SKKN Phương pháp giải nhanh dạng bài tập este đặc biệt và muối amoni của amin

SKKN Phương pháp giải nhanh dạng bài tập este đặc biệt và muối amoni của amin

Hóa học là 1 trong những môn học có nhiều ứng dụng nhất trong đời sống. Trong trường phổ thông Hóa học là môn học cơ bản vì vậy nó được áp dụng vào các kỳ thi ở chương trình phổ thông. Từ năm 2015 đến nay Bộ Giáo Dục và Đào Tạo áp dụng kỳ thi THPT Quốc Gia để xét tốt nghiệp và xét vào Đại học-Cao Đẳng-THCN, thành tựu trong 2 năm 2015, 2016 mà kì thi đã để lại những ấn tượng nhất định được nhân dân và giáo viên, học sinh, phụ huynh cũng như toàn xã hội hưởng ứng tích cực và trở thành kì thi rất quan trọng của học sinh THPT. Trong năm 2017 này Bộ Giáo Dục tiếp tục sử dụng kì thi THPT quốc gia với mục đích như vậy nhưng thời gian làm bài mỗi môn trong bài thi tổ hợp được rút ngắn lại (từ 90 phút với 50 câu hỏi mỗi m

ôn xuống còn 50 phút với 40 câu hỏi). Để giải quyết được số lượng câu hỏi như vậy học sinh đòi hỏi phải có kỹ năng mà các em chỉ được học hóa học từ lớp 8 trong 2 năm lớp 8, 9 các em được học rất hời hợt và cảm thấy khó khăn khi học hóa, khó hiểu và sợ học hóa học đặc biệt là hóa học hữu cơ.

- Kể từ năm 2007, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã chuyển cấu trúc thi tuyển sinh đại học-cao đẳng, THPT Quốc Gia môn hoá học từ tự luận sang trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 100%. Điều đó cũng đồng nghĩa trong thời gian rất ngắn, học sinh phải thật bình tĩnh để lựa chọn phương án trả lời tối ưu nhất. Nắm bắt được điều đó, các giảng viên đại học, cao đẳng, các chuyên gia và các nhà giáo có nhiều kinh nghiệm đã xuất bản rất nhiều sách và tài liệu tham khảo về các phương pháp giải nhanh trắc nghiệm, tuy nhiên cập nhật thi cử trong các năm trở lại đây chúng tôi thấy có nhiều câu hỏi vận dụng, vận dụng cao cao mới- lạ, học sinh chưa hiểu thấu đáo thì không thể giải được và kể cả một số giáo viên khi mà tài liệu tham khảo chưa kịp cập nhật.

 

docx 24 trang thuychi01 19753
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp giải nhanh dạng bài tập este đặc biệt và muối amoni của amin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
- Hóa học là 1 trong những môn học có nhiều ứng dụng nhất trong đời sống. Trong trường phổ thông Hóa học là môn học cơ bản vì vậy nó được áp dụng vào các kỳ thi ở chương trình phổ thông. Từ năm 2015 đến nay Bộ Giáo Dục và Đào Tạo áp dụng kỳ thi THPT Quốc Gia để xét tốt nghiệp và xét vào Đại học-Cao Đẳng-THCN, thành tựu trong 2 năm 2015, 2016 mà kì thi đã để lại những ấn tượng nhất định được nhân dân và giáo viên, học sinh, phụ huynh cũng như toàn xã hội hưởng ứng tích cực và trở thành kì thi rất quan trọng của học sinh THPT. Trong năm 2017 này Bộ Giáo Dục tiếp tục sử dụng kì thi THPT quốc gia với mục đích như vậy nhưng thời gian làm bài mỗi môn trong bài thi tổ hợp được rút ngắn lại (từ 90 phút với 50 câu hỏi mỗi m
ôn xuống còn 50 phút với 40 câu hỏi). Để giải quyết được số lượng câu hỏi như vậy học sinh đòi hỏi phải có kỹ năng mà các em chỉ được học hóa học từ lớp 8 trong 2 năm lớp 8, 9 các em được học rất hời hợt và cảm thấy khó khăn khi học hóa, khó hiểu và sợ học hóa học đặc biệt là hóa học hữu cơ... 
