SKKN Phương pháp tự phân tích, tư duy, cảm nhận, tự đặt về vấn đề, tự giải quyết vấn đề trong Giáo dục quốc phòng - An ninh

SKKN Phương pháp tự phân tích, tư duy, cảm nhận, tự đặt về vấn đề, tự giải quyết vấn đề trong Giáo dục quốc phòng - An ninh

Giáo dục quốc phòng - an ninh là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng toàn dân. Giáo Dục Quốc Phòng là môn học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường THPT nhằm rèn luyện hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Thấy rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên, những năm qua, Ban Giám hiệu trường THPT Thạch Thành 3 luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác Giáo Dục Quốc Phòng cho học sinh. Ban Giám Hiệu nhà trường đã chỉ đạo, xây dựng kế hoạch giao cho tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên chọn nhiều phương pháp tổ chức giảng dạy, học tập phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị . Giáo viên bộ môn phải thay đổi giáo án cho phù hợp với chương trình của Bộ giáo dục đề ra, 35 tiết trên năm học học rải theo thời khóa biểu chính khóa 1 tiết/tuần như các môn học khác. Từ năm 2007 đến nay, HS được nâng cao hiểu biết về truyền thống vẻ vang của dân tộc, rèn luyện tác phong, nếp sống tập thể có kỷ luật.

doc 17 trang thuychi01 6840
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp tự phân tích, tư duy, cảm nhận, tự đặt về vấn đề, tự giải quyết vấn đề trong Giáo dục quốc phòng - An ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Mục lục	 Trang 1.
I. MỞ ĐẦU 2 
1.Lý do chọn đề tài 3
2.Mục đích nghiên cứu 3
3.Đối tượng nghiên cứu 3
4.Phương pháp nghiên cứu 3
5. Những điểm mới của sáng kiến	 	 	 3	 
II. NỘI DUNG 3
1.Thựctrạngcủa vấn đề. 	
2.Giải pháp tổ chức thực hiện 4	
2.1.Đối với giáo viên	
2.2.Đối với học sinh	
3. Hiệu quả đạt được 13 
III. KẾT LUẬN	 16
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO	 17
MỞ ĐẦU 
1.Lý do chọn đề tài
Giáo dục quốc phòng - an ninh là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng toàn dân. Giáo Dục Quốc Phòng là môn học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường THPT nhằm rèn luyện hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Thấy rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên, những năm qua, Ban Giám hiệu trường THPT Thạch Thành 3 luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác Giáo Dục Quốc Phòng cho học sinh. Ban Giám Hiệu nhà trường đã chỉ đạo, xây dựng kế hoạch giao cho tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên chọn nhiều phương pháp tổ chức giảng dạy, học tập phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị . Giáo viên bộ môn phải thay đổi giáo án cho phù hợp với chương trình của Bộ giáo dục đề ra, 35 tiết trên năm học học rải theo thời khóa biểu chính khóa 1 tiết/tuần như các môn học khác. Từ năm 2007 đến nay, HS được nâng cao hiểu biết về truyền thống vẻ vang của dân tộc, rèn luyện tác phong, nếp sống tập thể có kỷ luật... 
Với sự phát triển về kĩ thuật thông tin hiện đại thì trong những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong trường học là vấn đề đang được các cấp lãnh đạo quan tâm và ủng hộ, hiện nay, số lượng giáo viên áp dụng công nghệ thông tin vào trong phương pháp giảng dạy rất đa dạng, sinh động, gây hứng thú cho học sinh trong các môn học nói chung, với môn giáo dục quốc phòng - an ninh nói riêng, làm đa dạng phong phú hơn về phương pháp giảng dạy, học tập phù hợp với chương trình môn học. [3 ]
Do đó Bản thân Tôi cần hiểu mục tiêu bài dạy và trình độ phát triển tâm sinh lý học sinh để có các tổ chức hợp lí từng hoạt động học tập, trong khi đó luôn tạo ra những tình huống, nêu vấn đề, đưa ra những đề tài nghiên cứu liên quan đến bản thân học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội nhằm mục đích giúp cho học sinh độc lập suy nghĩ, giải quyết và thể hiện bằng hành động của mình.
