Kinh nghiệm tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học môn Âm nhạc 6 phân môn âm nhạc thường thức ở trường thcs Lâm Xa

Kinh nghiệm tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học môn Âm nhạc 6 phân môn âm nhạc thường thức ở trường thcs Lâm Xa

Âm nhạc lấy chất liệu từ văn, thơ từ đời sống hiện thực. Các tác phẩm âm nhạc thường là những câu chuyện, những bài thơ dạy ta cái hay, cái đẹp, sự lạc quan yêu đời, biết yêu, biết ghét, biết nhớ ơn. Hơn nữa, mỗi tác phẩm âm nhạc đều gắn liền với một thời điểm lịch sử nhất định, với một địa danh cụ thể nào đó, nhưng sau khi học sinh học xong, các em sẽ có thể quên đi một cách nhanh chóng các địa danh, các sự kiện lịch sử có liên quan. Chính vì thế mà mục tiêu dạy học tích hợp các môn học này sẽ giúp các em vận dụng được các kiến thức để giải quyết được vấn đề, câu hỏi, các tình huống đồng thời giúp các em nắm chắc hơn kiến thức của các môn học. Tạo được kĩ năng sống cho bản thân trong đời sống hàng ngày và thấy được sự hỗ trợ tích cực của kiến thức liên môn trong khi học và giải quyết vấn đề thực tiễn là rất cần thiết.

docx 27 trang thuychi01 19701
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh nghiệm tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học môn Âm nhạc 6 phân môn âm nhạc thường thức ở trường thcs Lâm Xa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC 6 PHÂN MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC Ở TRƯỜNG THCS LÂM XA 
Người thực hiện: Ngô Thị Dung
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Lâm Xa 
SKKN thuộc môn: Âm nhạc
THANH HOÁ NĂM 2017
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Âm nhạc lấy chất liệu từ văn, thơ từ đời sống hiện thực. Các tác phẩm âm nhạc thường là những câu chuyện, những bài thơ dạy ta cái hay, cái đẹp, sự lạc quan yêu đời, biết yêu, biết ghét, biết nhớ ơn. Hơn nữa, mỗi tác phẩm âm nhạc đều gắn liền với một thời điểm lịch sử nhất định, với một địa danh cụ thể nào đó, nhưng sau khi học sinh học xong, các em sẽ có thể quên đi một cách nhanh chóng các địa danh, các sự kiện lịch sử có liên quan. Chính vì thế mà mục tiêu dạy học tích hợp các môn học này sẽ giúp các em vận dụng được các kiến thức để giải quyết được vấn đề, câu hỏi, các tình huống đồng thời giúp các em nắm chắc hơn kiến thức của các môn học. Tạo được kĩ năng sống cho bản thân trong đời sống hàng ngày và thấy được sự hỗ trợ tích cực của kiến thức liên môn trong khi học và giải quyết vấn đề thực tiễn là rất cần thiết. 
1.2 Mục đích nghin cứu
“Phương châm giáo dục phát huy tính tích cực chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học tính tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”- Luật giáo dục năm 2005 (điều 5) đã quy định.
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, tính thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Bởi vậy học môn Âm nhạc sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác. Vấn đề tích hợp là nội dung quan trọng không thể thiếu trong việc đổi mới giảng dạy phù hợp với xã hội hiện nay, đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường nói chung. Một quan điểm giáo dục mới hiện nay là nâng cao dạy học gắn liền với thực tiễn giúp các em có thể giải quyết tốt các tình huống phát sinh trong cuộc sống. Vì vậy dạy học tích hợp các môn học đã và đang trở thành xu thế chung cho giáo dục ở nước ta nói riêng và thế giới nói chung.
Vấn đề được quan tâm nhất hiện nay là làm thế nào để phát huy cao hơn nữa hiệu quả trong giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa và quan điểm tích hợp. Bởi tích hợp là một xu thế phổ biến trong dạy học hiện đại. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, có thể tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời phát triển tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau. Và vì thế việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn.
1.3. Đối tượng nghin cứu
- Học sinh lớp 6A trường THCS Lâm Xa – Bá Thước.
- Số lượng học sinh: 25 em
- Số lớp thực hiện: 01 lớp
	1.4. Phương pháp nghin cứu
Qua thực tế hơn 20 năm giảng dạy bộ môn, tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức liên môn các môn học vào để giảng dạy bộ môn Âm nhạc là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn, không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. 
