SKKN Phương pháp giúp học sinh học tốt bài 4- Bài toán và thuật toán SGK Tin học 10

SKKN Phương pháp giúp học sinh học tốt bài 4- Bài toán và thuật toán SGK Tin học 10

 Trong chương trình Tin học 10 thì bài 4 – Bài toán và thuật toán có thể nói đây là phần kiến thức khó, hầu hết học sinh ở các trường THPT, nhất là học sinh học ở các trường miền núi thường rất ngại phần kiến thức này.

 Với thời lượng là 6 tiết (5 tiết lý thuyết + 1 tiết bài tập), giáo viên khó có thể truyền tải được toàn bộ các ví dụ trong SGK (sách giáo khoa). Bởi vì theo nhận định của cá nhân tôi thì những thuật toán mà những người viết sách đưa ra là rất hay nhưng nó chỉ phù hợp với học sinh thuộc các lớp khối tự nhiên còn học sinh thuộc các lớp cơ bản và các lớp khối xã hội thì khả năng tiếp thu của các em còn rất hạn chế. Vậy thì có thể bỏ bớt một vài thuật toán hay không? Tất nhiên là có thể, bởi vì bản thân người viết sách cũng không yêu cầu phải truyền đạt hết tất cả những gì có trong sách. Tuy nhiên, vấn đề còn lại là làm thế nào để học sinh có thể tiếp thu tốt kiến thức mà giáo viên không phải bỏ bớt đi phần kiến thức nào?

Xuất phát từ thực tế giảng dạy và từ kinh nghiệm của bản thân được đúc rút trong 8 năm qua bản thân tôi nhận thấy rằng: Không nên áp dụng tất cả các ví dụ trong SGK cho tất cả các lớp học mà chỉ nên lựa chọn một số ví dụ phù hợp với từng lớp. Với phương châm “học ít mà hiểu được hết còn hơn học nhiều mà không hiểu gì” giáo viên không nhất thiết phải dạy giống hệt SGK mà cần xây dựng hệ thống các ví dụ phù hợp ở mức độ từ dễ đến khó theo một trình tự nhất định. Khi đó các lớp cơ bản và các lớp khối xã hội chỉ nên đưa vào các ví dụ ở mức độ dễ và vừa phải để các em có thể tiếp thu một cách tốt nhất. Còn ở các lớp khối tự nhiên thì có thể truyền tải hết các thuật toán trong SGK, ngoài ra đối với các lớp mũi nhọn thì có thể lấy thêm một số ví dụ ở mức độ nâng cao hơn để các học sinh giỏi có thể phát huy hết khả năng của mình. Đó cũng chính là lý do để tôi viết đề tài “Phương pháp giúp học sinh học tốt bài 4- Bài toán và thuật toán SGK Tin học 10”.

 

doc 19 trang thuychi01 15215
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp giúp học sinh học tốt bài 4- Bài toán và thuật toán SGK Tin học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
 Trong chương trình Tin học 10 thì bài 4 – Bài toán và thuật toán có thể nói đây là phần kiến thức khó, hầu hết học sinh ở các trường THPT, nhất là học sinh học ở các trường miền núi thường rất ngại phần kiến thức này.
 Với thời lượng là 6 tiết (5 tiết lý thuyết + 1 tiết bài tập), giáo viên khó có thể truyền tải được toàn bộ các ví dụ trong SGK (sách giáo khoa). Bởi vì theo nhận định của cá nhân tôi thì những thuật toán mà những người viết sách đưa ra là rất hay nhưng nó chỉ phù hợp với học sinh thuộc các lớp khối tự nhiên còn học sinh thuộc các lớp cơ bản và các lớp khối xã hội thì khả năng tiếp thu của các em còn rất hạn chế. Vậy thì có thể bỏ bớt một vài thuật toán hay không? Tất nhiên là có thể, bởi vì bản thân người viết sách cũng không yêu cầu phải truyền đạt hết tất cả những gì có trong sách. Tuy nhiên, vấn đề còn lại là làm thế nào để học sinh có thể tiếp thu tốt kiến thức mà giáo viên không phải bỏ bớt đi phần kiến thức nào? 