2.Mục đích nghiên cứu:
 Mục đích của chuyên đề là giúp cho các em học sinh tự tìm tòi, học hỏi, khả năng tư duy sáng tạo từ câu hỏi các em học sinh thu thập thông tin, bên cạnh đó các em có kiến thức về tin học, truy cập mạng tìm kiếm tư liệu là một phần quan trọng đem đến thành công của việc viết chuyên đề.
3.Đối tượng nghiên cứu:
3.1. Học sinh khối 11: 08 lớp, mỗi lớp chia thành 03 nhóm
3.2. Học sinh khối 12: 04 lớp, mỗi lớp chia thành 03 nhóm
4.Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, tự lập kế hoạch.
4.2. Phương pháp sinh hoạt nhóm, phương pháp thuyết trình.
4.3. Phương pháp tự phân tích, tư duy, cảm nhận, tự đặt về vấn đề, tự giải quyết vấn đề.
5.Những điểm mới của sáng kiến:
- Giúp học sinh có thể tự lập, chủ động trong giải quyết các vấn đề trong quá trình học tập, nghiên cứu, lập kế hoạch.
- Giúp học sinh nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng thu thập tài liệu học tập, kỹ năng thuyết trình 
II.NỘI DUNG:
1. Thực trạng của vấn đề:
- Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy luôn là chủ chương hàng đầu của ngành giáo dục nói chung, Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thanh hóa nói riêng, bởi vậy sở giáo dục luôn tạo điều kiện cho giáo viên đi học bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên giảng dạy. Đồng thời được Ban giám hiệu cũng như của tổ chuyên môn luôn khuyến khích động viên việc giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, và hướng cho học sinh giải quyết vấn đề một cách độc lập.
- Mỗi năm học Tôi luôn lấy bài học để làm câu hỏi đề tài, từ đó nhận thấy việc hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu, chủ động động trong học tập khá hiệu quả và đã đạt được những thành tích đáng kể, số lượng các em tham gia viết đề tài có phần phong phú hơn và sinh động hơn tăng dẫn theo các năm. Vì vậy tôi nhận thấy việc tổ chức cho học sinh tự viết chuyên đề học tập là hết sức cần thiết để học tốt môn GDQP AN tại nhà trường.
2. Giải pháp thực hiện:
2.1. Đối với giáo viên: 
Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh trong ngành giáo dục đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp đến việc tổ chức thực hiện ở từng cơ sở, nhà trường, đơn vị. Các cơ quan quản lý giáo dục đã có sự chỉ đạo kiên quyết để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh trong toàn ngành. Đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng ở cấp trung học phổ thông đã bước đầu được hình thành và phát triển. Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đã từng bước thực hiện biên chế giáo viên theo các văn bản quy định hiện hành; việc tổ chức học theo phân phối chương trình, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cho từng học sinh đã được thực hiện ở nhiều trường trong toàn tỉnh. Giáo dục quốc phòng, an ninh cho học sinh các trường ngày càng có chất lượng, hiệu quả đã tạo ra môi trường học tập, rèn luyện cho học sinh.
Những kết quả đạt được đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục quốc phòng - an ninh; Định hướng đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động tích cực, chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, đối với giáo viên tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học, khả năng vận dụng và truyền đạt kiến thức một cách linh hoạt và đặc biệt là ứng dụng của công nghệ thông tin.Từ đó giao nhiệm vụ tìm tòi sáng tạo trong thực tiễn, để giảng dạy tốt, giáo viên giáo dục quốc phòng trước hết phải có kiến thức sâu rộng. Cho nên, việc có ý thức tự trau dồi, tích luỹ kiến thức qua việc tự học, tự nghiên cứu, nhằm làm giàu tri thức phục vụ chuyên môn như tìm tòi trong sách vở, báo chí, mạng lưới thông tin báo đài, internet. Ngoài ra, việc cập nhật thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp cho giáo viên có nhiều kiến thức mới, phong phú. [3 ]
Mặt khác, đối với giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh , công việc giảng dạy phải gắn liền với nghiên cứu khoa học. Đây là con đường ngắn nhất để không ngừng tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ, góp phần tìm ra những hình thức, biện pháp thích hợp truyền đạt tri thức tới người học. 
Việc chọn lựa các câu hỏi làm chuyên đề nghiên cứu phải thực tế và thiết thực giúp học sinh tìm hiểu kỹ và rõ ràng hơn, tránh học sinh hiểu sai lệch kiến thức  Đồng thời giáo viên phải nắm vững câu hỏi cũng như kiến thức sâu rộng về chuyên đề.