- Kể từ năm 2007, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã chuyển cấu trúc thi tuyển sinh đại học-cao đẳng, THPT Quốc Gia môn hoá học từ tự luận sang trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 100%. Điều đó cũng đồng nghĩa trong thời gian rất ngắn, học sinh phải thật bình tĩnh để lựa chọn phương án trả lời tối ưu nhất. Nắm bắt được điều đó, các giảng viên đại học, cao đẳng, các chuyên gia và các nhà giáo có nhiều kinh nghiệm đã xuất bản rất nhiều sách và tài liệu tham khảo về các phương pháp giải nhanh trắc nghiệm, tuy nhiên cập nhật thi cử trong các năm trở lại đây chúng tôi thấy có nhiều câu hỏi vận dụng, vận dụng cao cao mới- lạ, học sinh chưa hiểu thấu đáo thì không thể giải được và kể cả một số giáo viên khi mà tài liệu tham khảo chưa kịp cập nhật.
- Nắm bắt được điều đó thông qua các đề thi đề THPT quốc gia năm 2015, 2016 và đề tham khảo lần 1,2,3 năm 2017 chúng tôi nhận thấy trong đề thi phần vận dụng có nhiều bài tập hữu cơ hay và khó nếu không nắm được bản chất thì gần như không giải được hoặc giải rất lâu, để giúp học sinh có cách giải nhanh, hay chúng tôi mạnh dạn viết SKKN “Phương pháp giải nhanh dạng bài tập este đặc biệt và muối amoni của amin”. 
- Trong đề tài này chúng tôi đưa ra bốn phần chính đó este của phenol, este vòng, muối amoni của amin và thực nghiệm sư phạm áp dụng. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu để giúp học sinh lớp 12 ôn thi THPT quốc gia môn Hóa học được tốt hơn, hiệu quả hơn và có thể giúp các bạn đồng nghiệp ôn thi có hệ thống, hiệu quả nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học ở trường phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm được nghiên cứu ở phần Hóa học hữu cơ lớp 12-THPT do đó tổng kết được kĩ năng giải bài tập este-muối của amin và phán đoán tình huống đặt ra trong thực tiễn. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu chủ yếu bằng phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết tổng quát để suy ra vấn đề cụ thể. 
PHẦN 2
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Tình hình thực tế và biện pháp thực hiện
2.1.1. Tình hình thực tế trước khi thực hiện đề tài
- Qua hơn 10 năm giảng dạy tại trường phổ thông và nhiều năm nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rất nhiều học sinh khi làm bài tập este đặc biệt và muối amoni thường hay lúng túng-khúc mắc. Điều đó, sẽ mất nhiều thời gian làm bài và đôi khi không làm ra được kết quả do este và muối amoni của amin chỉ học ở lớp 12 và chương trình ôn thi. 
- Thực tế là học sinh không nhận biết được este đặc biệt và muối amoni của amin nên giải bài tập này rất khó khăn.
- Vì vậy để nâng cao hiệu quả giải bài tập giải nhanh các bài tập este đặc biệt và muối amoni của amin phục vụ thi THPT Quốc Gia và thi học sinh giỏi tỉnh chúng tôi chọn đề tài “Phương pháp giải nhanh các bài tập este đặc biệt và muối amoni của amin” này nhằm đưa học sinh tới hiểu thấu đáo hơn và giải quyết vấn đề tốt hơn. 
2.1.2. Biện pháp thực hiện đề tài
2.1.2.1. Những kiến thức cần trang bị
- Nắm vững phản ứng thủy phân este, tính chất của muối amoni.
- Viết được các công thức cấu tạo của este, muối amoni.
- Viết được các phương trình thủy phân este, muối amoni tác dụng với kiềm.
- Xử lí các dữ kiện bài toán: số mol, khối lượng,...
2.1.2.2. Những điểm cần lưu ý
 	 - Phản ứng chung của este, muối amoni.
 	- Phỏng đoán công thức và viết phương trình từ dữ kiện đề bài.
2.2. Nội dung
2.2.1. Este của phenol
2.2.1.1. Phương pháp giải
Khi thủy phân este trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa) thì phản ứng xảy ra tổng quát:
	-COO- + NaOH(KOH) ® -COONa(KOH) + -OH
Từ phương trình đó ta thấy số mol NaOH (KOH) phản ứng = số mol nhóm COO nên nếu biết tỉ lệ phản ứng ta có thể suy ra số nhóm chức –COO-
- Tỉ lệ mol 1: 1 thì este là đơn chức.
