SKKN Phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền quần thể trong chương trình

SKKN Phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền quần thể trong chương trình

 Để học tốt và thi tốt các kỳ thi với hình thức trắc nghiệm như hiện nay học sinh cần đổi mới phương pháp học tập và làm quen với hình thức thi cử. Nếu trước đây học và thi môn sinh học, học sinh cần học thuộc và nhớ kỹ các bài học hoặc đồi với bài toán học sinh phải giải trọn vẹn. Nay học sinh lưu ý trước hết đến sự hiểu bài, hiểu thấu đáo các kiến thức cơ bản đã học vận dụng những hiểu biết đó vào việc phân tích, xác định nhận biết các đáp án đúng sai trong các câu trắc nghiệm. Đặc biệt đối với các câu bài tập làm thế nào để có được kết quả nhanh nhất? Đó là câu hỏi lớn đối với tất cả các giáo viên. Trước thực tế đó đòi hỏi mỗi giáo viên cần xây dựng cách dạy riêng của mình.

 Chương trình sinh học lớp 12 thời gian dành cho phần bài tập quần thể giao phối và quần thể tự thụ phấn rất ít nhưng ngược lại trong các đề thi tỉ lệ điểm của phần này không nhỏ (Theo cấu trúc đề thi của bộ 2016, 2017) Khối lượng kiến thức nhiều, nhiều bài tập áp dụng, trong khi đó thời gian hạn hẹp giáo viên khó có thể truyền đạt hết cho học sinh.

 

doc 22 trang thuychi01 7670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền quần thể trong chương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN QUẦN THỂ TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 12
Người thực hiện: Lê Trọng Khánh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Sinh học
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
	 	 TRANG
1. MỞ ĐẦU	2
Lý do chọn đề tài	2
Mục đích nghiên cứu	2
Đối tượng nghiên cứu	2
1.4. Phương pháp nghiên cứu	2
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM	2
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm	2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	3
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng	
để giải quyết vấn đề	3
 2.3.1.Một số công thức cơ bản 	3
 2.3.2. Phương pháp giải bài tập cơ bản...4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục..17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ	19
Kết luận	19
Kiến nghị	19
TÀI LIỆU THAM KHẢO	201. MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài.
 Để học tốt và thi tốt các kỳ thi với hình thức trắc nghiệm như hiện nay học sinh cần đổi mới phương pháp học tập và làm quen với hình thức thi cử. Nếu trước đây học và thi môn sinh học, học sinh cần học thuộc và nhớ kỹ các bài học hoặc đồi với bài toán học sinh phải giải trọn vẹn. Nay học sinh lưu ý trước hết đến sự hiểu bài, hiểu thấu đáo các kiến thức cơ bản đã học vận dụng những hiểu biết đó vào việc phân tích, xác định nhận biết các đáp án đúng sai trong các câu trắc nghiệm. Đặc biệt đối với các câu bài tập làm thế nào để có được kết quả nhanh nhất? Đó là câu hỏi lớn đối với tất cả các giáo viên. Trước thực tế đó đòi hỏi mỗi giáo viên cần xây dựng cách dạy riêng của mình. 
 Chương trình sinh học lớp 12 thời gian dành cho phần bài tập quần thể giao phối và quần thể tự thụ phấn rất ít nhưng ngược lại trong các đề thi tỉ lệ điểm của phần này không nhỏ (Theo cấu trúc đề thi của bộ 2016, 2017) Khối lượng kiến thức nhiều, nhiều bài tập áp dụng, trong khi đó thời gian hạn hẹp giáo viên khó có thể truyền đạt hết cho học sinh.
Mục đích nghiên cứu.
 Đưa ra một số phương pháp để giải quyết các bài toán cơ bản về di truyền học quần thể, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh, nâng cao chất lượng học sinh giỏi. Nêu vấn đề, phân dạng bài toán sinh học có liên quan, thực hiện ví dụ minh họa để học sinh nắm vững các dạng bài thi trắc nghiệm khách quan trong kỳ thi THPT quốc gia.
