SKKN Phương pháp ôn luyện phần đọc-Hiểu trong đề thi thpt quốc gia môn Ngữ Văn

SKKN Phương pháp ôn luyện phần đọc-Hiểu trong đề thi thpt quốc gia môn Ngữ Văn

Chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn nước ta đặc biệt quan tâm đến việc hình thành năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học sinh thông qua 4 kĩ năng cơ bản, gồm: nghe, nói, đọc, viết. Các kĩ năng trên là cơ sở quan trọng để hình thành và rèn luyện cho học sinh năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ với nhiều cấp độ khác nhau. Trong đó đọc, đặc biệt là đọc hiểu được chú ý nhiều hơn cả. Vì thế, đối với việc dạy học môn văn trong trường phổ thông không thể không được quan tâm từ mục tiêu đến phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

 Trong chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn hiện nay, đọc hiểu là một nội dung chính, số lượng bài học chiếm một tỉ lệ lớn hơn so với các nội dung về Tiếng Việt và Làm văn, đặc biệt là điểm phần đọc hiểu chiếm một tỉ lệ khá cao trongcấu trúc đề thi THPT Quốc gia. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “phương pháp ôn luyện phần Đọc-hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn”để nghiên cứu. Hi vọng đề tài này sẽ đóng góp được một số kinh nghiệm để việc dạy, học đề đọc hiểu hiệu quả hơn .

 

doc 22 trang thuychi01 6531
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp ôn luyện phần đọc-Hiểu trong đề thi thpt quốc gia môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP ÔN LUYỆN PHẦN ĐỌC-HIỂU TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN
Người thực hiện: Nguyễn Thị Liêm
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
MỞ ĐẦU
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
1.5
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2
2
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1
Cở sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3
Các giải pháp thực hiện.
4
2.3.1
Ôn luyện lý thuyết Đọc hiểu: 
4
2.3.2
Một số lưu ý về phương pháp làm Đọc hiểu 
6
2.3.2.1
Phương pháp chung
6
2.3.2.2
Phương pháp cụ thể với mỗi dạng câu hỏi
6
2.3.3
Bài tập rèn kĩ năng Đọc hiểu
8
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
8
2.4.1
Tiến hành dạy thực nghiệm
8
2.4.2
Ra bài kiểm tra kiểm chứng kết quả giờ phương pháp dạy
8
2.4.3
Kết quả thu được sau khi chấm
9
3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
9
3.1
Kết luận
9
3.2
Kiến nghị
9
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn nước ta đặc biệt quan tâm đến việc hình thành năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học sinh thông qua 4 kĩ năng cơ bản, gồm: nghe, nói, đọc, viết. Các kĩ năng trên là cơ sở quan trọng để hình thành và rèn luyện cho học sinh năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ với nhiều cấp độ khác nhau. Trong đó đọc, đặc biệt là đọc hiểu được chú ý nhiều hơn cả. Vì thế, đối với việc dạy học môn văn trong trường phổ thông không thể không được quan tâm từ mục tiêu đến phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
 Trong chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn hiện nay, đọc hiểu là một nội dung chính, số lượng bài học chiếm một tỉ lệ lớn hơn so với các nội dung về Tiếng Việt và Làm văn, đặc biệt là điểm phần đọc hiểu chiếm một tỉ lệ khá cao trongcấu trúc đề thi THPT Quốc gia. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “phương pháp ôn luyện phần Đọc-hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn”để nghiên cứu. Hi vọng đề tài này sẽ đóng góp được một số kinh nghiệm để việc dạy, học đề đọc hiểu hiệu quả hơn .
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Câu hỏi Đọc - hiểu là một kiểu dạng khá mới mẻ được đưa vào đề thi THPT Quốc gia nên chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông. Dạng này cũng không có nhiều tài liệu, bài viết chuyên sâu để tham khảo. Hơn nữa kiến thức Đọc - hiểu nằm rải rác trong chương trình môn Ngữ văn từ cấp THCS đến cấp THPT. Chính vì thế mà không ít giáo viên ôn thi THPT Quốc gia tỏ ra lúng túng khi hướng dẫn học sinh làm bài. Điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng, kết quả bài thi của học sinh. 