- Tỉ lệ mol 1: 2 thì este là 2 chức.
- Tỉ lệ mol 1: 3 thì là este 3 chức. 
Tuy nhiên trong thực tế khi giải bài tập este ta thấy có sự bất thường thì phải hướng dẫn học sinh nghĩ đến ngay đây chắc chắn có este của phenol, ta đặt tình huống và để học sinh giải quyết vấn đề: 	
- Este đơn chức mà phản ứng với NaOH(KOH) theo tỉ lệ mol 1:2 thì đó phải là este đơn chức của phenol 
- Este hai chức phản ứng với NaOH(KOH) theo tỉ lệ mol 1:3 thì đó phải là este hai chức trong đó có 1 nhóm chức gắn với vòng benzen (của phenol). 
Ví dụ: Cho hỗn hợp este đơn chức tác dụng với NaOH mà số mol NaOH > số mol este thì este có este của phenol, 
2.2.1.2. Các ví dụ cơ bản
Ví dụ 1 [8]: Cho 3,05 gam phenylfomat vào 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là:
	A. 4,6. 	B. 5,2. 	C. 5,0. 	D. 3,1.
Hướng dẫn giải
PTHH: 	HCOOC6H5 + 	2NaOH HCOONa + C6H5ONa + H2O
	 	0,06	 0,025 mol
BTKL được mchất rắn = 3,05 + 0,06.40 – 0,025.18 = 5,0 gam® chọn C
Ví dụ 2 [8]: Đun nóng 14,64 gam este X (C7H6O2) cần dùng 120 gam dung dịch NaOH 8%. Cô cạn dung dịch thu được lượng muối khan là
A. 22,08 gam.	B. 28,08 gam.	C. 24,24 gam.	D. 25,82 gam.
Hướng dẫn giải:
Ta có: neste X = 0,12 mol; nNaOH = mol
Vì nNaOH = 2neste X nên X là este của phenol: HCOOC6H5
PTHH: 	HCOOC6H5 	+ 2NaOH HCOONa + C6H5ONa + H2O
	0,12	0,24	0,12
BTKL được mchất rắn = 14,64 + 0,24.40 – 0,12.18 = 22,08 gam® chọn A
2.2.1.3. Các ví dụ nâng cao
Ví dụ 3 (Trích đề thực nghiệm 2017-Bộ GD) [5]. Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo của nhau và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Mặt khác, cho m gam E phản ứng tối đa với dung dịch chứa 2,4 gam NaOH, thu được dung dịch T chứa hai muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là
A. 1,64 gam.	B. 2,72 gam.	C. 3,28 gam.	D. 2,46 gam.
Hướng dẫn giải:
Ta có: nCO2 = 0,32 mol; nH2O = 0,16 mol; nO2 = 0,36 mol.
Bảo toàn nguyên tố O: nO(E) = 0,08 mol ® C:H:O=0,32:0,32:0,08 = 4:4:1
® C8H8O2(0,04 mol); số mol NaOH=0,06 mol và khi thủy phân E chỉ cho 2 muối nên E là HCOOC6H4CH3 và HCOOCH2-C6H5. Dễ tính được 2 este có số mol = nhau = 0,02 mol ® m=0,04.68=2,72 gam®chọn B
Ví dụ 4 (Trích đề đại học khối A-2013)[4]. Hợp chất X có thành phần gồm C, H, O, chứa vòng benzen. Cho 6,9 gam X vào 360 ml dung dịch NaOH 0,5M (dư 20% so với lượng cần phản ứng) đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 6,9 gam X cần vừa đủ 7,84 lít O2 (đktc), thu được 15,4 gam CO2. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Giá trị của m là	
A. 12,3.       	B. 11,1.           	C. 11,4.           	D. 13,2.
Hướng dẫn giải:
Ta có: nCO2 = 0,35 mol, nO2 = 0,35 mol. BTKL: = 0,15 mol
BT nguyên tố O: nO(X) = 0,15 mol ® C:H:O = 0,35: 0,3: 0,15 = 7:6:3 nên CTPT của X
 là C7H6O3. Ta có nNaOH = 0,18 mol ® nNaOHphản ứng = 0,18.= 0,15 mol = 3nX 
nên X là este của phenol và có 1 OH gắn với vòng benzen: HCOOC6H4OH
PTHH: 	HCOOC6H4OH + 3NaOH HCOONa + C6H4(ONa)2 + 2H2O
	0,05	0,18	 0,1 mol
BTKL: mchất rắn = 6,9 + 0,18.40 – 0,1.18 = 12,3 gam ® chọn A
Ví dụ 5 (Trích đề khối B-2011) [4]. Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn các tính chất trên là 