Đối tượng nghiên cứu.
	+ Học sinh khá giỏi lớp 12C1, 12C2 trường THPT Nông Cống I
	+ Một số bài toán về di truyền học quần thể
	+ Các dạng câu hỏi về di truyền quần thể trong đề thi THPT quốc gia
Phương pháp nghiên cứu.
	+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
	+ Phát triển tư duy học sinh
	+ Tìm hiểu và phát triển kỹ năng.
	+ Tham khảo các tài liệu lấy từ nhiều nguồn nhất là các học liệu mở trên mạng internet và phân tích có hệ thống các dạng bài tập theo nội dung đã đề ra.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Chương trình sinh học 12 chương “Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá ” theo tôi đây là một chương khó dạy và với học sinh đây là chương khó học, khó hiểu và cả khó nhớ. Tiến hoá là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tiến hoá? Trả lời 2 câu hỏi đó đã là cả vấn đề. Đi sâu về mặt bản chất cơ chế nào làm diễn ra sự tiến hoá? Sự ổn định, cũng như thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể ngẫu phối và tự thụ phấn hoặc giao phối gần liên quan gì đến tiến hoá về bản chất được hiểu như thế nào? và làm thế nào để cho học sinh hiểu được thì không dễ dàng chút nào. Với thời gian trên lớp thì quá ít mà nội dung kiến thức nhiều khó mang tính lí thuyết đơn thuần, do đó giáo viên khó truyền đạt hết cho học sinh nếu không có những nghiên cứu cụ thể. 
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 + Thực trạng chung:
Kiến thức Sinh học ngày càng nhiều, thời gian các em học chính khóa và bồi dưỡng các môn thi đại học chiếm gần như cả tuần, nên việc dạy học bồi dưỡng học sinh càng gặp nhiều khó khăn hơn. 
 Phần lớn các em học sinh không dám theo học khối B vì với khối học này chỉ có nghành Y là phù hợp. Tuy nhiên để thi vào ngành này cần có số điểm rất cao từ 25 điểm đến 27 điểm nên rất ít học sinh dám theo học môn sinh để xét vào đại học
Môn sinh học là môn học khó có nhiều lý thuyết lẫn bài tập, để học tốt môn sinh học cần có tư duy tốt nhưng cũng cần sự cần cù chăm chỉ. Nói cách khác nó cần có tố chất học tốt môn khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội, đây là một trong những khó khăn trong việc dạy và học môn sinh học.
 + Thực trạng dạy và học phần di truyền học quần thể:
 Ở phần này sách giáo khoa chỉ đề cập suông về mặt lí thuyết, sách bài tập có rất ít bài tập về phần này.
 Nếu giáo viên dạy theo sách giáo khoa và hướng dẫn của sách giáo viên (giáo viên không mở rộng) thì học sinh gặp khó khăn trong việc làm bài tập về phần di truyền học quần thể.
 Ngược lại với thời gian dành cho phần này, thực tế trong hầu hết các đề thi nội dung phần này lại chiếm tỉ lệ nhiều, đều dưới dạng bài tập, nhiều bài tập thậm chí rất khó. Nếu ở lớp giáo viên không có cách dạy riêng cho học sinh của mình thì khó mà học sinh có được điểm của phần thi này.
 Với những thực tế trên đỏi hỏi giáo viên có những phương pháp nghiên cứu nhất định. Tôi đã nghiên cứu và đưa ra phương pháp giải một số dạng bài tập phần quần thể ngẫu phối - tự thụ phấn hoặc giao phối gần trong chương trình sinh học lớp 12 để giúp các em học sinh dễ dàng làm được các câu trắc nghiệm.
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 2.3.1. Một số công thức cơ bản dùng cho quần thể ngẫu phối và quần thể tự thụ phấn:
 a. Một số công thức dùng cho quần thể ngẫu phối
 - Gọi d là tần số tương đối của thể đồng hợp trội AA.