 Là một giáo viên tâm huyết với nghề, nhiều năm ôn thi Tốt nghiệp, Đại học, tôi đã cùng với các GV trong tổ bộ môn luôn nghiêm túc trong việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, tìm tòi từ nhiều nguồn tư liệu tin cậy để biên soạn thành những đề Đọc –hiểu nhằm phục vụ công tác ôn luyện cho học sinh khối lớp 12. Bộ đề thi Đọc –hiểu sau khi được đưa ra thẩm định trước tổ chuyên môn đã được các giáo viên sử dụng trong các bài kiểm tra thường xuyên và định kì, ở tất cả các khối lớp chứ không chỉ ở khối lớp 12. Ưu điểm của việc làm này là kiến thức được hệ thống thống nhất trong tổ chuyên môn, vì thế việc ôn tập đã được tổ chức đồng bộ hơn. Tuy nhiên trong thực tế, việc hướng dẫn học sinh ôn luyện phần Đọc –hiểu trong đề thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia cũng còn rất nhiều khó khăn.
 Qua đề tài này, thông qua việc hướng dẫn học sinh ôn luyện kiến thức lý thuyết, lưu ý cách làm bài, luyện tập các dạng đề Đọc - hiểu, tôi muốn nâng cao chất lượng làm dạng câu hỏi Đọc - hiểu cho học sinh THPT nói chung, học sinh trường THPT Thạch Thành 1 nói riêng, nhất là các em học sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
“Phương pháp ôn luyện phần Đọc-hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn” 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết; Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; Phương pháp thống kê; xử lí số liệu.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến cung cấp phương pháp ôn luyện với một hệ thống kiến thức lý thuyết kèm phương pháp làm bài cụ thể, kết hợp với bài tập minh họa chi tiết, thiết thực sẽ giúp các em học sinh, nhất là các em học sinh lớp 12 tự tin khi làm bài thi, mở ra cho học sinh xét tuyển môn Văn nhiều cơ hội vào trường Đại học hơn. 
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cở sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Quan niệm về đọc hiểu	
Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa. Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và có thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?
	Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt. Mục đích trong các tác phẩm văn chương, đọc hiểu là phải thấy được: Nội dung của văn bản; mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng; ý đồ, mục đích.
	Như vây, đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc hiều là tiếp xúc với văn bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, hàm ngôn, các biện pháp nghệ thuật, hiểu các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật.
	Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, xuất phát từ đặc thù của văn chương nghệ thuật mà vấn đề đọc hiểu ngày càng được quan tâm.
Vấn đề đọc hiểu môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông
	Nhằm phát huy khả năng chủ động tiếp nhận văn bản của học sinh, các kì thi thpt hiện nay chính thức đưa câu hỏi Đọc hiểu vào đề thi. Ban đầu , các thầy cô còn tỏ ra lúng túng. Nhưng thực chất của vấn đề đọc hiểu không hoàn toàn mới. Vì hoạt động đọc hiểu vẫn diễn ra thường xuyên trong các bài giảng văn. Tuy nhiên giữa hoạt động đọc hiểu trong một bài giảng văn và đọc hiểu một văn bản trong đề thi có những khác biệt nhất định. Đọc hiểu trong đề thi phải được trang bị những kĩ năng, phương pháp cơ bản về cách làm bài như thế mới đạt hiệu quả cao.
Hiện nay đọc hiểu trong nhà trường phổ thông hướng tới những vấn đề cụ thế sau:
	Nhận biết đúng, chính xác về văn bản: thể loại của văn bản(các phong cách ngôn ngữ), các phương thức biểu đạt, các phép liên kết
	Thông hiểu, đánh giá đúng văn bản: Cảm nhận được những đặc sắc nghệ thuật của văn bản, hiểu được ý nghĩa hàm ẩn, đánh giá được nội dung ý nghĩa của văn bản..