Xuất phát từ thực tế giảng dạy và từ kinh nghiệm của bản thân được đúc rút trong 8 năm qua bản thân tôi nhận thấy rằng: Không nên áp dụng tất cả các ví dụ trong SGK cho tất cả các lớp học mà chỉ nên lựa chọn một số ví dụ phù hợp với từng lớp. Với phương châm “học ít mà hiểu được hết còn hơn học nhiều mà không hiểu gì” giáo viên không nhất thiết phải dạy giống hệt SGK mà cần xây dựng hệ thống các ví dụ phù hợp ở mức độ từ dễ đến khó theo một trình tự nhất định. Khi đó các lớp cơ bản và các lớp khối xã hội chỉ nên đưa vào các ví dụ ở mức độ dễ và vừa phải để các em có thể tiếp thu một cách tốt nhất. Còn ở các lớp khối tự nhiên thì có thể truyền tải hết các thuật toán trong SGK, ngoài ra đối với các lớp mũi nhọn thì có thể lấy thêm một số ví dụ ở mức độ nâng cao hơn để các học sinh giỏi có thể phát huy hết khả năng của mình. Đó cũng chính là lý do để tôi viết đề tài “Phương pháp giúp học sinh học tốt bài 4- Bài toán và thuật toán SGK Tin học 10”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh hiểu được 2 khái niệm then chốt là "bài toán" và "thuật toán", nắm được các tính chất của thuật toán và cách diễn tả thuật toán bằng 2 cách: liệt kê và sơ đồ khối. 
- Giúp cho học sinh có cái nhìn trực quan sinh động hơn đối với môn Tin học.
- Rèn luyện cho học sinh có tư duy khoa học, logic, tác phong sáng tạo, say mê môn học. 
3. Đối tượng nghiên cứu
 - Các tiết “bài toán và thuật toán” trong môn Tin học 10
 - Đặc điểm tình hình học tập của từng lớp để có hệ thống các bài toán hợp lý phù hợp với từng đối tượng học sinh.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra: Thực trạng dạy “Bài toán và thuật toán” ở các lớp trong các trường THPT các huyện miền núi.
- Phương pháp gợi mở, phát huy tích tích cực chủ động của học sinh.
- Phương pháp thống kê so sánh.
II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Cơ sở pháp lí
 “Bài toán và thuật toán” bao gồm 6 tiết nằm trong hệ thống bài giảng được quy định rõ trong phân phối chương trình giảng dạy của từng khối lớp. Đó là những quy định pháp lí mà mỗi giáo viên phải thực hiện trong quá trình giảng dạy môn Tin học trong nhà trường phổ thông.
1.2. Cơ sở lý luận
 “Bài toán và thuật toán” là một trong những phần kiến thức quan trọng nhất trong chương trình tin học 10. Nó cũng là phần kiến thức có liên quan chặt chẽ với chương trình tin học 11 và là nền tảng để các em có thể học lập trình tốt khi các em học lên lớp 11 đồng thời cũng giúp các em rèn luyện tư duy, biết cách lập luận một cách logic khi học các môn học khác.
Như ở phần 1 của đề tài này, tôi đã trình bày giải pháp của mình đó là phương pháp giúp các em học tốt các thuật toán được nêu ra trong SGK Tin học 10. Có thể mọi người sẽ đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để học sinh có thể tiếp thu một cách có hiệu quả nhất?
Theo tôi thì để giúp cho bài dạy đạt hiệu quả cao thì trong giải pháp mà tôi sẽ đưa ra cần phải kết hợp thêm các yếu tố sau:
Máy chiếu để học sinh có thể tiện theo dõi phần mô phỏng thuật toán,
Các hình ảnh minh họa sơ đồ khối của thuật toán (trên giấy khổ lớn hoặc trên bảng phụ) mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn.
Đặc biệt khi sử dụng hình ảnh minh họa thuật toán, tại mỗi bước của thuật toán giáo viên cần hỏi học sinh theo sơ đồ khối thì kết quả của bước kế tiếp sẽ là gì? Sự tác động qua lại này sẽ giúp cho tiết học sinh động hơn, và quan trọng là học sinh sẽ hiểu các thuật toán một cách dễ dàng hơn.
1.3. Cơ sở thực tiễn
 Môn Tin học là môn học mới được đưa vào trường THPT trong nhưng năm gần đây. Là một môn không được chọn làm môn thi tốt nghiệp hay thi đại học. Do đó học sinh còn xem nhẹ môn học này, coi đó là môn học không quan trọng và không cần phải đầu tư học nhiều.