 - Goi h là tần số tương đối của thể dị hợp Aa
 - Gọi r là tần số tương đối của thể đồng hợp lặn aa
 - Trong đó d + h + r =1
Cấu trúc di truyền của quần thể được viết theo trật tự d, h, r ví dụ:0,25; 0,5; 0,25
 - Gọi p là tần số tương đối của alen A
 - Gọi q là tần số tương đối của alen a
Vậy: p=d+h/2; q= r + h/2 và p+q = 1
Cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng:
 p2 AA + 2pqAa + q2 aa
Như vậy trạng thái cân bằng của quần thể phản ánh mối tương quan sau:
 p2 q2 = (2pq/2)2 
 b. Một số công thức dùng cho quần thể tự thụ phấn
* Quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen của thể hệ P ban đầu: 
	xAA + yAa + zaa 
* Quần thể P Sau n thế hệ tự thụ phấn thành phần kiểu gen thay đổi như sau:
Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể Fn là:
	AA = x + 
Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể Fn là:
	Aa = 
Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể Fn là:
	aa = z + 
* Thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn đã qua n thế hệ tự thụ phấn là xnBB + ynBb + znbb
Thành phần kiểu gen của thế hệ P:
Bb = = y 
BB = xn - = x (với y = )
bb = zn - = z (với y = )
2.3.2. Phương pháp giải một số dạng bài tập cơ bản.
	a. Cách giải bài tập về quần thể ngẫu phối
Dạng 1: 
Từ cấu trúc di truyền quần thể chứng minh quần thể đã đạt trạng thái cân bằng hay không, qua bao nhiêu thế hệ quần thể đạt trạng thái cân bằng:
Cách giải 1:
 - Gọi p là tần số tương đối của alen A
 - Gọi q là tần số tương đối của alen a
	p+q = 1
Cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng:
 p2 AA + 2pqAa + q2 aa
Như vậy trạng thái cân bằng của quần thể phản ánh mối tương quan sau:
 p2 q2 = (2pq/2)2 
Xác định hệ số: p2, q2, 2pq 
Thế vào p2 q2 = (2pq/2)2 quần thể cân bằng
Thế vào p2 q2 ≠ (2pq/2)2 quần thể không cân bằng
Cách giải 2:
Từ cấu trúc di truyền quần thể tìm tần số tương đối của các alen
Có tần số tương đối của các alen thế vào công thức định luật
Nếu quần thể ban đầu đã cho nghiệm đúng công thức định luật (tức trùng công thức định luật) suy ra quần thể cân bằng
Nếu quần thể ban đầu đã cho không nghiệm đúng công thức định luật (tức không trùng công thức định luật) suy ra quần thể không cân bằng
Bài 1: 
Các quần thể sau quần thể nào đã đạt trạng thái cân bằng
 QT1: 0,36AA; 0,48Aa; 0,16aa
 QT2: 0,7AA; 0,2Aa; 0,1aa
Giải:
Cách giải 1: 
QT1: 0.36AA; 0.48Aa; 0.16aa
 - Gọi p là tần số tương đối của alen A
 -Gọi q là tần số tương đối của alen a
Quần thể đạt trạng thái cân bằng khi thoả mãn p2AA + 2pqAa + q2 aa = 1
và khi đó có được p2 q2 = (2pq/2)2 
Ở quần thể 1 có p2 = 0.36 , q2 = 0.16, 2pq = 0.48
 0.36 x 0.16 = (0.48/2)2 vậy quần thể ban đầu đã cho là cân bằng
Cách giải 2:
QT2: 0,7AA; 0,2Aa; 0,1aa
 - Gọi p là tần số tương đối của alen A
 - Gọi q là tần số tương đối của alen a
P = 0,7 + 0,1 q = 0.1 +0.1
Quần thể đạt trạng thái cân bằng khi thoả mãn p2AA + 2pqAa + q2 aa
Tức 0,82 AA + 2.0,8.0,2Aa + 0,22 aa ≠ 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa vậy quần thể không cân bằng
Bài 2: Quần thể nào trong các quần thể dưới đây đạt trạng thái cần bằng
Quần thể
Tần số kiểu gen AA
Tần số kiểu gen Aa
Tần số kiểu gen aa
1
1
0
0
2
0
1
0
3
0
0
1
4
0,2
0,5
0,3
Giải nhanh
Quần thể 1: Nếu cân bằng thì p2 q2 = (2pq/2)2 =>1 x 0 = (0/2)2 => quần thể cân bằng.