Câu 1. Anh ( Chị) hãy nêu những nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự? Trách nhiệm của học sinh trong việc chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự. [2] 
Câu 2. Anh (Chị) hãy nêu những nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá? Trách nhiệm của học sinh trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. [2]
Câu 3. Anh (Chị) hiểu thế nào là toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo Việt Nam; Quần đảo Hoàng sa, Trường sa thuộc tỉnh nào của nước ta? Trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo.[1]
Câu 4. Anh (Chị) hiểu thế nào là ma túy, tác hại của ma túy, trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy.[2]
Với 4 câu trên Tôi đã phân ra thành 4 chuyên đề: ( mỗi lớp chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm đảm nhiệm một chuyên đề)
Ở khối lớp 11 các em sẽ thực hiện 3 chuyên đề sau:
* Luật nghĩa vụ quân sự. [2]
* Toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo Việt Nam.[1]
* Tác hại của ma túy, trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy. 
Đối với khối lớp 12 các em thực hiện 3 chuyên đề: [2]
* Những nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá? [2]
	Để thực hiện một chuyên đề trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh phần trình bày, trình tự bố cục nội dung của chuyên đ
Trang thứ nhất: học sinh sẽ thiết kế trang bìa bằng đánh máy vi tính với nội dung sau:
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Thanh Hóa
Tên Trường
Tên lớp..
Tên Chuyên đề
Năm học 2016 - 2017
Trang thứ 2: Nhóm thực hiện chuyên đề (cần ghi rõ tên nhóm, họ và tên thành viên của nhóm)
Ví dụ: (Nhóm 3)
Tên các thành viên: Phạm Thị Linh Trang, Bùi Thị Huyền, Vũ Minh Hoàng, Bùi Thảo Tâm, Hoàng Công Minh, Nguyễn Thị Hảo, Hoàng Thị Hà, Hoàng Trang Nhung
Trang thứ 3: Học sinh sẽ ghi rõ phần mở đầu ( phần giới thiệu, lời giới thiệu, lời mở đầu khi chọn chuyên đề)
Ví dụ:
Đã đến lúc chúng ta nên đánh động một hồi chuông thật lớn về hiểm họa ma túy hiện nay. Hiểm họa ấy đang len lỏi vào trong từng ngõ ngách của cuộc sống, nó như một con hổ dũng mãnh đang rình rập chú nai con, chỉ cần một bước sẩy chân chúng ta sẽ bị cuốn vào vòng xoáy không lối thoát. Chúng ta - những người công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phải có trách nhiệm đóng góp công sức, chung tay, góp sức của mình để ngăn chặn sự phát triển của những con số khổng lồ về số người nghiện ma túy trong xã hội nói chung cũng như giới trẻ nói riêng. Bản thân chúng ta những người học sinh đã có những hiểu biết thật chính xác về nó chưa? Tại sao rất nhiều bạn trẻ nghiện nó? Có lẽ do những suy nghĩ của từng thời điểm, khát vọng vươn lên của mỗi con người nên đã trót "nhúng tay vào chàm". Họ cũng như chúng ta, muốn được mọi người xem trọng trong "cái Xã Hội" mà họ nghĩ còn nhiều bất công này nhưng không có lối thoát, sự chán nản, bi quan về gia đình, về cuộc sống, tình yêu ... đã cuốn người ta xoáy họ đến lỗ đen “vũ trụ”. Là con người mà, ai mà chẳng mang nhiều khát vọng, ai mà chẳng muốn cho mình có một tương lai tươi sáng tốt đẹp, đâu ai muốn mình sẽ trở thành một thứ cặn bã của xã hội đâu. Vậy tại sao chúng ta không sống có ích mà lại vướng bận những chuyện không đâu đó. Không những nên sống tốt không rơi vào vòng xoáy của tệ nạn xã hội chúng ta cần giúp đỡ, đồng cảm đến với họ, chứ không phải chúng ta đem đến cho họ sự xem thường, dạy đời và những ánh mắt khinh bỉ họ... Đây chính là nguồn động lực giúp các bạn lầm lỡ bước có niềm tin hơn về cuộc sống, sự tìm lại chính mình. Hy vọng sau khi đọc xong chuyên đề này các bạn sẽ có thêm hiểu biết về vấn đề “nóng” của xã hội này và sự sẻ chia đối với những người nghiện. [3]
