SKKN Phương pháp rèn luyện các kĩ năng Tập đọc nhạc của học sinh lớp 6
Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của mỗi con người từ xưa tới nay. Để tạo không khí vui vẻ giải trí tinh thần sau những giờ học căng thẳng. Vì vậy theo chủ trương của Bộ GD – ĐT, Âm nhạc đã được đưa vào chương trình đào tạo ở các cấp Mầm non, tiểu học, và đặc biệt ở bậc THCS. Âm nhạc không chỉ đáp ứng một nhu cầu rất tự nhiên vốn có ở trẻ em như nhu cầu về: c hơi, giải trí, đọc sách, khám phá. Sự phát triển về Âm nhạc còn giúp các em phát triển tốt các chức năng tâm lý như: Khả năng hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo cho các em có trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện và hài hòa nhân cách. Âm nhạc rèn luyện cho học sinh có được một số kĩ năng đơn giản về ca hát và tập đọc nhạc. Khích lệ học sinh hăng hái tham gia các hoạt động âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu. Âm nhạc còn là phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người. Âm nhạc còn đem đến cho chúng ta những khoái cảm thẩm mỹ, những rung động cảm xúc, sự hoà hợp cộng đồng và phát huy óc tưởng tượng, sáng tạo. Âm nhạc có mặt ở khắp mọi nơi: trong lao động, trong học tập và cả trong vui chơi nữa. Vì vậy, để hướng tới mục đích cuối cùng của mục tiêu và nhiệm vụ môn Âm nhạc ở trường THCS là tạo nên một “Trình độ văn hoá Âm nhạc nhất định” bao gồm sự hiểu biết, năng lực thực hành tối thiểu và năng lực cảm thụ Âm nhạc của học sinh đòi hỏi người giáo viên Âm nhạc phải có sự đầu tư thời gian thích đáng để tìm tòi, nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp tối ưu trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho các em.
MỤC LỤC Nội dung Trang 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lí do chọn đề tài. 1 1.2. Mục đích nghiên cứu. 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2 1.5. Những điểm mới của SKKN. 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 2 2.1. Cơ sở lý luận 2 2.2. Thực trạng 3 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 3 2.3.1. Xác định nốt nhạc trên khuông, hiểu được các kí hiệu trên bản nhạc. 2.3.2. Cách luyện tập cao độ để giải quyết những quãng khó trong bài TĐN 2.3.3. Phương pháp rèn luyện kĩ năng đọc đúng trường độ. 2.3.4. Phương pháp rèn luyện kĩ năng thể hiện tính chất, sắc thái. 2.3.5. Luyện tai nghe thông qua trò chơi. 2.3.5.1: Tên trò chơi: NGHE THẤU ĐOÁN TÀI. 2.3.5.2 Tên trò chơi: AI NHANH HƠN. 2.3.6. Hướng dẫn về nhà 4 6 7 11 11 12 13 14 2.4. Hiệu quả sáng kiến. 14 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15 1. Kết luận. 15 2. Kiến nghị . 16 1. MỞ ĐẦU. 1.1. Lí do chọn đề tài Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của mỗi con người từ xưa tới nay. Để tạo không khí vui vẻ giải trí tinh thần sau những giờ học căng thẳng. Vì vậy theo chủ trương của Bộ GD – ĐT, Âm nhạc đã được đưa vào chương trình đào tạo ở các cấp Mầm non, tiểu học, và đặc biệt ở bậc THCS. Âm nhạc không chỉ đáp ứng một nhu cầu rất tự nhiên vốn có ở trẻ em như nhu cầu về: c hơi, giải trí, đọc sách, khám phá... Sự phát triển về Âm nhạc