Quần thể 2: Nếu cân bằng thì p2 q2 = (2pq/2)2 =>0 x 0 ≠ (1/2)2 => quần thể không cân bằng.
Quần thể 3: Nếu cân bằng thì p2 q2 = (2pq/2)2 =>0 x 1 = (0/2)2 => quần thể cân bằng.
Quần thể 4: Nếu cân bằng thì p2 q2 = (2pq/2)2 =>0,2 x 0,3 ≠ (0,5/2)2 => quần thể không cân bằng.
* Các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1.Trong các quần thể sau, quần thể nào không ở trạng thái cân bằng?
A. 25% AA : 50% Aa : 25% aa.	B. 64% AA : 32% Aa: 4% aa.
C. 72 cá thể có kiểu gen AA, 32 cá thể có kiểu gen aa, 96 cá thể có kiểu gen Aa.
D. 40 cá thể có kiểu gen đồng hợp trội, 40 cá thể có kiểu gen dị hợp, 20 cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn.
Câu 2: Quần thể nào dưới đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
QT 1: 1AA	
QT 2: 0,5AA : 0,5Aa	
QT 3: 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa	
QT 4: 0,16AA:0,48Aa:0,36aa
A. 1 và 2	B. 1 và 3	C. 1 và 4	D. 2,3 và 4
Câu 3: Quần thể nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa.	 	B. 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa.
C. 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa.	 	D. 0,6 AA : 0,2 Aa : 0,2 aa.
Câu 4: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là:
A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa.	B. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.
C. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa.	D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
Đáp án: 1D, 2C, 3A, 4B.
 Dạng 2:
+ Từ số lượng kiểu hình đã cho đã cho xác định cấu trúc di truyền của quần thể.
- Kiểu 1: cho số lượng tất cả kiểu hình có trong quần thể.
Cách giải:
Cấu trúc di truyền của quần thể
	- Tỷ lệ kiểu gen đồng trội = số lượng cá thể do kiểu gen đồng trội qui định/Tổng số cá thể của quần thể	
	- Tỷ lệ kiểu gen dị hợp = số cá thể do kiểu gen dị hợp quy định/ Tổng số cá thể của quần thể 
	- Tỷ lệ kiểu gen đồng lặn = Số cá thể do kiểu gen lặn quy định/ Tổng số cá thể của quần thể.
- Kiểu 2: chỉ cho tổng số cá thể và số cá thể mang kiểu hình lặn hoặc trội
Cách giải:
* Nếu tỷ lệ kiểu hình trội=> kiểu hình lặn = 100% - Trội.
* Tỷ lệ kiểu gen đồng lặn = Số cá thể do kiểu gen lặn quy định/ Tổng số cá thể của quần thể.
- Từ tỷ lệ kiểu gen đồng lặn => Tần số tương đối của alen lặn tức tần số của q => Tần số tương đối của alen trội tức tần số p.
- Áp dụng công thức định luật p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1 => cấu trúc di truyền quần thể.
Bài 1:(kiểu 1)
 Ở gà, cho biết các kiểu gen: AA qui định lông đen, Aa qui định lông đốm, aa qui định lông trắng.Một quần thể gà có 410 con lông đen, 580 con lông đốm, 10 con lông trắng.
 a. Cấu trúc di truyền của quần thể nói trên có ở trạng thái cân bằng không?
 b. Quần thể đạt trạng thái cân bằng với điều kiện nào?
 c. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng?