A. 5. 	B. 2. 	C. 4. 	D. 6.
Vì nNaOH = 0,3 mol = 2nX nên X là este đơn chức của phenol. Gọi công thức X là
RCOOC6H5, ta có PTHH:
	RCOOC6H5 + 2NaOH RCOONa + C6H5ONa + H2O
	0,15	0,3	0,15	0,15 mol
Ta có: = 0,15. (R + 67) + 0,15.116 = 29,7 ® R= 15 (CH3)
Công thức X là CH3-COO-C6H5, các đồng phân khác cũng thỏa mãn là 
HCOO-C6H4-CH3 (o, m, p) nên có 4 đồng phân cấu tạo thỏa mãn®chọn C.
Ví dụ 6 (Trích đề thi THPT quốc gia trường THPT chuyên Hùng Vương Phú Thọ lần 2-2016) [6]. Cho 2,76 gam chất hữu cơ X gồm C, H, O tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ sau đó chưng khô thì phần hơi chỉ có nước và còn lại 2 muối của Na có khối lượng 4,44 gam. Nung nóng 2 muối này trong oxi dư, phản ứng hoàn toàn thu được 2,464 lít CO2 (đktc); 3,18 gam Na2CO3 và 0,9 gam H2O. Biết công thức phân tử của X trùng với công thức đơn giản nhất. Cho 2,76 gam X tác dung với 80 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn, m có giá trị là
A. 6,88. 	B. 6,52. 	C. 7,24. 	D. 6,16. 
Hướng dẫn giải:
Ta có: nNa2CO3 = 0,03 mol; nCO2 = 0,11 mol; nH2O = 0,05 mol
Sơ đồ bài toán:
Từ đó suy ra: nC(X) = 0,14 mol; nH(X) = 0,05.2+0,04.2-0,06.1 = 0,12 mol
nO(X) = mol® C:H:O = 0,14:0,12:0,06 = 7:6:3
® nX= 0,02 mol nên X là este của phenol và có 1 nhóm OH gắn với vòng benzen: HCOO-C6H4-OH.
PTHH: HCOOC6H4OH + 3KOH HCOOK + C6H4(OK)2 + 2H2O
	 0,02	 0,08	 0,04 mol
BTKL: mchất rắn = 2,76 + 0,08.56 – 0,04.18 = 6,52 gam ® chọn A
Ví dụ 7 (Trích đề thi THPT Quốc Gia năm 2016-Bộ giáo dục) [5]. Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H,O) chỉ có một loại nhóm chức. Cho 0,15 mol X phản ứng vừa đủ với 180 gam dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y, chỉ thu được164,7gam hơi nước và 44,4 gam hỗn hợp chất rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 23,85 gam Na2CO3; 56,1 gam CO2 và 14,85 gam H2O. Mặt khác, Z phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được hai axit cacboxylic đơn chức và hợp chất T (chứa C, H, O và MT < 126). Số nguyên tử H trong phân tử T bằng
A.6.                                  B. 12.                               C.8.                                    D.10.
Hướng dẫn giải:
* mNaOH = 2nNa2CO3 = 0,45 mol
Sơ đồ bài toán: 
* nC(X) = nNa2CO3 + nCO2 = 0,45 + 1,275 = 1,5 mol → x = nC/nX = 1,5/0,15 = 10.
* nH2O trong dd NaOH = (180 – 0,45.40)/18 = 9 mol
* ĐLBT nguyên tố H:
           nH/X = nH2O (1) + nH2O (2) – mH2O/ddNaOH – nH/NaOH
                  = (9,15+0,825) – 0,45.1 – 9.2 = 1,5
          → y = nH/X = 1,5/0,15 = 10
* mX = mrắn + mH2O (1) – mddNaOH = 44,4 + 164,7 – 180 = 29,1
        MX = 29,1/0,15 = 194 = 12.10 + 1.10 + 16.z → z = 4.