còn giúp các em phát triển tốt các chức năng tâm lý như: Khả năng hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo cho các em có trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện và hài hòa nhân cách. Âm nhạc rèn luyện cho học sinh có được một số kĩ năng đơn giản về ca hát và tập đọc nhạc. Khích lệ học sinh hăng hái tham gia các hoạt động âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu. Âm nhạc còn là phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người. Âm nhạc còn đem đến cho chúng ta những khoái cảm thẩm mỹ, những rung động cảm xúc, sự hoà hợp cộng đồng và phát huy óc tưởng tượng, sáng tạo... Âm nhạc có mặt ở khắp mọi nơi: trong lao động, trong học tập và cả trong vui chơi nữa. Vì vậy, để hướng tới mục đích cuối cùng của mục tiêu và nhiệm vụ môn Âm nhạc ở trường THCS là tạo nên một “Trình độ văn hoá Âm nhạc nhất định” bao gồm sự hiểu biết, năng lực thực hành tối thiểu và năng lực cảm thụ Âm nhạc của học sinh đòi hỏi người giáo viên Âm nhạc phải có sự đầu tư thời gian thích đáng để tìm tòi, nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp tối ưu trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho các em. Với phương châm “Học vui - Vui học”, chương trình Âm nhạc ở trường THCS có nhiều nội dung đa dạng, phong phú với ba phân môn: Học hát, Nhạc lí – Tập đọc nhạc (TĐN) và Âm nhạc thường thức, qua đó mang lại cho các em nhiều niềm vui và sự hứng thú đối với môn học. Âm nhạc không chỉ là một môn học mang giá trị động viên, cổ vũ tinh thần mà còn góp phần giáo dục, hình thành nhân cách học sinh. Việc học môn Âm nhạc giúp cho học sinh tích hợp các môn học khác một cách có hiệu quả hơn. Nhận thấy vai trò quan trọng của Âm nhạc nói chung cũng như phân môn TĐN nói riêng tôi thấy để hiểu được Âm nhạc thì học sinh phải biết và hiểu TĐN. Qua những bài TĐN đồng thời cũng giáo dục nhạc cảm và giúp các em phát huy khả năng sáng tạo Âm nhạc của mình. Chính vì vậy, tôi luôn nghĩ cần tìm giải pháp phù hợp giúp các em nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc nhạc cũng như giúp các em hoàn thiện đầy đủ những phẩm chất: Đức - Trí - Thể - Mỹ. Đề tài tôi áp dụng ở đây là Phương pháp rèn luyện các kĩ năng Tập đọc nhạc của học sinh lớp 6 ở trường THCS Xuân Phong từng bước đọc, chép thuần thục các bài TĐN. 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Khơi dậy cho các em lòng say mê học tập phân môn Tập đọc nhạc - Hướng cho học sinh là những người cảm thụ nhạc thông minh. - Phát triển trí nhớ và tri thức nghe nhạc. 1.3. Đối tượng nghiên cứu HS khối 6 trường THCS Xuân Phong 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. 