Giải:
 a. Cấu trúc di truyền của quần thể được xác định dựa vào tỉ lệ của các kiểu gen:
 Tổng số cá thể của quần thể: 580 + 410 + 10 =1000
 Tỉ lệ thể đồng hợp trội AA là 410/1000 = 0,41
 Tỉ lệ thể dị hợp Aa là 580/1000 = 0,58 
 Tỉ lệ thể đồng hợp lặn aa là 10/1000 = 0.01
 Cấu trúc di truyền của quần thể như sau:
 0.41 AA + 0.58aa + 0.01aa
 Cấu trúc này cho thấy quần thể không ở trạng thái cân bằng vì 
 0,41 x 0,01 = (0,58/2)2 
 => 0,0041 = 0.0841.
 b. Điều kiện để quần thể đạt vị trí cân bằng di truyền khi quá trình ngẫu phối diễn ra thì ngay ở thế hệ tiếp theo quần thể đã đat sự cân bằng di truyền 
c. Tần số alen A là 0,41 + 0,58/2 = 0.7
 Tần số của alen a là 1 - 0.7 = 0,3
Sau khi quá trình ngẫu phối xãy ra thì cấu trúc di truyền của quần thể ở thể hệ sau là 
 (0,7A:0,3a) x (0,7A:0,3a) => 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa
Với cấu trúc trên quần thể đạt trạng thái cân bằng vì thoả mãn
 (0,9)2 AA + 2(0,7 x 0,3) Aa + (0,3)2 aa
Bài 2: Một quần thể sóc có số lượng như sau 1050 con lông nâu đồng hợp, 150 con lông nâu dị hợp, 300 con lông trắng, màu lông do một gen gồm 2 alen qui định. Tìm tần số tương đối của các alen?
Giải:
Tính trạng lông nâu là trội do A quy định 
Tính trạng lông trắng là lặn do a quy định
 Tỉ lệ thể đồng hợp trội AA là 1050/1500 = 0,7
 Tỉ lệ thể dị hợp Aa là 150/1500 = 0,1 
 Tỉ lệ thể đồng hợp lặn aa là 300/1500 = 0,2
Vậy cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,7AA; 0,1Aa; 0,2aa
Bài 3: (kiểu 2) Quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng với 2 loại kiểu hình là hoa đỏ(do B trội hoàn toàn quy định) và hoa trắng(do b quy định). Tỷ lệ hoa đỏ 84%. Xác định cấu trúc di truền của quần thể?
Giải:
-Gọi p tần số tương đối của alen B
-q tần số tương đối alen b
-%hoa trắng bb = 100%- 84%= 16%=q2 => q = 0,4 => p = 0,6
Áp dụng công thức định luật p2 BB + 2pq Bb + q2 bb = 1
 => cấu trúc di truyền quần thể :0.62 BB + 2.0,6.0,4 Bb + 0,42 bb = 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb = 1
Bài 4: Ở bò A qui định lông đen, a: lông vàng. Trong một quần thể bò lông vàng chiếm 9% tổng số cá thể của đàn. Biết quần thể đạt trạng thái cân bằng. Tìm tần số của gen A?
 Chú ý giải nhanh:
quần thể đạt trạng thái cân bằng aa = 9% = q2 => q = a = o,3 => p = A= 0,7
Bài 5: quần thể người có tần số người bị bạch tạng 1/10000. Giả sử quần thể này cân bằng
a. Tính tần số các alen ?( biết bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định) 
b. Tính xác suất để 2 người bình thường trong quần thể lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bạch tạng?
Giải nhanh:
a. Tính tần số các alen ? 
A: bình thường (không bạch tạng), a: bạch tạng
Quần thể cân bằng aa = q2 = 1/10000 = > a = q = 0,01 => A = p = 0,99
b. Tính xác suất để 2 người bình thường trong quần thể lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bạch tạng?