 Học sinh ở các lớp cơ bản và các lớp xã hội vốn đã học kém các môn tự nhiên, đặc biệt là môn toán. Chính vì vậy khi học “bài toán và thuật toán” các em cảm thấy kiến thức khó cho nên không mấy hứng thú với bài dạy. Các giáo viên cũng vì thế mà chỉ dạy qua loa và không đầu tư nhiều vào bài dạy, do đó không gây được hứng thú cho học sinh.
 Chính vì vậy để dạy “bài toán và thuật toán” phát huy được tính tích cực, chủ động và hứng thú cho học sinh sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng học môn Tin học.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
 2.1. Thực trạng chung. 
. Trừ một vài lớp theo học khối tự nhiên như A1, A2 thì đại đa số học sinh các lớp khác đều có cảm giác ngại học phần “thuật toán”. Bởi vì kiến thức phần này khó đòi hỏi khả năng tư duy cao.
 2.2. Thực trạng đối với giáo viên. 
 Do đây là phần kiến thức khó dạy, học sinh lại không muốn học, vì vậy một số giáo viên không mặn mà khi dạy phần kiến thức này.
 2.3. Thực trạng đối với học sinh.
Hầu hết học sinh chưa có cách học tốt khi gặp phần kiến thức này và coi đây là phần kiến thức khó. Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các bài toán còn hạn chế đối với bộ phận không nhỏ học sinh.Vì vậy đa số các em đều học chưa tốt phần kiến thức này.
3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để đạt được mục đích dạy học của mỗi bài học đó là niềm trăn trở của mỗi người làm nghề dạy học: để làm được điều đó mỗi giáo viên đều có một cách truyền thụ phương pháp riêng, nhưng điều quan trọng đầu tiên là làm thế nào để học sinh hào hứng trong mỗi tiết giảng, từ đó yêu thích môn học của mình, say mê học tập nghiên cứu, sáng tạo.... Dưới đây là một số biên pháp đối với môn Tin học:
 3.1. Khảo sát thực tế 
	 Giáo viên đưa ra đề kiểm tra 15 phút đối với 2 lớp 10A3 (khối lớp KHTN) và lớp 10A5( lớp KHXH) để kiểm tra về khả năng tư duy thuật toán của 2 khối lớp: 
Bài 1: Xác định dữ kiện ban đầu và kết quả của bài toán sau:
 Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật biết độ dài 2 cạnh.
Bài 2: Trình bày cách giải phương trình bậc nhất tổng quát: ax +b=0.
Bài 3: Nêu ý tưởng tìm số lớn nhất trong một dãy số	 
 Kết quả kiểm tra như sau: 
 Lớp 10A3 Lớp 10A5
Điểm
Số học sinh
Tỉ lệ
Giỏi
7
15,6%
Khá
13
28,9%
TB
20
44,4%
Yếu
5
11,1
Kém
0
0%
Trên TB
40
88,9%
Điểm
Số học sinh
Tỉ lệ
Giỏi
0
0%
Khá
11
24,4%
TB
19
42,2%
Yếu
12
26,7%
Kém
3
6,7%
Trên TB
30
66,7%
Kết quả cho thấy tỉ lệ % trên trung bình của lớp 10A3 cao hơn lớp 10A5. Qua bài kiểm tra khảo sát tôi nhận thấy rằng:
 Đối với Bài 1, hầu như tất cả các em đều làm đúng.
 Đối với Bài 2:
Lớp 10A5 đa phần các em đều đưa ra kết quả luôn x=-b/a; đây là kết quả sai vì nó chỉ đúng trong trường hợp a khác 0.
Lớp 10A3 các em đã có sự lập luận để xét các trường hợp có thể xảy ra:
 + TH1: a=0, b≠0 thì phương trình vô nghiệm
 + TH2: a=0,b=0 thì phương trình vô số nghiệm
 + TH3: a≠0 , b bất kì thì phương trình có nghiệm duy nhất x=-b/a;
 Đối với bài 3: Cả 2 lớp đều có ý tưởng là so sánh các số với nhau. Tuy nhiên về mức độ chính xác thì lớp 10A3 có trên 80% HS có cách làm đúng còn lớp 10 A5 chỉ có khoảng 50% có cách làm đúng.