	Vận dụng văn bản để giải quyết một vấn đề cụ thể. Liên hệ mở rộng với một vấn đề nào đó từ văn bản bằng suy nghĩ của bản thân, đưa ra biện pháp giải quyết một vấn đề xã hội.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Về thực trạng nghiên cứu đề Đọc - hiểu môn Văn THPT. Bước sang năm học 2017 – 2018, Đọc - hiểu vẫn là một vấn đề thu hút sự chú ý của rất nhiều các thầy cô và học sinh, nhất là học sinh lớp 12. Cùng với việc chuyên viên của Bộ GD & ĐT giải đáp những thắc mắc về hướng ra đề phần Đọc hiểu (liên quan đến phần ngữ pháp, Tiếng Việt, ngữ liệu chủ yếu lấy phần đọc thêm), nhiều thầy cô giáo luyện thi có nhiều kinh nghiệm cũng đăng trên trang cá nhân của mình những bài ôn tập Đọc - hiểu. Song những hướng dẫn ôn tập đó chưa chi tiết, chưa cụ thể và chưa có tính hệ thống.
 Về thực trạng đề thi môn Văn có câu hỏi Đọc - hiểu. Trong đề thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia, phần Đọc - hiểu chiếm 3/10 điểm toàn bài thi. Hơn nữa, phần NLXH (2,0 điểm) cũng đề cập đến một vấn đề có trong ngữ liệu Đọc- hiểu. Phần này trong đề thi gồm 01 ngữ liệu và 04 câu hỏi, tương ứng với số điểm là 3/10 điểm. 
 Vậy nên, để học sinh làm quen và chủ động trong việc ôn luyện, các thầy cô trong các nhà trường THPT đã sử dụng thường xuyên dạng đề này cho các bài kiểm tra, thường xuyên, định kì. Song việc làm này cũng chưa thường xuyên, và đồng bộ ở các GV dạy môn Ngữ văn nhất là các GV dạy khối lớp 12.
2.3. Các giải pháp thực hiện.
2.3.1. Ôn luyện lý thuyết Đọc hiểu: 
 Giáo viên nghiên cứu tài liệu và hướng dẫn cho học sinh nắm bắt được những dạng kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi Đọc - hiểu trong đề thi như: phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, các biện pháp tu từ, phép liên kết, thao tác lập luận, thể thơ; xác định nội dung, chi tiết, hình ảnh chính trong văn bản (nhan đề, chủ đề, chi tiết, hình ảnh đặc sắc), viết một đoạn văn ngắn trình bày quan điểm của cá nhân về một vấn đề của cuộc sống có liên quan đến văn bản.
 Đây là một bước không mấy dễ dàng đối với những thầy cô ôn thi THPT Quốc gia nói chung, đặc biệt là các giáo viên mới ra trường hoặc năm đầu ôn thi THPT Quốc gia. Vì phần kiến thức lý thuyết liên quan đến dạng câu hỏi Đọc – hiểu này khá rộng, kiến thức không quy tụ thành một bài, hay ở một khối lớp nào mà kiến thức đó nằm rải rác từ lớp 6 cho đến lớp 12. Vì vậy giáo viên mất nhiều thời gian thu thập, thanh lọc, xử lý kiến thức, chia thành các mảng, với các chủ đề cụ thể cùng các ví dụ tương ứng để hướng dẫn học sinh. 
 Để khắc phục những khó khăn trên, tôi đã nghiên cứu và phân loại kiến thức lý thuyết có liên quan đến dạng câu hỏi Đọc - hiểu để ôn tập cho học sinh. Đặc biệt ở những phần kiến thức lý thuyết dễ nhầm lẫn tôi kẻ thành bảng kiến thức trọng tâm nhằm giúp các em học sinh nhận diện đúng từng thể loại, dễ dàng khắc sâu kiến thức. Sau mỗi phần lý thuyết đều có ví dụ minh họa để học sinh củng cố, kiểm chứng lại lý thuyết. 
Cụ thể: 
 - Phong cách ngôn ngữ (khái niệm, các đặc trưng cơ bản, ví dụ)
 + PCNN sinh hoạt
 + PCNN nghệ thuật
 + PCNN khoa học
 + PCNN báo chí
 + PCNN chính luận
 + PCNN hành chính- công vụ
 - Các phương thức biểu đạt (khái niệm, đặc điểm nhận diện, ví dụ)
 + Phương thức biểu đạt miêu tả
+ Phương thức biểu đạt biểu cảm
+ Phương thức biểu đạt tự sự
+ Phương thức biểu đạt thuyết minh
+ Phương thức biểu đạt nghị luận
+ Phương thức biểu đạt báo chí
+ Phương thức biểu đạt hành chính- công vụ
 - Các thao tác lập luận (khái niệm, đặc điểm nhận diện, ví dụ)
 + Giải thích, phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh, bác bỏ...)