-Bố dị hợp (Aa) xác suất 
-Mẹ dị hợp (Aa) xác suất 
	-Xác suất con bị bệnh 
Vậy xác suất để 2 người bình thường trong quần thể lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bạch tạng là: x x 
thế p=0,01 , q= 0,99 => x x = 0,00495
Câu 6: Trong một quần thể cân bằng có 90% alen ở lôcus Rh là R. Alen còn lại là r . Cả 40 trẻ em của quần thể này đến một trường học nhất định . Xác suất để tất cả các em đều là Rh dương tính là bao nhiêu?
Giải nhanh: 
Tần số tương đối của alen R =p= 0,9 => tần số alen r=q = 0,1
Rh dương có kiểu gen RR, Rr tần số của 2 nhóm kiểu gen trên là 
RR= p2= 0,92 = 0,81, Rr = 2pq = 2.0,9.0,1 = 0,18.
Tần số 1 học sinh có Rh dương là: 0,81+0,18 = 0,99
Xác suất để 40 học sinh có Rh dương là (0,99)40
A.* (0,99)40. B. (0,90)40.. C. (0,81)40. D. 0,99..
Bài 7: Trong một đàn bò, số con lông đỏ chiếm 64%, số con lông khoang chiếm 36%. Biết con lông đỏ là trội hoàn toàn, được qui định bởi alen A, lông khoang là tính trạng lặn, qui định bởi alen a. Tìm tần số tương đối của các alen trong quần thể? 
Bài 8: Ở cừu, lông dài do gen D qui định , lông ngắn do gen d qui định. Khi kiểm tra một đàn cừu người ta phát hiện cừu lông ngắn chiếm tần số 1%. Hãy cho biết tần số của cừu lông dài thuần chủng, cừu lông dài trong đàn cừu ấy?
* Các câu trắc nghệm
Câu 1: Giả sử một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 cá thể, trong đó 100 cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn (aa), thì số cá thể có kiểu gen dị hợp (Aa) trong quần thể sẽ là
A. 9900.	B. 900.	C. 8100.	D. 1800.
Câu 2: Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có 75 AA: 28 Aa: 182 aa, các cá thể giao phối tự do cấu trúc di truyền của quần thể khi đó là
A. 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa.	B. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa.
C. 0,09 AA: 0,42 Aa: 0,49 aa.	D. 0,25 AA: 0,1 Aa: 0,65 aa.
Đáp án: 1D, 2C
 Dạng 3: Cho số lượng kiểu hình xác định tần số tương đối của các alen
Cách giải
-Cho số lượng kiểu hình xác định cấu trúc di truyền của quần thể (dạng 2)
-cấu trúc di truyền quần thể là: xAA + yAa + zaa 
=> tần số alen A = x + ; tần số alen a = z + 
Bài 1: Quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng với 2 loại kiểu hình là hoa đỏ(do B trội hoàn toàn quy định) và hoa trắng(do b quy định). Tỷ lệ hoa đỏ 84%. Xác định tần số tương đối của các alen?
Giải: 
-Theo cách giải ở trên cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb
-Tần số tương đối của alen B = x + = 0,36 + = 0,6
-Tần số tương đối của alen b = z + = 0,16 + = 0,4
Bài 2: Quần thể gồm 120 cá thể có kiểu gen BB. 400 cá thể có kiểu gen Bb và 480 cá thể có kiểu gen bb. Tìm tần số tương đối của mỗi alen?
Bài 3: Một quần thể có thành phần kiểu gen như sau: 0,64 AA + 0,32 Aa + 0.04 aa. Tìm tần số tương đối của các alen trong quần thể?