Vì những lý do đó mà tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Kinh nghiệm tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học môn Âm nhạc phân môn Âm nhạc thường thức lớp 6 ở trường THCS Lâm Xa huyện Bá Thước”.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của Sáng kiến kinh nghiệm
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh; điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiên thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Dạy - học tích hợp Âm nhạc ở trường THCS là dạy - học không chỉ đem đến cho học sinh kiến thức mà còn nhằm rèn luyện dục học sinh phát triển toàn diện, theo chuẩn với mục tiêu là hình thành và phát triển năng lực trình độ văn hóa âm nhạc, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. Hoàn thiện hơn về nhân cách con người mới. Để góp phần làm cho cuộc sống phong phú hơn về mặt đời sống tinh thần của các em trong hiện tại và tương lai.
Để nội dung bài học có chiều sâu đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập của học sinh, bản thân tôi nhận thức được rằng việc kết hợp kiến thức “Tích hợp” giữa các môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học nói chung với bộ môn âm nhạc nói riêng là việc làm hết sức cần thiết. Nó đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm vững kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải biết bổ sung, tích hợp kiến thức của những môn học khác để giúp học sinh có kĩ năng tư duy tổng hợp liên môn để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, cũng như trong học tập các môn học khác một cách khoa học, logic và có hiệu quả, mang tính ứng dụng tốt nhất.
Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn.
Tích hợp kiến thức liên môn các môn: văn học, Lịch sử, Giáo dục công dân vào giảng dạy âm nhạc là rất cần thiết nó làm phong phú hơn các kênh tiếp nhận, ghi nhớ sâu hơn kiến thức Âm nhạc, văn học, lịch sử, giáo dục công dân được sâu sắc, toàn diện hơn. Khi thực hiện giảng dạy giúp các em học sinh nắm và hiểu rõ được: Phần tác giả, tác phẩm, nội dung cũng như mối liên hệ giữa bài hát với những tình cảm của Bác kính yêu, tấm lòng yêu thương các cháu thiếu niên, nhi đồng, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào, hoàn cảnh đất nước với sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc phá tan hai xiềng xích nô lệ Nhật – Pháp, lật đổ ngai vàng phong kiến, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và cho dù trong hoàn cảnh nào thì tình yêu thương con người cũng là một trong những phẩm chất đạo đức tốt đẹp nhất. Nó giúp chúng ta sống tốt đẹp hơn. 
 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm
 2.2.1 Vài nét về tình hình chung và tình hình giáo dục của địa phương, nhà trường 
* Giáo viên: 
Đội ngũ giáo viên của trường THCS Lâm Xa có chuyên môn nhiệt tình trong công tác, ham học hỏi. Được sự chỉ đạo sát sao, tận tình của Ban Giám Hiệu nhà trường.
* Học sinh: 
 - Các em học sinh lớp 6 đã tiếp cận với kiến thức chương trình THCS mới 
 - Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Giáo Dục công dân, môn Lịch sử, môn Ngữ văn các em đã được tìm hiểu về kiến thức nhiều môn được tích hợp trong các môn học khác cũng như bằng nhiều kênh, thông tin khác ... 
2.2.2 Thực trạng về chương trình Âm nhạc lớp 6 bậc THCS
* Thuận lợi: 
- Chương trình Âm nhạc lớp 6 theo quy định về chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay là phù hợp với đa số đối tượng học sinh.
- Cách trình bày của sách giáo khoa thuận lợi cho việc thiết kế bài học theo chủ đề tích hợp.
* Khó khăn:
- Một số bài phân bố chưa cân đối về nội dung, kiến thức.
2.2.3 Thực trạng đối với giáo viên
* Thuận lợi:
- Là một giáo viên đã có nhiều năm giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường THCS. Được tiếp xúc với phương pháp dạy học công nghệ hiện đại, đào tạo cơ bản, dạy đúng chuyên nghành và được tham gia các lớp tập huấn chuyên đề...
- Cá nhân luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên, chuyên môn nhà trường, sự phối hợp, cộng tác và giúp đỡ của các đồng chí, đồng nghiệp và sự đón nhận yêu mến của các em của học sinh thân yêu.
* Khó khăn:
- Toàn trường chỉ có một mình giảng dạy bộ môn Âm nhạc.
- Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn: Phòng học bộ môn, các phương tiện nghe nhìn, đồ dùng dạy học còn thiếu, chưa có.
2.2.4 Thực trạng đối với học sinh
* Thuận lợi:
- Đa số các em học sinh lớp 6 đều chăm ngoan, có ý thức trong việc học tập, yêu thích học tập bộ môn.
* Khó khăn:
- Là trường khó khăn thuộc vùng 30A của chính phủ.