1.5. Những điểm mới của SKKN. Đưa ra một số phương pháp rèn luyện thông qua nghe nhạc và trò chơi, để hình thành các kĩ năng TĐN của học sinh lớp 6: - Phát triển thị hiếu âm nhạc thông qua nghe có sáng tạo. - Củng cố kiến thức tập đọc nhạc nhanh và hiệu quả hơn - Góp phần bồi dưỡng trí tưởng tượng, óc sáng tạo một cách tinh tế hơn 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN. 2.1. Cơ sở lí luận: Trong chương trình dạy học bậc THCS, phân môn TĐN không thể đạt được mục tiêu như ở trường Âm nhạc chuyên nghiệp là “đọc thông, viết thạo” bản nhạc, vì thời lượng học quá ít và đối tượng học sinh là đại trà. Đối với phân môn này, giáo viên cần cho học sinh biết rằng: Tập đọc nhạc không phải như “Tập đọc chữ”, tập đọc nhạc sẽ không thể đọc“như nói” mà phải đọc“như hát”. Tập đọc nhạc chính là cho các em làm quen với chữ “nhạc”. Dạy TĐN ở trường THCS với mục tiêu bước đầu tập luyện “giải mã” các kí hiệu ghi chép nhạc và học các bài TĐN để cho các em có ý thức hát đúng cao độ, trường độ, nhịp điệu, từ đó giúp học sinh hát lời ca chính xác hơn. Với mục đích và yêu cầu đó giáo dục văn hoá Âm nhạc ở trường THCS, chúng ta phải tổ chức như thế nào để cho các em tiếp thu nhanh và nhẹ nhàng bài đọc nhạc, nắm được kỹ năng đọc nhạc kết hợp với gõ phách để từ đó tạo nên sự hứng thú, sự yêu thích đối với môn học. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 6, các em còn rất bỡ ngỡ và cũng dễ dàng uốn nắn, hình thành kĩ năng ngay từ đầu cho các em là rất quan trọng. Đó là vấn đề mà tôi luôn luôn suy nghĩ khi thực hiện giáo án lên lớp và trong thực tế, bản thân luôn tự tìm tòi, rút kinh nghiệm để nhằm tìm cho mình một phương pháp tối ưu trong hoạt động giảng dạy. Bản thân là giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc, tôi nhận thấy đại đa số các em rất thích ca hát nhưng lại khó khăn trong việc đọc nhạc. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng để một bài tập đọc nhạc học sinh đọc tốt cao độ, trường độ và thực hiện tốt các ký hiệu âm nhạc của bài thì người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn phù hợp, đơn giản nhưng lại dễ hiểu và mang lại hiệu quả nhất. Ngoài ra, người giáo viên cần tổ chức tiết học một cách hợp lý, tạo hứng thú để các em thích thú mỗi khi được học bài TĐN mới. Đối với các em lớp 6 việc đọc nhạc đem lại cho các em năng lực cảm thụ âm nhạc tốt hơn đồng thời giúp các em nắm vững nhạc lí cơ bản làm nền tảng để học tập môn Âm nhạc. Hơn nữa, cùng với khả năng của học sinh và phương pháp dạy học mới: Học sinh chuyển từ thụ động sang chủ động, tích cực, sáng tạo...tôi nhận thấy trình độ âm nhạc phổ thông của các em dần được nâng cao rõ rệt. Trên cơ sở chỉ mang tính thực nghiệm, tôi xin mạnh dạn trình bày một vài sáng kiến mà tôi đã vận dụng có hiệu quả trong hoạt động giảng dạy phân môn TĐN - Âm nhạc 6. Hy vọng rằng đây sẽ là những ý kiến bổ ích để cho các đồng nghiệp có thể tham khảo trong hoạt động giảng dạy của mình. 2.2. Thực trạng dạy và học môn Âm nhạc ở trường THCS Xuân Phong. 2.2.1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của BGH nhà trường - Phần lớn các em yêu thích và có ý thức tự giác học tập 2.2.2. Khó khăn: - Phòng học dành cho bộ môn còn sơ sài, trang thiết bị phục vụ môn học rất hạn chế. Tranh các bài Tập đọc nhạc ở lớp 6 không có. - Trường có đàn phím điện tử nhưng đã bị hư hỏng nên không có để phục vụ việc dạy học. - Một số học sinh có còn hạn chế về năng khiếu, các em thích học hát nhưng ngại học TĐN. - Một số em đọc được nhạc nhưng theo kiểu đọc vẹt không hiểu về nhịp, cao độ,trường