  	X là C10H10O4 (k = 6)
        nNaOH/nX = 0,45/0,15 = 3. X có 4O, k = 6
        Chấ rắn Z tác dụng H+ tạo 2 muối hữu cơ và T
        → X là đieste của T (thơm, 1 –OH  phenol, 1 –OH ancol thơm, nhánh no) và 2 axit hữu cơ no, đơn chức. T có dạng CnH2n-6O2 có M = 14n + 26 < 126 → n < 7,1 → n = 7 nên T là C7H8O2 ® chọn C
(X là  HCOO-C6H4-CH2OOC-CH3 hoặc CH3COO-C6H4-CH2OOC-CH3 và T là HO-C6H4-CH2-OH).
* Chú ý: Câu này ta có thể khai thác thêm cách hỏi khác là: Số đồng phân cấu tạo của X là; Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng mol nhỏ nhất trong X là.)
Ví dụ 8 (Trích đề Thi Thử Thầy Nguyễn Văn Duyên-Thành phố Hồ Chí Minh lần 5 - 2015)[6]. Thủy phân hoàn toàn 4,84 gam este A bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, rồi cô cạn chỉ thu được hơi H2O và hỗn hợp X gồm hai muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối trên cần vừa đúng 6,496 lít O2 (đktc), thu được 4,24 gam Na2CO3; 5,376 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp X là
A. 27,46%. 	B. 54,92%. 	C. 36,61%.	D. 63,39%.
Hướng dẫn giải:
Ta có: nNa2CO3 = 0,04 mol; nCO2 = 0,24 mol; nH2O do đốt muối =0,1 mol; nO2 = 0,29 mol. BTKL có: mmuối = 7,32 gam. 
Sơ đồ phản ứng:
Từ đó suy ra: nC(A) = 0,28 mol; nH(A) = 0,1.2+0,04.2-0,08.1 = 0,2 mol
nO(A) = mol® C:H:O = 0,28:0,2:0,08 = 14:10:4®A là C14H10O4 (k=10). Vì A tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:4 nên A là đieste của phenol và A là C6H5-OOC-COO-C6H5: 0,02 mol
2 muối ®%mC6H5ONa = 63,39%®chọn D
Ví dụ 9 (Trích đề thi thử THPT Quốc Gia trường THPT Lê Xoay-Vĩnh Phúc lần 1-2016) [6]. Hỗn hợp M gồm 2 este đơn chức X, Y. Cho 0,05 mol M tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Z. Đốt cháy toàn bộ Z thu được 2,688 lít CO2 và 3,18 gam Na2CO3. Khi làm bay hơi Z thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 4,56.	B. 3,40.	C. 5,84.	D. 5,62.
Hướng dẫn giải:
Ta có: nCO2 = 0,12 mol; nNa2CO3 = 0,03 mol
Bảo toàn nguyên tố Na: nNaOHphản ứng = 0,06 mol > nM nên trong M có 1 este của phenol dạng R-COOC6H5 và nC(M) = 0,15 mol nên nên trong X, Y có este có số nguyên tử C < 3 phải là C2H4O2 hay HCOO-CH3.
PTHH:	 R-COOC6H5 + 2NaOH RCOONa + C6H5ONa + H2O
	 0,01	0,02	0,01	0,01	0,01
	HCOO-CH3 + NaOH HCOONa + CH3OH
	0,04	0,04	0,04
Dễ dàng tính được số mol 2 este: RCOOC6H5: 0,01 mol và HCOOCH3: 0,04 mol
Bảo toàn C ta tìm được số C trong gốc R = 0 nên R là H
Bảo toàn khối lượng ta được: mchất rắn = (0,01 + 0,04).68 + 0,01.116 = 4,56 gam®chọn A.
Ví dụ 10 (Trích đề thi thử THPT quốc gia trường THPT Hoằng Hóa 4 năm 2016) [6]. Hợp chất X (chứa vòng benzen) và có tỉ lệ khối lượng mC: mH :mO = 14:1:8. Đun nóng 2,76 gam X với 75 ml dung dịch KOH 1M (dư 25% so với lượng cần phản ứng) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được a gam chất rắn khan. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Giá trị của a là
	A. 5,40. 	B. 6,60. 	C. 6,24. 	D. 6,96.
Hướng dẫn giải:
	 Þ C7H6O3.
	Þ Þ X có công thức: HCOO-C6H4-OH. 
	HCOOC6H4-OH + 3KOH HCOOK + KO-C6H4-OK + 2H2O
Áp dụng BTKL: 2,76 + 0,075.56 = a + 0,04.18 Þ a = 6,24 gam Þ Đáp án C.