- Một số các em học sinh chưa thật hứng thú với việc học tập bộ môn Âm nhạc, còn rụt rè, thiếu tự tin, ngại thể hiện trước lớp trước tập thể.
- Một số học sinh, phụ huynh còn xem nhẹ môn học coi đây là môn học phụ.
 Cụ thể thực trạng về mức độ yêu thích - hứng thú học tập môn Âm nhạc của học sinh lớp 6B trường THCS Lâm Xa (Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm) như sau: 
- Bảng số 1: 
	* Kết quả lớp 6A năm học 2015 - 2016 không dạy học theo chủ đề tích hợp, không vận dụng kiến thức liên môn vào bài dạy.
Lớp
Tổng số
học sinh
 Các mức độ yêu thích – Hứng thú môn học
Yêu thích,
hứng thú môn học
Vận dụng kiến
thức liên môn
Không thích, khó vận dụng
 6B
 25
 10 em = 40 %
 8 em = 32 %
 7 em = 28%
Nhận xét: 
- Với kết quả kiểm tra mức độ hứng thu học tập của học sinh, tỉ lệ học sinh không yêu thích môn học khó vận dụng chiếm tỉ lệ 28% em điều này ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng dạy học bộ môn tại đơn vị.
- Nguyên nhân dẫn đến số em chưa hứng thú với việc học tập môn Âm nhạc là do các em chưa thật sự coi trọng môn học, cho rằng đây là môn học chỉ xếp loại, một phần là thiếu đi sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình. Thời đại công nghệ thông tin phát triển rất nhiều trò chơi giải trí cuốn hút các em.
	- Từ những nguyên nhân trên, dẫn đến kết quả học tập bộ môn âm nhạc 6 chưa đạt được kết quả như mong muốn của bản thân. Chính vì vậy tôi mạnh dạn xin trao đổi “Kinh nghiệm tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học Âm nhạc phân môn Âm nhạc thường thức tiết 21 lớp 6” ở trường THCS Lâm Xa để bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý. 
2. 3 BIỆN PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Từ thực tế giảng dạy cho thấy, áp dụng hình thức này, học sinh tỏ ra rất hào hứng với nội dung bài học, vốn kiến thức tổng hợp của học sinh được bổ sung nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả. Mặt khác, các kiến thức liên ngành thông qua hình thức tích hợp này còn giúp học sinh có thêm căn cứ, cơ sở để hiểu rõ hơn nội dung, ý nghĩa của của bài học. 
2.3.1 Biện pháp: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy Âm nhạc phân môn Âm nhạc thường thức “Nhạc sỹ Phong Nhã và bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” lớp 6 cụ thể.
 	Giáo viên phải xác định rõ mục tiêu dạy học, hướng tới mục tiêu học tập bộ môn của trò. Phải đề ra mục tiêu cần đạt cụ thể thông qua các hoạt động học tập tích cực của tiết học cần đạt đó là: 
	* Mục tiêu cần đạt:
 - Về kiến thức: Trong tiết học này HS cần lĩnh hội được những kiến thức sau: 
+ Kiến thức âm nhạc:
 	 Giúp HS tìm hiểu về nhạc sỹ Phong Nhã là một tác giả âm nhạc của tuổi thơ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt nam, Ông đã sáng tác nhiều bài hát nổi tiếng dành cho thiếu nhi, đặc biệt là bài "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng".
+ Kiến thức Văn học: 
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào; thấy được tình cảm yêu quý, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.
+ Kiến thức lịch sử: Giúp học sinh hiểu được
 	 Cách mạng tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc, phá tan hai xiềng xích nô lệ Nhật – Pháp, lật đổ ngai vàng phong kiến, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa nước ta trở thành nước độc lập, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta – kỉ nguyên độc lập, tự do.
+ Kiến thức giáo dục công dân:
 	Thế nào là yêu thương mọi người?
 	Biểu hiện của yêu thương mọi người.
	 Ý nghĩa của yêu thương mọi người.
- Về Kỹ năng: Bài học rèn cho các em các kĩ năng sau:
 	 Cũng cố kỹ năng nghe giảng, ghi chép các ý cần thiết. Hiểu được ví dụ, áp dụng vào thực tế. Hiểu kiến thức nhạc lí áp dụng vào các bản nhạc, bài hát.
 Hình ảnh của Bác kính yêu qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”. Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng; những chi tiết giản dị, tự nhiên mà giàu sức truyền cảm.
	 Giáo dục cho HS lòng kính yêu Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, lòng tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, tự hào dân tộc 
	Biết sống có tình thương, biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương mọi người từ trong gia đình đến những người xung quanh, qua câu chuyện ”Bác Hồ đến thăm người nghèo”. 