 3.2. Xây dựng hệ thống các ví dụ sẽ áp dụng trong bài dạy
 Qua việc kiểm tra khảo sát về mức độ tư duy của học sinh tôi nhận thấy rằng: Chúng ta không thể áp dụng bài dạy cho tất cả các lớp giống nhau được. Về lý thuyết giáo viên có thể truyền đạt cho các lớp là như nhau vì nó chỉ ở mức độ hiểu, biết. Còn để các em có thể vận dụng thì phải tùy vào đặc điểm và khả năng tư duy của từng lớp để giáo viên xây dựng các bài toán cho phù hợp.
 Các ví dụ mà Gv đưa ra để áp dụng không nhất thiết phải tuân thủ đúng theo SGK. Cốt lõi làm sao khi giáo viên đưa ra ví dụ nào HS phải hiểu được ví dụ đó. Các ví dụ này phải là các ví dụ được đưa ra theo trình tự từ dễ đến khó với mức độ được nâng lên từ từ. 
 Sau đây là hệ thống các ví dụ mà tôi sẽ áp dụng vào bài dạy:
Cho 2 số a,b. Tính tổng của 2 số này.
Cho 2 số a,b. Tìm số lớn nhất (nhỏ nhất) trong 2 số.
Cho 2 số a,b. Hãy tráo đổi giá trị của 2 số này.
Nhập vào một số nguyên N (N>0). Cho biết số N là chẵn hay lẻ
Giải phương trình bậc nhất, bậc 2 tổng quát.
Tính tổng N số nguyên dương đầu tiên.
Tìm ƯCLN của 2 số nguyên dương.
Kiểm tra tính nguyên tố của một số.
Tìm số lớn nhất (nhỏ nhất) trong dãy số.
Cho dãy số nguyên và một số k tìm phần tử có giá trị bằng k.
Cho biết số lượng các số chẵn (số lẻ) trong dãy số.
Sắp xếp dãy số tăng dần (giảm dần) bằng thuật toán tráo đổi.
 Với hệ thống các ví dụ mà tôi đưa ra ở trên thì tùy vào đặc điểm của từng lớp mà có thể chọn hoặc không chọn ví dụ nào đó. Chẳng hạn như các lớp khối tự nhiên từ A1 -> A4 thì có thể truyền đạt hết các ví dụ trên. Nếu lớp nào tiếp thu tốt thì có thể đưa thêm các ví dụ khác như tìm kiếm nhị phân, và một số các bài tập dành cho HS Giỏi để bồi dưỡng thêm kiến thức cho các em. Còn với các lớp khối xã hội và các lớp cơ bản từ A5 -> A12 thì có thể bỏ một số ví dụ như kiểm tra tính nguyên tố của một số, tìm UCLN, sắp xếp dãy số 
 3.3. Chuẩn bị bài dạy 
- Về phương pháp: 
+ Giáo viên soạn trước bài giảng "bài toán và thuật toán" trên máy tính bằng phần mềm PowerPoint (Bài soạn này được dạy trong 5 tiết học). Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp vấn đáp và gọi 5-6 học sinh lên bảng đứng làm mẫu khi cần biểu diễn thuật toán Tìm Max và thuật toán sắp xếp. 
+ Chuẩn bị một số bài tập áp dụng để rèn luyện kỹ năng biểu diễn thuật toán.
- Về phương tiện: 
+ Giáo viên chuẩn bị một dàn máy tính (để bàn hoặc xách tay), một máy chiếu, một màn chiếu.
+ Học sinh cần có đầy đủ sách bút, vở ghi.
3.4. Các bước thực hiện bài giảng "bài toán và thuật toán"
* Hoạt động 1: Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm "Bài toán" trong Tin học:
Giáo viên đặt vấn đề bằng cách đưa ra các ví dụ để học sinh quan sát:
Ví dụ 1: Giải phương trình bậc 2 tổng quát: ax2+ bx+ c= 0 (a khác 0).
Ví dụ 2: Giải bài toán "Vừa gà vừa chó
 Bó lại cho tròn
 Ba mươi sau con
 Một trăm chân chẵn"
 	 Hỏi có mấy con gà, mấy con chó ?