Ví dụ 11(Trích đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 trường THPT chuyên Lê Khiết-Quảng Ngãi). [6]. Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,40 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 5,32 gam hai muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là 
	A. 1,64 gam. 	B. 2,72 gam. 	C. 3,28 gam. 	D. 2,46 gam.
Hướng dẫn giải:
+ Gọi công thức phân tử hai este là CxHyO2.
Bảo toàn khối lượng: 
Þ nO (E) = 0,08 mol
+ Thủy phân hai este (X, Y) tạo các muối M(I), M(II)
	 Þ có một este tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
	Þ 
	Y là HCOOCH2C6H5 ; X là HCOOC6H4CH3. 
Þ T gồm HCOONa : (x + y) mol và NaO-C6H4-CH3 : x mol.
	Þ Þ Đáp án B.
Ví dụ 12 (Trích đề thi học sinh giỏi lớp 12 tỉnh Thanh Hóa-THPT năm 2017) [7]. Chất hữu cơ X (chứa C,H,O) chỉ có một loại nhóm chức. Cho 0,05 mol X phản ứng vừa đủ với 150 gam dung dịch NaOH được dung dịch Y. Làm bay hơi Y, chỉ thu được 144,9 gam hơi nước và 15,4 gam hỗn hợp chất rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 7,95 gam Na2CO3; 20,9 gam CO2 và 4,95 gam H2O. Mặt khác, cho Y phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa Ag và dung dịch có chứa 10,25 gam một muối hữu cơ. 
1. Xác định công thức cấu tạo của X. 
2. Tính giá trị của m.
Hướng dẫn giải:
1. Ta có: nNa2CO3 = 0,075 mol; nCO2 =0,475 mol; nH2O= 0,275 mol.
Bảo toàn Na: nNaOH = 0,15 mol®mNaOH = 6 gam và mH2O ban đầu = 144 gam nên mH2O tạo ra = 0,9 gam®nH2O tạo ra = 0,05 mol.
Sơ đồ bài toán:
Số CX = = 11; số HX = =10
Bảo toàn khối lượng tìm được mX = 10,3 gam và MX = 206 gam/mol nên số OX =4
Công thức phân tử X: C11H10O4 (k= 7)
Vì X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 3 và có 4 nguyên tử O trong phân tử, chỉ chứa 1 loại nhóm chức nên X là đieste trong đó có 1 nhóm chức của phenol 
Do Y tác dụng với AgNO3/NH3 tạo Ag và được dung dịch chứa 10,25 gam muối hữu cơ nên xét các trường hợp:
- số mol muối = 0,05 mol thì Mmuối = 205
- số mol muối = 0,1 mol thì Mmuối =102,5 (loại)
- số mol muối =0,15 mol thì Mmuối =68,33 (loại)
Vậy muối có M = 205 phải có dạng: RCOONH4=205 nên R = 143 (lẻ nên phải có Na) phải chứa vòng benzen, O, Na thỏa mãn khi R = C8H8ONa
Hay R là NaO-C6H4-C2H4-
Muối là NaO-C6H4-C2H4-COONH4 và chất tạo nên phải là NaO-C6H4-C2H4-CHO
 → CTCT của X là : 
+ dạng 1: H-COO-CH=CH-CH2-C6H4-OOC-H
 (3 CTCT ở 3 vị trí o-, m-, p- ) 
+ dạng 2: H-COO-CH=C(CH3)-C6H4-OOC-H (có 3 CTCT )
+ dạng 3: H-COO-CH=CH-C6H3(CH3)-OOC-H (có 10 CTCT )
2. Vậy hỗn hợp rắn Z gồm HCOONa (0,1 mol) và HOC-CH2-CH2-C6H4-ONa (0,05 mol) . Khi Z tham gia phản ứng tráng bạc ta có : 
HCOONa → 2Ag
0,1 mol 0,2 mol
HOC-CH2-CH2-C6H4-ONa → 2Ag
0,05 mol 0,1 mol
→mAg=108*0,3 =32,4 gam 