Các trang tiếp theo: Nội dung của chuyên đề ( từ tên chuyên đề các em mở rộng ra ngoài xã hội, những dẫn chứng, những bài học kinh nghiệm, những thông tin mới được cập nhật trên mạng những trang web các em có thể cập nhật, lấy thông tin: 
lichsuvietnam.info,     www.qdnd.vn/ , www.quansuvn.net/, www.cand.com.vn, www.baodongkhoi.com.vn/, vietbao.vn, vietnamnet.vn/, 
hoặc các em có thể tham khảo một số sách như sau;
báo, tạp chí, hay những danh ngôn, tục ngữ, ca dao sinh động nhưng không đi quá xa nội dung của bài học; phần nội dung chuyên đề học sinh viết từ 15 đến 20 trang đánh máy vi tính). [3]
Trang tiếp theo: Kết luận chung ( ý kiến chung của nhóm)
Ví dụ: 
* KẾT LUẬN CHUNG:
Vieät Nam laø moät nöôùc daân chuû coù phong tuïc vaø laõnh thoå rieâng. Ñeå giaønh ñöôïc töï do vaø ñoäc laäp nhö ngaøy hoâm nay oâng cha ta ñaõ phaûi traõi qua quaù trình ñaáu tranh kieân cöôøng, beàn bæ. Laø hoïc sinh ngay töø baây giôø coù theå goùp moät phaàn nhoû vaøo vieäc xaây döïng ñaát nöôùc, ñeå coù theå saùnh vai cuøng caùc cöôøng quoác naêm chaâu nhö lôøi Baùc ñaõ daïy. Baèng caùch ra söùc hoïc taäp, khoâng ngöøng naâng cao trình ñoä nhaän thöùc veà moïi maët, hieåu saäu saéc veà truyeàn thoáng döïng nöôùc vaø giöõ nöôùc cuûa daân toäc, truyeàn thoáng ñaáu tranh cuûa nhaân daân döôùi söï laõnh ñaïo cuûa Ñaûng Coäng Saûn Vieät Nam. Xaây döïng loøng yeâu nöôùc, loøng töï haøo daân toäc, yù chí töï laäp, töï cöôøng, naâng cao yù thöùc baûo veä Toå quoác. Tham gia caùc phong traøo cuûa Ñoaøn thanh nieân Coäng Saûn Hoà Chí Minh, phong traøo muøa heø xanh, phong traøo thanh nieân tình nguyeän. Khuyeân goùp uûng hoä ngöôøi gaëp khoù khaên. [3]
 	Trang cuối cùng: Ý kiến từng thành viên của Nhóm (trang này tất cả các thành viên của nhóm sẽ nêu lên ý kiến của mình, mỗi ý kiến sẽ mang một thông điệp nhắn gởi những đồng cảm, phản bác, đóng góp, chia sẽ)
Ví dụ: 
* Suy nghĩ của từng thành viên
Linh Trang
Nhân loại ngày nay đang đối mặt với căn bệnh hết sức nguy hiểm đó là HIV/AIDS. Nó đang đe dọa sự sống của toàn nhân loại. Nó đang luồn lách vào từng ngõ ngách của xã hội và phá hủy cuộc sống của nhân dân ta qua hút chích ma túy và mại dâm. Vì vậy, chúng ta phaỉ ngăn chặn và đẩy lùi nó ra khỏi cuộc sống của ta bằng cách sống an toàn, lành mạnh tránh xa các tệ nạn xã hội. Tích cực tham gia tuyên truyền phòng chống ma túy và các tệ nạn khác . [2] [3]
Minh Hoàng
Trong XH hiện nay, số người mắc phải ma tuý là rất cao. Ma tuý gây ra rất nhiều tác hại vô cùng to lớn, Những tác hại không chỉ là mất mát về tiền bạc, mà còn gây những thiệt hại về con người: gia đình bất hoà, bỏ bê con cái, khó khăn tài chính,... và kèm theo rất nhiều tệ nạn xã hội khác : cướp của, giết người,.... Nhiễm HIV làm mất khả năng miễn dịch nên dễ mắc phải những bệnh khó trị, giảm hoặc mất đi khả năng lao động dẫn đến thất nghiệp. Những tác hại về con người cũng như xã hội mà ma tuý gây ra không cách nào kể hết. Mỗi loại thuốc gây nghiện đều có những cách tàn phá bộ óc khác nhau nhưng đều đưa đến hậu quả chung là bộ óc bị thay đổi từ căn bản, làm cho người nghiện không còn khả năng tự rời bỏ thuốc được. [2] [3]