Ví dụ 3: Bài toán quản lý học sinh trong một kỳ thi tốt nghiệp bằng máy tính:
SBD
Họ và tên
Điểm toán
Điểm văn
Điểm Ngoại ngữ
Điểm lý
Điểm sinh
Điểm sử
Tổng điểm
Xếp loại
101001
Lê Thị Chinh
8
9
7
8
6
5
43
Khá
101002
Nguyễn Tiến Đạt
3
3
4
4
5
3
22
Yếu
101003
Phạm Văn Định
9
8
7
8
9
10
51
Giỏi
101004
Trần Thị Hằng
6
5
4
9
8
7
45
Khá
101005
Lê Thị Hoa
6
7
4
3
6
5
31
TB
	Phát vấn học sinh: Em hãy xác định dữ kiện ban đầu và kết quả của mỗi bài toán sẽ có dạng gì ? (Dạng số, hình ảnh, hay văn bản ?)
	Học sinh trả lời: 
Dữ kiện (Cho biết)
Kết quả (cần tìm)
 ví dụ 1
Các hệ số a, b, c bất kỳ
Nghiệm của phương trình (nếu có) có dạng số nguyên hoặc số thực.
ví dụ 2
Tổng số gà và chó là 36 con
Tổng số chân gà và chân chó là 100 chân
Số con gà và số con chó
ví dụ 3
Số báo danh, họ tên, ngày sinh, điểm toán, điểm văn, điểm lý.
Tổng điểm của mỗi học sinh, xếp loại tốt nghiệp nào, đỗ hay trượt.
Phát vấn học sinh: Em hãy nhận xét sự giống và khác nhau giữa bài toán trong Tin học và bài toán trong Toán học? 
	Học sinh trả lời: Bài toán trong Toán học yêu cầu chúng ta giải cụ thể để tìm ra kết quả, còn bài toán trong Tin học yêu cầu máy tính giải và đưa ra kết quả cho chúng ta. 
	Từ đây Giáo viên trình chiếu khái niệm Bài toán trong Tin học : Là một việc nào đó mà ta muốn máy tính thực hiện để từ thông tin đầu vào (dữ kiện) máy tính cho ta kết quả mong muốn. 
	- Những dữ kiện của bài toán được gọi là Input.
	- Kết quả máy tính trả ra được gọi là Output của bài toán.
Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh tìm lại Input và Output của 3 ví dụ trên. 
F Như vậy, khái niệm bài toán không chỉ bó hẹp trong phạm vi môn toán, mà phải được hiểu như là một vấn đề cần giải quyết trong thực tế, để từ những dữ kiện đã cho máy tính tìm ra kết quả cho chúng ta.
*Hoạt động 2: Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm "Thuật toán" trong Tin học:
+Bước 1: Giáo viên nêu tình huống gợi động cơ: 
Làm thế nào để từ Input của bài toán, máy tính tìm cho ta Output ?
Học sinh trả lời: Ta cần tìm cách giải bài toán và làm cho máy tính hiểu được cách giải đó.
Đến đây sẽ có em thắc mắc: Như vậy chúng ta vẫn phải giải bài toán mà có khi còn phức tạp hơn trong Toán học ? 
Giáo viên giải thích: Nếu như trong Toán học chúng ta phải giải trực tiếp từng bài để lấy kết quả, thì ở đây, chúng ta chỉ cần tìm cách giải bài toán tổng quát và máy tính sẽ giải cho ta một lớp các bài toán đồng dạng. 
Ví dụ: Bài toán giải phương trình bậc 2 với các hệ số a,b,c bất kỳ, bài toán tìm diện tích tam giác với độ dài 3 cạnh được nhập bất kỳ, bài toán tìm UCLN của 2 số nguyên bất kỳ, bài toán quản lý học sinh ,v.v
+Bước 2: Giáo viên đưa ra khái niệm thuật toán và các tính chất của một thuật toán:
ØKhái niệm: “Thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy các thao tác ấy, từ thông tin đầu vào (Input) của bài toán ta nhận được kết quả (Output) cần tìm”.
Ø Các tính chất của một thuật toán:
- Tính dừng
- Tính xác định
- Tính đúng đắn
+ Bước 3: Giới thiệu cho học sinh 2 cách biểu diễn một thuật toán
- Cách l: Liệt kê các bước: Chính là dùng ngôn ngữ tự nhiên để diễn tả các bước cần làm khi giải một bài toán bằng máy tính.
- Cách 2: Dùng sơ đồ khối.
