con cò trên ruộng cánh phân vân”
 	Thế giới của “Thơ duyên” được thiết lập trong sự hòa hợp, tương giao. Thế giới đó càng dần về chiều đã chuyển thành thế giới của chia li, xa cách. Hình ảnh mây và con cò là hai thi liệu quen thuộc trong thơ ca truyền thống. Nhưng dưới ngòi bút tài hoa của Xuân Diệu, ông đã xây dựng nó thành biểu tượng riêng mang đậm linh hồn con người thời đại. Hãy xem những đám mây trong thơ cổ: “Bạch vân thiên tải không du du”(Hoàng Hạc lâu- Thôi Hiệu), “Cô vân độc khứ nhàn” (Lí Bạch) mới thấy trong thơ xưa, thi nhân gửi vào đám mây điệu sống nhàn dật, phiêu du, thoát tục. nhưng đến Xuân Diệu, cái “du du” của đám mây đã được thay thế bởi cái “gấp gấp”. Đây là điệu sống, hơi thở của một Xuân Diệu lúc nào cũng trong động thái “vội vàng”, “giục giã”. Cũng như hình ảnh đám mây, “con cò” là biểu tượng cho người nông dân, người dân lao động bé nhỏ trong thơ ca dân gian (Con cò lặn lội bờ sông/ Thân cò lên thác xuống ghềnh..). Đi vào thơ ca cổ điển, cánh cò hiện ra trong thơ Vương Bột:
“Lạc hà dữ cô lộ tề phi
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc”
(Cánh cò bay với ráng sa
Sông thu nước lẫn trời thu một màu)
 	Cánh cò trong thơ Vương Bột đang bay nhưng là cái điệu bay thong thả, hòa nhập vào trời mây , sông nước tạo nên bức tranh thủy mặc đẹp thanh tĩnh hơn bao giờ hết. Lấy cái “động” cuối cùng cũng hướng đến cái tĩnh- đó là tiêu chuẩn mĩ học của thơ Đường. Còn cánh cò trong thơ Xuân Diệu “phân vân”- sự phân vân của chủ thể đâng tách rời khỏi toàn thể, nó ẩn chứa nỗi cô đơn của tạo vật cảm nghe được sự đổi thay của vũ trụ. Và cái “động” chính là biểu tượng cho tinh thần thơ Mới- một tâm hồn nhiều xôn xao với nỗi cô đơn, cảm thấy lạc lõng khi tách biệt khoỉ thế giới. Rất có thể tồn tại cái tĩnh nhưng đó là cái tĩnh ở vẻ bề ngoài để làm nổi bật cái “động” sâu xa trong lòng tạo vật. Nói như Hoài Thanh, từ cánh cò trong thơ Vương Bột bay với ráng sa đến cánh cò trong thơ Xuân Diệu cánh phân vân mà khong bay là sự cách biệt cả ngàn năm và hai thế giới. Như vậy bằng ẩn dụ hình tượng, Xuân Diệu đã tạo ra biểu tượng cho một cái tôi Thơ Mới với điệu hồn và lối sống đặc trưng của thời đại ông.
 	 Mỗi hình ảnh xây dựng trong thơ Xuân Diệu đều gửi gắm những cách nhìn, cách cảm riêng của nhà thơ. Thơ Xuân Diệu được coi là thơ của những người không chỉ trẻ tuổi mà còn “trẻ lòng”. Một trong những lí do cơ bản là bởi Xuân Diệu luôn hướng về mùa xuân: “ Với tôi trời đất chỉ có hai mùa, hai mùa có bình minh” đó là xuân và thu. Với Xuân Diệu, tình không tuổi và xuân không ngày tháng. Cho nên, hình ảnh xuân đã trở thành biểu tượng trung tâm trong thơ Xuân Diệu nói chung và “Vội vàng” nói riêng.
 - Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân (1)
 - Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua (2)
 Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
 Xuân trong ví dụ (1) là mùa xuân của thiên nhiên tràn đầy sức sống thanh xuân, dạt dào tình cảm luyến ái. Xuân trong ví dụ (2) trở thành biểu tượng cho dòng chảy thời gian tuyến tính vừa ngắn ngủi vừa một đi không trởi lại: Tới- qua, non- già. Kết thúc “Vội vàng” là một tiếng gọi thiết tha : “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. “Xuân hồng” chứ không phải xuân xanh (Trong “Mùa xuân xanh”- Nguyễn Bính), Xuân chín (Trong “mùa xuân chín”- Hàn Mặc Tử). Hình ảnh thơ này giúp cho người đọc có một liên tưởng ngầm xuân như một thứ quả chín căng mọng hay đôi má hồng của người thiếu nữ mơn mởn thanh xuân đầy hấp dẫn, trinh nguyên. Quả chín đó, đôi má hồng đó lại đang ở một khoảng cách rất gần hấp dẫn không thể nào cưỡng nổi đang mời ta tận hưởng. Như vậy bằng tình yêu thiết tha với mùa xuân cuộc đời, mùa xuân tuổi trẻ, Xuân Diệu đã tạo nên được một biểu tượng - ẩn dụ mùa xuân đa nghĩa.
 * Sáng tạo những ẩn dụ cách thức cũng cho thơ Xuân Diệu những nét nghĩa độc đáo 
 Ai hay tuy lặng bước thu êm
 Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm
 Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy
 Lòng anh thôi đã cưới lòng em
 (Thơ duyên)
Trong “Thơ duyên”, có một cái tôi đang cảm nhận về một thế giới dần đổi thay. Từ một thế giới huyền diệu: “Thu đến nơi nơi động tiếng huyền” nó dần dần diễn ra những sự li tán, chia lìa. Nhưng chính trong nỗi cô đơn của vạn vật trước vũ trụ bao la, sợi dây kết nối tâm hồn con người càng được thắt chặt lại. Nói như chu Văn Sơn, bốn câu thơ cuối của bài thơ có thể khôi phục thành câu nhiều mệnh đề thể hiện một điều đinh ninh chắc chắn” anh đã phải lòng em rồi. Từ “thôi” tưởng chừng là một tiếng than vì sự đã rồ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_thuc_an_du_mot_dac_trung_gop_phan_hinh_thanh_the.doc