Hoàng Công Minh
Qua các phương tiện truyền thông như ti-vi, sách báo. Ắt hẵn ta đã biết đến căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. Căn bệnh còn có tên gọi “ hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”. người bị mắc căn bệnh này thường chết do mắc phải các bệnh thường gặp vì các tế bào miễn dịch đã bị phá huỷ. Tác nhân chính của nó chính là ma tuý. Thứ bị cả xã hội bác bỏ nhưng lại có một số người lại coi nó là thứ để “giải toả” nỗi buồn của mình. Nhưng nó hoàn toàn không đem lại điều gì tốt đẹp cho ta. Phút thăng hoa sau khi dùng, nhưng sau cái phút đấy thì địa ngục sẽ mở cửa để chào đón con người đó. Vì vậy, ma tuý là một thứ đáng bị mọi người xa lánh và hãy nhớ một câu: “khi sử dụng ma tuý thì sẽ không bao giờ có ngày mai”. [2] [3]
Bùi Thị Huyền
Ma túy là gì? Chắc hẳn sau khi đọc xong bài này các bạn đã biết. nó thật nguy hiểm đúng không? Vậy thì các bạn hãy đừng thử nó dùng chỉ một lần. Không có gì nguy hiểm hơn nó cả, nó là nguồn gốc của tất cả những điều ác trên thế giới giới này nếu ta lạm dụng vào nó quá nhiều. Vừa đề cao cảnh giác với kẻ xấu dụ dỗ ta chúng ta cần phải tuyên truyền về tác hại, nguyên nhân lây lan và cách phòng chóng như thế nào đạt hiệu quả cao nhất. Cần có môi trường chăm sóc đặc biệt để cho người mắc bệnh cảm thấy mình không bị bỏ rơi, biết yêu quý cuộc sống hơn. Các bạn trẻ đừng lạm dụng chất gây nghiện dù bất cứ lí do gì. Đối với các bậc phụ huynh, hãy dành thời gian quan tâm, gần gũi, chăm sóc con cái, đặc biệt ở lứa tuổi mới lớn. Chúng ta cần có những biện pháp tích cực giáo dục phòng ngừa cho trẻ không sa vào con đường nghiện ngập ma tuý và các chất gây nghiện. [2] [3]
2.2. Đối với học sinh:
Một lớp chia thành 3 nhóm cụ thể, mỗi nhóm sẽ chọn đề tài nghiên cứu và sẽ đăng ký danh sách thành viên nhóm với lớp trưởng.
Khi một nhóm đăng ký viết chuyên đề: Nhóm trưởng sẽ phân công các thành viên khác trong nhóm thu thập thông tin, các em sử dụng USB để lấy thông tin, hình ảnh từ trên mạng, nếu em nào không có điều kiện thu thập thông tin trên mạng thì lấy thông tin trên sách, báo, tạp chítrong nhóm chọn ra em nào giỏi vi tính nhất sẽ chịu trách nhiệm thiết kế chuyên đề, và mỗi em điều bắt buộc phải nêu ý kiến cá nhân về chuyên đề mà mình chọn, trong quá trình lấy thông tin các em sẽ chọn lọc thông tin cho phù hợp với chuyên đề và nhóm trưởng sẽ cùng các thành viên nhóm đưa ra ý kiến cuối cùng để làm bản phác thảo mẩu của chuyên đề và đưa cho giáo viên xem thử nội dung của chuyên đề, nếu giáo viên đồng ý, cuối cùng chuyên đề được đóng thành cuốn (kèm theo đĩa CD nếu có). [3]
Trình tự các bước được thể hiện theo sơ đồ sau:
	Giáo viên nhận chuyên đề và chấm điểm:
về cách trình bày chuyên đề
Nội dung chuyên đề.
Kết luận 
Ý kiến của từng thành viên nhóm.
Ban biên tập chuyên đề (nêu rỏ nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm _ nếu có).
Giáo viên chấm điểm chuyên đề có thể lấy điểm 15 phút hoặc 1 tiết
Sau đó tất cả các chuyên đề được đưa về phòng thư viện trường, phòng đọc để tất cả các em có thể đến xem và tham khảo khi cần.