độ,... Lớp Tổng số CĐ Tỉ lệ % Đ Tỉ lệ % 6A 34 9 26.5 25 73.5 6B 36 7 19.5 29 80.5 2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện. Học sinh lớp 6 là lứa tuổi ham tìm tòi, sáng tạo và rất trong sáng. Bước vào chương trình Âm nhạc bậc THCS các em học sinh khối 6 được làm quen với phân môn TĐN ở mức cao hơn bậc tiểu học. Do đó, người giáo viên phải dần hình thành cho các em kĩ năng để làm chủ kiến thức làm nền tảng vững chắc cho hoạt động học của mình. Ở trường THCS phân môn TĐN trong chương trình Âm nhạc nói chung ở Lớp 6 nói riêng chủ yếu giúp học sinh áp dụng những lý thuyết đã học vào bài đọc nhạc; qua đó học sinh biết đọc cao độ, ngân dài trường độ, gõ đúng phách, hát đúng nhịp, thực hiện đúng các kí hiệu...Và khi dạy, giáo viên phải thông qua tiếng đàn, giọng hát và tác phẩm cùng những hiện tượng âm nhạc cụ thể để học sinh cảm nhận được âm thanh. Muốn thực hiện được điều đó, giáo viên không chỉ sử dụng một phương pháp mà cần phải có sự phối hợp giữa nhiều phương pháp. Sự phối hợp đó được giáo viên lựa chọn khi áp dụng vào từng dạng bài và tuỳ vào đối tượng học sinh. Sau đây Tôi xin đưa ra sáng kiến của mình đóng góp vào phương pháp rèn luyện các kĩ năng dạy phân môn Tập đọc nhạc - Âm nhạc 6. 2.3.1. Xác định nốt nhạc trên khuông, hiểu được các kí hiệu trên bản nhạc. 2.3.1.1. Xác định nốt nhạc trên khuông. Thông thường khi dạy một bài TĐN, nội dung tìm hiểu bài giáo viên thường đưa ra một số câu hỏi phù hợp để học sinh trả lời như: Bài TĐN được viết ở nhịp gì ? Nhận xét về cao độ, trường độ? Các kí hiệu âm nhạc? ...tôi thấy rằng phần tìm hiểu bài chỉ đơn thuần dặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Như vậy phần nào làm giảm tư duy của học sinh bởi vì bài TĐN nào giáo viên cũng chỉ đặt ra các câu hỏi tương tự để học sinh trả lời. Như thế khi được hướng dẫn một lần là học sinh có thể nhớ và áp dụng cho cả quá trình học. Ở đây tôi xin đưa ra sáng kiến của mình để tránh được những hạn chế trên từ đó tạo cho các em sự hứng khởi, các em được tự mình khám phá và giải mã từng kí hiệu âm nhạc đồng thời giáo viên kết hợp tiết kiệm được thời gian mà hiệu quả mang lại rất cao Trong phần tìm hiểu cao độ tôi đã thực hiên như sau: VD : Khi dạy bài TĐN số 2 - Lớp 6 (Mùa xuân trong rừng) Tôi treo bảng phụ bài TĐN và treo dòng nhạc kẻ sẵn lên bảng - Tìm hiểu cao độ: Tôi chỉ lần lượt vào Bảng phụ bài TĐN yêu cầu học sinh đọc tên các nốt theo thứ tự từ thấp đến cao. Sau khi học sinh xác định xong vị trí nốt nào tôi điền vào nốt đó vào dòng nhạc kẻ sẵn. Cụ thể: Tôi chỉ vào nốt nhạc thấp nhất tương ứng với từ "lừng" => HS : là nốt Đô (C). Tương tự giáo viên hỏi học sinh trả lời Nốt nhạc tương ứng với từ " vang" => HS là nốt Rê (D) Nốt nhạc tương ứng với từ " chim" => HS là nốt Mi (E) Nốt nhạc tương ứng với từ " Ríu rít" => HS là nốt Pha (F) Nốt nhạc tương ứng với từ " Rừng"=> HS là nốt Xon (G) Nốt nhạc tương ứng với từ " Trong"=>HS là nốt La (A) Nốt nhạc tương ứng với từ " Reo"=>HS là nốt Xi (H) Nốt nhạc tương ứng với từ "Tiếng gió "=>HS là nốt Đô2 (C2) Như vậy sau khi học sinh vừa tìm hiểu xong cao độ bài