Một số quy ước khi biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối:
Khối hình oval: mô tả thao tác nhập xuất dữ liệu à
	Khối hình chữ nhật: mô tả các thao tác tính toán	 à
 Khối hình thoi: mô tả các thao tác so sánh à	
	Hình mũi tên : Chỉ sự truyền thông 
 Giáo viên nhắc học sinh phải nhớ các quy ước trên để biểu diễn thuật toán được chính xác.
*Hoạt động 3: Giới thiệu và hướng dẫn học sinh mô tả, biểu diễn thuật toán của một số bài toán điển hình. (Trọng tâm đề tài)
Khi học sinh mới bắt đầu tiếp cận với bài toán và thuật toán giáo viên chỉ nên đưa ra ví dụ ở mức độ đơn giản nhất mà học sinh có thể hiểu được.
Ví dụ 1: Cho 2 số a,b. Tính tổng của 2 số này.
Trước tiên giáo viên yêu cầu học sinh xác định Input và Output của bài toán:
Input: 2 số a,b.
Output: Tổng của 2 số này .
Sau đó hướng dẫn học sinh trình bày thuật toán theo 2 cách. 
Cách 1: Liệt kê từng bước 
Bước 1: Nhập các số a, b.
Bước 2: Tính tổng S ßa+b.
Bước 3: Thông báo S rồi kết thúc
Cách 2: Dùng sơ đồ khối 
Nhập a,b
S ßa+b
Tổng là S
Ví dụ 2: Cho 2 số a,b. Tìm số lớn nhất (nhỏ nhất) trong 2 số.
Giáo viên gọi 1 HS xác định Input và Output của bài toán:
Input: 2 số a,b.
Output: thông báo số lớn nhất.
Sau đó GV gọi 2 HS lên trình bày thuật toán theo 2 cách. 
Cách 1: Liệt kê từng bước 
Bước 1: Nhập các số a, b.
Bước 2: Nếu a>b thì thông báo số lớn nhất là a. 
Bước 3: Thông báo số lớn nhất là b
Cách 2: Dùng sơ đồ khối 
Đúng
Nhập a,b
a>b
Số lớn nhất là a
Số lớn nhất là b
Sai
Sai
Ví dụ 3: Cho 2 số a,b. Hãy tráo đổi giá trị của 2 số này
Xác định Input và Output của bài toán:
Input: 2 số a,b.
Output: 2 số a, b sau khi đổi giá trị.
Thuật toán
Cách 1: Liệt kê từng bước 
Bước 1: Nhập các số a, b.
Bước 2: Tráo đổi tßa;aßb;bßt;.
Bước 3: Thông báo 2 số a, b rồi kết thúc
aßb
tßa
2 số sau khi tráo đổi là a,b
bßt
Nhập a,b
Cách 2: Dùng sơ đồ khối 
Ví dụ 4: Nhập vào một số nguyên N (N>0). Cho biết số N là chẵn hay lẽ
Xác định Input và Output của bài toán:
Input: Số nguyên N.
Output: thông báo số N là số chẵn hay số lẻ.
Thuật toán: (gọi 2 HS lên bảng viết thuật toán)
Cách 1: Liệt kê từng bước 
Bước 1: Nhập N
Bước 2: Nếu N chia hết cho 2 thì thông báo N là số chẵn. 
Bước 3: Thông báo số N là số lẻ
Đúng
Nhập N
N chia hết cho 2
N là số chẵn
N là số lẻ
Sai
Cách 2: Dùng sơ đồ khối 
Ví dụ 5: Giải phương trình bậc 2 tổng quát : ax2+bx+c = 0 ( a ≠ 0).
Trước tiên giáo viên yêu cầu học sinh xác định Input và Output của bài toán:
Input: 3 hệ số a,b,c.
Output: Nghiệm của phương trình .
Sau đó gọi một học sinh đứng lên nhắc lại cách giải một phương trình bậc 2 đầy đủ, rồi từng bước hướng dẫn học sinh viết thuật toán theo 2 cách. 
FLưu ý rằng giáo viên vừa trình chiếu từng bước của thuật toán vừa vấn đáp học sinh ( dùng hiệu ứng xuất hiện phù hợp)
Cách 1: Liệt kê từng bước 
Bước 1: Nhập 3 hệ số a,b,c.
Bước 2: Tính biệt số = b2- 4ac
Bước 3: Nếu < 0 thông báo phương trình vô nghiệm rồi kết thúc.
Bước 4: Nếu = 0 thông báo phương trình có nghiệm kép rồi kết thúc.