 	Kĩ năng thể hiện sự tự tin trước tập thể giúp các em hợp tác để làm việc theo nhóm có hiệu quả hơn.
- Về thái độ: 
 	Qua phần tìm hiểu về nhạc sĩ, HS biết trân trọng các nhạc sĩ đã dành tình cảm cho lứa tuổi thiếu nhi. Qua bài hát "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" HS biết được tình cảm của người dân Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
 Hình ảnh Bác Hồ hiện lên trong bài thơ thật giản dị, gần gũi, chân thực mà hết sức lớn lao. Từ đó luôn cố gắng học tập, tu dưỡng và rèn luyện để xứng danh cháu ngoan của người.
	 Giáo dục cho HS lòng kính yêu Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, lòng tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, tự hào dân tộc. 
	 Học sinh có thái độ quan tâm đến mọi người xung quanh.
 	Ghét thái độ thờ ơ lạnh nhạt.
	 Lên án hành vi độc ác đối với con người.
	* Chuẩn bị:
	 Đối với giáo viên: 
 	 - Thiết bị dạy học: 
 + Tìm đọc bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, đọc câu chuyện “Bác Hồ đến thăm người nghèo”.
 + Tìm hiểu tài liệu tham khảo kiến thức lịch sử, nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên. Soạn giáo án, giáo án PowerPoint.
 + Ứng dụng công nghệ thông tin: Video các bài hát của nhạc sĩ Phong Nhã, bài hát "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”.
 +Tìm những hình ảnh minh họa cho nội dung bài học, hình ảnh, âm thanh cho phù hợp với yêu cầu nội dung yêu cầu.
 + Sưu tầm, chụp ảnh tư liệu, phục vụ cho nội dung bài học.
 + Học sinh chuẩn bị bài tìm hiểu tài liệu liên quan cho tiết học.
 + Đàn organ, máy tính, máy chiếu, Thước kẻ bảng: Được sử dụng vào việc giảng dạy bài học nhằm góp phần bài giảng sinh động và hấp dẫn với người học.
 + Công nghệ thông tin được đưa vào trong dự án chủ yếu là phần mềm Powerpoint, phần mềm Violet, giáo án điện tử và tham khảo một số tài liệu trên mạng, phục vụ bài dạy có hiệu quả và sinh động 
- Học liệu dạy học:
 + Kiến thức Lịch sử: Giúp người dạy và người học nắm được một số sự kiện lịch sử tổng khởi nghĩa tháng tam năm 1945 và sự thành lập nước việt nam dân chủ cộng hòa.
 + Kiến thức văn học: Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào; thấy được tình cảm yêu quý, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.
 + Kiến thức môn GDCD: Giúp học sinh hiểu hơn về biểu hiện và ý nghĩa của yêu thương mọi người.
 Đối với học sinh:
 - Đối tượng dạy học là học sinh.
 - Khối lớp: 6B
 -Số lượng học sinh: 25em
 -Số lớp thực hiện: 01lớp
 - Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan, Thảo luận, tập theo nhóm.
 - Phương pháp tích hợp, phương pháp luyện tập.
 - Chuẩn bị ở nhà trước về các vấn đề, kiến thức liên quan đến bài học.
 - Đọc, soạn bài, chuẩn bị bài theo yêu cầu được giao.
* Phần giới thiệu: Đối với chủ đề về Bác Hồ trong bộ môn âm nhạc, có rất nhiều ca khúc viết về Bác, ngợi ca tâm hồn, nhân cách, công ơn của Bác, lối sống giản dị, tinh tế và giàu cảm xúc. Mỗi ca từ được cất lên, chất chứa vô vàn tình thương yêu, sâu lắng gửi đến Người. Trong đó không thể không nhắc đến những bài hát viết về Bác dành cho thiếu niên, nhi đồng. Bởi lúc sinh thời, Bác Hồ là người rất mực yêu quý thiếu nhi, những lời dạy, bài viết dành cho thiếu nhi là những di sản vô giá của dân tộc và là phương châm để giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ. Các em bây giờ chỉ được thấy Bác qua những bức ảnh, qua lời kể của ông bà, cha mẹ, thầy cô, sách vở Thể hiện tình yêu với Bác qua lời ca tiếng hát là cách giúp các em cảm nhận được tình yêu Bác dành cho thiếu nhi, càng thêm yêu Bác, để không ngừng học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Đó cũng chính là nội dung dạy học theo chủ đề Bác Hồ với thiếu nhi qua phương pháp dạy học âm nhạc tích hợp liên môn mà phân môn Âm nhạc thường thức hôm nay cô trò ta cùng thực hiện.
* ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC:
	 Nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”.
 - Nhạc sĩ Phong Nhã: Cho HS quan sát (slides1–H.1) (Chân Dung Phong Nhã)
+ Chọn 1 HS đọc to, rõ ràng diễn cảm phần giới thiệu nhạc sĩ Phong Nhã (SGK)
+ Cho HS nghe bài hát: "Hành khúc đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh". 
 (Qua video) (slides 2 – H.2)
? Bằng những hiểu biết của mình em hãy tóm tắt các ý chính về nhạc sĩ Phong Nhã.
	HS trả lời:
- Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tường
- Sinh: 4- 4 -1924 
- Quê: Duy tiên - Hà nam
- Được ghi nhận là nhạc sĩ của tuổi thơ.
- Một số bài ca truyền thống của Đội như bài: Cùng nhau ta đi lên, Kim Đồng, Đi ta đi lên
 - Ông được nhà nước tặng giải thưởng Hô Chí Minh về văn học nghệ thuật. 
 GV cung cấp thêm: 
 Nhạc sĩ Phong Nhã tên thật là Nguyễn Văn Tường, sinh năm 04/04/1924 tại một làng quê ở Duy Tiên, Hà Nam. Ông là một trong những người đầu tiên có những sáng tác ca khúc mới có giá trị cho trẻ em ca hát.Gia nhập Việt Minh từ sớm và được giao nhiệm vụ phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh nên hầu hết những sáng tác của nhạc sĩ thường mang đậm màu sàu sắc chính trị và có lẽ thế mà nhạc sĩ đã thành công tuyệt đối ở thể loại ca khúc chính ca cho thiếu nhi. Gần trọn cuộc đời lao động nghệ thuật nghiêm túc với thế hệ trẻ, vào tuổi "xưa nay hiếm", ông Nguyễn Văn Tường vẫn lạc quan yêu đời. Vì bút danh Phong Nhã đã in đậm trong tâm hồn thiếu nhi Việt Nam với những ca khúc nổi tiếng: "Nhanh bước nhanh nhi đồng", "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng", "Đội ta lớn lên cùng đất nước", "Hành khúc Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh"...
 Bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng:
- Hoàn cảnh ra đời của bài hát:
 GV chọn HS đọc diễn cảm về bài hát "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" SGK trang 42. 
HS quan sát bài hát “ Ai yêu Bác Hồ chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”.
 (slides 3 – H. 3) 
 GV Giới thiệu hình ảnh Nhạc sĩ Phong Nhã đệm đàn cho các em thiếu nhi hát:
 “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” qua (slides 4 – H. 4)
 Tích hợp văn học:
 Giáo viên:
Nhà thơ Tố Hữu viết:
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kíêp người”
Thật vậy trái tim Bác Hồ - Trái tim không ngủ yên, Bác của chúng ta  là thế đấy! Cả cuộc đời và tình thương của Người luôn dành cho mọi người, cho nhân dân, cho đất nước. Vì vậy trước lúc đi xa, Bác đã ân cần nhắc lại trong Di chúc: “Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn dân, toàn Đảng cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”
 ? Em hãy cho biết những tình cảm của Bác Kính yêu được thể hiện như thế nào đối với chúng ta.
 - HS thảo luận nhóm.
 + Đại diện phát biểu ý kiến.
Tấm lòng của Bác luôn rộng mở, yêu nhân dân, lo cho đất nước đã trở thành niềm vui của Bác. Người đã sống quên mình vì dân vì nước. Là một lãnh tụ cách mạng, bận trăm công nghìn việc lớn lao, vậy mà Bác vẫn còn quan tâm đến những việc lớn nhỏ chăm sóc, ân cần với mọi người.
Tấm lòng của Người đối với thiếu niên, nhi đồng được thể hiện qua những bức thư, những bài thơ mà cho đến hôm nay vẫn chan chứa tình thương yêu vô hạn.
 Giáo viên bình:
Cách đây hơn nữa thế kỉ, đã có một đêm mưa rừng khiến Bác không sao ngủ được. Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” một tác phẩm của tác giả Minh Huệ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần của Người đối với các chiến sĩ và đồng bào. Cũng như những tình cảm yêu quý, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác kính yêu. Trước lúc ra đi vào cõi vĩnh hằng, trong bản Di chúc của mình, Bác đã hai lần nhắc đến nhi đồng Bác viết: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các chá

Tài liệu đính kèm:

  • docxkinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_vao_day_hoc_mon_am_n.docx