TĐN ta được gam C dur như sau: C D E F G A H (C) * Tác dụng: Qua tìm hiểu cao độ như trên giáo viên vừa giải quyết được việc học sinh ghi nhớ vị trí cao độ trên khuông vừa phát huy tính tập trung tích cực của các em đối với môn học. Thông qua đó giáo viên kết hợp tiến hành luyện gam C dur vừa tìm được cho các em. - Đối với phần tìm hiểu Trường độ cụ thể bài TĐN số 2- lớp 6 (Mùa xuân trong rừng) tôi đã thực hiện như sau: Tôi chỉ vào ô nhịp cuối cùng sau mỗi câu nhạc và các ô nhịp khác để học sinh so sánh và rút ra kết luận Với các ô nhịp có từ " rừng, lừng, bừng, vui" =>HS trả lời là hình nốt trắng () Với các ô nhịp còn lại => HS trả lời là hình nốt đen ( ) =>Với cách gợi mở này các em thích thú học và nhận biết hình nốt nhanh hơn * Tác dụng: Qua cách xác định nốt trên khuông như trên tôi thấy rằng kết quả học tập của các em rất tốt, tránh được sự khô cứng như chúng ta thường thấy khi dạy một bài TĐN. Đồng thời tạo cho học sinh tính tích cực trong giờ học. Giáo viên kết hợp luyện gam cho các em một cách nhẹ nhàng và tinh tế hơn, tiết kiệm thời gian giúp các em nhanh nhạy nhận biết và ghi nhớ cao độ cũng như trường độ của bài TĐN. 2.3.1.2. Tìm hiểu được các kí hiệu trên bản nhạc. Trước khi vào thực dạy, để phát huy tính tích cực của giáo viên, cho học sinh tự phát hiện và giải thích các kí hiệu âm nhạc. Bước 1: Giáo viên sử dụng phương pháp dùng lời mô tả hình dáng kết hợp với tranh phóng to kí hiệu âm nhạc cho học sinh quán sát ghi nhận, Bước 2: Giáo viên sử dụng nhạc cụ diễn tấu hoặc đọc to kí hiệu âm nhạc cho học sinh nghe và cảm nhận. Bước 3: Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn nhạc hoặc một câu hát có ứng dụng kí hiệu âm nhạc trên. * Một số điểm lưu ý khi dạy các kí hiệu âm nhạc: - Dạy thật tỉ mỉ, cơ bản: Viết nốt nhạc rõ từng phần: đầu, đuôi, móc. Viết đầu trước đuôi sau, rồi sau cùng mới đến móc. Đầu nốt hình bầu dục hơi nghiêng về bên phải, đuôi nốt phải thật thẳng viết vuông góc chạm tơi đỉnh nốt.... - Đi từ cụ thể tới khái quá: Dạy từng loại nhịp không nên ngay từ đầu đã giải thích đầy đủ cả hai loại nhịp đơn, nhịp kép... - Phân tích khoa học: Khi dạy 7 âm cơ bản Đô, Rê, Mi, Fa, Son, La, Si có thể cho biết đó là 7 chữ trong kinh thánh Thiên chúa giáo ca ngợi Đức mẹ, nhưng không đi quá cặn kẽ vào nguồn gốc khóa Son, Fa, Đô. - Nên có sáng tạo cho cách dạy sinh động, dễ nhớ: So 5 ngón bàn tay với 5 dòng nhạc để học sinh nhận biết nốt trên khuông. Nhìn vào 5 ngón bàn tay, Giống như khuông nhạc nó thay 5 dòng. Bàn tay mà học thật thông, Em đọc nốt nhạc thật không khó gì! Này đây ngón út tên Mi, Ngón Son đeo nhẫn, ngón Si ngay kề. Ngón trỏ tên gọi là Rê, Ngón Phá lùn tè, anh cả bàn tay. Bàn tay đem lật, đem xoay, Lẩm nhẩm một tí thuộc ngay đấy mà! Bây giờ học đến khe Pha, Là kẽ thứ nhất, kẽ La thứ nhì. Khe Đô để ở trên SI, Nằm giữa ngón cái khe Mi cuối cùng. - Kết hợp kể chuyện cho sinh động và mở rộng kiến thức về lịch sử âm nhạc nói chung. - Khi cần thiết, kết hợp với nhạc cụ để giờ dạy sinh động và dễ hiểu. - Thường xuyên ra bài tập để củng cố kiến thức: Mỗi phần lí thuyết cần có bài tập để