 - Các biện pháp tu từ (ngữ âm, từ ngữ, ngữ pháp; ví dụ)
 + Tu từ ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, (tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu)
 + Tu từ từ vựng: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng, điệp từ.
 + Tu từ ngữ pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,
 - Các phép liên kết
+ Phép nối
+ Phép lặp
+ Phép thế
+ Phép liên tưởng
 - Phân biệt các thể thơ (đặc điểm nhận biết, ví dụ)
 - Xác định nội dung, chi tiết, hình ảnh chính trong văn bản (nhan đề, chủ đề, chi tiết, hình ảnh đặc sắc)
 - Viết một đoạn văn ngắn trình bày quan điểm của cá nhân về một vấn đề của cuộc sống có liên quan đến văn bản.
 2.3.2. Một số lưu ý về phương pháp làm Đọc hiểu 
2.3.2.1. Phương pháp chung
 Về trình bày: Học sinh cần phải trình bày khoa học, không nên tẩy xóa , viết chèn dòng trong bài. Nếu có sai thì gạch chéo và làm lại. Cần dùng các kí hiệu thống nhất với đề bài 
 Về nhận diện câu hỏi:Đọc kĩ yêu cầu đề để xác định nội dung câu hỏi có mấy ý, từ đó trả lời cho đúng, trúng vấn đề. 
 Về cách trả lời: Văn bản đọc hiểu thường không dài nên yêu cầu học sinh đọc văn bản để chọn câu trả lời cho phù hợp. Các em cần đọc lướt để tìm chủ đề hoặc ý chính, đọc kĩ để tìm chi tiết, thông tin. Câu trả lời cần trực tiếp, ngắn gọn, chính xác, đầy đủ. Hỏi gì trả lời đó, không trả lời thừa. 
 Thực tế chấm thi cho thấy, nhiều học sinh làm phần Đọc -hiểu lan man, nhất là những dạng câu hỏi: nêu nội dung chính, lý giải vì sao tác giả lại cho là vậy, hoặc viết một đoạn văn ... có em viết gần một trang giấy. Các em làm không đúng yêu cầu phương pháp vừa mất thời gian mà điểm số cũng không cao hơn được. Ví dụ phần câu hỏi liên tưởng thực tế học sinh cũng cần tránh bài viết lan man, quá quy định. 
 Thời gian làm phần Đọc –hiểu khoảng từ 20 -25 phút.
2.3.2.2. Phương pháp cụ thể với mỗi dạng câu hỏi
* Ở câu hỏi nhận biết.
- Cần lưu ý một số dấu hiệu: chính, chủ yếu, các, những, một số...
- Cần nắm vững và phân biệt các khái niệm: phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, phép liên kết....
- Dựa vào nguồn minh chứng làm mộ căn cứ để xác định
- Nên tiến hành thao tác loại trừ khi trả lời câu hỏi
- Nếu yêu cầu xác định các từ ngữ, hình ảnh thì cần xem các từ ngữ hình ảnh đó hướng tới nghĩa gì.
* Ở câu hỏi thông hiểu
- Yêu cầu hiểu nghĩa của từ, câu: Vận dụng thao tác giải thích để trả lời cho câu hỏi: là gì? Với câu dài cần phải hiểu lần lượt các vế và khái quát lên ý cả câu.
- Nếu gặp câu hỏi: Theo tác giả, vì sao...?thì câu trả lời nằm ngay trên văn bản. Lưu ý học sinh phải nêu hết lí do tác giả đưa ra.
- Nếu gặp câu hỏi: Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng...thì câu trả lời căn cứ vào ba cơ sở: căn cứ vào nghĩa của câu mà tác giả cho rằng; căn cứ vào ngữ liệu trên văn bản và căn cứ vào hiểu biết của bản thân.