Hiệu quả đạt được:
- Giúp học sinh phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Làm cho “HỌC” là quá trình kiến tạo học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm ra chân lí. Chú trọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác).
- Từ những việc nắm vững công nghệ thông tin, kiến thức, giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm tòi học hỏi và nghiên cứu chuyên đề của môn học, học sinh sẽ thấm nhuần bài học hơn bởi nguồn thông tin mà học sinh tìm tòi từ các trang web, báo chí và các mạng lưới thông tin khác  góp phần tạo cho nội dung chuyên đề càng phong phú hơn, thực tế hơn và sinh động hơn từ những cuốn chuyên đề học sinh tự làm, tự tìm tòi sáng tạo và dưới sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn nhưng không đi quá xa nội dung của bài học trong các chuyên đề mỗi em đều thể hiện, bày tỏ những ưu tư, cảm xúc, và những ý kiến chân thành được rút ra từ việc nhận thức sâu sắc trong quá trình viết chuyên đề. 
Ví dụ: 
F Đối với chuyên đề Toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền Việt Nam, các em học sinh bày tỏ niềm tin, lòng yêu nước, hiểu sâu sắc hơn biển đảo của Việt Nam, từ đó hình thành nhân cách sống và bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp và càng cảm thấy yêu thương đất nước mình hơn [2]
F Đối với chuyên đề Ma túy, tất cả các em học sinh đều nói không với ma túy, các em càng hiểu sâu hơn về tác hại của Ma túy, nguyên nhân dẫn đến ma túy và cách đề phòng việc ma túy xâm hại học đường qua những hình ảnh sinh động những thước phim quý giá mô tả xoay quanh chuyên đề. [2]
F Đối với chuyên đề Luật nghĩa vụ quân sự, ngoài kiến thức có được từ bài học các em tìm tòi thêm những ý kiến của các bạn những thông tin hình ảnh từ tạp chí báo đài, và thông tin trên mạng từ đó những suy nghĩ về nghĩa vụ quân sự đối với các em sau khi làm chuyên đề, mỗi em đều bày tỏ những ý kiến của mình rất chân thành, thể hiện tinh thần xung phong, tự giác, tự nguyện khi đến tuổi nhập ngũ[2]
F Đối với chuyên đề xây dựng nền quốc phòng toàn dân các em tìm hiểu sâu hơn về quốc phòng toàn dân, làm thế nào để góp phần xây dựng quốc phòng toàn dân vững mạnh, những hành động thiết thực cụ thể [2]
 Từ việc viết chuyên đề buộc học sinh phải tham khảo tài liệu, chủ động nắm bắt nội dung môn học, nhằm hiểu sâu hơn nữa kiến thức. Cải tiến phương pháp học tập của học sinh, phương pháp giảng dạy của thầy thì việc kiểm tra, đánh giá là một công cụ hữu hiệu. Việc kiểm tra, đánh giá đối với học sinh là sự tự kiểm tra và đánh giá của học sinh về quá trình học tập của mình. Có như vậy, chúng ta mới thực sự biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Ngoài mục đích đánh giá về kiến thức của học sinh, phải đánh giá được kỹ năng của học sinh, từ đó điều chỉnh việc học của học sinh, việc dạy của thầy. 
Ở đây, có thể sử dụng thường xuyên hơn nữa các hình thức: 
Cập nhật thông tin thường xuyên trên các mạng lưới thông tin đại chúng, những thông tin sự kiện có liên quan đến bài học, tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp như dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, hướng dẫn học sinh viết chuyên đề
Khối
Số liệu các chuyên đề hoàn thành
Kết quả đạt được (%)
11
24
100%
12
12
100%
 Kết quả số liệu các chuyên đề đạt được
 	Bản thân đảm nhiệm hướng dẫn các em học sinh ở các khối lớp (mỗi lớp 3 quyển chuyên đề) sau:
Khối lớp 11 có 8 lớp ( 11B1, 11B2,11B3,11B4,11B5, 11B6, 11B7, 11B8) tổng cộng đạt 24 quyển.
Khối lớp 12 có 4 lớp (12A2, 12A3, 12A4, 12A5) tổng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_tu_phan_tich_tu_duy_cam_nhan_tu_dat_ve_van.doc