học sinh củng cố ngay như đọc chính tả để kiểm tra trí nhớ về vị trí nốt và tập viết nốt nhạc, hoặc chép bài để học sinh tự vạch nhịp.... 2.3.2. Cách luyện tập cao độ để giải quyết những quãng khó trong bài TĐN: Luyện tập cao độ giúp học sinh phát triển giọng, đọc cao độ đúng tầm cữ, xử lý tốt các quãng khó cũng như những chỗ luyến láy khó đọc từ đó áp dụng tốt vào bài TĐN. Với cách thực hiện này tôi đã giúp học sinh đọc được các quãng khó trong bài TĐN như sau: Ví dụ: Bài TĐN số 4- Lớp 6 ( Nhạc Mô-da) Lần thứ nhất Tôi cho học sinh luyện gam đã chuẩn bị trong bảng phụ Lần thứ hai Tôi chỉ lên bảng phụ những quãng khó đọc để học sinh tập luyện nhiều lần. Những quãng khó bài TĐN số 4. Tôi đã cho các em đọc những quãng khó trong bài nhiều lần: * Tác dụng: Việc thực hiện giải quyết quãng khó kết hợp với luyện cao độ giúp học sinh đọc tốt và áp dụng vào bài TĐN nhanh hơn qua đó sẽ giảm bớt thời gian trong quá trình dạy Tập đọc từng câu. 2.3.3. Phương pháp rèn luyện kĩ năng đọc đúng trường độ. Âm nhạc là nghệ thuật thời gian, mỗi âm chiếm một thời gian nhất định. Trong khi giảng dạy âm nhạc, một số giáo viên do vô ý hoặc coi nhẹ vấn đề đọc độ dài của âm thanh, nên truyền đạt, hướng dẫn học sinh thiếu chính xác sơ sài.... Để tiếp cận trường độ trong âm nhạc có hai con đường để dạy học sinh: - Học sinh cảm nhận và gõ tiết tấu. - Học sinh gõ phách để đọc đúng cao độ của âm thanh. 2.3.3.1. Một vài cách luyện gõ tiết tấu kích thích quá trình học tập của học sinh: Hầu hết những bài TĐN được viết dựa trên một âm hình tiết tấu chung, cho nên khi đọc bài TĐN giáo viên hướng dẫn học sinh tìm âm hình tiết tấu chung để tiến hành luyện tiết tấu cho các em. Tuy nhiên, để việc luyện tiết tấu trở nên hấp dẫn hơn Tôi thay đổi cách gõ từng chuỗi âm thanh bằng nhiều cách khác nhau. Đây là một vài cách gõ tiết tấu tôi đã thực hiện đối với một số bài TĐN – Âm nhạc 6 Cách 1: Đọc, gõ tiết tấu theo hình thức đánh trống: Ví dụ 1: Bài TĐN số 2- Âm nhạc 6 Hình tiết tấu chung: Tiết tấu chính: Tùng tùng tùng tùng tùng tùng cắc. Tôi chia lớp thành hai dãy bàn: + Dãy bàn trong: Đọc tùng, cắc + Dãy bàn ngoài: Thực hiện đánh tay không, tùng đánh ở mặt trống, cắc đánh bên thành trống + Sau đó đổi ngược lại hình thức trên cho hai dãy bàn. Ví dụ 2: Bài TĐN số 3 – Âm nhạc 6: Hình tiết tấu chung: Rinh rinh tùng rinh rinh tùng rinh rinh rinh rinh tùng. Tôi chia lớp thành hai nhóm: + Nhóm học sinh Nam : Đọc tùng + Nhóm học sinh Nữ: Đọc rinh rinh + Sau đó đổi ngược lại hình thức trên cho hai nhóm Cách 2: Đọc, gõ tiết tấu theo số tự nhiên: Ví dụ: Bài TĐN số 5 – Âm nhạc 6: Hình tiết tấu chung: 1 2 1 1 2 1 1 2 1 2 1 2 1 Tôi cho cả lớp cùng thực hiện tay gõ, miệng đọc Cách 3: Đọc, gõ tiết tấu theo âm thanh kim đồng hồ: Ví dụ: Bài TĐN số 6 – Âm nhạc 6: Hình tiết tấu chung: Tích tích tích tích tắc tắc. Tôi chia lớp thành hai nhóm: + Nhóm 1: Đọc tiếng kêu tích tắc của đồng hồ + Nhóm 2 : Gõ tiết tấu + Sau đó đổi ngược lại Cách 4: Đọc, gõ tiết tấu theo âm hình nốt: Ví dụ: Bài TĐN số 8 - Âm nhạc 6: Hình tiết tấu chung : Đơn đen đen đen đen đen đen đen lặng (đơn) Tôi đã