- Nếu yêu cầu nêu tác dụng của biện pháp tu từ thì nêu tác dụng về nội dung (nhấn mạnh, khẳng định...nội dung nào), tác dụng về mặt hình thức: làm câu văn sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh, tạo sự cân đối, nhịp nhàng...
- Nếu yêu cầu nêu nội dung thì dựa trên chủ đề, hoặc hệ thống từ ngữ cũng trường nghĩa lặp đi lặp lại, hệ thống hình ảnh...
- Nếu yêu cầu đặt nhan đề cho đoạn văn: ta dùng câu chủ đề sau đó giản lược đi, hoặc chú ý những từ ngữ trở đi trở lại, hoặc có thể dựa vào nhan đề ở nguồn minh chứng.
* Ở câu hỏi vận dụng
Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết của chúng ta.
- Với câu nêu ý nghĩa thông điệp có hai cách:chọn một câu có ý ngĩa nhất làm thông điệp, hoặc rút ra ý nghĩa của văn bản làm thông điệp, hoặc chú ý những câu cuối văn bản nếu văn bản dạng câu chuyện. Lưu ý, nếu hỏi thông điệp có ý nghĩa nhất thì đều phải trả lời tại sao.
- Nếu nêu giải pháp và việc làm cụ thể đề giải quyết một vấn đề cần tồn tại thì học sinh dựa vào phần nguyên nhân trên văn bản đề đưa giải pháp cụ thể.
- Nếu yêu cầu viết một đoạn văn nên tiến hành trả lời các câu hỏi vấn đề đó là gì?có ý nghĩa như thế nào?thái độ của chúng ta?. Lưu ý dung lượng viết theo yêu cầu của đề, không nên dài dòng lan man.
2.3.3. Bài tập rèn kĩ năng Đọc hiểu
 Sau khi ôn tập, hướng dẫn học sinh nắm chắc lý thuyết, GV cung cấp cho các em học sinh các đề Đọc - hiểu thuộc văn bản nhật dụng và văn bản văn học. Phần này người viết đưa 5 đề với các loại câu hỏi thường gặp trong đề thi để học sinh luyện tập, rèn kĩ năng làm bài. Hệ thống câu hỏi bài tập giáo viên cung cấp cần đa dạng, bao quát được các dạng kiến thức lý thuyết đã ôn tập . Đặc biệt để đánh giá cũng như rèn kĩ năng Đoc- hiểu, cảm thụ của học sinh chúng ta cũng nên soạn các câu hỏi theo cách làm của PISA. Như các câu hỏi, bài tập mở yêu cầu trả lời ngắn, câu hỏi bài tập mở, yêu cầu trả lời dài, câu hỏi bài tập đóng yêu cầu trả lời dựa trên văn bản. 
 Các câu hỏi thể hiện ở các mức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và chủ yếu theo hướng mở. Sau mỗi đề có đáp án để các em đối chiếu, giáo viên sửa bài cho học sinh. 
 Định hình cho các em dung lượng trả lời hợp lý cho một câu hỏi Đọc hiểu, tôi thường soạn thảo câu hỏi ra giấy A4 và cho học sinh trả lời ngay vào giấy. Đây cũng là cách rèn kĩ năng trình bày và phương pháp làm bài cho học sinh. 
2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
 Đề tài đã được bản thân nghiên cứu và được áp dụng thành công tại trường THPT Thạch Thành 1. Tôi đã chia sẻ kinh nghiệm ôn luyện phần Đọc - hiểu cho đồng nghiệp, được mọi người ủng hộ nhiệt tình, thu lại kết quả tốt. Vì vậy đề tài này có khả năng áp dụng, nhân rộng. Đề tài có thể áp dụng rộng rãi trong toàn ngành để giáo viên ôn luyện cho học sinh THPT, đặc biệt là các em học sinh khối 12 đang chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia.
2.4.1. Tiến hành dạy thực nghiệm
Giáo viên tiến hành dạy ôn cho lớp 12A3 ngay từ đầu năm theo kế hoạch giảng dạy của nhà trường theo phương pháp trên.