Ví dụ 13 (Trích đề dự bị học sinh giỏi lớp 12 môn Hóa học tỉnh Thanh Hóa năm 2017) [7]. Cho 2,76 gam chất hữu cơ A (chỉ chứa C, H, O và có công thức phân tử trùng với với công thức đơn giản nhất) tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ), sản phẩm thu được đem làm bay hết hơi nước, phần chất rắn khan còn lại là hai muối của natri có khối lượng 4,44 gam. Nung nóng hai muối này trong oxi (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,18 gam Na2CO3; 2,464 lít khí CO2 (đktc) và 0,9 gam H2O. 1. Tìm công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của A thỏa mãn các tính chất trên. 2. Chất B là một đồng phân của A, khi cho B tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH hoặc với lượng dư dung dịch NaHCO3 tạo ra sản phẩm khác nhau lần lượt là C7H4Na2O3 và C7H5NaO3. Viết công thức cấu tạo của B và phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Hướng dẫn giải:
1. Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Na, ta có:nNaOH=2nNa2CO3 = 0,06 mol
® mNaOH = 2,4 gam
Sơ đồ bài toán:
Từ đó suy ra: nC(A) = 0,14 mol; nH(A) = 0,05.2+0,04.2-0,06.1 = 0,12 mol
nO(A) = mol® C:H:O = 0,14:0,12:0,06 = 7:6:3
CTPT là công thức đơn giản Þ CTPT C7H6O3. Số mol A phản ứng 
nA : nNaOH = 1 : 3, mà A chỉ có 3 nguyên tử oxi và sau phản ứng ta được 2 muối nên A là HCOO-C6H4-OH có 3 đồng phân:
2. Theo bài ra B là HO-C6H4-COOH (o; m; p), ta có phương trình hóa học:
2.2.2. Este vòng
2.2.2.1. Cơ sở lý thuyết: 
Các este vòng khi thủy phân thì xảy ra theo phương trình tổng quát sau: 
Do đó este vòng khi xà phòng hóa chỉ cho 1 sản phẩm duy nhất
Ta hướng dẫn học sinh nhận biết bằng cách nếu thấy mmuối (sản phẩm) = meste + mNaOH thì khẳng định đây phải là este vòng.[1], [2], [3].
2.2.2.2. Các ví dụ
Ví dụ 1[6]. Este X đơn chức có tỉ khối hơi so với CH4 bằng 6,25. Cho 12,5 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được 19,5 gam chất rắn khan Z. Phần trăm khối lượng của hiđro trong Z là
A. 3,21%.	B. 5,77%.	C. 5,13%.	D. 6,41%.
Hướng dẫn giải:
Ta có MX =16.6,25 = 100 gam/mol®công thức phân tử X là C5H8O2
, nX = 0,125 mol=nKOH®mKOH=7 gam
Thấy mZ = mX + mKOH nên X là este vòng có dạng 
PTHH:
(Z)
Suy ra %mH (Z) = .100% = 5,77% ®chọn B
Ví dụ 2. Este đơn chức X không có nhánh, chỉ chứa C,H,O và không chứa các nhóm chức khác. Biết tỉ khối hơi của X so với O2 là 3,125. Khi cho 15 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 21 gam muối khan. Tìm công thức cấu tạo của X?
Hướng dẫn giải:
Ta có MX = 100®công thức phân tử X là C5H8O2
nX= 0,15 mol = nNaOH® mNaOH = 6 gam
Thấy mmuối = mX + mNaOH nên X là este vòng và X có mạch cacbon không phân nhánh nên X là 
.
2.2.3. Muối amoni
2.2.3.1. Cơ sở lý thuyết
2.2.3.1.1. Khái niệm và tính chất vật lí
- Muối amoni là muối của amoniac hoặc amin với axit vô cơ hoặc hữu cơ. Như vậy muối amoni chứa cation amoni NH4+; R-NH3+, R-NH2+-R’; R-NH+(R’’)-R’ liên kết với anion gốc axit
Ví dụ :	
+ Muối amoni của axit vô cơ : CH3NH3NO3, C6H5-NH3Cl , CH3NH3HCO3, (CH3NH3)2CO3, CH3NH3HSO4, (CH3NH3)2SO4, (NH4)2CO3,...
+ Muối amoni của axit hữu cơ : HCOO-H3NCH3, CH3COO-H3NCH3 , CH3COOH3NC2H5, H4NCOO–COONH4,...
- Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước.
2.2.3.1.2. Tính chất hóa học
- Tác dụng với dung dịch k

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phuong_phap_giai_nhanh_dang_bai_tap_este_dac_biet_va_mu.docx