 * Các câu trắc nghiệm
Câu 1: Ở một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, alen lặn a quy định quả vàng. Một quần thể của loài trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 75% số cây quả đỏ và 25% số cây quả vàng. Tần số tương đối của các alen A và a trong quần thể là
A. 0,5A và 0,5a.	B. 0,6A và 0,4a.
C. 0,4A và 0,6a. 	D. 0,2A và 0,8a.
Câu 2: Ở một loài vật nuôi, alen A qui định kiểu hình lông đen trội không hoàn toàn so với alen a qui định màu lông trắng,kiểu gen dị hợp Aa cho kiểu hình lông lang đen trắng.Một QT vật nuôi giao phối ngẫu nhiên có 32 cá thể lông đen,96 cá thể lông lang, 72 cá thể lông trắng.Tần số tương đối của alen A và a lần lượt là:
A. 0,3 và 0,7	B. 0,7 và 0,3	
C. 0,4 và 0,6	D. 0,6 và 0,4
Câu 3: Tần số tương đối các alen của một quần thể có tỉ lệ phân bố kiểu gen 0,81 AA + 0,18 Aa + 0,01 aa là
A. 0,9A; 0,1a.	B. 0,7A; 0,3a.	
C. 0,4A; 0,6a.	D. 0,3 A; 0,7a.
Câu 4: Một quần thể người, nhóm máu O (kiểu gen IOIO) chiếm tỉ lệ 48,35%; nhóm máu B (kiểu gen IBIO, IBIB) chiếm tỉ lệ 27,94%, nhóm máu A ((kiểu gen IAIO, IAIA) chiểm tỉ lệ 19,46%; Nhóm máu AB (kiểu gen IAIB) chiếm tỉ lệ 4,25%. Tần số của các alen IA, IB và IO trong quần thể này là : 
 A. IA = 0,69; IB = 0,13; IO = 0,18	
 B. IA = 0,13; IB = 0,18; IO = 0,69
 C. IA = 0,17; IB = 0,26; IO = 0,57
 D. IA = 0,18; IB = 0,13; IO = 0,69
Câu 5: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a), người ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là
A. 37,5%. B. 18,75%. C. 3,75%.	D. 56,25%
Đáp án: 1A, 2C, 3A, 4B, 5A.
 Dạng 4: Từ tần số tương đối của các alen tìm cấu trúc di truyền quần thể.
Bài 1: Giả thiết trong một quần thể người, tần số của các nhóm máu là:
Nhóm A = 0,45 Nhóm B = 0,21 
Nhóm AB = 0,3 Nhóm O = 0,004
Xác định tần số tương đối của các alen qui định nhóm máu và cấu trúc di truyền của quần thể?
Giải: 
 - Gọi p là tần số tương đối của alen IA.
 - Goi q là tần số tương đối của alen IB
 - Gọi r là tần số tương đối của alen IO
Nhóm máu
A
B
AB
O
Kiểu gen
Kiểu hình
IAIA +IAIO
p2 + 2pr
0,45
IBIB + IBIO 
q2 + 2qr
0,21
IAIB
2pq
0,3
IOIO
r2
0,04
Từ bảng trên ta có:
p2 + 2pr + r2 = 0,45 + 0,04
=> (p + r)2 = 0,49 => p + r = 0,7
r2 = 0,04 => r = 0,2
Vậy p = 0,7 - 0,2 = 0,5 => q = 0,3
Cấu trúc di truyền của quần thể được xác định là: 
(0,5 IA + 0,3 IB + 0,2IO) (0,5 IA + 0,3 IB + 0,2IO) = 0,25IAIA + 0,09IBIB + 0,04 IOIO + 0,3IAIB + 0,2IAIO + 0,12IBIO
Bài 2: Tần số tương đối của alen a ở quần thể 1 là 0,3, còn ở quần thể 2 là 0,4 . Vậy quần nào có nhiều cá thể dị hợp hơn? Biết rằng cả 2 quần thể đều ngẫu phối. Xác định cấu trúc di truyền của 2 quần thể đó .
Bài 3: Ở người bệnh bạch tạng do gen a gây ra. Những người bạch tạng thường gặp với tầ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giai_mot_so_dang_bai_tap_di_truyen_quan_the.doc