2.4.2. Ra bài kiểm tra kiểm chứng kết quả giờ phương pháp dạy
 Kiểm tra bài viết ở hai lớp 12A3 và 12A4 . Lớp 12A3 là lớp thực nghiệm, lớp 12A4 là lớp đối chứng. Lực học môn văn ban đầu là tương đương nhau.
 Quy trình kiểm tra và chấm bài: Thi theo đề chung của nhà trường trong mỗi lần khảo sát chất lượng dạy học, phân công cho các giáo viên chấm theo đáp án đã xây dựng. 
2.4.3. Kết quả thu được sau khi chấm
 Lực học môn văn của hai lớp đối chứng và thực nghiệm khi chưa thực hiện giảng dạy phương pháp mới.
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Lớp 12A3
(Lớp thực nghiệm)
6/42
14,2%
17/42
40,4%
17/42
40,4%
2/42
8,5%
Lớp 12A4
(Lớp đối chứng)
7/44
15,9%
17/44
38,7%
18/44
40,9%
2/44
8,5%
Kết quả sau khi tiến hành thực nghiệm giảng dạy
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Lớp 12A3
(Lớp thực nghiệm)
10/42
23,8%
21/42
50%
11/42
26,2%
0%
Lớp 12A4
(Lớp đối chứng)
8/44
18,2%
19/44
43,1%
16/44
36,3%
1/44
2,2%
 Kết quả cho thấy , điểm bài viết rất khả quan so với lực học trước đó của học sinh. Lớp thực nghiệm theo hướng dạy mới có kết quả cao hơn hẳn so với lớp đối chứng, học lực tiến bộ hơn nhiều hơn so với trước đây. Giờ dạy theo hướng khai thác mới đem lại hiệu quả rõ rệt. Học sinh hào hứng , nắm vững kiến thức và xử lí các đề tốt. Tác động đã có ý nghĩa lớn với tất cả học sinh: yếu, trung bình, khá. Số học sinh yếu giảm, số học sinh khá, giỏi tăng đáng kể. 
 Đây là một hướng khai thác mới rất khả quan đối với phần ôn luyện đề đọc hiểu ôn thi THPT. Các giáo viên trong tổ rất hào hứng và thấy cần nhân rộng ra ở các lớp học.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận
Việc sử dụng phướng pháp mới trong giải quyết đề đọc hiểu đem lại hiệu quả lớn đồng thời tạo hứng thú cho học sinh trong chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia và trong quá trình học.
3.2.Kiến nghị
 Đối với các cấp lãnh đạo cần quan tâm khuyến khích giáo viên sử dụng phương pháp mới vào trong dạy học.
 Đối với giáo viên: tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên cập nhật kiến thức mới. 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Người viết sáng kiến
 Nguyễn Thị Liêm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, NXB Giáo dục, H.2013 
2. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, NXB Giáo dục, H.2013 
3. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, NXB Giáo dục, H.2013 
4. Từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển bách khoa,H.2001 
5. Lê Bá Hán- Trần Đình Sử-Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ Văn học, NXB Giáo dục, H.2006 
6. Nhiều tác giả, Phương pháp rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản, NXB Giáo dục, H.2010. 
7. Nhiều bài viết đăng tải trên báo giáo dục thời đại( www.gdtd.vn) 
8. Video bài giảng trên Youtube của các thầy cô giáo có kinh nghiệm .
9. Đọc văn học văn- Trần Đình Sử, Nhà xuất bản giáo dục.
10. GS Trần Đình Sử: Đọc hiểu văn bản- Khâu đột phá trong dạy học văn hiện nay
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Liêm
Chức vụ và đơn vị công tác: giáo viên trường THPT Thạch Thành 1.
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại
(Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại
(A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại
2.
 Khảo sát tác phẩm “Độc Tiểu Thanh ký” trong chương trình phổ thông.
Vận dụng một số yếu tố thi pháp vào việc dạy thơ Đường
Sở GD&ĐT Thanh Hóa
Sở GD&ĐT Thanh Hóa
C
C
2008
2011
PHỤ LỤC
Phong cách ngôn ngữ
Phong cách ngôn ngữ
Đặc điểm nhận diện
1
Phong cách ngôn ngữ khoa học 
Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_on_luyen_phan_doc_hieu_trong_de_thi_thpt_qu.doc