thực hiện luyện tiết tấu cho các em như sau : Chia lớp làm hai nhóm : Nhóm 1 : Gõ tiết tấu bằng thước Nhóm 2 : Đọc hình nốt, sau đổi ngược lại Ở mỗi bài TĐN có hình tiết tấu khác nhau giáo viên có thể cho học sinh lựa chọn cách luyện tiết tấu phù hợp nhất sau khi đã làm quen với các cách luyện tiết tấu như trên * Tác dụng: Với hình thức luyện tiết tấu như trên học sinh sẽ hứng thú, tự tin, kích thích sự tìm tòi ham học hỏi ở các em, từ đó giúp các em chú ý học hỗ trợ các em nắm chắc nhịp khi đọc bài TĐN. 2.3.3.2. Học sinh gõ phách để đọc đúng cao độ của âm thanh. Khi dạy trường độ, một điều căn bản có tính chất quyết định ảnh hưởng đến quá trình học sau này là học sinh phải hiểu phách là gì? Và gõ phách như thế nào? Vì vậy, khi dạy gõ phách, tôi phải chú ý phân tích cho học sinh hiểu độ ngân dài cuatr mỗi phách để sau đó, khi đọc những phần nhỏ của phách và những âm có độ ngân dài hơn một phách, thì các em sẽ hết bỡ ngỡ và đọc đúng. Phách là khoảng cách thời gian trôi qua khi tay ta từ trên cao gõ xuống bàn và lại nhấc cao lên điểm xuất phát. Một phách luôn bao gồm 2 nửa phách: Nửa đầu tương ứng với thời gian tay gõ xuống bàn và nửa sau tương ứng với tay ta nhấc lên vị trí xuất phát. *Tác dụng: Với cách này giúp học sinh có độ ngân chính xác hơn về trường độ, nó giúp cho các em sẽ không còn cảm giác bỡ ngỡ khi các em đọc bài, tạo nên sự tò mò, thích thú hơn, các em sẽ nắm chắc được bài hơn. 2.3.4. Phương pháp rèn luyện kĩ năng thể hiện tính chất , sắc thái. Một nhạc công trình bày một tác phẩm âm nhạc, cho dù chính xác đến đâu về mặt cao độ, trường độ mà không quan tâm đến nhịp độ (tốc độ), sắc thái tình cảm của bản nhạc thì người đó củng chỉ là một cái máy không hồn. Âm nhạc là tiếng nói của tình cảm, nên mọi sắc thái, tình cảm của nó đều phải được coi trọng và thực hiện một cách đầy đủ, chính xác. Bản nhạc hùng tráng mà trình bày chậm rãi sẽ trở nên ể oải, bản nhạc buồn mà thể hiện nhanh sẽ trở nên hấp tấp và như thế hiệu quả sẽ rất hạn chế. Giáo viên có thể trình bày một bản nhạc hay một bài xướng âm với các nhịp độ, sắc thái khác nhau để học sinh thấy hiệu quả. Các em nhỏ, do hưng phấn, thường có thói quen là đọc rất to thâm chí như gào lên. Phải giải thích để các em hiểu: đó là “hét” chứ không phải “hát”. Có thể rèn luyện sớm về nhịp độ, sắc thái, không nhất thiết phải chờ tới những bài sau cùng mới tập. Ngay từ những bài đọc gam, giáo viên đã có thể tập đọc theo các sắc thái khác nhau: - Xướng âm chậm. - Xướng âm nhanh. - Xướng âm với sắc thái to, nhỏ, có dấu luyến, dấu ngắt... Nội dung rèn luyện kĩ năng thể hiện tính chất, sắc thái của tác phẩm bao gồm nhiều mặt: - Về nhịp điệu: Nhấn mạnh vào phách mạnh. - Về nhịp độ: Xướng âm đúng tốc độ nhanh, chậm, vừa phải. - Về sắc thái: Xướng âm các bài vui hoạt, trữ tình, hành khúc. Thể hiện đúng sắc thái: To dần, nhỏ dần, liền mạnh, ngắt gọn... 2.3.5. Luyện tai nghe thông qua trò chơi: * Quy trình thực hiện trò chơi: Với một trò chơi mới, giáo viên tổ chức theo quy trình: Bước 1: G
Tài liệu đính kèm:
- skkn_phuong_phap_ren_luyen_cac_ki_nang_tap_doc_nhac_cua_hoc.doc