Bước 5: Nếu > 0 thông báo phương trình có 2 nghiệm x1,x2=, rồi kết thúc.
Cách 2: Biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối 
Nhập a,b,c
<0
Tính = b2- 4ac
Phương trình vô nghiệm
Phương trình có nghiệm kép x = -b/2a
Phương trình có 2 nghiệm 
 x1,x2=(-b)/2a
<0
 Đúng
	Sai
	 	 Đúng	
 Sai
	F Sau khi đã hướng dẫn xong các cách biểu diễn thuật toán để giải bài toán trên, giáo viên nêu ra các ứng dụng của bài toán này trong thực tế: dùng để giải các phương trình bậc 2 trên máy tính cá nhân, tích hợp vào máy tính bỏ túi như: Casio FX 500A, Casio FX 500MS,.....mà học sinh chỉ cần nhập 3 hệ số a,b,c vào máy là ngay lập tức máy tính sẽ cho nghiệm chính xác.	
Ví dụ 6: Tính tổng S=1+2+3++N (tính tổng N số nguyên dương đầu tiên).
Gợi ý: Xuất phát S1=1;
 i=2 thì S2=s1+2=1+2;
 i=3 thì S3=S2+3=1+2+3;
 i=4 thì S4=S3+4=1+2+3+4
 ....
 i=N thì Sn=Sn-1+N=1+2+3++N
Suy ra công thức tính tổng S là: S=S+i (với i = 2->N)
Giáo viên bắt đầu trình chiếu 2 cách biểu diễn thuật toán và giải thích ý nghĩa từng biến dùng trong thuật toán: 
Cách 1: Liệt kê các bước
-Bước 1: Nhập số tự nhiên N.
-Bước 2: S ß1; iß2.
-Bước 3: Nếu i>N thông báo tổng S rồi kết thúc
-Bước 4: Sß S+i;
-Bước 5: iß i+1 rồi quay lại bước 5.
Cách 2: Biểu diễn bằng sơ đồ khối
Nhập N
Sßa
Tổng là S
iß2
i>N
ißi+1
Đúng
Sai
Ví dụ 7: Kiểm tra tính nguyên tố của một số tự nhiên N
Phát vấn học sinh: Một số được coi là nguyên tố khi nào? Số 223 có là số nguyên tố không? Số 25 có là số nguyên tố không? 
Học sinh trả lời: Một số là số nguyên tố khi nó chỉ chia hết cho 1 và chính nó.Ví dụ : 2,3,5,7,11,13,17
Số 223 là số nguyên tố vì nó thỏa mãn tính chất trên. 
Số 25 không phải là số nguyên tố vì ngoài việc chia hết cho 1 và 25 ra thì số 25 còn chia hết cho 5.
FGiáo viên lưu ý phân tích cho học sinh hiểu: Muốn kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương N, ta chỉ cần xét xem nó có các ước trong khoảng từ 2 đến phần nguyên căn bậc 2 của nó là đủ( kí hiệu là). Nếu N không chia hết cho số nào trong khoảng này chứng tỏ N không nguyên tố. 
Giáo viên bắt đầu trình chiếu 2 cách biểu diễn thuật toán và giải thích ý nghĩa từng biến dùng trong thuật toán: 
Cách 1: Liệt kê các bước
-Bước 1: Nhập số tự nhiên N.
-Bước 2: Nếu N=1 thì N không là số nguyên tố . 
-Bước 3: Nếu 1<N< 4 thông báo N là số nguyên tố
-Bước 4: iß2.
-Bước 5: Nếu thì thông báo N là số nguyên tố rồi kết thúc 
-Bước 6: Nếu N chia hết cho i thì thông báo N không là số nguyên tố rồi kết thúc.
-Bước 7: iß i+1 rồi quay lại bước 5.
Cách 2: Biểu diễn bằng sơ đồ khối
Nhập N
i ¬ i + 1
Thông báo N là số nguyên tố
rồi kết thúc
Đúng
Sai
N=1?
N<4?
i¬ 2
?
N chia hết cho i?
Thông báo N là số nguyên tố
rồi kết thúc
Sai
Sai
Sai
Đúng
Đúng
Đúng
* Chú ý: Giáo viên nên chọn hiệu ứng xuất hiện từng bước để học 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_bai_4_bai_toan_va_thu.doc